Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phần II - môn GDCD lớp 10 theo chủ đề nghĩa vụ công dân dưới dạng trải nghiệm kiến thức liên môn thông qua bài tập dự án

A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.

 Nhà bác học Đác uyn khẳng định: “Loài tiến hóa không phải là loài mạnh mà là loài biết thích nghi”. Năng lực ứng biến và thích nghi của con người ngày nay càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì các vấn đề mới không ngừng nảy sinh bởi tương quan giữa chính con người với sinh cảnh của họ trong quá trình phất triển . Tuy nhiên nguồn lực con người của chúng ta nói chung hầu như chưa được hình thành, bồi đắp năng lực này khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường. Một phần là do phương pháp còn nhẹ về trải nghiệm, thực hành. Vậy nên đổi mới phương pháp giảng dạy là hết sức cần thiết đối với việc đổi mới nền giáo dục nước ta hiện nay nói chung cũng như môn GDCD nói riêng. Dạy học theo chủ đề tích hợp và liên môn là một trong những phương pháp đổi mới rất tích cực, hiệu quả trong việc hiện thực hóa năng lực này; để góp phần thực hiện các mục tiêu của giáo dục cũng như của tình hình phát triển đất nước ta hiện nay. Như luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân." (Điều 23 - Luật Giáo dục năm 2005).

 

doc 41 trang Phúc Lộc 31/03/2025 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phần II - môn GDCD lớp 10 theo chủ đề nghĩa vụ công dân dưới dạng trải nghiệm kiến thức liên môn thông qua bài tập dự án", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phần II - môn GDCD lớp 10 theo chủ đề nghĩa vụ công dân dưới dạng trải nghiệm kiến thức liên môn thông qua bài tập dự án

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học phần II - môn GDCD lớp 10 theo chủ đề nghĩa vụ công dân dưới dạng trải nghiệm kiến thức liên môn thông qua bài tập dự án
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT XUÂN TRƯỜNG
---&---
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
DẠY HỌC PHẦN II-LỚP 10 MÔN GDCD THEO CHỦ ĐỀ 
“NGHĨA VỤ CÔNG DÂN” DƯỚI DẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
KIẾN THỨC LIÊN MÔN THÔNG QUA BÀI TẬP DỰ ÁN 
 Tác giả :
VŨ THỊ NỘI
 Trình độ chuyên môn:
Cử nhân sư phạm GDCT
 Chức vụ :
Giáo viên GDCD
 Nơi công tác :
Trường THPT Xuân Trường

Nam Định, tháng 5 năm 2016
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 
1. Tên sáng kiến: DẠY HỌC PHẦN II-LỚP 10 MÔN GDCD THEO CHỦ ĐỀ “NGHĨA VỤ CÔNG DÂN” DƯỚI DẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KIẾN THỨC LIÊN MÔN THÔNG QUA BÀI TẬP DỰ ÁN 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn GDCD trong trường THPT 
3.Thời gian áp dụng sáng kiến:
 Từ ngày 5 tháng 9 năm 2015 đến ngày 10 tháng 5 năm 2016
4. Tác giả
 Họ và tên: Vũ Thị Nội
 Năm sinh: 1983
 Nơi thường trú: Xóm 19- Xuân Thượng – Xuân Trường – Nam Định
 Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm GDCT
 Chức vụ công tác : Giao viên GDCD
 Nơi công tác : Trường THPT Xuân Trường
 Điện thoại: 0945422830
 Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến :
 Trường THPT Xuân Trường
 Địa chỉ: Xã Xuân Hồng – Xuân Trường - Nam Định
 Điện thoại: 03503886717
 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Diễn giải

Ghi chú

1

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm.


