Báo cáo biện pháp Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản chương trình Ngữ văn 7

Quá trình dạy học ngày nay nhấn mạnh vào việc phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Người giáo viên (GV) trong quá trình giảng dạy không chỉ giúp học sinh lĩnh hội tri thức mà còn phải giúp các em rèn luyện đạo đức, nhân cách và các kĩ năng (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc và tổ chức hoạt động ). Chính vì thế, trong quá trình dạy học, GV luôn phải xác định cho mình mục tiêu của quá trình dạy học, lựa chọn cho mình một hoặc một vài phương pháp tối ưu nhất, phù hợp nhất đối với bài học để có thể cung cấp nhiều nhất kiến thức, kỹ năng cho học sinh (HS).

Trong bộ môn Ngữ văn 7 nói riêng, giờ đọc hiểu văn bản chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Giờ đọc hiểu văn bản giúp học sinh cảm thụ và phân tích được tác phẩm văn chương, rèn luyện năng lực thẩm mỹ và năng lực tư duy. Năng lực thẩm mỹ còn tuỳ thuộc vào yếu tố năng khiếu của HS, còn năng lực tư duy là một yêu cầu có tính phổ biến trong dạy học văn. Tác phẩm văn chương là một bức tranh phản ánh đầy đủ và sinh động hiện thực cuộc sống xung quanh chúng ta. Mỗi người có một cách cảm nhận riêng về tác phẩm văn học mà mình được tiếp xúc. HS khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương, được học trong nhà trường cũng vậy. Vì thế, trong giờ giảng văn cần phát huy hết năng lực tư duy, khả năng tìm tòi phát hiện cảm nhận theo những suy nghĩ riêng của HS. Như vậy, tác phẩm văn học sẽ trở thành đối tượng của thầy trò trong quá trình dạy học. Hiện nay phương pháp giảng dạy tích cực theo quan điểm “Lấy học sinh làm trung tâm” đã được đưa vào ứng dụng. Trong hoạt động dạy học nói chung, trong giờ giảng văn nói riêng với phương pháp này thì phải có sự tác động qua lại giữa GV và HS. Để phát huy tính tích cực của HS trong hoạt động học tập thì GV có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo hoạt động của trò. Trò phải là chủ thể tự giác tích cực trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Để giờ học tác phẩm văn chương trở nên sinh động, vai trò của học trò trong giờ học được khẳng định và mối liên hệ qua lại thường xuyên giữa thầy và trò được duy trì thì không thể thiếu hệ thống câu hỏi.

 

doc 78 trang Chí Tường 21/08/2023 4241
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản chương trình Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản chương trình Ngữ văn 7

Báo cáo biện pháp Xây dựng hệ thống câu hỏi mở trong dạy học đọc hiểu một số văn bản chương trình Ngữ văn 7
yến, mời các em xem đoạn phim sau đây. (Đoạn phim)
 (?) Qua đoạn phim vừa xem kết hợp với phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khuyến? 
( HS trả lời- GV kết hợp ghi bảng)
- GV chiếu ảnh nhà thơ Nguyễn Khuyến và mở rộng thông tin về tác giả.
 NK có nhiều vần thơ viết về tình bạn, về thiên nhiên, cuộc sống, con người ở làng quê. Vì thế, ông được coi là nhà thơ của tình bạn, làng cảnh Việt Nam.( ghi bảng)
- Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác: Sau khi thi đỗ, Nguyễn Khuyến làm quan khoảng 10 năm. Sau đó, ông cáo quan về ở ẩn tại quê nhà. Bài thơ này được sáng tác trong thời gian đó. (Chiếu bài thơ)
(?) Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó? 
- Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng cái đặc sắc là nó được viết bằng chữ Nôm- chữ viết của dân tộc ta.
- HD cách đọc: Giọng vui tươi, hóm hỉnh. Ngắt nhịp 4/3 (riêng câu 7: 4/1/2) - Gv đọc
(?)Gọi HS đọc – nhận xét. 
