Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ trung đại môn Ngữ văn lớp 7
Một trong những thuộc tính mà một văn bản quy phạm pháp luật cần phải có là tính khả giải. Để văn bản – những thực thể trong kho tàng di sản văn hóa thành văn của dân tộc và nhân loại – đi vào cuộc sống đương thời có thể hiểu được đối với những đối tượng tiếp nhận nhất định thì khâu chú thích, dẫn giải có vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế, giảng dạy văn học nhất là văn học cổ trung đại không thể không quan tâm đến vấn đề này.
Có rất nhiều từ ngữ xuất hiện trong các văn bản văn học cổ trung đại mà nhiều người không biết. Đây là một hiện tượng rất phổ biến. Hơn nữa, giữa việc tạo ra ngôn từ và hiện thực có một khoảng cách nhất định. Ngôn từ xưa đã trở thành khó hiểu đối với ngày nay. Điều này cản trở không nhỏ tới việc thâm nhập, cảm nhận văn học cổ của các độc giả thời hiện đại, đặc biệt là học sinh lớp 7 THCS. Những tác phẩm văn học cổ trung đại được đưa vào giảng dạy ở trong chương trình Văn 7 thật không dễ hiểu đối với đối tượng học sinh phổ thông. Nếu người giáo viên đứng lớp trước một văn bản cổ trung đại mà không nắm vững những câu chữ, ý tình thông qua phần chuẩn bị giảng, tìm các căn cứ chắc chắn, khoa học, chính xác trong cách hiểu thì tri thức chuyển tải trong giờ học liệu có là mô phạm cho nền tảng tri thức của học sinh?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy thơ trung đại môn Ngữ văn lớp 7
n Trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay).” Yêu cầu đối với loại chú giải lịch sử - văn học: Điều cần chú ý ở đây là không nên biên soạn loại chú giả này thành một bài nghiên cứu hoặc tranh luận, bút chiến về những vấn đề chung của văn bản tác phẩm. Cố gắng đạt tới chỗ ngắn gọn, tinh xác, cụ thể thiết thực nhất mà khả năng cho phép. Chú giải từ ngữ: Loại chú giải này rất quan trọng. Nó hỗ trợ trí nhớ của người đọc văn bản. Nó dựng lại khung cảnh, không khí trong quá khứ, xuất hiện trong văn bản. Loại này tập hợp những lời giải thích: tên người, tên đất, sự kiện lịch sử, những thông tin có tính chất thời sự đối với đương thời nay đã trở nên khó hiểu; những lời ẩn dụ, ví von...những điển tích, xuất xứ của trích dẫn, những từ cổ, từ ngữ địa phương, từ ngữ dùng khác với cách dùng thông thường, từ gốc nước ngoài, từ của tiếng nước ngoài, những thuật ngữ... Ví dụ: Chú giải (1) trong SGK Ngữ văn 7, bài “Bài ca Côn Sơn” (Côn Sơn ca) của Nguyễn Trãi: (1) Côn Sơn: thuộc thôn Chi Ngại, xã Cộng Hòa, ở phía đông bắc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nguyễn Trãi đã sống ở đây từ khoảng cuối năm 1437 hay đầu năm 1438 cho đến ngày bị hại (1442), dù là từ năm 1439 đã được vua Lê Thái Tông xuống chiếu vời ra giữ nước. Yêu cầu đối với loại chú giải từ ngữ: Khi viết chú giải từ ngữ cho văn bản, người chú giả cần phải xuất phát từ văn bản, giúp cho người đọc nắm được chiều sâu ý nghĩa của văn bản, dựa trên những trường lên tưởng lịch sử; cần bám sát trình độ khoa học hiện đại về các mặt ngôn ngữ, văn học, lịch sử, triết học, khoa học tự nhiên; lời chú giải cần được viết ngắn gọn nhưng đầy đủ, rõ ràng, tránh lối giải thích chung chung cho mọi