2

GDCD

Giáo dục công dân


3
GD & ĐT
Giáo dục và Đào tạo



GTS&KNS
Giá trị sống và kỹ năng sống


HS
Học sinh


GV
Giáo viên


CNTT
Công nghệ thông tin


BTDA
Bài tập dự án


9

PP

Phương pháp

 
10

KTLM

Kiến thức liên môn


 MỤC LỤC
A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.............5
B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP: DẠY HỌC PHẦN II-LỚP 10 MÔN GDCD THEO CHỦ ĐỀ “NGHĨA VỤ CÔNG DÂN” DƯỚI DẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KIẾN THỨC LIÊN MÔN THÔNG QUA BÀI TẬP DỰ ÁN.6
I. Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến -Thực trạng dạy học và kiểm tra đánh giá môn GDCD 	
II. Giải pháp sau khi có sáng kiến
1. Giới thiệu chung về dạy học phần II- môn GDCD lớp 10 theo chủ đề “nghĩa vụ công dân” dưới dạng các hoạt động trải nghiệm KTLM thông qua BTDA ..9
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn .9
1.2. Thực chất của hoạt động trải nghiệm KTLM thông qua BTDA.10
1.2.1. Hoạt động trải nghiệm KTLM.13
1.2.2. Bài tập dự án là gì.............................................13
1.2.3. Ví dụ minh họa về BTDA được trò thực hiện bởi KTLM.14
1.3. Ưu điểm của mô hình dạy học phần II môn GDCD lớp 10 dưới dạng hoạt động trải nghiệm KTLM thông qua BTDA .17
2. Cách thức tiến hành
2.1. Tổ chức hướng dẫn trò đọc – nghiên cứu chủ đề lớn “ nghĩa vụ công dân” qua bốn chủ đề “vệ tinh” ...17
2.2. Trải nghiệm KTLM thông qua BTDA theo bốn chủ đề “vệ tinh”..20
3. Một số lưu ý.26
C. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
1. Hiệu quả kinh tế..28
2. Hiệu quả về mặt xã hội...........29
D. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN.....30
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN:
DẠY HỌC PHẦN II-LỚP 10 MÔN GDCD THEO CHỦ ĐỀ “NGHĨA VỤ CÔNG DÂN” DƯỚI DẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KIẾN THỨC LIÊN MÔN THÔNG QUA BÀI TẬP DỰ ÁN 
 Đừng cố bắt trò ghi nhớ hãy giúp cho học trò hiểu và thực hành cuộc sống. 
A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN. 
    	Nhà bác học Đác uyn khẳng định: “Loài tiến hóa không phải là loài mạnh mà là loài biết thích nghi”. Năng lực ứng biến và thích nghi của con người ngày nay càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì các vấn đề mới không ngừng nảy sinh bởi tương quan giữa chính con người với sinh cảnh của họ trong quá trình phất triển. Tuy nhiên nguồn lực con người của chúng ta nói chung hầu như chưa được hình thành, bồi đắp năng lực này khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường. Một phần là do phương pháp còn nhẹ về trải nghiệm, thực hành. Vậy nên đổi mới phương pháp giảng dạy là hết sức cần thiết đối với việc đổi mới nền giáo dục nước ta hiện nay nói chung cũng như môn GDCD nói riêng. Dạy học theo chủ đề tích hợp và liên môn là một trong những phương pháp đổi mới rất tích cực, hiệu quả trong việc hiện thực hóa năng lực này; để góp phần thực hiện các mục tiêu của giáo dục cũng như của tình hình phát triển đất nước ta hiện nay. Như luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân..." (Điều 23 - Luật Giáo dục năm 2005).
 Trước bối cảnh quốc tế đầy sôi động và phức tạp của toàn cầu hóa- “thế giới không hề phẳng” đặt ra cho đất nước nhiều nguy cơ với vấn đề hòa bình, chủ quyền lãnh thổ, phát triển bền vững, càng đòi hỏi phải toàn dụng nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, hội đủ các giá trị. Vậy mà một bộ phận giới trẻ đang chạy theo những lối sống hưởng thụ, sẵn sàng hoặc đôi khi vô tình đánh đổi cả tâm hồn, lòng tin , nhân cách.để thỏa mãn những lợi ích cá nhân mà quên đi sự quan tâm đồng cảm và chia sẻ cho người khácTrong không ít nhà trường phải quan ngại trước một số hành vi ra tay đầy bạo lực và vô cảm của chính học sinh với nhau 
 Chúng ta đang sống trong một thế giới biến đổi không ngừng đòi hỏi giáo dục cũng phải thích ứng phải đổi mới phương pháp không ngừng. Môn GDCD cũng vậy. Học sinh không phải là mảnh đất mà thầy cô gieo vãi lên đó những kiến thức và rồi suy nghĩ theo tư duy rập khuôn. Người thầy nhất là môn GDCD phải có những phương pháp giáo dục biện chứng như chính cuộc sống vậy. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy kiến thức phần II- GDCD lớp 10 đặc biệt có ý nghĩa trong việc chuẩn hóa hành vi cho phù hợp với chuẩn mực của cộng đồng, góp phần hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng lực bằng con đường tự trải nghiệm cho người học từ đó nâng cao GTS và KNS, cũng như năng lực hoạt động thực tiễn cho công dân. LVEP (Living Values Activities for Young Adults) - một chương trình giáo dục GTS, KNS của UNICEP đã chỉ ra 12 giá trị sống của một công dân toàn cầu: yêu thương, khoan dung, tôn trọng, trung thực, giản dị, khiêm tốn, đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm, hòa bình, tự do, hạnh phúc. Về kỹ năng: có 24 kỹ năng sống cơ bản: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác lập mục tiêu, kỹ năng biết lắng nghe, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng kiên định, kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng phân tích phán đoán, kỹ năng ra quyết địnhNhững kiến thức, giá trị sống và nhóm kỹ năng ấy cũng là trọng tâm của phần 2- GDCD lớp 10, một trong những phần học quan trọng trong môn GDCD cấp THPT dễ dạy nhưng khó đạt đúng mục đích. Vận dụng những kiến thức trong đợt tập huấn hè năm 2010 về giáo dục GTS và KNS cho học sinh THCS,THPT của Bộ GDĐT, tôi đã thực hiện một đề tài SKKN thứ tư: “Dạy học phần II- môn GDCD lớp 10 theo chủ đề nghĩa vụ công dân dưới dạng trải nghiệm KTLM thông qua BTDA” nhằm góp phần nâng cao hứng thú môn học, hướng các em đến phương pháp học tích cực và tự chủ, nâng cao kỹ năng trí tuệ, nhất là khả năng vận dụng kiến thức bài học trên lớp vào thực tế cuộc sống trở thành kỹ năng sống tích cực. Tôi xin trình bày và chia sẻ điều đó từ thực tế gảng dạy của mình tại trường THPT Xuân Trường – Nam Định.
B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:
DẠY HỌC PHẦN II-LỚP 10 MÔN GDCD THEO CHỦ ĐỀ “NGHĨA VỤ CÔNG DÂN” DƯỚI DẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KIẾN THỨC LIÊN MÔN THÔNG QUA BÀI TẬP DỰ ÁN 
I. Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:Thực trạng dạy học và kiểm tra đánh giá phần II lớp 10- môn GDCD
 Theo tôi bên cạnh những giáo viên dạy giỏi, cách dạy mớí cuốn hút trò xung quanh việc dạy học bộ môn còn không ít hiện tượng dạy và học hoàn toàn theo phương pháp cũ:
1. Giáo viên coi nhẹ thực hành trải nghiệm, dạy nặng về thuyết giảng lí thuyết, lí luận trừu tượng
 Thực tế có nhiều giờ học GDCD nói chung và phần II- lớp 10 nói riêng, giáo viên dạy nặng nề về lý thuyết khái niệm, lý luận coi nhẹ thực hành và hầu như không có hẳn một phần rất quan trọng là sự trải nghiệm. Nhiều giờ học trở nên mệt mỏi như “tra tấn” : cô đọc trò chép “nhoài mình” ra để ghi nhớ những kến thức hàn lâm không hiểu gì mà vẫn phải cố nhớ cố thuộc. Thậm chí có những kiến thức như: Tình yêu, hạnh phúc, lương tâm danh dự, nhân phẩm tưởng như đơn giản nhưng cũng không dễ gì học sinh có thể áp dụng ngay hoặc còn áp dụng sai nếu như giáo viên chỉ cho ghi chép kiểu như sao chép, có lược bỏ hoặc thêm chút ít. Điều đó khiến cho giờ học không hơn gì “món canh không gia vị”. Có khi, người dạy lại không theo kiểu đọc chép giúp học sinh bê nguyên lí luận lí thuyết sách giáo khoa vào vở ghi và về nhà học thuộc mà lại theo kiểu đào sâu kiến thức đến mức phức tạp hoá, trầm trọng hoá vấn đề đến mức tranh luận hàng giờ với học trò theo nguyên tắc nọ, lí luận kia rôì lại quay trở về xuất phất điểm ban đầuRõ ràng trong trường hợp này giáo viên nhầm tưởng trò như mình nên cứ việc tranh luận y hệt như trao đổi với những nhà hiền triết. Cách dạy như vậy, lí luận càng trở thành lí luận suông thậm chí còn gây những hậu quả không tốt cho học sinh.
2.Thực trạng học trò “học vẹt”, trả bài “kiểu vẹt” dẫn đến khó hoặc không chuẩn hóa hành vi sống.
 Khi không hiểu về bản chất của các nội dung lí thuyết mà lại chịu quá nhiều sức ép từ bố mẹ thầy cô, học trò không có cách chọn lựa nào tốt hơn là ngồi “học vẹt” hàng giờ đồng hồ để mà nhồi nhét vào đầu để khi cô giáo kiểm tra không bị điểm xấu. Phải chăng đó là một sự thực dụng không nên có trong giáo dục ? 
 Và cuối cùng, kết quả các em trả bài theo kiểu: “chữ nghĩa y sách” thì làm sao kiến thức có thể đi vào trong hành động thực tiễn hành ngày của các em?
3. Hậu quả: 
 Nhìn thẳng vào thực tế cho thấy, tất cả các thực trạng trên đưa đến hiện tượng thiếu khuyết và thậm chí “thiểu năng” GTS & KNS ở một bộ phận không nhỏ học trò. Ngoài ra, đây còn là hậu quả của việc học kiểu trọng tâm trọng điểm – môn nào thi thì học. Một thiên hướng khá phổ dụng hiện nay: học để thi để đỗ đạt có địa vị, báo cáo thành tích với phụ huynh mà quên hẳn hoặc ít chú ý đến “ tiên học lễ hậu học văn”. Học trò không thể tìm thấy cái hay, cái hữu dụng do kiến thức bộ môn GDCD đem lại, các em sẽ không thiết tha gì với môn học và nhiều hậu quả khác nữa như:
 + Học sinh không hiểu được hết các khái niệm, nội dung kiến thức vừa học, ít biết liên hệ thực tế

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_phan_ii_mon_gdcd_lop_10_theo_c.doc