(?)Theo em, bài thơ có thể được chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
 Thông thường, bài thơ thất ngôn bát cú được chia làm 4 phần: đề, thực, luận, kết, nhưng ở đây chúng ta không tìm hiểu theo bố cục đó mà theo mạch cảm xúc của tác giả. Đây chính là sự phá cách, sáng tạo, thể hiện cách lập ý độc đáo của nhà thơ. (Chiếu máy)
-Chuyển ý: Và bây giờ, cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu cái độc đáo ấy trong bài thơ là gì? (Ghi bảng)
HOẠT ĐỘNG 2: HD HS TÌM HIỂU CHI TIẾT TÁC PHẨM
Chiếu câu 1: 
(?) Đọc câu thơ thứ nhất, em hãy cho biết cụm từ “đã bấy lâu nay” là thành phần gì trong câu? Việc sử dụng cụm từ ấy của nhà thơ giúp em hình dung được điều gì?
- Đã lâu rồi 2 người không gặp nhau
- Nỗi mong chờ bạn của nhà thơ
* Trạng ngữ chỉ thời gian đặt ở đầu câu thơ nói lên sự xa cách: đã lâu rồi không thấy bác đến chơi. Dường như khi nói vậy là nhà thơ đã có ý tính với lần người bạn đến trước. Vì thế nó còn thể hiện nỗi mong ngóng, chờ đợi của chủ nhà.
- Các em chú ý từ “bác” (gạch chân)
(?) Em hãy tìm những từ có thể thay thế cho từ “bác”? Có nên thay thế từ “bác” bằng 1 trong các từ em vừa tìm không ? Vì sao?
- Bác là danh từ nhưng ở đây lại được dùng như đại từ nhân xưng. Cách xưng hô này ta vẫn thường gặp trong cuộc sống. Nó vừa dân dã, mộc mạc, gần gũi lại vừa thể hiện sự tôn trọng của người nói đối với người nghe. 
Như vậy ta thấy rằng: từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú. Vì vậy, cần cân nhắc khi sử dụng đại từ nhân xưng cho phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
 (?) Còn em, khi xưng hô với bạn bè, em thường dùng những từ ngữ nào?
( tớ - cậu, mình – bạn, xưng tên)
- Từ ngữ xưng hô không chỉ thể hiện mối quan hệ giữa người nói với người nghe mà còn mang sắc thái biểu cảm khác nhau.Vì thế, khi giao tiếp, không chỉ với bạn bè mà với tất cả những người xung quanh, các em cần lựa chọn từ ngữ xưng hô cho phù hợp để thể hiện nét thanh lịch, văn minh của người Hà Nội nói chung, học sinh Thủ đô nói riêng.
- Trở lại với câu thơ của NK “ Đã bấy lâu nay bác tới nhà”- câu thơ không đơn thuần là lời thông báo bạn đến chơi mà còn cho thấy tâm trạng, cảm xúc gì của tác giả? 
* Tự nhiên là thế, chân tình là thế, câu thơ vang lên như một tiếng reo vui, một lời chào thân mật, dung dị của những con người chân quê. Đằng sau câu thơ, ta như hình dung thấy những bước chân lập cập như ríu lại, nét mặt hồ hởi, xúc động của chủ nhà trước sự xuất hiện bất ngờ của người bạn đã bấy lâu chưa gặp.( ghi bảng: reo vui, hồ hởi)
Chuyển ý: Bạn đến chơi là một điều bất ngờ, một niềm vui lớn. Trong niềm vui ấy, nhà thơ sẽ tiếp đãi bạn như thế nào?
Chiếu 6 câu thơ
(?) Em hãy đọc 6 câu thơ và cho biết điều đầu tiên tác giả nghĩ tới việc tiếp đãi bạn là gì?
* Đối với người Việt Nam chúng ta, khi nhà có khách, đặc biệt là khách quý từ xa đến, bao giờ người Việt cũng muốn bày tỏ tình cảm, tấm lòng hiếu khách của mình bằng việc làm mâm cỗ thật thịnh soạn. Lối sống, phong cách của con người Việt Nam là như vậy đấy. Và suy nghĩ của NK cũng không nằm ngoài điều đó. Nhà thơ muốn làm mâm cơm tươm tất bằng những thức ngon mua ở chợ nhưng lại gặp phải khó khăn, đó là gì?
