Báo cáo biện pháp Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng điện tử môn Lịch sử và Địa lí lớp 4

Truyền thông đa phương tiện (multimedia communication) là một khái niệm mới được xuất hiện trong những năm gần đây. Có thể hiểu Truyền thông đa phương tiện chính là quá trình chuyển tải thông tin bằng âm thanh và hình ảnh hay sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh (có thể là kênh chữ, kênh hình).

Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu kĩ thuật máy tính của Mỹ năm 1993 (tạm dịch): “Con người lưu lại trong bộ nhớ được 20% những gì họ thấy, 30% những gì họ nghe. Nhưng họ nhớ 50% những gì họ thấy và nghe; và con số này lên tới 80% nếu họ thấy và nghe các sự vật, hiện tượng một cách đồng thời”. Trên cơ sở số liệu này, chúng ta có thể thấy việc dạy học môn Lịch sử và Địa lí 4 với những phương tiện truyền thống như phấn trắng bảng đen, lời của thầy và một số phương tiện dạy học mang tính tĩnh (bản đồ, lược đồ, tranh ảnh) chắc chắn hiệu quả sẽ không cao, mức độ ghi nhớ của học sinh sẽ thấp và rất chóng quên. Ngược lại, nếu học sinh được quan sát, tiếp cận với phương tiện dạy học mang tính động như một đoạn phim, bản đồ, lược đồ (được thiết kế logic các hiệu ứng theo các sự kiện), thì chắc chắn các tiết học môn Lịch sử, Địa lí sẽ gây hứng thú tích cực cho học sinh, giúp các em tiếp thu thông tin nhanh hơn, chính xác hơn và nhớ lâu hơn.

Có người đã nói: “Một hình ảnh, một đoạn phim có thể thay thế cho rất nhiều lời giảng”. Giảng dạy bằng giáo án điện tử hiện nay được nhiều nhà trường áp dụng để truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách nhanh và hiệu quả nhất. Điều lớn nhất mà truyền thông đa phương tiện đem lại trong các bài giảng điện tử là lượng kiến thức lớn, hình ảnh trực quan sinh động được truyền tải đến học sinh. Không những tạo ra những tiết học lôi cuốn với học sinh mà còn hạn chế việc giáo viên cháy giáo án (nhất là các tiết học môn Lịch sử, địa lí) vì thời gian được kiểm soát bằng máy. Như đã nói ở phần đầu, trong các tiết học thông thường (không sử dụng bài giảng điện tử), giáo viên mất rất nhiều thời gian treo tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, tổ chức các hoạt động cho học sinh thì trong các tiết học có sử dụng bài giảng điện tử thì chuyện đó chỉ diễn ra trong “nháy mắt”, chỉ sau một cái “click” chuột.

 

docx 28 trang Chí Tường 20/08/2023 7622
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng điện tử môn Lịch sử và Địa lí lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng điện tử môn Lịch sử và Địa lí lớp 4

