Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn hát ở khối lớp 6 trung học cơ sở

Ở các khối lớp, mỗi bài hát lại có những nét riêng , với những yêu cầu khác nhau. Bài mới chứa đựng những cái đã học và xuất hiện những nét mới, yêu cầu mới. Nó như chuỗi mãc xích gối lên nhau, tạo cho học sinh ôn tập những gì đã được học và tiếp thu những điều mới mẻ một cách hợp lý, có hệ thống.

Có thể nói, phân môn học hát là nội dung quan trọng và chiếm thời lượng khá lớn hầu hết trong toàn bộ chương trình học, chúng được kết hợp với phần TĐN và nhạc lý khá hợp lý, cân đối và khoa học. Chúng bổ sung, hỗ trợ cho nhau, nhằm trang bị cho học sinh một trình độ âm nhạc sơ giản và kỹ năng ca hát cơ bản, cách thể hiện hoàn chỉnh một bài hát theo một hệ thống. Vì thế trong quá trình dạy học , người giáo viên cần lưu ý gắn kết, lồng ghép linh hoạt các phân môn với nhau để học sinh dễ học, dễ thuộc, đạt tới hiệu quả cao nhất trong giờ học.

Học sinh khối 6 trường THCS thường ở độ tuổi 11 đến 12. Các em võa rời trường tiểu học để bắt đầu một cấp cao hơn, đó là cấp THCS. Lên đến cấp học này, các em được tiếp xúc với nhiều điều mới lạ, nhiều thay đổi với môi trường mới. Từ lớp 6, các em làm quen với sự xuất hiện của nhiều giáo viên trong một buổi học, cấu trúc ở thời khoá biểu mới, số lượng môn, thời lượng mỗi tiết tăng lên theo độ khó của bài. Điều này khiến các em gặp phải một số khó khăn bỡ ngỡ ban đầu, nhưng cùng với thời gian, với kinh nghiệm đã được tích luỹ từ bậc tiểu học, các em làm quen dần với những thay đổi đó, bắt đầu hình thành ý thức xem mình là một cá thể, mong muốn có được vị trí trong quan hệ với người lớn.

Một điểm nổi bật khác trong tâm lý học sinh THCS nói chung là ưa thích tìm hiểu và khám phá cái mới, muốn thử sức mình với cái mới, luôn h¨ng hái nhiệt tình trong các hoạt động. Đối với học sinh của khối lớp 6 nói riêng, thì suy nghĩ, và tầm hiểu biết còn non nớt hơn, nên khả năng phân tích còn hạn chế so với mong muốn hoàn thiện mình, khi đánh giá bản thân các em thường rơi vào 2 thái cực: quá cao hoặc quá thấp. Vì thế, nếu thành công các em thường tự cao và có nhiều ảo tưởng, ngược lại nếu thất bại các em có nhiều hướng tự ti, thiếu tự tin vào bản thân và vô cùng thất vọng.

 

doc 24 trang Chí Tường 21/08/2023 4680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn hát ở khối lớp 6 trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn hát ở khối lớp 6 trung học cơ sở

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn hát ở khối lớp 6 trung học cơ sở
nh thường bị bỏ sót. Với tâm lý mau chóng đạt kết quả, các em hay bỏ qua những chi tiết nhỏ, chẳng hạn khi học hát hay bài TĐN quen thuộc, các em thường không chú ý lắng nghe giáo viên làm mẫu mà chỉ nghe thoáng qua rồi đã hát và đọc không chính xác.
 Để học tốt phân môn hát này học sinh phải kết hợp tốt kiến thức âm nhạc đã học ở phÇn nhạc lý, TĐN cùng kỹ năng thực hành với sự nhanh nhạy trong phản xạ và tư duy. Ngoài ra học sinh cần học cách cảm nhận tác phẩm có nghĩa là cảm nhận về nội dung, tính chất của bài, từ đó mới thể hiện được bài hát một cách chính xác và hay nhất. Bên cạnh đó, giáo viên âm nhạc cần hỗ trợ và hướng dẫn các em trình diễn ca khúc vừa học để ca khúc được hoàn thiện hơn và đến với người nghe một cách thuyết phục.