văn cảnh theo kiểu từ điển; cần phải chú ý đến giá trị biểu cảm, sắc thái tu từ của từ được chú giải. 4.2. Những yêu cầu đối với chú thích, dẫn giải từ ngữ: Đối với mọi loại văn bản không nhất thiết phải có đủ cả ba loại chú giải nói trên nhưng nhìn chung cả ba loại chú giải đó thường phối hợp gắn bó với nhau theo những tỷ lệ nhất định xuất phát từ nội dung văn bản và trình độ của đối tượng tiếp nhận quy định tạo thành cầu nối giữa văn bản và người tiếp nhận. Nếu chú thích, dẫn giải càng cụ thể, đầy đủ, chi tiết thì người tiếp nhận càng dễ hiểu văn bản nột cách sâu sắc hơn. Nếu không chú thích dẫn giải văn bản hoặc chú thích dẫn giải một cách qua loa, sơ sài thì đối tượng khó tiếp nhận văn bản, có thể hiểu sai, thậm chí không hiểu văn bản. Bởi vậy, việc chú thích, dẫn giải văn bản cần dựa trên những nguyên tắc chủ đạo sau: Dẫn giải đối với mọi đối tượng tiếp nhận. Nhưng đối với những dối tượng khác nhau, cần phải có những cách chú giaỉ khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện ở cấp độ và phạm vi của chú giải. Chú giải cho bất cứ đối tượng nào cũng phải bám sát văn bản và đối tượng, giúp người đọc hiểu đúng, hiểu sâu văn bản, bảo vệ sự trong sáng, rành mạch của văn bản, chống lại mọi sự xuyên tạc, bóp méo văn bản. Xét trên những khía cạnh nhất định, chú giải vừa làm "người môi giới" đồng thời cũng là"quân cận vệ của văn bản". Chú thích dẫn giải không phải là cái bất biến, là một lần có thể dùng mãi mãi. Nó thay đổi theo thời đại. Phạm vi giới hạn của chú giải chủ yếu là do mục đích việc công bố văn bản và trình độ của đối tượng tiếp nhận văn bản quy định. Tuy nhiên, có thể đề ra một giới hạn phổ quát như sau: chỉ những gì cần thiết cho việc giải thích văn bản một cách trực tiếp thì mới có chỗ đứng hợp tình hợp lý trong phần chú giải. Qua thời gian, cơ cấu và trình độ của đối tượng tiếp nhận văn bản có sự thay đổi. Với tư duy hiện đại, phạm vi chú thích cần phải mở rộng hơn, nội dung cũng cần phải có sự chỉnh đổi, bổ sung tương ứng. Ví dụ từ "ỏ ê" trong trích đoạn "Nỗi thất vọng của người cung nữ" (trích "Cung oán ngâm khúc" - Nguyễn Gia Thiều) được chú thích dẫn giải như sau: "ỏ ê: (tiếng cổ) thăm hỏi, đoái hoài. Lê Văn Hoè nói có thành ngữ: "nhìn chõ ỏ ê". Không ai nhìn chõ ỏ ê, nghĩa là không ai trông nom hỏi han." Có thể trước đây, trong hoàn cảnh lịch sử cuối thể kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, nhà văn bản học không cần chú thích, dẫn giải nội dung, ý nghĩa của chữ "ỏ ê". Nhưng với độc giả hiện nay, khi tác có chữ "ỏ ê" mà không được chú thích dẫn giải nội dung ý nghĩa thì việc cảm nhận tác phẩm trở nên khó khăn, nhất là đối tượng tiếp nhận là học sinh bậc trung học. Không thể quan niệm có chủ nghĩa khách quan trong công việc chú thích, dẫn giải. Trước một văn bản cụ thể, khi phải trả lời câu hỏi: cần chú giải những gì và chú giải thế nào, người làm công tác chú giải nhất định sẽ phải đưa vào đó những lời giải thích nhận xét đánh giá, gắn bó chặt chẽ với lập trường tư tưởng của mình. Việc định hướng cho độc giả tiếp nhận, thâm nhập, lý giải văn bản qua chú giải văn bản là công việc đòi hỏi một lập trường tư tưởng đúng đắn, kiên