Giải pháp Rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận

Ngữ văn là một trong ba môn học (Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ) có số giờ học cao nhất ở nhà trường Phổ thông. Nó vừa là môn học về khoa học xã hội nhân văn (cung cấp cho học sinh những kiến thức về Tiếng Việt, Văn học và Làm văn, đồng thời hình thành ở học sinh những năng lực sử dụng Tiếng Việt, năng lực tiếp nhận các tác phẩm văn học.), vừa là môn học công cụ (trang bị cho học sinh công cụ để học tập, sinh hoạt và nhận thức xã hội ). Nhiệm vụ của môn Ngữ văn là hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực: nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt. Những năng lực này ở học sinh được hình thành và phát triển theo 3 bậc học: Tiểu học, THCS và THPT. Ở bậc học THSC, môn Ngữ văn bao gồm 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Mỗi phân môn có một nhiệm vụ chức năng riêng và cùng hướng tới thực hiện nhiệm vụ chung của môn Ngữ văn. Đối với phân môn Tập làm văn nhiệm vụ cơ bản bước đầu cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc điểm và kĩ năng tạo lập các loại văn bản. Để thực hiện được cả hai hoạt động này, quá trình dạy học cần tích hợp tri thức và kĩ năng của cả ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Làm văn. Đồng thời còn cần huy động kiến thức của nhiều môn học khác nữa.

doc 47 trang Chí Tường 21/08/2023 4380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp Rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp Rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận

Giải pháp Rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận
g, sự việc trong đời sống, về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, về một tác phẩm truyện (đoạn trích), về một bài thơ (đoạn thơ); Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng, sự việc trong đời sống,về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, về một tác phẩm truyện, thơ; Thực hành nói, viết văn bản nghị luận về một hiện tượng, sự việc trong đời sống, về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, về một tác phẩm truyện, thơ.
Nhìn nhận lại nội dung chương trình SGK Ngữ văn THCS về phần Làm văn chúng tôi thấy, học sinh được cung cấp tri thức về các kiểu văn bản và được hình thành các kĩ năng để tạo lập các kiểu văn bản đó. Càng lên cao thì yêu cầu về tạo lập các kiểu văn bản càng cao. Riêng kiểu văn bản nghị luận THCS, học sinh được học cả kiến thức lí thuyết và kĩ năng thực hành. Lớp 8, bước đầu học sinh được rèn luyện kĩ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận. Tuy nhiên thời lượng dành cho rèn luyện kĩ năng không nhiều. Mỗi loại kĩ năng chỉ được luyện tập trong một tiết. Điều đó dẫn đến những khó khăn không thể tránh khỏi đối với cả người dạy và người học.
Đối chiếu với chuẩn kiến thức, kĩ năng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về mức độ cần đạt của học sinh lớp 8 khi học kiểu văn bản nghị luận (Hình thành kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận/ Hiểu yêu cầu và biết cách đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận), tôi thấy nhiệm vụ và trách nhiệm của giáo viên khi dạy phần làm văn lớp 8 là vô cùng nặng. Giáo viên cần suy nghĩ lựa chọn và tìm ra phương pháp dạy học thích hợp nhất mới có thể đáp ứng được yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng nêu trên.
Nguyên tắc dạy học tạo lập văn bản là phải gắn lí thuyết với thực hành. Do vậy, sau mỗi bài học lí thuyết đều có bài tập thực hành và giờ luyện tập thực hành. Tuy nhiên, qua tìm hiểu SGK, sách bài tập và một số sách tham khảo về Ngữ văn 8, tôi cũng nhận thấy rằng, bài tập luyện tập thực hành chưa nhiều, chưa biên soạn thành hệ thống. Riêng đối với bài Luyện tập Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận (Chương trình Ngữ văn 8), tôi thấy sách giáo khoa chỉ đưa ra 1 bài tập luyện tập. 	Như vậy rất khó giúp học sinh hình thành được kĩ năng. Do vậy, để việc rèn luyện kĩ năng vận dụng tốt cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cần xây dựng hệ thống bài tập phong phú có hệ thống và cụ thể hơn.
Tóm lại, qua khảo sát nội dung chương trình sách giáo khoa Ngữ văn và thực tiễn dạy học của giáo viên, học sinh về văn nghị luận lớp 8, tôi thấy rằng để nâng cao chất lượng làm văn nghị luận cho học sinh cần phải tổ chức rèn luyện các kĩ năng phục vụ cho việc viết văn nghị luận. Trong đó có kĩ năng sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt là rất quan trọng đối với hành văn khi tạo lập văn bản nghị luận. 