Làm được tất cả những điều đó, đòi hỏi người giáo viên rất nhiều điều, chính vì thực trạng này, tôi mạnh dạn đổi mới phương pháp, mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn học hát, và giúp các em phát huy tính tích cực, gây hứng thú cho các em. Quan trọng hơn và giúp các em nắm được bài hát, hát đúng, chính xác và trình diễn bài hát sinh động, diễn cảm đặc biệt khi hát phải có cái hồn âm nhạc trong đó để người nghe dễ nghe và dễ dàng chấp nhận.
3/. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH:
Trong quá trình thực hiện, việc tạo hứng thú cho HS trong học tập phân môn học hát yêu cầu người giáo viên phải linh hoạt lựa chọn, kết hợp và dụng phù hợp tất cả các phương pháp vào từng bài giảng cụ thể. Sau đây là một số phương pháp mà GV bộ môn âm nhạc có thể kết hợp và vận dụng trong thực tế giảng dạy của mình:
3.1. Xác định mục tiêu dạy hát:
Học hát chiếm thời lượng nhiều nhất. Mỗi bài hát được dạy trong một tiết, sau đó được ôn tập trong vài tiết tiếp theo. Cho nên, GV phải xác định rõ mục tiêu của việc học hát trong kế hoạch bài học vừa đảm bảo theo chuẩn KTKN vừa đảm bảo phát huy theo năng lực HS. Cần xác định các mục tiêu cần đạt trong dạy hát như sau:
- Mục tiêu về kiến thức: Dạy hát nhằm phát triển năng lực nhận thức của HS, học mỗi bài hát giúp các em biết thêm về một vấn đề, về tác giả hoặc đặc điểm riêng của bài hát. Sự phong phú về mặt nội dung trong các bài hát giúp các em có thêm hiểu biết về cuộc sống. Các hình tượng âm nhạc cũng giúp nâng cao khả năng nhận thức và hiểu biết của HS. Bên cạnh đó, dạy hát còn phát triển năng lực ngôn ngữ, lời ca của bài hát làm vốn từ của HS trở nên phong phú và sinh động hơn. Tùy vào từng bài hát cụ thể, dựa vào yêu cầu của chuẩn KTKN, GV chọn lọc và truyền đạt theo từng điều kiện và đối tượng cụ thể. 
- Mục tiêu về kĩ năng: Đây là mục tiêu trọng tâm của việc học hát. Dạy hát nhằm phát triển năng lực âm nhạc của HS, giúp các em hát đúng giai điệu và lời ca, biết cách hát tự nhiên, biết lấy hơi, hát rõ lời và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát. Dạy hát còn giúp HS trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca, biết hát kết hợp các hoạt động như: gõ đệm, vận động theo nhạc, nhảy múa, biểu diễn hoặc trò chơi Không nên đòi hỏi quá cao đối với HS, cần bám sát chuẩn KTKN và chú ý phát triển các HS có năng khiếu, tạo điều kiện cho các em được bộc lộ năng khiếu của mình. 
- Mục tiêu về tình cảm và thái độ: Dạy hát nhằm giáo dục HS những tình cảm tốt đẹp, giúp các em thêm yêu âm nhạc (yêu quê hương đất nước, con người), có khả năng tham gia ca hát trong và ngoài nhà trường.