định. Người chú giải khi tiến hành công việc cần phải nhận rõ âm hưởng chính trị - xã hội chủ đạo của thời đại và nói lên lập trường quan điểm của chính mình. Đó là vai trò tích cực của người chú giải trong quá trình dưa văn bản cổ - những thực thể di sản văn hoá thành vănn của dân tộc và nhận loại vào cuộc sống hiện đại. Tóm lại, việc chú thích, dẫn giải văn bản học là vô cùng cần thiết cho người nghiên cứu và học tập thơ văn cổ. Nó giúp cho việc định hướng nghiên cứu và hiểu đúng, hiểu sâu văn bản. Nó còn bước đầu tạo hứng thú cho người nghiên cứu và học tập thơ văn cổ. HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHAI THÁC HIỆU QUẢ PHẦN CHÚ THÍCH, DẪN GIẢI TRONG CÁC TIẾT DẠY VĂN HỌC TRUNG ĐẠI MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Thống kê các loại chú thích dẫn giải có trong các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 7 Số lượng tác phẩm: 12 TT Tác phẩm Tác giả 1 Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) Chưa rõ tác giả 2 Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) Trần Quang Khải 3 Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông sang (Thiên Trường vãn vọng) Trần Nhân Tông 4 Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) Nguyền Trãi 5 Sau phút chia li (trích Chinh phụ ngâm) Đặng Trần Côn Dịch giả: Đoàn Thị Điểm 6 Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương 7 Qua Đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan 8 Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến 9 Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư Sơn bộc bố) Lý Bạch 10 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) 11 Ngẫu nhiên viết nhân buối mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) Hạ Tri Chương 12 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) Đỗ Phủ Các loại chú giải trong các tác phẩm trung đại (Sgk Ngữ văn 7, tập 1): Chú giải văn bản học: 8 Chú giải lịch sử văn học: 12 Chú giải từ ngữ: 155 Cụ thể: tt Tác phẩm Loại chú giải Lịch sử văn học Văn bản Từ ngữ 1 Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) 1 34 2 Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) 1 22 3 Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông sang (Thiên Trường vãn vọng) 1 22 4 Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca) 1 5 5 Sau phút chia li (trích Chinh phụ ngâm) 1 1 6 6 Bánh trôi nước 1 1 7 Qua Đèo Ngang 1 1 4 8 Bạn đến chơi nhà 1 5 9 Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư Sơn bộc bố) 1 1 22 10 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) 1 19 11 Ngẫu nhiên viết nhân buối mới về quê (Hồi hương ngẫu thư) 1 20 12 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) 1 Nhận xét: Hệ thống chú thích, dẫn giải ngắn gọn, đầy đủ thông tin. Giúp học sinh dễ dàng nắm bắt những hiểu biết cơ bản về tác giả, tác phẩm. Khảo sát thực tế Đối tượng: học sinh lớp 7C (năm học 2011-2012), lớp 7B (năm học 2013-2014), lớp 7A2 (năm học 2014-2015) Câu hỏi khảo sát và kết quả khảo sát: Câu hỏi 1: Trong các bài học ở chương trình Ngữ văn 7, tập 1, em đã được học nhiều tác phẩm thơ văn có chú giải. Theo em hiểu, chú giải là gì? Kết quả: Trả lời đúng: 