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
1. Lựa chọn bài tập rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận 
1.1. Vị trí và tác dụng của bài tập 
"Mục tiêu của môn Ngữ văn THCS chủ yếu là hình thành và nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản và làm văn" cho học sinh. Để nâng cao năng lực làm văn cần trang bị cho học sinh tri thức và kĩ năng về các kiểu văn bản và tạo lập các kiểu văn bản đó. Tri thức rất quan trọng nhưng không phải tất cả tri thức về các kiểu văn bản đều trở thành kĩ năng tạo lập các kiểu văn bản ấy. Muốn có kĩ năng thì phải làm, phải thực hành. Không phải chỉ làm một lần mà phải làm nhiều lần, làm đi làm lại cho thành thạo. Như vậy, kĩ năng chỉ hình thành khi có quá trình rèn luyện, luyện tập, thực hành.
Việc rèn kĩ năng làm văn cho học sinh nói chung và việc rèn kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cho học sinh lớp 8 nói riêng luôn đòi hỏi phải xác định được nội dung luyện tập thực hành, đồng thời phải xác định được cách thức luyện tập thực hành. Nội dung luyện tập thực hành chính là hệ thống bài tập. Còn cách thức luyện tập là phương pháp tổ chức cho học sinh luyện tập của giáo viên.
Bài tập trong dạy học môn Làm văn rất quan trọng, giữ vị trí trung tâm của quá trình dạy học bộ môn này. Bởi vì “bản chất của làm văn là thực hành, lí thuyết làm văn cũng là lí thuyết thực hành”. Kiến thức lí thuyết được hình thành trên cơ sở giải quyết các bài tập tình huống. Kiến thức ấy lại được củng cố hoàn thiện bằng bài tập luyện tập. Điều đó thể hiện ở qui trình dạy học: sau mỗi giờ học cung cấp kiến thức lí thuyết bao giờ cũng có giờ thực hành luyện tập bằng bài tập, qua đó hình thành những kĩ năng, năng lực tạo lập văn bản cho học sinh.
Bài tập trong làm văn có tác dụng làm rõ kiến thức lí thuyết, khắc sâu những vấn đề lí thuyết đã được học cho học sinh. Đồng thời, bài tập cũng là phương tiện để học sinh biến kiến thức thành kĩ năng, năng lực giải quyết những vấn đề trong thực tế. Thông qua bài tập học sinh cũng được đo lường về trình độ kiến thức, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. (Nghĩa là bài tập còn là phương tiện để kiểm tra đánh giá kết quả học tập bộ môn của học sinh)
Trên cơ sở vị trí và tác dụng của bài tập trong dạy học làm văn chúng tôi nhận định rằng: Để rèn luyện tốt kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận cho học sinh lớp 8, vấn đề trọng tâm là phải xây dựng được hệ thống bài tập và phải sử dụng được hệ thống bài tập đó vào thực tiễn dạy học. Đây là loại kĩ năng khó, phức tạp nhưng có ý nghĩa quyết định sự thành công của bài văn nghị luận xét trên quan điểm giao tiếp.
1.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập 
Khi xây dựng hệ thống bài tập thực hành, rèn luyện các kĩ năng tạo lập văn bản nói chung, rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận nói riêng cần phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Hệ thống bài tập phải bám sát mục tiêu môn học
Mục tiêu là điểm xuất phát và chi phối toàn bộ các yếu tố khác trong một qui trình dạy học. Bài tập vừa là nội dung vừa là công cụ kiểm tra đánh giá. Vì thế xây dựng hệ thống bài tập vừa phải chú ý bám sát mục tiêu chung của giáo dục, của môn học vừa phải chú ý bám sát mục tiêu riêng của từng bài học cụ thể. 
Nguyên tắc 2: Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính khoa học 
 Nguyên tắc này thể hiện ở tính chính xác, tính hệ thống của nội dung bài tập. Cụ thể là mỗi bài tập đưa ra phải đúng về tri thức, phải đủ về yêu cầu và phải nhất quán giữa các câu hỏi.