Những mục tiêu trên chỉ đạt được khi HS trải qua quá trình học tập lâu dài và đúng hướng, nếu chỉ học 1-2 bài hát thì không thể đạt được những điều đó. Vì vậy khi dạy một bài hát cụ thể, GV phải lựa chọn cách diễn đạt mục tiêu ngắn gọn và rõ ràng trong kế hoạch bài dạy để từ đó áp dụng có hiệu quả khi lên lớp. Đối với cả cấp học, điều này được thực hiện rất thuận lợi vì nội dung được truyền tải đến HS được liên tục và có hệ thống. Càng thuận lợi hơn đối với những GV đảm nhiệm tất cả các khối lớp trong bậc học vì GV có sự tiếp cận và nắm bắt được đa số các đối tượng HS trong quá trình dạy học từ lớp 6 đến lớp 9, từ đó GV có thể đặt ra nội dụng và yêu cầu phù hợp cho HS ở từng khối lớp.
3.2. Tìm hiểu đặc điểm các bài hát trong chương trình SGK âm nhạc 6:
a. Đề tài và xuất xứ của các ca khúc trong chương trình SGK âm nhạc 6.
Đề tài và xuất xứ của các ca khúc trong chương trình rất phong phú và đa dạng về nhiều phương tiện khác nhau. Hầu hết các tác phẩm và ca khúc độc lập và hoàn chỉnh, các bài dân ca trong và ngoài nước với phần lời dịch sang tiếng việt hoặc đặt lời mới, những ca khúc hiện đại – sáng tác của các nghệ sỹ Việt Nam chiếm số lượng lớn.
Như vậy biên soạn nội dung chương trình khoa học hợp lý, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc góp phần không nhỏ vào chất lượng học tập cũng như hiệu quả giáo dục nhân cách của phân môn này đối với học sinh THCS.
Các bài hát dân ca được sử dụng trong chương trình đã qua sự chọn lọc trong kho tàng âm nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam với những làn điệu dân ca điển hình của các miền đất nước.
+ Dân ca Nam Bộ ( theo điệu lý con sáo Gò Công) “ Vui bước đường xa”.
+ Dân ca Thanh Hoá “Đi cấy”
+Dân ca Xá – Tây Bắc: “Mưa rơi”
+ Dân ca Trung bộ ( theo điệu lý thương nhau): “Chim bay”
Nội dung, tính chất và phương thức diễn xướng của các bài dân ca Việt Nam này cũng rất phong phú. Có bài vui, dí dỏm như: Đi cấy, vui bước trên đường xa. có bài du dương tha thiết như chim bay, mưa rơi.
Ngoài các bài dân ca Việt Nam những ca khúc và những bài dân ca của một số nước cũng được đưa vào chương trình làm phong phú thêm tầm hiểu biết của học sinh về đất nước, con người, đời sống của các dân tộc khác như: Hô la hê – hô la hô ( Đức), hành khúc tới trường (Pháp)
Mặt khác, một lượng lớn những ca khúc sáng tác của các nhạc sĩ Việt Nam với nhiều đề tài, nội dung khác nhau: Tuổi học trò, tuổi thơ, nhà trường, thầy cô giáo như: Tiếng chuông và ngọn cờ (Phạm Tuyên), niềm vui của em (Nguyễn Huy Hùng), Ngày đầu tiên đi học (Nguyễn Ngọc Thiện, thơ: Viễn Phương), Tia nắng hạt mưa (N: Khánh Vinh, thơ: Lệ Bình) Ngày vui mới (Phan Huỳnh Điểu), Lá thuyền ước mơ (Thảo Linh)
Một số bài hát truyền thống gắn với lịch sử cách mạng cũng được đưa vào chương trình: Quốc ca (Văn Cao), Làng tôi (Văn cao), Lên đàng (Lưu Hữu Phước). Hay một số bài hát thiếu nhi miêu tả cảnh làng quê nông thôn Việt nam, miêu tả cánh chim hoà bình và ca ngợi Bác Hồ kính yêu, cùng những tình cảm sâu sắc mà các em thiếu niên nhi đồng dành cho Bác Hồ : Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng (Phong Nhã), lượn tròn - lượn khéo (Văn Chung), lúa thu (Nguyễn Xuân Khoát).
