Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành kỹ năng viết một số dạng bài trong chương trình Tiếng Anh Khối 8

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến

 Là ngôn ngữ giao tiếp của con người trên toàn thế giới Tiếng Anh đã trở thành tiếng bản ngữ của nhiều nước và được nhiều quốc gia sử dụng trong đó có Việt Nam. Chính vì thế giáo dục Việt Nam hết sức coi trọng và đưa chương trình Tiếng Anh là một môn chính khóa vào các bậc học trong hệ thống giáo dục. Ngày nay, Tiếng Anh thực sự là môn học ngày càng cần thiết cho mọi lứa tuổi.Tiếng Anh như là một ngôn ngữ thứ hai, là công cụ để mọi người có thể hòa chung với sự phát triển của thời đại. Là một giáo viên Tiếng Anh ở trường THCS, tôi luôn trăn trở là dạy làm sao cho trò hiểu và phát huy được tính tích cực, sáng tạo ở các em. Chính vì vậy tôi thiết nghĩ việc trau dồi phương pháp không phải là của riêng ai mà là vấn đề chung cho mọi giáo viên. Cùng một vấn đề song người thầy phải làm thế nào để nó đơn giản nhất, dễ hiểu nhất khi truyền đạt cho các em, giúp các em hiểu và khắc sâu được vấn đề. Quan trọng nhất là làm sao để thu hút các em vào hoạt động học tập, từ đó tạo ra ấn tượng tốt đối với các em để các em đi đến với bộ môn một cách tự nguyện, hứng thú chứ không là một sự áp đặt, ép buộc học sinh.Trên thực tế, vấn đề đã được nhiều quý thầy cô và đồng nghiệp đề cập đến song với bản thân tôi cũng có những quan điểm riêng của mình trong vấn đề này.

 

doc 16 trang Phúc Lộc 31/03/2025 140
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành kỹ năng viết một số dạng bài trong chương trình Tiếng Anh Khối 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành kỹ năng viết một số dạng bài trong chương trình Tiếng Anh Khối 8

Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành kỹ năng viết một số dạng bài trong chương trình Tiếng Anh Khối 8
 ĐỀ TÀI 
HÌNH THÀNH KỸ NĂNG VIẾT MỘT SỐ DẠNG BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH KHỐI 8
 Tác giả: Nguyễn Thị Tình 
 Trình độ chuyên môn: Cử nhân Đại học
 Chức vụ: Giáo viên
 Nơi công tác: Trường THCS Nghĩa Lâm
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 .Tên sáng kiến:
 HÌNH THÀNH KỸ NĂNG VIẾT MỘT SỐ DẠNG BÀI 
 TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH KHỐI 8
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Anh khối 8
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 12 tháng 09 năm 2015 đến ngày 10 tháng 5 năm 2016 
4. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Tình 
Năm sinh: 	 1976
Nơi thường trú: Nghĩa Hùng –Nghĩa Hưng - Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Đại học
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THCS Nghĩa Lâm -Nghĩa Hưng - Nam Định
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Tình
Điện thoại: 01655671216
5 .Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THCS Nghĩa Lâm 
 Địa chỉ : Trường THCS Nghĩa Lâm 
Điện thoại : 03503872339
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
 Là ngôn ngữ giao tiếp của con người trên toàn thế giới Tiếng Anh đã trở thành tiếng bản ngữ của nhiều nước và được nhiều quốc gia sử dụng trong đó có Việt Nam. Chính vì thế giáo dục Việt Nam hết sức coi trọng và đưa chương trình Tiếng Anh là một môn chính khóa vào các bậc học trong hệ thống giáo dục. Ngày nay, Tiếng Anh thực sự là môn học ngày càng cần thiết cho mọi lứa tuổi.Tiếng Anh như là một ngôn ngữ thứ hai, là công cụ để mọi người có thể hòa chung với sự phát triển của thời đại. Là một giáo viên Tiếng Anh ở trường THCS, tôi luôn trăn trở là dạy làm sao cho trò hiểu và phát huy được tính tích cực, sáng tạo ở các em. Chính vì vậy tôi thiết nghĩ việc trau dồi phương pháp không phải là của riêng ai mà là vấn đề chung cho mọi giáo viên. Cùng một vấn đề song người thầy phải làm thế nào để nó đơn giản nhất, dễ hiểu nhất khi truyền đạt cho các em, giúp các em hiểu và khắc sâu được vấn đề. Quan trọng nhất là làm sao để thu hút các em vào hoạt động học tập, từ đó tạo ra ấn tượng tốt đối với các em để các em đi đến với bộ môn một cách tự nguyện, hứng thú chứ không là một sự áp đặt, ép buộc học sinh.Trên thực tế, vấn đề đã được nhiều quý thầy cô và đồng nghiệp đề cập đến song với bản thân tôi cũng có những quan điểm riêng của mình trong vấn đề này.
II. Mô tả giải pháp 
 Tiếng Anh gần như là một môn năng khiếu vì môn học này bắt buộc phải đi theo 4 kĩ năng riêng biệt đó là: nghe, nói, đọc, viết. Dạy ngoại ngữ nói chung dạy Tiếng Anh nói riêng việc đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng. Ngoài việc nắm vững kiến thức ngôn ngữ thực hiện tốt kĩ năng nghe, nói, đọc thì kĩ năng viết đóng một vai trò quan trọng không kém. Trong các tiết dạy viết làm như thế nào để giúp học sinh thực hiện một bài viết tốt mà phải đảm bảo chính xác yêu cầu của bài viết, tính sáng tạo thể hiện trong bài viết thật là khó.
 Thấy được tầm quan trọng như vậy nên trong quá trình giảng dạy tôi có một số kinh nghiệm nhỏ giúp học sinh chủ động hơn trong quá trình viết. Vì vậy tôi chọn chủ đề “Hình thành kỹ năng viết một số dạng bài trong chương trình Tiếng Anh 8 ’
 Trong quá trình dạy và học tôi nhận thấy: Kĩ năng viết là một trong những kĩ năng khó nhất trong các kĩ năng. Nó đòi hỏi học sinh phải có vốn từ vựng, hiểu các cấu trúc ngữ pháp các ý tưởng để lập dàn ý khi viết bài. Kĩ năng viết giúp cho học sinh tái hiện lại những gì đã được học, giúp các em thực hành sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả. Kĩ năng viết phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, nó phản ánh kết quả của quá trình nghe, nói, đọc, ngữ pháp, từ vựng của học sinh, thể hiện được mặt mạnh, mặt yếu, đồng thời nó cũng giúp cho giáo viên dễ dàng nhận thấy lỗi sai của học sinh hơn là khi nói. Hoạt động viết là một khâu rất quan trọng trong quá trình dạy và học Tiếng Anh. Đặc biệt với đối tượng là học sinh giỏi, ở mỗi cấp thi các em thường xuyên gặp phải những bài viết luận. Nhiều khi các em lúng túng, lẫn lộn không biết mình phải viết kiểu gì, trình bày bài luận ra sao, dùng những cấu trúc câu nào cho hợp lí...
 Trong các giờ học, đặc biệt là trong giờ dạy từng kĩ năng, tôi đã cố gắng tạo ra bầu không khí vừa chơi vừa học cho các em để mang lại một giờ học thoải mái vui vẻ, hào hứng. Nhờ vậy mà các em nhanh nhạy hơn, chủ động hơn trong việc lĩnh hội kiến thức. 
 Sách Tiếng Anh lớp 6 phần viết chủ yếu tập trung ở dạng nhìn tranh viết sau đó viết theo nội dung bức tranh, và viết câu trả lời dựa bài hội thoại hoặc đoạn văn ngắn về nhân vật nào đó.
 Sang đến kiến thức lớp 7 ở mức độ cao hơn một chút thì phần viết là dùng từ gợi ý để viết thành câu hoặc đoạn văn ngắn, hoàn thành bức thư cho sẵn.
 Phần viết ở chương trình lớp 8 không còn đơn thuần như thế nữa mà phần viết đi từ phần cụ thể bắt đầu từ “Getting started –Listen and read, Speak- listen, Read, Write ”. Và phần viết có nhiều dạng như 
. Controlled writing 
. Guided writing 
. Picture description 
. Questions and answers 
. Free writing 