78 em Trả lời sai: 45 em Câu hỏi 2: Ngoài phần chú giải về hoàn cảnh ra đời bài thơ “Sông núi nước Nam”, em còn biết thêm những gì về Lý Thường Kiệt và “Sông núi nước Nam”? Kết quả: 70% học sinh bỏ trống câu này. Câu hỏi 3: Lý giải sự xuất hiện của hình ảnh “thiên thư” trong “Sông núi nước Nam”. Kết quả: 90% học sinh không giải thích đúng câu này. Câu hỏi 4: Em hiểu sử dụng chú giải có tác dụng gì? Kết quả: 70% học sinh trả lời được một hoặc một vài ý trong gợi dẫn sau: Giải thích từ ngữ: Làm cho câu văn, câu thơ trở nên dễ hiểu: Thuyết minh ý đồ sang tạ của tác giả: Phân tích ngôn từ của văn bản: Ý kiến khác (nếu có): không có ý kiến khác. Câu hỏi 5: Với văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 7, em có khó khăn gì trong quá trình học? Kết quả: 100% học sinh nêu khó khăn: Thầy dạy: thời gian ít, không giảng hết. Sách vở: tài liệu tham khảo có sẵn nhưng nhiều thông tin trái chiều, khó thu thập và tiếp cận thông tin chính xác về tác giả, tác phẩm. Không khí văn học: chưa được tạo dựng. Ý kiến khác (tự các em nhận xét đưa ra): + Văn học cổ trung đại khó hiểu, khó thuộc. + Không có khó khăn gì. + Nếu thầy giúp đỡ, định hướng sẽ học dễ dàng hơn. Nhận xét kết quả khảo sát: Hiểu biết của học sinh về chú giải còn hạn chế. Học sinh tỏ ra hứng thú, quan tâm đến những câu từ xa lạ, khó hiểu. 90% học sinh chưa hiểu rõ về phong tục tập quán, điển tích, điển cố, từ Hán Việt trước khi tiếp xúc với phần chú giải. Hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả phần chú thích, dẫn giải trong các tiết dạy văn học trung đại môn Ngữ văn lớp 7: Với chú giải lịch sử văn học: Với loại chú giải này, học sinh được tiếp nhận những thông tin chung nhất về tác giả và tác phẩm. Đây chính là điểm khởi đầu cho học sinh khi tự học. Sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay đã giúp học sinh được tiếp cận với một hệ thống tri thức mở. Chỉ cần gõ tên tác giả, tên tác phẩm trên thanh công cụ Google và bấm nút Search, các em có thể tự tìm hiểu được rất nhiều thông tin về tác giả, tác phẩm cần học. Song, những chú thích về lịch sử văn học của sách giáo khoa được coi như kim chỉ nam, là những kiến thức nền tảng để từ đó, các em có thể thu thập thêm các thông tin về điều đang học. Trong quá trình giải mã văn bản văn học, chú giải lịch sử văn học có tác dụng lớn trong việc tạo dựng không khí tác phẩm, đặc biệt là với các tác phẩm văn học trung đại – khi lịch sử đã lùi lại rất xa. Khi dạy những tác phẩm này, thầy và trò cần hình dung được không khí của tác phẩm, nhất là những bài văn, bài thơ mang âm hưởng hào hùng của thời đại. Như “Sông núi nước Nam”, phần chú thích («) có viết: “[] Chưa rõ tác giả bài thơ là ai. Sau này có nhiều sách (kể cả bức sơn mài ở Viện Bảo tàng Lịch sử được chụp in lại trên đây) ghi là Lý Thường Kiệt. Có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó có truyền thuyết: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn ở phòng tuyến sông Như Nguyệt (một khúc của sông Cầu, nay thuộc huyện Yên Phong, Bắc Ninh), bỗng một đêm, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống, Trương Hát – hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt – có tiếng ngâm bài thơ này. []” Với giáo viên, các chú thích dẫn giải này cũng là điểm tựa để định hình một đề cương vắn tắt cho học sinh tìm hiểu các nét chính về một tác giả: năm sinh, năm mất, quê hương, gia đình, cuộc đời, sự nghiệp; về một tác phẩm: thể loại, hoàn cảnh sáng tác, lịch sử văn bản, nhan đề. Tất cả các văn bản văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 7 đều đầy đủ các chú giải loại này. Qua thực tế giảng dạy, trong quá trình giao nhiệm vụ tìm hiểu bài cho các nhóm học sinh, tôi nhận thấy các em làm rất tốt việc xây dựng bài thuyết trình về tác giả, tác phẩm văn học trung đại dựa trên các ý sẵn có của chú giải lịch sử - văn học. Tất nhiên, trong quá trình giao nhiệm vụ cho học sinh tự tìm hiểu, giáo viên vẫn là người chốt kiến thức, lưu ý các em những điều cần và đủ về những tác giả, tác phẩm nay chỉ còn là vang bóng: Có những chú giải cần được giáo viên khai thác sâu, kỹ để học sinh hiểu được tác giả, thấm nhuần vẻ đẹp của tác phẩm. Ví dụ: Khi dạy bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Tĩnh dạ tứ), sách giáo khoa lý giải về sự tràn ngập trăng trong thơ Lý Bạch, người dạy cần lưu tâm kỉ niệm ấu thơ gắn với quê nhà của tác giả: “Thuở nhỏ, ông thường lên đỉnh núi Nga Mi ở quê nhà ngắm trăng. Từ 25 tuổi, Lí Bạch đã xa quê và xa mãi.” Vầng trăng là hình ảnh đẹp nhất, sáng nhất, lãng mạn nhất, khắc sâu trong tâm tưởng người con xa quê. Trăng, với Lí Bạch, là bầu tâm sự, là quê nhà. Bởi vậy, ngước nhìn trăng, bất giác thi nhân cúi nhìn lòng để ngưỡng vọng và nhớ thương nơi chôn nhau cắt rốn. Có những chú giải giúp giáo viên khắc sâu được cho học sinh những sáng tạo nghệ thuật của tác giả hoặc dịch giả.Ví dụ: Trong “Bài ca Côn Sơn” (Nguyễn Trãi), sách giáo khoa chú thích: “[] Trong nguyên văn chữ Hán, Côn Sơn ca được viết theo thể khác nhưng ở đây được dịch bằng thể thơ lục bát. Lục bát nghĩa là sáu tám – tức sau một câu 6 chữ là một câu 8 chữ và không hạn định số câu. Trong thể thơ này, chữ cuối câu 6 vần với chữ thứ 6 của cặp câu dưới và tính chung cứ hai câu thì đổi vần mà là vần bằng. Thể lục bát cũng có luật bằng trắc. []” Từ chú thích này, giáo viên lưu ý học sinh đồng thời mở rộng thêm: đây là một bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo thể điệu ca khúc cổ điển gồm 36 câu thơ chữ Hán, câu ngắn nhất 4 chữ, câu dài nhất 10 chữ, phần lớn là câu ngũ ngôn và thất ngôn: Phiên âm: “Côn Sơn hữu tuyền, kì thanh linh linh nhiên, ngô dĩ vi cầm huyền. Côn sơn hữu thạch, vũ tẩy đài phô bích, ngô dĩ vi điệm tịch. Nham trung hữu tùng, vạn cái thuý đồng đồng, ngô ư thị hồ yển tức kì trung. Lâm trung hữu trúc, thiên mẫu ấn hàn lục, ngô ư thị hồ ngâm khiếu kì trắc.” Tuy nhiên, khi dịch, dịch giả đã chuyển điệu, chuyển thể thành 26 câu thơ lục bát, một thể thơ do người Việt Nam sáng tác với số câu trong bài không hạn định. Đây là bản dịch vừa sát ý, vừa thể hiện cái hay của tác phẩm qua phần dịch đầy sáng tạo với một hệ thống các từ láy, biện pháp tu từ hỗ trợ. Chính vì vậy, bài thơ “Côn Sơn ca” được độc giả biết nhiều qua bản dịch hơn. Có những chú giải đã được học ở bài trước nhưng giáo viên cần liên hệ lại để học sinh