(ghi bảng: trẻ - vắng, chợ - xa)
- Không có trẻ để sai bảo, tuổi già sức yếu, nhà thơ không thể đích thân đi chợ được. Trong hoàn cảnh đó, NK đành nghĩ đến những thứ “ cây nhà lá vườn” . Thế cụ Tam Nguyên muốn tiếp bạn bằng những món gì? (ghi bảng cột dọc: cá, gà, cải, cà, bầu, mướp, trầu)
(?) Nhưng những dự định tiếp bạn ấy của nhà thơ có thực hiện được không ? Vì sao?
( Không, vì cá khôn chài HS trả lời- Gv kết hợp ghi bảng)
- GV giảng: Ông cha ta có câu: “khách đến nhà không gà thì vịt”. Gà và cá vốn là những món ăn ngon và sang, nhất là đối với người dân vùng nông thôn. Nhưng thật trớ trêu, bạn đến bất ngờ, tôi không có sự chuẩn bị trước nên : cá khôn chài, gà khó đuổi. Không có được mâm cơm thịnh soạn như mong muốn, cụ Tam Nguyên đành nghĩ đến những món rau dưa đạm bạc, dân dã nhưng chúng đều chưa dùng được. Ngay cả “Miếng trầu là đầu câu chuyện” cũng lại không có nốt. Thật là oái oăm! 
- Chú ý các từ “ khôn, khó, chửa ” và nhận xét cách dùng từ của tác giả?
Đây là những từ thuộc lời ăn tiếng nói của nhân dân. Bình thường, chúng rất ít và khó đưa vào trong thơ. Nhưng ở đây, NK đã sử dụng một cách nhuần nhuyễn, khéo léo và việc dùng từ thuần Việt khiến cho đoạn thơ, lời thơ trở nên trong sáng, dễ hiểu. Điều đó chứng tỏ tài năng bậc thầy của cụ đồ nho trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc. 
Câu hỏi thảo luận nhóm( 2 phút)
(?) Có ý kiến cho rằng: trong đoạn thơ này, cụ Nguyễn Khuyễn đang than nghèo, kể khổ về gia cảnh của mình. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
( HS thảo luận - gọi đại diện nhóm trình bày)
* GV chốt: ở đây NK không có ý định than nghèo. Vì vốn là một ông quan to triều Nguyễn dẫu về quê ở ẩn thì NK cũng không nghèo đến mức không có bữa cơm, không có miếng trầu để mời bạn. Vả lại, cơ ngơi của cụ là “Chín sào tư thổ làm nơi ở”, mấy ngàn mét đất chẳng lẽ lại không có rau trái gì đúng mùa vụ? Thực ra, cụ đang ngầm giới thiệu những thứ mà mình có (ghi bảng có) nhưng vì không đúng thời điểm, thời vụ nên cuối cùng lại chẳng có gì để tiếp bạn (không có). Đây là cách nói quá lên để tạo ra tình huống khó xử nhằm đùa vui, hóm hỉnh với bạn.
 (?) Qua những câu thơ của NK, em hình dung thế nào về bức tranh làng quê Việt Nam?
( GV bình- chiếu các hình ảnh về vườn)
Đọc những câu thơ, chúng ta có cảm tưởng như cụ Tam Nguyên Yên Đổ đang dẫn bạn ra vườn để giới thiệu về cuộc sống của mình sau khi từ quan. Đó là cuộc sống thanh bạch của một nhà nho vui thú với cảnh điền viên, với vườn cây ao cá, với cải, cà, bầu, mướp Một bức tranh trù phú, bình dị mang những nét đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Tất cả đã được hòa quyện trong sự hài hước, hóm hỉnh, đúng với phong cách và lối sống dân dã của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Đọc đến đây, chúng ta tự hỏi: không có mâm cao cỗ đầy để tiếp bạn, đến lễ nghi tiếp khách tối thiểu là miếng trầu cũng không có, vậy nhà thơ sẽ lấy gì để bày tỏ tình cảm của mình đối với bạn?
 (?)Em hãy đọc câu thơ cuối và cho biết cụm từ “ta với ta” có ý nghĩa gì?