Nguyên tắc 3: Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính sư phạm
 Đây là nguyên tắc có tính bắt buộc, đòi hỏi hệ thống bài tập phải bám sát nội dung chương trình và sách giáo khoa, hệ thống bài tập phải có tính kế thừa, nâng cao phù hợp với lứa tuổi, với trình độ học sinh, hệ thống bài tập phải đa dạng, hấp dẫn, có tác dụng gợi mở từ dễ đến khó, không áp đặt và phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
Nguyên tắc 4: Hệ thống bài tập phải đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục. Nghĩa là phải thể hiện được tinh thần tích hợp. Phải phân hoá được sinh trong quá trình dạy học.
Những nguyên tắc nêu trên là yêu cầu và định hướng để chúng tôi xây dựng hệ thông bài tập rèn kĩ năng sử dụng phương thức biểu cảm và thuyết minh trong văn bản nghị luận. 
2. Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận
 Hệ thống bài tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận được tôi xây dựng thành 3 nhóm chính. 
Nhóm 1: Bài tập nhận biết và phân tích tác dụng của các yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
Nhóm 2: Bài tập tạo lập văn bản nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảm. 
Nhóm 3: Bài tập phát hiện và chữa lỗi về kĩ năng sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
Trong 3 nhóm bài tập nêu trên, nhóm bài tập thứ 2 được chúng tôi quan niệm là nhóm bài tập cần được tổ chức rèn luyện nhiều và lâu dài, bởi mục tiêu của dạy học làm văn lớp 8 là hình thành năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho học sinh. Nhóm bài tập 1 là cơ sở để thực hiện nhóm bài tập 2 và nhóm bài tập 3 là phương tiện để củng cố hoàn thiện cho nhóm bài tập 2. Sau đây là sơ đồ (mô hình chung) của hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng phương thức biểu cảm và thuyết minh trong văn bản nghị luận:
Hệ thống bài tập
Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
Bài tập nhóm 1
Nhận biết và phân tích tác dụng
Bài tập nhóm 2
Tạo lập văn bản 
Bài tập nhóm 3
Phát hiện và chữa lỗi 
Đoạn văn
 nghị luận
Văn bản 
nghị luận 
Đoạn văn 
nghị luận 
Văn bản
nghị luận
Lỗi không sử dụng 
Lỗi sử dụng không hợp lí
Đoạn văn nghị luận xã hội
Đoạn văn nghị luận văn học 
Bài văn nghị luận xã hội
Bài văn nghị luận văn học
2.1. Bài tập nhóm 1: Nhận biết và phân tích tác dụng của các yếu tố biểu cảm trong bài văn nghi luận
Mục đích của bài tập nhóm 1: Giúp học sinh nắm vững đặc trưng cơ bản của văn bản nghị luận là tác động đến người đọc bằng cả lí trí và tình cảm; Giúp học sinh xác định được các yếu tố biểu cảm sử dụng trong bài văn (đoạn văn) nghị luận và phân tích được tác dụng của các yếu tố biểu cảm đó trong việc nâng cao hiệu quả thuyết phục của văn bản nghị luận 	
Nội dung của bài tập nhóm 1 gồm 2 phần:
Phần dẫn ngữ liệu: Đây là phần quan trọng quyết định sự thành công của bài tập nhóm 1, vì thế tôi đã lựa chọn những ngữ liệu điển hình là đoạn văn và bài văn nghị luận có sử dụng các yếu tố biểu cảm và thuyết minh.
Phần trình bày yêu cầu: Phần này gồm 3 yêu cầu chính khi luyện tập thực hành: Thứ nhất là yêu cầu xác định nội dung nghị luận; Thứ 2 là yêu cầu xác định các yếu tố biểu cảm đựơc đưa vào bài nghị luận; Thứ 3 là yêu cầu phân tích được tác dụng của những yếu tố biểu cảm đó.
Ngoài ra tôi đề xuất thêm phần hướng dẫn làm bài tập: Đây là phần nêu những gợi ý cho học sinh khi làm bài tập. 
Các dạng bài tập cụ thể của nhóm 1: Để tích hợp với các bài học về nghị luận xã hội và nghị luận văn học trong chương trình làm văn 8, tôi chia bài tập nhóm 1 thành 2 dạng cụ thể: (1) Bài tập nhận biết và phân tích tác dụng của yếu tố biểu cảm trong đoạn văn nghị luận; (2) Bài tập nhận biết và phân tích tác dụng của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận.