Sự phong phú và đa dạng về đề tài của các ca khúc đã thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh khiến phân môn này trở lên là môn học được học sinh yêu thích. Với lứa tuổi này thì xuất xứ, đề tài, lời ca chiếm vai trò quan trọng trong việc truyền tải nội dung tư tưởng của bài hát. Điều đó cho thấy nội dung học hát không chỉ cung cấp những kiÕn thức sơ giản, những kỹ năng ca hát c¬ bản mà còn góp phần giáo dục, bồi dưỡng và mở rộng vốn kiến thức âm nhạc cho học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho các em phát triển tình cảm đạo đức trong sáng từ đó có thái độ và hành vi tốt đẹp cao thượng.
b. Thể loại của các ca khúc trong chương trình SGK âm nhạc 6.
Bài hát là tác phẩm âm nhạc có sự kết hợp giữa Âm nhạc và lời ca, là nghệ thuật tổng hợp của hai yếu tố âm nhạc và văn học. căn cứ vào tính chất nội dung của bài hát trong chương trình, chúng tôi tạm phân thành 3 thể loại để tiện cho việc dạy học là:
Bài hát hành khúc
Bài hát chữ tình 
Bài hát nhanh, vui hoạt.
*Bài hành khúc:
Bài hát hành khúc thường viết ở nhịp độ vừa phải, hợp với bước đi, âm điệu rắn rỏi, rõ ràng, khoẻ mạnh, mang tính chất kêu gọi, thôi thúc, thể hiện tinh thần lạc quan, ý chí quật cường.
Tiết tấu trong các bài hát hành khúc thường được sử dụng bằng dấu chấm đôi hay móc giật, và được viết ở nhịp 2/4, được thể hiện ở một số bài như:
Quốc ca (Văn Cao)
Lên đàng ( Lưu Hữu Phước)
Hành khúc tới trường (nhạc Pháp)...
* Bài hát ch÷ tình, dân gian mang âm hưởng dân gian và hiện đại:
Loại này thường có giai điệu du dương, mượt mà, êm ái, dịu dàng với nhịp độ khoan thai, tốc độ vừa phải được thể hiện ở một số bài như:
Mưa rơi (dân ca xá)
Vui bước trên đường xa (lý con sáo gò công)
Chim bay
Làng tôi (Văn cao)
Ngày dầu tiên đi học (Nguyễn ngọc thiện)
Lượn tròn lượn khéo (Văn Chung)
Niềm vui của em (Nguyễn Huy Hùng)
*Bài hát nhanh, vui hoạt:
Với tính chất vui vẻ, hài hước, dí dỏm... những bài hát có thể loại này thường có nhịp độ nhanh, thể hiện sự náo nhiệt, sôi động bằng âm thanh sinh động linh hoạt, sáng sủa, trôi chảy.
- Tia nắng hạt mưa (Khánh Vinh - Lệ Bình)
- Đi cấy (Dân ca thanh hoá).	
- Tiếng chuông và ngọn cờ (Phạm tuyên).
- Lá thuyền ước mơ (Thảo Linh).
3.3. Xác định cấu trúc, hình thức các bài hát trong chương trình.
Hát hết các bài hát trong chương trình SGK âm nhạc lớp 6 có hình thức, cấu trúc mạch lạc, chủ yếu viết ở thể 1 đoạn đơn.
a) Hình thức 1 đoạn đơn:
VD1: Như bài “Hành khúc tới trường” (Nhạc Pháp) viết ở nhịp 2/4) giọng Fa trưởng. Đây là bài viết ở hình thức 1 đoạn đơn gồm 2 câu.
Sơ đồ 	Câu 1: 8 nhịp (tiết 4 nhịp + 4 nhịp)
Kết 	: III/F dur
Câu 2: 8 nhịp ( tiết 4 nhịp + 4 nhịp)
Kết: I/F dur
b) Hình thức 2 đoạn đơn.