(Chỉ nhà thơ và người bạn, đồng nhất giữa chủ và khách, tuy 2 mà như 1. Chỉ 3 tiếng “ta với ta” thôi nhưng thật ấm áp, thật ý nghĩa )
(?) Câu thơ cuối có mối quan hệ thế nào thế nào với 6 câu thơ trước?
( Chiếu máy cả 7 câu thơ)
+ 6 câu trước: không có (vật chất)
+ Câu cuối: có ( tinh thần)
Trong một bài thơ, không phải câu thơ nào cũng có vai trò, vị trí như nhau. Dường như 
“cái không” ở những câu thơ trên đã được đẩy lên đến mức cao trào để làm nổi bật “cái có” ở câu thơ cuối. Nếu như 6 câu trên làm cho người đọc ở vào thế chông chênh thì câu kết bất ngờ đã lấy lại thế cân bằng. Bạn đến với tôi vì tình, vì nghĩa và tôi tiếp bạn cũng chính bằng tình cảm, bằng tấm lòng chân tình hiếu khách của mình. Cho dù vật chất có thiếu thốn nhưng biết yêu thương, quý trọng nhau ta vẫn thấy đủ đầy bởi tình bạn chính là bữa tiệc tinh thần vô giá.( ghi bảng: tình bạn chân thành, thắm thiết)
 (?)Từ câu chuyện tình bạn của NK, là học sinh, em quan niệm thế nào là một tình bạn đẹp? lời- HS khác nhận xét, bổ sung)
+ Tình cảm chân thành, khoan dung độ lượng
+ Luôn tôn trọng nhau
+ Hết lòng vì bạn
+ Không tính toán... 
- Các em đang ở lứa tuổi đẹp nhất: tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng. Cô mong các em sẽ có nhiều người bạn tốt và giữ gìn những tình bạn đẹp để làm hành trang bước vào tương lai.
Có được tình bạn đẹp đã là khó nhưng để giữ được nó là điều không phải dễ.
(?) Vậy theo em, làm thế nào để giữ gìn tình bạn đẹp?
( hiểu và thông cảm cho nhau, không nên cố chấp)
Đặt bài thơ trong hoàn cảnh: người bạn đến chơi khi NK đã cáo quan về ở ẩn, ta mới càng trân trọng tình bạn, tình người ở đây. Tình cảm của NK khác hẳn với thời thế mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phản ánh:
 “Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
 Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi”
 Và trong xã hội ngày nay, có nhiều người sống thực dụng, quá đề cao vật chất mà quên đi những giá trị tinh thần thì bài thơ của NK chính là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu sắc: tình bạn cốt ở tấm lòng thành.
HĐ 3: HƯỚNG DẪN HS TỔNG KẾT
(?) Em hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? ( lược đồ bài học)
(?) Nội dung ý nghĩa của bài thơ là gì?
 * Bài thơ nói riêng và những sáng tác của NK nói chung luôn mang đậm bản sắc, tâm hồn người Việt: mộc mạc mà tế nhị, giản dị mà thanh cao, thân mật nhưng không suồng sã. Cái đặc tính dịu dàng, kín đáo, hóm hỉnh, sâu sắc là sản phẩm tinh thần đặc trưng của xứ sở văn minh lúa nước. Vì thế, có thể khẳng định: NK là một con người, một tâm hồn Việt Nam tiêu biểu.
- Xem phim
- Trả lời
Quan sát
- Nghe
- Trả lời
- Nghe
- Đọc
Nhận xét
- Trả lời
- Trả lời
- Nghe
- Trả lời
- Suy nghĩ, trả lời
- Trả lời
- Quan sát
- Đọc
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Nghe
- Quan sát, nhận xét
-Hoạt động nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét
- Trả lời
- Quan sát, nghe
- Đọc, trả lời
- Trả lời
- Suy nghĩ, trả lời
I. Đọc- Tìm hiểu chung
 1. Tác giả:
Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) –Tam Nguyên Yên Đổ.
