Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học chương I môn Hình học Lớp 6
2. Đặt vấn đề:
2.1. Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu
Trong thực tiễn dạy học hình học hiện nay, học sinh chúng ta còn gặp nhiều khó khăn. Có nhiều em học sinh khi đã lên lớp trên mà vẫn còn mơ hồ, lúng túng chưa biết chứng minh hình học.
Chất lượng đào tạo môn toán sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu HS không học tốt môn hình học. Việc nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề được đảng, nhà nước và phụ huynh rất quan tâm. Trong chỉ thị nhiệm vụ năm học hằng năm của trường cũng như của tổ chuyên môn luôn chú trọng đến vấn đề này.
Bản thân được phân công dạy toán lớp 6 nhiều năm nhận thấy rằng chương trình hình học lớp 6 là kiến thức mở đầu, là tiền đề giúp học tốt môn hình học sau này.
2.2. Tóm tắt thực trạng của vấn đề:
Trong thực tế dạy học trên lớp hiện nay việc lĩnh hội các kiến thức hình học của đa số học sinh lớp 6 là rất khó khăn. Để làm rõ thực trạng của vấn đề, tôi xin trình bày các nội dung sau:
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học chương I môn Hình học Lớp 6

1.Tên đề tài: KINH NGHIỆM DẠY HỌC CHƯƠNG I MÔN HÌNH HỌC LỚP 6 2. Đặt vấn đề: 2.1. Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu Trong thực tiễn dạy học hình học hiện nay, học sinh chúng ta còn gặp nhiều khó khăn. Có nhiều em học sinh khi đã lên lớp trên mà vẫn còn mơ hồ, lúng túng chưa biết chứng minh hình học. Chất lượng đào tạo môn toán sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu HS không học tốt môn hình học. Việc nâng cao chất lượng đào tạo là vấn đề được đảng, nhà nước và phụ huynh rất quan tâm. Trong chỉ thị nhiệm vụ năm học hằng năm của trường cũng như của tổ chuyên môn luôn chú trọng đến vấn đề này. Bản thân được phân công dạy toán lớp 6 nhiều năm nhận thấy rằng chương trình hình học lớp 6 là kiến thức mở đầu, là tiền đề giúp học tốt môn hình học sau này. 2.2. Tóm tắt thực trạng của vấn đề: Trong thực tế dạy học trên lớp hiện nay việc lĩnh hội các kiến thức hình học của đa số học sinh lớp 6 là rất khó khăn. Để làm rõ thực trạng của vấn đề, tôi xin trình bày các nội dung sau: Về chất lượng: Bảng thống kê chất lượng bài kiểm tra 15phút môn hình học lớp 6 đầu năm Môn Lớp TSHS 0 - 1.9 2 - 3.4 3.5 - 4.9 5 - 6.4 6.5 - 7.9 8 - 10 5 - 10 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Toán 6/3 29 1 3,4 2 6,9 5 17,2 13 44,8 7 24,1 1 3,4 21 72,4 - Những tồn tại chủ yếu của HS là: Về kiến thức: Việc nắm các khái niệm, tính chất hình học ban đầu đối với các em còn chậm Về kỹ năng: Khâu vẽ hình, ghi các kí hiệu toán học còn tùy tiện; nhiều em vẽ hình còn nhiều lúng túng, chưa biết sử dụng các dụng cụ. Kỹ năng đọc còn ê a, các thuật ngữ toán học còn mơ hồ, trình bày lời giải còn sai sót Về thái độ: HS thường biểu hiện học mới quên cũ, lúng túng trong học tập. Chưa quan tâm nhiều đến việc học tập. Về chương trình dạy học: Hầu hết các tiết trong phân phối chương trình là tiết lí thuyết.Việc luyện tập, vận dụng kiến thức có nhiều khó khăn đối HS lớp 6. 2.3. Lý do chọn đề tài: Để tránh tình trạng mơ hồ trong quá trình học tập, hình thành kỹ năng lập luận có căn cứ, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạo niềm tin cho các em khi học môn hình học, bản thân nghiên cứu đề tài : “KINH NGHIỆM DẠY HỌC CHƯƠNG I MÔN HÌNH HỌC LỚP 6 ” . Đây là vấn đề có tính cấp thiết, được mọi người quan tâm 2.4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu về dạy kỹ năng giải toán trong chương I Hình học 6 Minh họa đề tài: Hình thức tổ chức thông qua một tiết dạy 2.5. Đối tượng nghiên cứu: − HS lớp 6/3 trường THCS Mỹ Hòa. Cơ sở lý luận: 3.1. Dạy hình học lớp 6: Học sinh nhận thức các hình và các mối quan hệ bằng mô tả trực quan với sự hỗ trợ của trực