VD1: Như bài “ Tiếng chuông và ngọn cờ” (Phạm Tuyên) viết ở nhịp 2/4 giọng dmoll- Ddur . Bài hát này viết ở hình thức 2 đoạn đơn không tái hiện, kiểu tương phản.
Sơ đồ:
Câu 1: 8 nhịp (Tiết 4 nhịp + 4 nhịp)
Đoạn a	 Kết: V/d – moll
	Câu 2: 8 nhịp (Tiết 4 nhịp + 4 nhịp)
Kết: I/d – moll
Câu 1: 8 nhịp (Tiết 4 nhịp + 4 nhịp)
Đoạn b 	Kết: III/d – dur
Câu 2: 8 nhịp (Tiết 4 nhịp + 4 nhịp)
Kết: I/d – moll
 3.4. Xác định và xây dựng các kĩ năng ca hát và phương pháp rèn luyện:
Các kỹ năng ca hát và phương pháp rèn luyện cho học sinh.
Tư thế hát
Hơi thở
Hát chính xác
Hát đồng đều
Hát rõ lời
Tư thế hát: Trong quá trình học hát trước hết phải luyện tư thế hát. 
Khi đứng hát người thẳng đầu không nghiêng, vai không so hai tay buông dọc theo chân thoải mái, toàn thân thể dồn vào hai chân đều nhau.
Khi ngồi hát thân người giống như khi đứng hát hai tay đặt trên đầu gối lưng thẳng không tựa vào ghế, không vắt chân nọ lên chân kia. Tư thế đứng tạo cho việc hít thở thoải mái đồng thời phát âm nhả chữ dễ dàng. Luyện tập đúng tư thế khi hát không đòi hỏi điều gì đặc biệt nhưng giáo viên cần chú ý kiểm tra để uốn nắn như sai sót. Tập tư thế hát đúng giúp cho việc hô hấp thuận lợi là một việc rất quan trọng trong quá trình ca hát.
Hơi thở: Trong ca hát thở là một trong những vấn đề cần thiết hết sức quan trọng cách thở đúng là biết hít vào một lượng hơi thở đầy đủ dễ hát hết một câu hát, khi hát nếu bị thiếu hụt hơi sẽ làm cho tiếng hát bị ngắt không đúng chỗ.
Khi hát các bài hát có nhịp độ chậm hay vừa phải cho các em lấy hơi chậm, hít bằng mũi. Nên đánh dấu những chỗ lấy hơi, lấy hơi hợp lý mới có thể hát ngân dài ở cuối câu.
Hát chính xác:
Việc hát chính xác có ý nghĩa là hát đúng giai điệu, tiết tấu của bản nhạc. Một trong những điều kiện để giúp học sinh phát triển kỹ năng chính xác là việc lựa chän của bài hát cho phù hợp với âm vực giọng của các em.
Hát đồng đều
Trong nhà trường việc hát tập thể giữ vai trò chủ yếu chính 
Vì vậy khi cả lớp cùng hát học sinh cần phải hoà giọng của bản thân vào giọng chung của tập thể, không thể để cho cả lớp hát nhưng có một hai giọng vượt ra ngoài lạc lõng, làm ảnh hưởng đến sự hoà hợp âm thanh chung. Dạy cho các em kỹ năng hát đồng đều và hoà giải giọng có thể vận dụng một số biện pháp sau:
+ Thu hút sự chú ý của toàn thể học sinh
+ Dẫn vào câu hát đầu tiên bằng động tác chỉ huy nghe dạo nhạc hoặc nghe giáo viên hát một câu ngắn rồi theo hiệu lệnh đếm để bắt đầu vào bài.
+ Giúp học sinh cách phát âm nhả chữ đúng cùng làm cho giọng hát các em đồng đều, hoà hợp.
Phát âm nhả chữ hát rõ lời.
Bài hát là sự kết hợp chặt chẽ giữa giai điệu và lời ca. Nếu không phát âm rành rọt chính xác sẽ mang lại sự cảm thụ nghệ thuật đầy đủ cho người nghe. Hát rõ lời góp phần truyền cảm các thông tin chính xác nhưng phải giữ được sự mềm mại, độ vang của âm thanh trong khi hát.