- Nhà thơ của tình bạn và làng cảnh Việt Nam
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: sau khi cáo quan về ở ẩn.
b. Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật
c. Đọc
d. Bố cục : 3 phần 
II. Đọc- Tìm hiểu chi tiết
Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà
- đã bấy lâu nay: xa cách, mong chờ
- bác: thân tình, nể trọng
à Reo vui, hồ hởi
2.Tình huống tiếp bạn
trẻ
chợ
cá 
gà
cải
cà
bầu
mướp
trầu
vắng
xa
khôn chài
khó đuổi
chửa ra cây
mới nụ
vừa rụng rốn
đương hoa
không có
 (Có) (Không có)
Từ ngữ phong phú, mộc mạc, giản dị + nói quá
=>
-> Tạo tình huống khó xử: đùa vui, hóm hỉnh
3.Tình cảm của nhà thơ
- ta với ta: sự đồng nhất giữa hai tâm hồn
->Tình bạn chân thành, thắm thiết
III. Tổng kết ( ghi nhớ SGK 105 )
4. Củng cố:
(?) Điều em tâm đắc nhất sau khi học bài thơ này là gì?
 5. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc lòng bài thơ
- Sưu tầm những câu nói dân gian về cách ứng nhân, xử thế
- Chuẩn bị viết bài văn biểu cảm.
- Bước 2: Thực hiện giảng dạy trên lớp 7A2; triển khai câu hỏi mở trong bài học. Cụ thể một số câu hỏi như sau:
+ Thông qua việc chuẩn bị bài ở nhà, hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Nguyễn Khuyến? 
+ Những dữ liệu này (về tác giả, tác phẩm) được thu thập như thế nào?
+ Em đã sử dụng phương pháp nào để thu thập?
+ Căn cứ vào đâu mà em khẳng định bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật? Theo em, cái đặc sắc của Nguyễn Khuyến khi sử dụng thể thơ này là gì?
+ Theo em, bài thơ có thể được chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
+ Đọc câu thơ thứ nhất, em hãy cho biết cụm từ “đã bấy lâu nay” là thành phần gì trong câu? Việc sử dụng cụm từ ấy của nhà thơ giúp em hình dung được điều gì?
+ Em hãy tìm những từ có thể thay thế cho từ “bác”? Có nên thay thế từ “bác” bằng 1 trong các từ em vừa tìm không ? Vì sao?
+ Chú ý các từ “ khôn, khó, chửa ” và nhận xét cách dùng từ của tác giả?
+ Câu hỏi thảo luận nhóm( 2 phút)
(?) Có ý kiến cho rằng: trong đoạn thơ này, cụ Nguyễn Khuyễn đang than nghèo, kể khổ về gia cảnh của mình. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
+ Qua những câu thơ của NK, em hình dung thế nào về bức tranh làng quê Việt Nam?
+ Từ câu chuyện tình bạn của NK, là học sinh, em quan niệm thế nào là một tình bạn đẹp?
+ Còn em, điều em tâm đắc nhất sau khi học bài thơ này là gì?
- Bước 3: Phát phiếu điều tra cho giáo viên dự giờ và học sinh. Tổng hợp ý kiến, đánh giá của giáo viên và học sinh trong việc sử dụng câu hỏi mở vào bài học.
2.4.3.2. Văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm”
2.4.3.2.1. Lí do lựa chọn văn bản
Trong chương trình Ngữ văn 7, có ba tác phẩm văn xuôi trữ tình thuộc thể văn tùy bút: Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam), Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng), Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương).
Tùy bút là một thể loại văn xuôi ghi chép những hình ảnh, những sự việc, những câu chuyện có thật mà người viết quan sát, chứng kiến. Tùy bút chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của người viết về con người và đời sống hiện tại. Vì thế, tùy bút thường mang đậm chất chủ quan, chất trữ tình, nó giống như một bài thơ bằng văn xuôi. Lời văn của tùy bút mang những xúc cảm tự do, giàu hình ảnh. Nét nổi bật trong tùy bút là qua việc ghi chép những con người và sự việc cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú ý đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc đời.