giác, của tưởng tượng là chủ yếu. Hình học lớp 6 được xây dựng theo đường lối quy nạp, cung cấp những biểu tượng ban đầu, cần thiết để hiểu thấu một số khái niệm mở đầu hình học phẳng, chuẩn bị cơ sở vững chắc cho việc chứng minh suy diễn tiếp theo. 3.2. Hình học lớp 6 được trình bày theo kiểu tiếp cận quy nạp, từ quan sát, thử nghiệm, đo, vẽ, nêu nhận xét, đi dần đến kiến thức mới. Chú trọng nêu các khái niệm phủ định nhau để rèn luyện tư duy thuận, nghịch. Nêu tình huống để học sinh tự khám phá. Coi trọng việc sử dụng thành thạo các công cụ đo, vẽ, nói rõ tác dụng của mỗi loại công cụ đó. Coi trọng việc sử dụng các công cụ khác nhau để giải quyết cùng một vấn đề. Coi trọng việc trình bày định nghĩa, khái niệm. Các tính chất được được diễn đạt chính xác, nhưng đơn giản, rõ ràng, ít dùng những thuật ngữ toán học có tính hàn lâm như tồn tại, duy nhất, bất kì, xác địnhCoi trọng hình vẽ, xem kênh hình có tác dụng gây biểu tượng, trí tưởng tượng không gian để thuận lợi trong việc nhận thức khái niệm hình học trừu tượng 3.3. Sách giáo khoa viết theo lối quy nạp, đúng trình tự lên lớp. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng SGK, giúp học sinh tự học, nêu thắc mắc, phát biểu tranh luận, Giáo viên làm “trọng tài”, gợi ý, chốt kiến thức. Có thể ra thêm bài tập bổ trợ nội dung SGK. 4. Cơ sở thực tiễn: 4.1. Những thuận lợi: - Lớp học từng bước đi vào nề nếp. Nhà trường và phụ huynh có quan tâm. HS có nhiều em tích cực trong học tập và biết nghe lời Thầy, Cô giáo. - GV có nhiều tài liệu để tham khảo - Dạy học có ứng dụng CNTT với các phần mềm tiện ích. 4.2. Những khó khăn: - HS ít quan tâm đến phương tiện và dụng cụ học tập, không có thói quen tự học, tự nghiên cứu - GV có khó khăn trong việc biên soạn tài liệu và phương pháp dạy học vì thiếu thời gian và chưa có nhiều kinh nghiệm. 5. Nội dung nghiên cứu 5.1. Về mục tiêu dạy học: Qua chương I, HS cần : - Nắm được các khái niệm ban đầu của hình học: Điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng. - Nắm tính chất: Độ dài đoạn thẳng. - Nắm các quan hệ: Điểm thuộc, không thuộc đường thẳng, điểm nằm giữa hai điểm, hai đoạn thẳng bằng nhau. - Sử dụng được các dụng cụ đo, vẽ: Thước thẳng, thước có chia khoảng, compa. - Kĩ năng vẽ: Điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng,... - Kĩ năng đo độ dài đoạn thẳng. 5.2. Hình thức tổ chức dạy học: Hình thức tổ chức hoạt động dạy gồm ba bước: 1) Tổ chức học sinh làm chung: các bài tập mẫu, cùng nghiên cứu nội dung, cấu trúc bài tập, cùng đọc đề bài 2) Tổ chức học sinh làm cá nhân, hoặc theo nhóm nhỏ, bài tập có thể làm trên lớp có thể làm ở nhà. Giáo viên thu bài học sinh. 3) Tổ chức thảo luận để đưa ra các lời giải đúng các bài tự làm của học sinh. 5.3. Biện pháp dạy học: Quá trình hình thành kiến thức, kĩ năng lập luận chứng minh ở chương I được thông qua biện pháp chủ yếu là xây dựng và sử dụng câu hỏi bài tập. Điều này thể hiện trong các dạng câu hỏi và bài tập trong SGK. Hệ thống câu hỏi bài tập ứng với mỗi loại kĩ năng, thống nhất về cấu trúc cơ bản, khác về mức độ yêu cầu, đặc điểm, nội dung kiến thức cần khai thác ở mỗi tiết học. 5.4. Một vài ví dụ các dạng bài tập trong SGK: Ví dụ 1: Bài 1, tiết 1: Điểm, đường thẳng gồm có 7 bài tập Bài 1: Rèn luyện kỹ năng viết ký hiệu điểm, đường thẳng. Bài 2: Rèn kỹ năng chuyển ngôn ngữ thông thường sang hình vẽ. Đây là loại bài tập phân nhánh các khả năng nhằm làm quen với việc phân chia các trường hợp. Bài 3. Rèn kỹ năng diễn đạt bằng lời và bằng kí hiệu. Hình thành ngôn ngữ của lập luận thông qua hình vẽ, rèn luyện kỹ năng viết kí hiệu hình học. Bài 4: Rèn kỹ năng chuyển ngôn ngữ thông thường sang hình vẽ, qua đó học sinh nhận thức tính chất: “Với mỗi đường thẳng a, có những điểm thuộc a và có những điểm không thuộc a”. Bài 