ghi nhớ kiến thức đồng thời thấy được cái hay, cái đẹp của nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đang học, điển hình là với “Bạn dến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú (chú giải về thể thơ này đã được dẫn ở bài kết cấu của bài thơ vẫn là đề – thực – luận – kết, vẫn đủ 8 câu với niêm, luật, vần, đối rất chuẩn như luật thơ Đường quy định nhưng phá cách ở ý tưởng, ở cấu tứ bài thơ. Vì thế, khi dạy bài thơ này nên đi theo diễn biến tự nhiên quá trình cảm xúc của nhân vật trữ tình, nên chia bài thơ theo 3 ý như sau: 1- Tình huống bạn đến thăm (câu 1); 2 – Hoàn cảnh tiếp đãi bạn (câu 2 đến câu 7); 3 – Tình bạn vượt lên giá trị vật chất (câu 8). Với chú giải văn bản học: Số lượng chú giải loại này không lớn song giáo viên cần lưu tâm để giúp học sinh nắm được những bản chép khác nhau của cùng một từ, một câu trong đoạn trích hoặc cả tác phẩm. Ví dụ như ở “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến, sách giáo khoa chú thích 5 dị bản khác nhau của các câu thơ 1, 3, 5, 6, 7. Giáo viên có thể khái quát nhanh để nhấn mạnh cho học sinh thấy được sự khác biệt về từ ngữ giữa các bản chép đồng thời cảm thụ được cái hay về mặt từ ngữ của bản chính. Ví dụ như câu số 7, có bản chép: “Trầu buồn một nỗi, cau không có” sẽ đánh mất đi sự đa nghĩa của cụm “trầu không có” trong câu “Đầu trò tiếp khách trầu không có”. (“Trầu không có” có hai cách ngắt nhịp, làm nên 2 nghĩa thơ khác nhau: Cách 1: trầu / không có. Cách 2: trầu không / có. Cách ngắt nhịp thứ nhất nhấn mạnh thêm hoàn cảnh tiếp đãi bạn của Nguyễn Trãi khó khăn về vật chất. Tất cả đều được liệt kê trong trạng thái tiềm tàng, chưa dùng được (“cải chửa ra cây”, “cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn”, “mướp đương hoa”). Chữ không ở đây trở thành từ phủ định, góp dài thêm cái thiếu thốn về vật chất của hoàn cảnh đãi bạn, giúp cụm từ hợp nhất với ý tứ của toàn đoạn. Cách ngắt nhịp thứ hai lại đưa từ “không” thành một phần của danh từ “trầu không” – chỉ một thức đồ đãi khách mang tính lễ nghi của người Việt. Ở cách ngắt nhịp này, người đọc thấy rõ được sự phá mạch của cụm từ: tất cả mọi thứ đều không có, trừ một điều duy nhất có là “trầu không”. Dù hiểu theo cách nào, hình ảnh miếng trầu ấy cũng không làm mất đi cái duyên tiếp bạn đầy hóm hỉnh của Nguyễn Trãi: vật chất đạm bạc nhưng tình cảm luôn đong đầy. Với chú giải từ ngữ Một phần không nhỏ trong các chú giải từ ngữ ở sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 1, phần thơ trung đại, là các chú giải từ ngữ về địa danh. Đây là các chú giải quan trọng trong việc tạo dựng không khí bài dạy đồng thời giúp học sinh hình dung rõ nét về những nơi xưa cũ. Với những địa danh lịch sử như Chương Dương, Hàm Tử trong “Phò giá về kinh”, học sinh như được đằm mình trong không khí chiến trận, vang vọng hào khí Đông A. Với những địa danh gắn liền với quãng đời thâm trầm của tác giả như Côn Sơn của Nguyễn Trãi, quê hương Thiên Trường của Trần Nhân Tông, nắm được ý nghĩa của vùng miền đối với tác giả, các em sẽ thấu hiểu lý do vì sao những địa danh thôn quê, bình dị ấy lại nên thơ, đáng yêu đến vậy khi được ngắm nhìn qua lăng kính