2.1.1. Bài tập nhận biết và phân tích tác dụng của yếu tố biểu cảm trong đoạn văn nghị luận
Bài tập 1:
Ngữ liệu:
"Ngày còn nhỏ, tôi đã được nghe một câu chuyện rất xúc động. Chuyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả mẹ - người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi tay ram ráp nhăn nheo nhưng hiền dịu và ấm áp. Cậu kết luận răng: bà ngoại là người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?"
Yêu cầu: Hãy đọc đoạn văn và cho biết cảm xúc của em? Cảm xúc đó được khơi gợi từ những yếu tố nào trong đoạn văn? Hãy chỉ ra yếu tố đó và phân tích tác dụng biểu đạt của chúng? Theo em, đoạn văn đó thuộc kiểu văn bản gì, vì sao?
Hướng dẫn làm bài tập:
Trình bày cảm xúc của mình khi đọc đoạn văn: Cảm xúc ấy là cảm giác xúc động dưng dưng nước mắt... khi đọc đoạn văn.
Xác định yếu tố biểu cảm: Cảm xúc được gợi lên từ câu chuyện xúc động về cậu bé nghèo với bài văn tả mẹ. Đó là hình ảnh cậu bé nghèo với tình yêu thương vô hạn dành cho mẹ (là người bà ngoại của em) mà tác giả đã kể ra bằng tất cả tình cảm yêu thương, trân trọng, ngưỡng mộ chân thành nhất. Cảm xúc ấy còn gợi lên từ ý kiến nhận định của tác giả về bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại: Đó mới chính là tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế? Câu hỏi tu từ khép lại đoạn văn, chứa chất biết bao tình cảm dâng lên nghẹn ngào! Như vậy, biểu cảm đâu phải là bằng những từ ngữ câu văn mĩ miều mà biểu cảm phải bằng chính cảm xúc chân thành của người viết, bằng sự diễn đạt giản dị và chân thật nhất. 
Mặc dù đoạn văn chứa đầy tình cảm, nhưng nó vẫn không phải là đoạn văn bản biểu cảm. Mà nó là một đoạn văn nghị luận. Vì mục đích của đoạn văn không phải là bộ lộ cảm xúc. Mục đích của đoạn văn là trình bày ý kiến quan điểm về bản chất của thành công. Với tác giả, thành công của cậu học sinh nghèo ấy, không phải là bài văn viết đúng, được điểm cao, mà là bài văn chứa đầy tình yêu thương, cất lên từ đáy lòng. Bản chất của thành công là như vậy, là nói lên được lòng mình một cách chân thành!
Bài tập 2:
Ngữ liệu: 
 "Ở màn đầu chương XIII, cảnh nhà vợ chồng địa chủ Nghị Quế, Ngô Tất Tố cho bưng vào đấy một cái rổ nhún nhín bốn chó con. {...} Quái thay là Ngô Tất Tố. Mới xem ai cũng thấy vợ chồng địa chủ cũng chỉ như mọi người khác thích chó, yêu chó, yêu gia súc, tưởng người lành hoặc kẻ bất lương cunggx không khác nhau gì lắm trong việc nuôi chó con. Thằng chồng le te cho chó ăn cơm, vợ hắn và hắn bù khú {...} với nhau trên câu chuyện chó con. ấy thế rồi là đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu đứng đấy. Đoạn này, khá lắm, bác Tố ạ! Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra." 
Yêu cầu: Hãy đọc đoạn văn và cho biết thái độ của người viết đối với tác giả và nhân vật của "Tắt đèn"? Thái độ đó thể hiện ở những yếu tố biểu cảm nào? Theo em, đoạn văn thuộc kiểu văn bản gì? Vì sao?
Hướng dẫn làm bài tập
Thái độ của tác giả đối với nhân vật của "Tắt đèn" (vợ chồng Nghị Quế) là: khinh bỉ và căm ghét. Thái độ đó thể hiện ở cách lập luận: lúc đầu người đọc cứ tưởng vợ chồng Nghị Quế "cũng chỉ như mọi người" ... về sau, tác giả đột ngột bóc trần bản chất chó đểu của chúng ra, khi chúng "giở giọng chó má với mẹ con chị Dậu".
Thái độ của tác giả đối với nhà văn của "Tắt đèn" (Ngô Tất Tố) là: khâm phục tài năng kể chuyện của Ngô Tất Tố. Thái độ đó bộc lộ bằng những lời nhận định ngợi ca: "Quái thay là Ngô Tất Tố; Đoạn này, khá lắm, bác Tố ạ!"