3.5. Xác định và xây dựng phương pháp dạy hát theo chuẩn KTKN:
Học hát là quá trình không chỉ đơn thuần dạy hát cho học sinh mà nhiều hoạt động khác cũng diễn ra một cách đồng thời như: Củng cố giọng hát cho học sinh. Luyện tập tai nghe, phân biệt tính chất điệu thức cấu trúc hình thức tác phẩm âm nhạc, tập ghi nhớ giai điệu để diễn cảm, trình bày tác phẩm (Có thể kết hợp với phần đệm của nhạc cụ với múa hát...)
Như vậy để quá trình học hát đạt hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị những vấn đề sau:
a) Mục đích yêu cầu của bài
Căn cứ vào nội dung, tính chất của bài hát giáo viên xác định mục đích yêu cầu của từng tiết học.
Phân môn học hát trong chương trình chủ yếu được phân chia làm 2 dạng tiết dạy
+ Học bài hát mới
+ Ôn bài hát đã học
Yêu cầu của tiết học bài hát mới là:
- Cảm thụ tính chất, thể loại âm nhạc của tác phẩm.
Hát trôi chảy giai điệu của bài hát
Nắm được xuất xứ của tác giả, tác phẩm của bài hát.
- Kết hợp sử dụng các kỹ năng ca hát như: Tư thế hát, lấy hơi đúng chỗ, hát rõ lời.
Yêu cầu của tiết ôn bài hát đã học là: 
- Sửa những chỗ hát sai
- Thuộc và hát chính xác lời bài hát
- Nâng cao bài hát bằng cách đi sâu vào luyện tập kỹ năng như hát lấy hơi, ngân dài những chỗ quy định, hát ngắt tiếng , liền tiếng, hát nhấn thể hiện diễn cảm...
- Thể hiện đúng sắc thái, cường độ, nhịp độ của bài.
- Kết hợp các hình thức trình bày khác nhau như: đồng ca, hát theo nhóm, đơn ca, hát đồng ca có lÜnh xướng, hát bè đơn giản.
- Tập hát với phần đệm của nhạc cụ có dạo đầu kết thúc với sự chỉ huy của giáo viên.
- Tập hát kết hợp với gõ nhịp, gõ phách gõ theo âm hình tiết tấu của bài hát.
- Nắm được chủ đề, tư tưởng, cấu trúc bài hát.
- Hát kết hợp với vận động theo âm nhạc và múa...
b) Kiểm tra ôn luyện bài trước khi dạy:
Điều này vô cùng quan trọng và cần thiết. Để làm được điều đó, giáo viên cần phải thực hiện những yêu cầu sau:
- Đọc xướng âm phần nhạc rồi ghi chép với lời ca. Hát trôi chảy bài hát từ đầu đến cuối.
- Hát chính xác cao độ, trường độ, những chỗ ngân nghỉ, mạnh nhẹ, và tính chất của bài.
- Thuộc lời ca của bài hát
- Liên tưởng cách trình diễn tác phẩm để gợi ý và hướng dẫn học sinh.
c) Phân tích bài hát.
- Tìm hiểu xuất xứ của bài hát, tác giả bài hát
VD:Bài hát “Quốc ca” của NS Văn cao trong chương trình SGK âm nhạc lớp 6 xuất xứ bài “tiến quân ca: của NS Văn Cao được sáng tác năm 1944 – NS Văn Cao là một trong những lớp NS đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam. Ông sáng tác nhiều bài hát từ trước và sau cách mạng đều được quần chúng yêu thích.
Phân tích nội dung tư tưởng, hoạt động âm nhạc của bài hát trong sự thống nhất giữa âm nhạc và lời ca, cụ thể như:
+ Xác định giọng, nhịp của bài hát. Xác định giọng phù hợp với học sinh 
+ Phân tích cấu trúc hình thức âm nhạc và phân đoạn, phân câu bài hát.