 Trong đề tài này tôi đưa ra kinh nghiệm tôi đã giảng dạy một số bài viết cụ thể sau:
 Với dạng bài đơn giản như ở Unit 1- Lesson 4 Write –part 3 
 “Now write a paragraph about your partner”
 Trước tiên, tôi hướng cho học sinh viết gì? Học sinh biết được đây là viết một 
“paragraph”. Vậy cách viết như thế nào? 
 Việc rèn kỹ năng viết phải tiến hành thường xuyên qua các giờ học nhưng tập trung chủ yếu nhất là trong giờ viết cụ thể. Để dạy một giờ luyện viết đạt hiệu quả cao cũng giống như các giờ dạy các kỹ năng khác giáo viên phải tiến hành ba giai đoạn “Pre –writing, While –writing, Post –writing”. Với bản thân tôi “Pre-writing” là quan trọng nhất.
 a) Giai đoạn 1: Pre –writing 
Trước hết tôi hướng dẫn cho các em đây là viết miêu tả người thì cần đầy đủ những thông tin như sau: 
 +Name:
 +Age:
 + Address: 
 long 
 hair short
 + Appearance face round 
 oval
 eyes brouw 
 blue
 nose small 
 big
 sociable
 + Charactictistics humorous
 helful
 reserved 
 father
 + Family mother
 elder brother
 ....
 b) Giai đoạn 2: While –writing
Ở giai đoạn này phải thực hiện nhiệm vụ chính của giờ học .Vì vậy học sinh phải diễn đạt được những điều được hướng dẫn, gợi mở từ giai đoạn trước. Trong bài viết này học sinh đã học những kiến thức đơn giản song để viết thành một bài trôi chảy với những em ở đối tượng yếu và trung bình thì cũng không đơn giản nên tôi hướng dẫn cho các em một cách tỉ mỉ bắt đầu bằng:
“His name / Her name is ...........He / She is ......years old. He / She.lives at.........in ..........with ........He / She is ........He / She has............hair. He / She is ....helpful. He / She ......friends, but his / her close friends are.........
 Từ đó giúp các em hiểu và mạnh dạn trong quá trình viết hơn nữa. Đặc biệt ở 
dạng viết một “paragraph ’’ tôi lưu ý cho học sinh viết không được cách dòng phải đủ ý và liền mạch .
c) Giai đoạn 3 : Post –writing 
 Đây là bài viết đầu tiên trong chương trình, các em vừa được viết cá nhân nên tôi cho các em tự tìm ra lỗi nhỏ của mình. Nhằm nâng cao phần viết hơn nữa tôi cho học sinh viết về bạn của em hoặc người thân của em. Giáo viên quan sát và giúp đỡ học sinh. Sau khi học sinh hoàn thành xong tôi gọi một số em đọc to bài viết đó lên. 
 Example : Unit 3-Lesson 4 Write –part 2 .
“Now write a description of this kitchen”
a) Giai đoạn1: Pre –writing 
 Trước tiên tôi yêu cầu học sinh phải nhìn kĩ tranh sau đó giáo viên đưa ra các câu hỏi để gợi mở cho học sinh nói về nội dung của bài.
 Where is the refrigerator?
 What is there in the middle of the kitchen?
 How many chairs are there in the kitchen?
 Where is the bookshelf 
 What can you see on the counter?
 Sau đó cho học sinh thực hành theo nhóm hỏi và trả lời về nhữngvật dụng xuất hiện trong tranh. Học sinh khác nghe và bổ sung ý kiến sau phần trả lời của bạn. Trong quá trình thực hành tôi nhấn mạnh cho các em các mạo từ vì các em thường dùng sai mạo từ “a, an, the” trong quá trình viết.
 *“a và an”
“a” dùng trước danh từ đếm được số ít khi danh từ chưa được xác định (a desk, a wardrobe....)
“an” dùng trước danh từ số ít đếm được mà bắt đầu bằng một nguyên âm (an armchair, an inkport...) 
* “The”
“The” dùng trước một danh từ đã được xác định cụ thể về mặt tính chất, địa điểm, vị trí hoặc đã được đề cập trước đó. 
 b) Giai đoạn 2: While–writing 
 Giờ học viết thông thường rất trầm lắng đòi hỏi giáo viên phải suy nghĩ tìm ra cách nào hay mà lại thu hút học sinh trong từng tiết học. Để tạo không khí sôi nổi hơn trong quá trình viết tôi chia lớp thành 4 nhóm ,mỗi nhóm 2 câu quan sát thật kỹ tranh sử dụng những ngữ liệu đã có để viết và thi nhóm nào viết hay ,viết giỏi, học sinh chấm chéo nhóm nhau . Giáo viên đọc bài viết hay của nhóm tốt.
c) Giai đoạn 3: Post –writing 
 Để phát huy tính tích cực chủ động hơn nữa trong tiết học giáo viên cần kết hợp các kỹ năng nên tôi cho học sinh thảo luận nói miêu tả về các phòng khác trong nhà mình và sau đó nói trước lớp. Nhằm nâng cao phần viết cho học sinh khá giỏi tôi cho thêm chủ đề từng dạng bài (Write a description of your bedroom or living room)
 Qua các tiết dạy thực nghiệm dự giờ đồng nghiệp ở tiết dạy viết tôi thấy việc ứng dụng phương pháp trên vào trong quá trình dạy đã làm cho tiết dạy giảm đi sự nhàm chán, học sinh tích cực hơn trong học tập. Nhờ có các đồ dùng trực quan giúp cho giờ học sôi nổi, đạt hiệu quả cao và gây được hứng thú đối với học sinh trong giờ học, đặc biệt với những học sinh nhận thức chậm và trung bình thấy tự tin hơn. 
 Ở dạng bài khó hơn Example Unit 8 -Lesson 4 Write – part 2.
 Write a letter to a friend about your neighborhood.
“Pre –writing ” 
 Để học sinh đi đúng trọng tâm bài viết tôi hướng cho các em bố cục của một bài viết lá thư thông thường.
 Heading
 Writer’s address
 Date
 Opening - Dear
 Body of the letter
 Closing – Your friend /Regards / Love 
 Giáo viên dùng hình thức đàm thoại cho học sinh thực hành theo gợi ý:
 -What is your address?
 - Is your house small or big?
 - Is it beautiful and lovely?
 - What can you see from your bedroom window?
 - How far is it from your house to school?
 - Do you walk to sch

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_hinh_thanh_ky_nang_viet_mot_so_dang_ba.doc