Đoạn văn trên thuộc văn bản nghị luận, có nội dung bàn luận về nhân vật và tài năng kể chuyện của nhà văn Ngô Tất Tố trong tác phẩm "Tắt đèn". Sở dĩ ta biết được điều đó là vì tác giả đã sử dụng thao tác lập luận tương phản khi phân tích hành vi lúc đầu và lúc cuối của vợ chồng Nghị Quế, từ đó vạch trần bản chất chó đểu của chúng. 
2.1.2. Bài tập nhận biết và phân tích tác dụng của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận 
Bài tập 1:
Ngữ liệu: HẠNH PHÚC VÀ BẤT HẠNH TRÊN ĐƯỜNG... CHÚNG TA ĐI
"Xin mời các quí vị và các bạn theo dõi chuyên mục An toàn giao thông", tiếng phát thanh viên của Đài Truyền hình Việt Nam vang lên quen thuộc. Không biết bao lần tôi đã nghe chuyên mục này trong bản tin Thời sự trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là chương trình Chào buổi sáng của Đài Truyền hình Việt Nam. Và dừng như lần nào cũng cập nhật một loạt thông tin chẳng mấy vui vẻ như: vi phạm luật giao thông, tai nạn nghiêm trọng, số người thiệt mạng, tổng số thiệt hại...
An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người. Đó không chỉ là khẩu hiệu mang tính kêu gọi, hô hào mà chính là cuộc sống đích thực của con người. Vì sao hằng ngày chúng ta nghe đến thuộc lòng, nhìn đến quen mắt câu nói đó mà thực trạng giao thông đô thị vẫn không mấy tiến bộ? Chỉ cần mỗi ngày hai lần đi - về cùng dòng người và xe cộ qua các nút giao thông, khi không có "bóng chú áo vàng"ở đó, là chắc chắn bạn sẽ chứng kiến vô số hành vi bất chấp luật lệ: đèn vàng, người ta vượt, rồi đến đèn đỏ, người ta vẫn cố vượt; người ta tranh thủ tạt ngang, rẽ ngược, cứ ngang nhiên xe máy trên đường một chiều (để "tiết kiệm" xăng xe hay thời gian?); lại có người đang bon bon thẳng hướng, bỗng sực nhớ rẽ phải, thế là đột ngột ngoặt sang bên cạnh chẳng cần xi nhan, cũng chẳng cần biết người đi phía sau sẽ không kịp phản xạ... Vẫn còn đó nỗi đau không thể nguôi quên, mất mát không thể bù đắp của những gia đình có người thân tử nạn vì sự thiếu ý thức an toàn giao thông. Điều đáng buồn là ở chỗ, không chỉ những người đi xe máy, xe đạp thiếu ý thức an toàn mà ngay cả những lái xe chuyên nghiệp, những tài xế tắc xi, xe tải, xe buýt cũng có người thiếu ý thức nghề nghiệp, coi nhẹ nhân mạng. Có một thời báo chí, đài phát thanh, truyền hình liên tiếp đưa thông tin về những vụ tai nạn chết người do xe buýt phóng nhanh vượt ẩu "cướp đường" gây ra. Những cái chết không đáng chết! Những sự mất mát phi lí! Đến bao giờ chúng ta mới thoát khỏi nỗi đau do sự thiếu ý thức an toàn giao thông của chính chúng ta gây ra?