+ Xác định thể loại của bài hát để lựa chọn các kỹ năng thể hiện cho phù hợp với đặc điểm, phong cách của bài hát.
+ Ghi chú chỗ khó hát về cao đô, tiết tấu, dấu luyến trong bài hát để cã hướng khắc phục.
+ Quy định chỗ ngắt hơi và lấy hơi đảm bảo tính thống nhất, hài hoà của giai điệu, tiết tấu, câu nhạc, đoạn nhạc trong bài hát.
d) Luyện tập bài hát.
Ngoài việc tập hát, ghép lời với nhạc chính xác, diễn cảm bài hát, giáo viên cần phải chuẩn bị phần nhạc đệm cho bài hát với tiết tấu, phù hợp với tính chất, thể loại, phong cách của bài hát trên đàn organ, có dạo đầu, dạo giữa, câu nhạc lối, dẫn giọng và kết.
Mặt khác, giáo viên nên tập kỹ năng âm hình đệm và hoà âm cơ bản của bài hát, để khi dạy có thể lĩnh xướng, hát bè đơn giản (Q3,Q6) hát nối.... khi hát có thể cho học sinh kết hợp với gõ phách, gõ nhịp theo tiết tấu lời ca của bài hát. Giáo viên chỉ huy, đánh nhịp.
e) Xây dựng tiến trình thực hiện dạy học hát:
Sau khi tìm hiểu nghiên cứu, luyện tập kỹ bài hát giáo viên cÇn phải hình dung được các bước sẽ thực hiện tuần tự trước sau đối với từng bài hát, từng loại tiết (học bài hát mới hay ôn lại bài hát). Bởi mỗi loại tiết ta sẽ phải lựa chọn các biện pháp, phương tiện dạy học sao cho phù hợp.
Xây dựng tiến trình dạy học hát luôn đi kèm với việc lựa chọn phương tiện dạy học. Do đó tuỳ theo tính chất tiết học của bài hát mới hoặc ôn tập bài hát cũ mà lựa chọn các phương tiện dạy học cho phù hợp. Có thể sử dụng các phương tiện dạy học như:
+ Đàn phím điện tử hoặc nhạc cụ khác mà giáo viên sử dụng thành thạo
+ Tranh ảnh của tác giả bài hát
+ T×m t­ liÖu trªn m¹ng vµ chuÈn bÞ bµi trªn m¸y chiÕu
+ Các đạo cụ phù hợp với tính chất nội dung của bài hát thể hiện...
3.6 . Các bước tiến hành dạy hát.
Tất cả những điều đó được thể hiện bằng giáo án cụ thể mà giáo viên phải chuẩn bị soạn cho 1 tiết dạy.
Dưới đây là giáo án một dạng tiết dạy:
+ Dạng 1: Học bài hát mới
Để tiện cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn này, Tôi mạnh dạn đổi mới từ khâu chuẩn bị, khâu soạn bài cho đến khâu thực hành giảng dạy tiết học trên lớp với học sinh.
GIÁO ÁN CỦA DẠNG TIẾT DẠY THỨ 1
Tiết: 12
Học hát: Đi cấy
(Dân ca Thanh Hoá)
Mục đích yêu cầu
Học và luyện cho học sinh hát chính xác giai điệu, tiết tấu, lời ca.
Cung cấp cho học sinh biết thêm những thông tin về quê hương thanh Hoá và con người nơi đây.
Mở rộng tầm hiểu biết cho học sinh về dân ca và yêu thích thể loại này
Bước đầu hướng cho học sinh phát huy tính sáng tạo để thể hiện bài hát.
II. Chuẩn bị của giáo viên
Đồ dùng
Đàn phím điện tử, phấn, thước, bảng phụ, sách giáo khoa âm nhạc lớp 6, tranh ảnh minh hoạ, đĩa nhạc có bài hát, đĩa hình giới thiệu về quê hương Thanh Hoá...