Thông qua giờ dạy “Một thứ quà của lúa non: Cốm” (Thạch Lam), chúng tôi muốn để các em tự cảm nhận và bộc bạch những suy nghĩ riêng của mình trong việc khẳng định và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tiếp cận văn bản bằng việc xen kẽ hệ thống những câu hỏi mở sẽ giúp cho HS bộc lộ được năng lực tự học và năng lực cảm thụ thẩm mỹ của mỗi cá nhân.
2.4.3.2. 2. Quy trình triển khai thực nghiệm bài “Một thứ quà của lúa non: Cốm”
- Bước 1: Giáo viên soạn giáo án có thiết kế câu hỏi mở theo quy trình đã đề xuất ở chương II 
Tiết : 57
MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
(Trích Tuỳ bút “Hà Nội băm sáu phố phường”)
 - Thạch Lam-
A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hoá trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc.
- Thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tuỳ bút của Thạch Lam.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng cảm nhận tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
- Rèn kĩ năng tư duy sáng tạo trong việc cảm nhận một tác phẩm văn học.
- Hình thành năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực thuyết trình
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức trân trọng, giữ gìn nét đẹp văn hoá của dân tộc.
B. Chuẩn bị:
+ GV: Giáo án, máy projector. tranh ảnh minh hoạ, tài liệu tham khảo về tác giả, tác phẩm.
+ HS: Đọc và chuẩn bị bài. Sưu tầm tư liệu cho bài học: tranh ảnh minh hoạ, tài liệu tham khảo về tác giả, tác phẩm.
C. Phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học
1. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thuyết trình,...
2. Kĩ thuật dạy học: Sáu chiếc mũ tư duy, sơ đồ tư duy.
D. Nội dung và tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Như sự chuẩn bị và phân công từ trước, tiết học ngày hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các con tìm hiểu và cảm thụ một văn bản văn học theo những đặc trưng của nó, nhìn từ những góc độ khác nhau của 6 chiếc mũ tư duy: (Bấm máy): Mũ trắng: cung cấp những thông tin, dữ kiện; Mũ đỏ: cảm xúc (xúc cảm được gợi ra khi đọc văn bản); Mũ vàng: cái hay, cái tích cực của tác phẩm; Mũ đen: điểm khó hiểu, chưa hay; Mũ lá cây: cái mới, cái sáng tạo của tác phẩm; Còn cô, sẽ là người đội chiếc mũ màu xanh da trời, hướng dẫn, tổ chức cho các con tìm hiểu bài học và sẽ cho các con biết, bí mật cuối cùng của bài học hôm nay là gì.
- Bây giờ, các con hãy nhắm mắt lại, hãy nghe nhạc và nghĩ về mùa thu. 
(?) Hãy cho cô biết, có những gì đã được nhắc đến trong lời hát? (cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, hoa sữa, cốm).
è Không phải ngẫu nhiên, mà trong bao nhiêu nét đẹp của mùa thu, màu sắc của mùa thu HN, người ta lại không thể không nhắc tới một thức quà tao nhã: cốm – nét ẩm thực không thể thiếu của người HN mỗi độ thu về. Nhà văn Thạch Lam sẽ cho chúng ta biết điều gì tạo nên sức cuốn hút của thức quà giản dị này qua bài học hôm nay. (Ghi bảng)
* Nội dung:
* HĐ 1: HD HS Tìm hiểu khái quát văn bản.
- Mục tiêu: HS tự tìm hiểu và rút ra những ý chính về tác giả, phong cách sáng tác.
 + Tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục.
 + Cách đọc văn bản.
 + Rèn kĩ năng thuyết trình 1 vấn đề.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật: 6 chiếc mũ tư duy.
- Thời gian: 7 phút
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
* Y/c các nhóm mũ chuẩn bị nội dung trình bày.
* Y/c nhóm mũ trắng trình bày phần sưu tầm về tác giả Thạch Lam.
- GV gọi HS nhận xét à chốt ý. (Chiếu máy + ghi bảng)
* Y/c nhóm mũ xanh lá cây trình bày về phong cách sáng tác của Thạch Lam.
* Y/c nhóm mũ vàng chỉ ra cái hay của phong cách sáng tác đó.