Mấy năm gần đây, vấn đề an toàn giao thông đã và đang trở thành "điểm nóng" như một "quốc nạn"ở nước ta. Nhiều bộ, ngành, tổ chức, cá nhân cùng kết hợp tuyên truyền, giải thích vận động trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng về an toàn giao thông. Bộ Giao thông vân tải, Bộ Công an, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo... tất cả cùng "vào cuộc" tuyên truyền cổ động cho giao thông an toàn. Chính phủ thành lập riêng một uỷ ban an toàn giao thông quốc gia. Vô số những bài báo, phóng sự, bài luận dự thi, pa nô, áp phích, những cuộc triển lãm, những hoạt động quảng cáo đa dạng diễn ra mọi lúc mọi nơi nhằm nâng cao ý thức an toàn giao thông cho người dân. Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Trái Đất, các diễn viên điện ảnh, ca sĩ, nhạc sĩ... đều hăng hái tham gia tuyên truyền an toàn giao thông Việt Nam. Vì sao hoạt động cổ vũ giao thông an toàn lại rầm rộ như vậy? Câu trả lời thiết nghĩ thật đơn giản, bởi các hành vi vi phạm an toàn giao thông dường như không có chiều hướng ngừng tái diễn và hậu quả của chúng vẫn hằng ngày dóng lên những tiếng chuông cảnh báo ghê rợn. Theo thống kê, năm 2002, cả nước có 13000 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông. Thống kê mới nhất của Ngân hàng Thế giới - theo báo điện tử Vietnamnet ngày 18 tháng tư năm 2007 - hằng năm Việt Nam thiệt hại khoảng 850 triệu đô la do tai nạn giao thông, tổn thất kinh tế đó chiếm 0,5% tổng sản lượng quốc gia. Điều đáng suy nghĩ là thanh thiếu niên độ tuổi từ 15 đến 25 chiếm 20% dân số Việt Nam nhưng lại chiếm 40% số vụ "tai nạn giao thông đặc biệt ngiêm trọng". Đành rằng còn nhiều vấn đề không an toàn do cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ gây ra, chẳng hạn: đường xá chật hẹp; việc cải tạo thường xuyên dở dang đã tạo nên nhiều "cái bẫy" nguy hiểm: nắp cống trồi lên giữa lòng đường, "ổ gà, ổ voi" mọc giữa phố, hố ga thiếu nắp, đường phố thiếu đèn điện... biển báo giao thông bị cành cây, biển quảng cáo che lấp, vỉa hè bị lấn chiếm, hệ thống đường đi bộ qua các nút giao thông rất thiếu... Nhưng "tiên trách kỉ, hậu trách nhân", nguyên nhân đầu tiên bao giờ cũng chính vẫn ở sự thiếu ý thức chấp hành luật của mỗi chúng ta. Từ tai nạn đường sắt, đường thuỷ cho đến tai nạn đuờng bộ, theo thống kê cho thấy, nguyên nhân chính vẫn ở ý thức con người. Có những đoạn đường sắt "nguy hiểm chết người" bởi bị tháo trộm ốc vít hoặc hành khách vô tội bị ném gạch đá không thương tiếc... thật đáng buồn do mưu sinh, một số kẻ đang tâm kiếm sống bằng "nghề rải đinh" dọc quốc lộ, tỉnh lộ, thậm trí đường cao tốc . Tại Hội nghị về giao thông các nước khu vực Đông Á tổ chức năm 2005, trong báo cáo của trường Đại học Giao thông vận tải, ba nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ - loại tai nạn giao thông chủ yếu ở nước ta đó là: chạy quá tốc độ chiếm 34%, vượt tuyến ẩu, bất cẩn chiếm 22% và lái xe say xỉn chiếm 11%. Địa điểm diễn ra tai nạn, trên quốc lộ chiếm 50%, trong thành phố chiếm 31%, ở các tỉnh chiếm 12%. Trong đó đáng chú ý là 70% số vụ tai nạn liên quan đến xe gắn máy 2 bánh, 30 % còn lại do ô tô 4 bánh gây nên, nam giới là "thủ phạm" của 81% số vụ tai nạn. Tình trạng một số thanh niên phóng nhanh, vượt ẩu, xe máy kẹp 3-4 lạng lách, đánh võng, rú ga bóp còi inh ỏi, thậm chí tổ chức đua xe trái phép với những "pha biểu diễn" nguy hiểm như: bỏ tay lái, bốc đầu xe, quẹt chân chống...vẫn tái diễn trong thành phố.
Ai đó đôi khi diễu cợt các "anh hùng núp" không đứng ngay giữa ngã tư hoặc ngay đầu các lối cấm rẽ mà đứng ở phía xa khuất rồi bất chợt xuất hiện phạt vi cảnh những người phạm luật. Riêng tôi lại rất tán đồng với "biện pháp phục kích" vất vả của các chiến sĩ cảnh sát giao thông. Đó là một trong những chiến thuật bất đắc dĩ, nhưng hiệu quả của ngành Cảnh sát để dần uốn nắn ý thức hiểu biết và chấp hành luật giao thông cho người dân. Tham gia giao thông mà không nắm được ý nghĩa các biển báo giao thông, không chịu tuân thủ những qui định an toàn tối thiểu, không tự giác khuôn mìn vào pháp luật, thử hỏi làm sao không gây tai nạ

File đính kèm:

  • docgiai_phap_ren_luyen_ki_nang_dua_yeu_to_bieu_cam_vao_van_nghi.doc