5: Rèn luyện kỹ năng chuyển từ kí hiệu qua hình vẽ. Bài 6: Bài tập củng cố tính chất 1, rèn luyện kỹ năng vẽ hình và viết kí hiệu. Bài 7: Rèn thao tác tư duy thông qua việc gấp hình. Nội dung dựa vào sách giáo khoa cải tiến thành những bài tập mẫu để học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức mới và biết cách sáng tạo khi vận dụng vào các bài tập sau này. Ví dụ 2: Tiết 7, bài 6 : Đoạn thẳng. Bài học gồm có 6 bài tập: Bài tập 33: Rèn kỹ năng trình bày định nghĩa, khái niệm thông qua các đoạn thẳng cụ thể: đoạn thẳng AB, đoạn thẳng RS, đoạn thẳng PQ. Bài tập 34: Luyện học sinh nhận biết đoạn thẳng là một tập hợp con của đường thẳng, hiểu nôm na đoạn thẳng là một bộ phận của đường thẳng, mở rộng tư duy hình học. Rèn kỹ năng nói, kí hiệu đoạn thẳng, nhận dạng đoạn thẳng trong mối quan hệ đường thẳng, tia, đoạn thẳng trên một hình Bài 34: Giúp học sinh rèn kỹ năng đối chiếu so sánh hai khái niệm “Đoạn thẳng” , “Một điểm của đoạn thẳng ”. Bài 35 : Rèn kỹ năng nhận biết vị trí tương đối của đường thẳng với đoạn thẳng, ngôn ngữ mô tả chính xác các mối quan hệ hình học. Bài 36 : Rèn kỹ năng chuyển từ ngôn ngữ thông thường sang hình vẽ. Bài 38: Rèn kỹ năng thao thác vật chất trên hình để nhận dạng hình một cách rõ ràng. Tìm thấy mối quan hệ của các hình. Đây là thao tác tư duy nhận biết khi làm toán hình học. Bài 39: Rèn kỹ năng vẽ hình chính xác, dự đoán tính chất hình thông qua quan sát, thực nghiệm. Đây là cơ sở ban đầu cho việc lập luận có căn cứ sau này. Hệ thống bài tập rèn luyện kiến thức và kỹ năng cơ bản xoay quanh: Ngôn ngữ thông thường – hình vẽ − kí hiệu. Cung cấp cho học sinh tư duy ban đầu về hình học thể hiện qua ngôn ngữ viết, nói, ngôn ngữ hình vẽ , ngôn ngữ kí hiệu. Hệ thống bài tập được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau, nhưng xuyên suốt trong quá trình. Hệ thống câu hỏi, bài tập xây dựng trong toàn bộ chương trình, nâng dần mức khó khăn về tư duy: Học sinh chuyển từ nhận thức các đối tượng và sự kiện Hình học với sự hỗ trợ của hình vẽ trực quan đến các khái niệm trừu tượng, các quan hệ trừu tượng trong Hình học được khái quát bằng ngôn ngữ lời. Học sinh bắt đầu làm quen với lập luận có căn cứ trong hình học bằng các bài tập có yêu cầu giải thích “vì sao?”. Dạng bài tập này không nhiều, nhưng đã có yêu cầu cụ thể trong việc tạo cơ sở chuyển tiếp từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2 trong quá trình dạy học. Ví dụ : Bài 10 : Trung điểm của đoạn thẳng Bài tập 60, 61 trang 125, 126 Ví dụ: Bài tập ôn tập chương I Đoạn thẳng. 5.5. Khắc phục một số sai lầm của học sinh: 5.5.1. Sai lầm khi trả lời câu hỏi: - Học sinh thấy gì nói nấy và ngỡ rằng mình nói đúng, do đó giáo viên nên định hướng học sinh nói đầy đủ, gọn và rõ ràng, điều chỉnh học sinh có câu trả lời bằng câu cụt, câu què... - Có thể cung cấp cho các em một số loại câu trả lời dạng: Đưa ra căn cứ à khẳng định (vì ... nên ...) Ví dụ: M là trung điểm của đoạn thẳng AB Vì MA = MB = AB/2 (= 600/2 = 300) 5.5.2. Sai lầm khi vẽ và đọc hình: Giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý một số điểm sai khi vẽ hình, đọc hình: - Nếu yêu cầu của đề bài không nói rõ thì khái niệm nào đơn giản nhất vẽ trước, các khái niệm hình khác vẽ sau, từ đơn giản đến phức tạp. - Thực hiện theo đúng trình tự yêu cầu của đề bài Ví dụ: Trên tia Ox lấy 2 điểm A, B sao cho OA = 3cm, OB = 6cm. a) Tính AB? b) Chứng tỏ rằng điểm A là trung điểm của đoạn thẳng OB. c) Trên tia đối của tia Ox lấy điểm A’ sao OA’ = 4cm. Tính AA’? + Quy trình vẽ hình: + Tính toán và trả lời các câu a, b + Vẽ tia đối của tia Ox lấy đoạn OA’ = 4cm vào hình vẽ trên, rồi tính toán và trả lời câu c. 5.6. Minh họa hình thức tổ chức
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_day_hoc_chuong_i_mon_hinh.doc