của thi gia. Hay như những Hàm Dương, Tiêu Tương trong “Sau phút chia li”, chúng vừa giúp học sinh nắm rõ ý nghĩa của các điển tích, điển cố vừa khắc sâu được những địa danh thấm đượm nghĩa tình chia ly Các bài học trong chương trình Ngữ văn 7 đều có phần chú giải từ Hán Việt đằng sau các văn bản. Người biên soạn đã rất kỹ càng và tỉ mẩn khi chú giải phần này nhằm giúp học sinh hiểu rõ nghĩa của các yếu tố Hán Việt cấu thành nên văn bản đồng thời mở rộng vốn từ Hán Việt cho các em. Điều này vô cùng quan trọng bởi một trong các nội dung tiếng Việt của Ngữ văn 7 chính là từ Hán Việt. Kết hợp cùng phần dịch nghĩa, các chú giải từ ngữ loại này khiến các em nắm chắc các văn bản thơ từ bản nguyên tác, hiểu rõ nội dung, ý nghĩa văn bản. Tất nhiên, sự xuất hiện của loại chú giải này buộc giáo viên trong quá trình dạy phải có thao tác so sánh, đối chiếu về mặt từ ngữ giữa phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ nhằm chỉ ra cho học sinh những điều mà người dịch thơ dịch chưa sát nghĩa hoặc đã đạt được hay có sáng tạo thêm so với phần nguyên tác. Đối với việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh như hiện nay, nên chăng chúng ta luyện cho học sinh kỹ năng so sánh, đối chiếu về từ ngữ giữa phần phiên âm và phần dịch thơ của các tác phẩm trung đại để các em có thời gian tự tiếp cận, tự khám phá ra vẻ đẹp ngôn từ của nguyên tác, đến gần hơn với những tâm tư, tình cảm của nhà văn? Với đối tượng học sinh lớp 7, việc phổ biến đại trà kỹ năng này e là khó thực thi song với những đối tượng học sinh lớp chọn, giáo viên nên áp dụng để các em có thêm con đường tự phát hiện vấn đề khi tiếp cận với tác phẩm. Chẳng hạn, dạy bài "Vọng Lư Sơn bộc bố" (Xa ngắm thác núi Lư) của Lí Bạch, giáo viên cần đưa ra cho học sinh các câu hỏi dạng như: - Ở mỗi câu trong phần dịch thơ có gì khác với bản phiên âm? - Từ nào, ý nào đã bị mất trong bản phiên âm đã bị mất khi chuyển sang bản dịch thơ? Câu 1 - Phiên âm: Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên - Dịch nghĩa: Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía - Dịch thơ: Nắng rọi Hương Lô khói tía bay Chủ thể của hai động từ "chiếu" và "sinh" là mặt trời. Do đó, quan hệ giữa 2 vế câu là quan hệ nhân - quả. Nghĩa là mặt trời chiếu ánh nắng vào hơi nước trên đỉnh Hương Lô làm cho hơi nước biến thành màu tía. Tác giả đem đến cho nó một vẻ đẹp mới: vẻ đẹp dưới ánh nắng mặt trời. Câu thơ vẽ lên một cảnh tượng thiên nhiên kì vĩ vừa rực rỡ vừa huyền ảo. Bản dịch thơ bỏ mất từ "sinh" làm cho quan hệ nhân - quả này bị phá vỡ, chủ thể là khói tía. Cho nên cảnh tượng kì vĩ trên cũng bị giảm đi phần nhiều. Khi dạy thơ Đường luật không nên tích hợp một cách cứng nhắc vì sẽ làm mất đi tính chỉnh thể thống nhất của một văn bản nghệ thuật. Người thầy giáo phải tìm ra yếu tố đồng quy giữa ba phân môn để góp phần hình thành và rèn luyện tri thức và kỹ năng của phần môn Tập làm văn và Tiếng Việt. Khi dạy các văn bản thơ Đường luật viết bằng chữ Hán, tôi so sánh nguyên tác và bản dịch thơ, rất tự nhiên chúng tôi đã làm tốt việc tích hợp với từ Hán Việt và các
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_hieu_qua.doc