* GV tổng kết: (chiếu máy) trích dẫn nhận xét của Nguyễn Tuân về văn Thạch Lam:
“Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đờiNgày nay, đọc lại Thạch Lam vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học”.
- Văn của ông quả đúng là “làm cho lòng người trong sạch và phong phú hơn”.
* Y/c nhóm mũ trắng giới thiệu sơ qua về tập tùy bút “Hà Nội băm sáu phố phường”.
* Y/c nhóm mũ đỏ trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
(?) Các em có suy nghĩ gì về lòng yêu nước thầm kín của Thạch Lam?
* Y/c nhóm mũ xanh chỉ ra những đặc trưng của thể tùy bút.
* Y/ c nhóm mũ đen chỉ ra cái khó khi đọc văn bản.
à Đề xuất cách đọc:
à Y/c nhóm mũ đen đọc 1 đoạn.
* Y/ c nhóm mũ đỏ chọn 1 đoạn nhiều cảm xúc nhất à đề xuất cách đọc à đọc.
(?) Mũ trắng đưa ra cách chia bố cục?
à GV nhận xét: (chiếu máy phần bố cục).
+ P1: Từ đầu à “thuyền rồng”: Cội nguồn của cốm.
+ P2: Tiếp à “kín đáo và nhũn nhặn”: Cốm – giá trị văn hóa sâu xa.
+ P3: Còn lại: Bàn luận về sự thưởng thức cốm.
=> Các em đã thấy, bằng sự kết hợp rất nhiều những phương thức biểu đạt, tác giả đã đi sâu khai thác những cái tinh túy nhất của 1 thức quà giản dị nhưng lại có giá trị văn hóa tinh thần rất lớn. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết để hiểu rõ hơn về điều mà TL muốn nói.
- Các nhóm mũ chuẩn bị nội dung trình bày.
- Nhóm mũ trắng trình bày.
à Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét.
- Nhận xét phần trình bày của nhóm mũ trắng.
- Nhóm mũ xanh lá cây trình bày về những điểm đặc biệt trong phong cách sáng tác của Thạch Lam.
=> Phong cách này hình thành nên cách viết văn hết sức nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng để lại trong lòng người đọc nhiều sự suy ngẫm.
- Nhóm mũ trắng giới thiệu.
à Các nhóm mũ khác lắng nghe, nhận xét.
- Nhóm mũ đỏ trình bày hoàn cảnh sáng tác.
- Trả lời (yêu nước là ca ngợi, tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc)
- Nhóm mũ xanh trả lời. (Tùy bút thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống. Ngôn ngữ tùy bút thường giàu hình ảnh và chất trữ tình.)
- Mũ đen trả lời.
- Cách đọc: Tìm hiểu kĩ chú thích trước để hiểu văn bản, chú trọng vào những từ ngữ biểu cảm.
- Đọc VB.
- Cách đọc: giọng thủ thỉ, tâm tình, nhẹ nhàng, sâu lắng.
à Các nhóm mũ khác nhận xét cách đọc.
- Trả lời
à Các nhóm nhận xét.
- Quan sát.
I. Đọc hiểu khái quát VB
 1. Tác giả:
- Thạch Lam (1910 – 1942)
- Sinh tại: Hà Nội.
- Phong cách sáng tác: tinh tế, nhạy cảm.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Rút từ tập “HN băm sáu phố phường” (1943)
b. Hoàn cảnh sáng tác: Viết vào thời kì TD Pháp đô hộ à thể hiện lòng yêu nước thầm kín. 
c. Thể loại: Tùy bút.
d. Đọc – tìm hiểu chú thích: sgk.
e. Bố cục: 3 phần.
* HĐ 2: HD HS tìm hiểu chi tiết VB:
- Mục tiêu: 
+ Giúp HS cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét văn hóa của một thứ quà giản dị mà độc đáo trong cảm nhận của Thạch Lam.
+ Tình cảm trân trọng của nhà văn đối với một thứ quà mang hương vị đồng quê dân dã.
+ Nét nhẹ nhàng, tinh tế của ngòi bút Thạch Lam trong bài.
- Hình thành năng lực phát hiện 

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_xay_dung_he_thong_cau_hoi_mo_trong_day_hoc.doc