Phương pháp
- Thực hành luyện tập, kiểm tra đánh giá, trực quan.
III. Những nội dung dạy và học chủ yếu
T/G
Hoạt động của giáo viên
Nội dung
Hoạt động của học sinh
2’
7’
32’
– GV yêu cầu lớp trật tự
- GV kiểm tra sĩ số lớp
- GV kiểm tra nội dung kiến thức cũ của tiết học trước bằng cách tổ chức trò chơi cho học sinh lồng ghép với bài hát.
- GV nhận xét, cho điểm học sinh
- GV khởi động giọng cho học sinh theo mẫu
- GV cho HS nhận biết các ký hiệu âm nhạc trong bài hát
- Ghi bảng
- GV giới thiệu về quê hương Thanh Hoá
- Yêu cầu HS kể 1 vài cảm nhận khi được đến thăm tỉnh Thanh Hoá
1. Ổn định tổ chức lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
+ Gọi 2 nhóm, mỗi nhóm 3 người thi hát, ai hát đúng, hay và biểu diễn tốt hơn.
+ Âm nhạc thường thức
3.Giảng bài mới
+ mẫu: Mi Ma (luyện từ thấp lên cao)
+ Nhịp 2/4
+ Dấu nối, luyến
+ Nối hoa mĩ
- GV đưa 1 bức tranh có phong cảnh biển và hòn chống mái, yêu cầu học sinh đoán đây là địa danh nào? ( trình chiếu trên máy chiếu)
- Lớp trật tự
- Lớp trưởng báo cáo
- HS xung phong lên bảng, Nhóm 1 dùng khăn quàng đỏ làm đạo cụ để biểu diễn. Nhóm 2 vừa hát vừa múa chuyển đội hình linh hoạt.
2 học sinh xung phong lên bảng. Kể chuyện về nhạc sĩ
- HS lắng nghe, ghi nhớ
HS hăng hái luyện giọng theo cô
- HS xung phong trả lời và ghi bài.
- HS xung phong trả lời: Hòn chống mái là biểu tượng đặc trưng của tỉnh Thanh Hoá
- HS kể chuyện theo cảm xúc.
3’
1’
- GV hát mẫu cho HS nghe(vừa hát vừa đệm đàn)
GV yêu cầu HS nhận xét chia câu cho bài hát.
GV đánh giai điệu trên đàn toàn bài cho HS nghe lại một lần, yêu cầu HS theo dõi gõ phách theo nhịp đàn.
GV đánh giai điệu từng câu cho HS nghe 2 – 3 lần, bắt nhịp cho học sinh học hát, kết hợp với gõ phách
Tiếp theo học sinh hát ghép các câu, đoạn, toàn bài với tiết tấu của đàn.
Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ luyện.
GV nhận xét hoặc gọi HS nhận xét
- GV trình chiếu 1 đoạn băng có phong cảnh làng quê của tỉnh Thanh Hoá và có giai điệu bài Đi Cấy.
- GV căn thời gian hướng dẫn học sinh cách trình diễn bài hát 
 - GV chọn một cách hướng dẫn học sinh
Cho HS tập huấn nhiều lần thật nhuần nhuyễn
GV nhận xét, cho HS ghi bài
GV đánh giai điệu một câu hát bất kỳ, cho HS Tự nhận biết là giai điệu của câu hát nào? sau đó hát ghép với lời ca của câu hát đó
GV đệm đàn và chỉ huy HS hát lại bài hát một lần.
GV dặn dò và nhắc nhở HS
GV kết thúc tiết dạy
Hát đúng sắc thái tình cảm, giai điệu, tiết tấu, lời ca
Câu 1: Từ đầu - > sáng trăng
Câu 2: Từ ba bốn -> cùng trăng
Câu 3: Từ thắp đèn - > cầu cho
Câu 4: 

File đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_giang_day_phan_mon.doc