Báo cáo biện pháp Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng điện tử môn Lịch sử và Địa lí lớp 4
nhiều bài giảng điện tử mẫu của tất cả các cấp học, các khối lớp và các môn học của từng khối lớp. Giáo viên chỉ nên tham khảo những bài giảng đó, không nên lấy đó mà áp dụng với học sinh của lớp mình. Vì thông thường, những bài giảng điện tử được đăng trên các trang chuyên về giáo dục đó chưa được thực nghiệm trên thực tế, nhiều hình ảnh không phù hợp, phông chữ bị lỗi,
Tránh lạm dụng hiệu ứng trình chiếu
Một số giáo viên khi mới tiếp cận với bài giảng điện tử thường chọn những hiệu ứng phức tạp, kết hợp nhiều hiệu ứng phức tạp trong một slide và cho rằng như vậy sẽ gây hứng thú cho học sinh, tạo hiệu quả cho giờ học. Nhưng trong thực tế, việc đó sẽ gây ra tình trạng phải mất nhiều thời gian để liên kết các hiệu ứng đó với nhau. Đồng thời, việc áp dụng những hiệu ứng phức tạp sẽ gây mất tập trung cho học sinh. Các em sẽ chỉ chú tâm xem các hiệu ứng mà giáo viên trình chiếu, chứ không chú ý vào nội dung của những tư liệu mà giáo viên đưa ra.
Không lạm dụng bài giảng điện tử
Bài giảng điện tử có rất nhiều ưu điểm nhưng cũng có những hạn chế nhất định. Một trong những hạn chế đó là việc chạy lần lượt của các slide. Chính vì thế mà sau mỗi phần kiến thức cần có nội dung chốt lại không đọng lại được trên màn hình. Và việc kết hợp với phương pháp truyền thống, kết hợp phấn trắng bảng đen để ghi lại những nội dung cần lưu ý là rất cần thiết để giúp học sinh khắc sâu kiến thức. Điều đó đặc biệt cần thiết với những môn học như Lịch sử vì trong sách giáo khoa không phân rõ đề mục như môn Địa lí. Bài giảng điện tử chỉ là phương tiện hỗ trợ cho tiết học, chứ không thể thay thế hoàn toàn vai trò chủ đạo của người giáo viên.
Sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp truyền thống và hiện đại tất nhiên sẽ đem lại chất lượng và hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy.
Ví dụ: Bài Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nội dung giáo viên cần khắc sâu và ghi lên bảng cho học sinh:
Lâu
 Nguyên nhân:
Vì lòng căm thù giặc, uất ức trước cảnh nước mất nhà tan.
Vì có mối thù nhà với Tô Định.
‚ Diễn biến:
Khởi nghĩa diễn ra từ Hát Môn => Mê Linh => Cổ Loa => Luy
ƒ Kết quả, ý nghĩa:
Kết quả: Chưa đầy một tháng, khởi nghĩa đã thắng lợi.
Ý nghĩa: Sau hơn 2 thế kỉ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được
độc lập.
QUY TRÌNH THIẾT KẾ MỘT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học
Việc đầu tiên mà giáo viên cần làm khi soạn bất kì bài giáo án nào (trên văn bản Word hay bài giảng điện tử) là xác định chính xác mục tiêu của bài học đó. Mục tiêu của bài học có thể dựa vào phần Mục tiêu trong Sách giáo viên hoặc Chuẩn kiến thức kĩ năng của từng khối lớp. Vì xác định đúng mục tiêu bài học, giáo viên mới có thể tìm đúng tư liệu phục vụ bài học và xây dựng bài giảng đúng yêu cầu.
Bước 2: Lập dàn ý trình bày
Giáo viên cần định hình trong đầu ý tưởng và biên soạn rõ ràng ra nháp nội dung cần trình bày trong bài giảng. Nội dung cần thể hiện trong bài giảng điện tử cần xác định rõ:
Phần kiến thức trọng tâm của bài.
Các câu hỏi, bài tập, nội dung thảo luận của học sinh hay những hoạt động mà học sinh cần thực hiện.
Hình ảnh, thông tin, đoạn phim,sẽ được sử dụng minh họa cho phần kiến thức của bài học như thế nào.
Toàn bộ ý tưởng của giáo viên sẽ được trình bày dưới dạng các slide trong bài giảng điện tử.
Bước 3: Tìm tư liệu, hình ảnh, âm thanh và các phần mềm để biên soạn
Tư liệu phục vụ cho bài giảng có thể được tìm ở nhiều nguồn khác nhau:
+ Trong sách báo, tạp chí, 
+ Qua đĩa CD, VCD, DVD,
+ Thông dụng nhất là qua mạng Internet, tìm kiếm trên trang web: Google.com,
Những tư liệu này sẽ được nhập vào máy tính bằng cách sử dụng các phần mềm Fash, Violet,
Bước 4: Thiết kế bài giảng điện tử
Đây là phần đòi hỏi giáo viên sử dụng các kĩ thuật với máy tính, đặc biệt là trong phần mềm Power point. Đó là việc kết hợp các hiệu ứng với những tư liệu đã lựa chọn để tạo các slide phù hợp với nội dung bài học.
Sau đây tôi xin đưa ra một số “mẹo” để chỉnh sửa hình ảnh, âm thanh,sao cho đúng ý đồ của giáo viên khi soạn bài.
Khi chèn hình ảnh vào slide nhưng hình ảnh không rõ nét, màu nhạt,ta có thể nháy đúp chuột vào hình ảnh đó. Sau đó trên màn hình hiển thị cửa sổ Fomat Picture, chọn phần Picture, chọn Brightness (chỉnh độ sáng của ảnh) hoặc Contrast (độ nét của ảnh)
Khi giáo viên chọn được tư liệu là đoạn phim hoặc đoạn âm thanh phù hợp với nội dung bài học nhưng nội dung lại quá dài mà thời gian của một tiết học không cho phép, vì vậy cần cắt bớt đoạn không cần thiết. Ta có thể sử dụng Windows Movie Maker (có sẵn trong Windows XP) để cắt đoạn phim hoặc âm thanh. Hoặc khi không chọn lựa được đoạn phim nào phù hợp với nội dung bài mà chỉ có những tranh ảnh cụ thể, thay vì việc trình chiếu từng bức tranh hoặc chèn tranh kết hợp hiệu ứng cho tranh xuất hiện rồi mất đi, công việc tiến hành sẽ mất nhiều thời gian. Ta cũng có thể sử dụng phần mềm Windows Movie Maker (tạo đoạn phim) để kết nối các tranh đó thành môt đoạn clip theo ý tưởng của mình.
Start / Program / Windows Movie Maker
Import Video (chèn đoạn phim để cắt đoạn phim)
Import Picture (chèn tranh ảnh để tạo thành đoạn clip)
- Soạn một slide đầu tiên có nội dung hoàn chỉnh về Font chữ, cỡ chữ, màu nền, hiệu ứng của hình ảnh, Sau đó, copy slide đã chỉnh sửa xong này cho các
trang sau, chỉ cần thay đổi phần nội dung, còn các phần tùy chọn giữ nguyên, không mất thời gian chọn lại.
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4
Môn Lịch sử 4
Các bài học trong chương trình đề cập đến những nội dung:
Tình hình kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội.
Một số nhân vật lịch sử điển hình.
Các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến thắng, chiến dịch, tiến công.
Các thành tựu về văn hóa, nghệ thuật, khoa học, giáo dục.
Đặc trưng nổi bật của nhận thức lịch sử là con người không thể “nhìn thấy” trực tiếp những gì thuộc về quá khứ. Mặt khác, lịch sử là những sự việc đã diễn ra, là hiện thực trong quá khứ, là tồn tại khách quan, không thể “phán đoán”, “suy luận” để biết lịch sử. Vì vậy, nhiệm vụ tất yếu của bộ môn Lịch sử là tái tạo lịch sử, tức là cho học sinh tiếp nhận những thông tin từ sử liệu, tiếp xúc với chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, tạo ở các em những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử; những biểu tượng về con người và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian xác định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể. (Phương pháp dạy học lịch sử ở Tiểu học).
Vậy làm thế nào để giáo viên có thể giúp học sinh tái tạo lịch sử? Nếu chỉ dựa vào kênh chữ, kênh hình trong sách giáo khoa, tranh ảnh, lược đồ được cấp của Sở giáo dục thì vẫn chưa thể giúp các em hứng thú trong các tiết học môn Lịch sử. Và cách giải quyết hữu ích nhất, đem lại hiệu quả cao đó chính là ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết học này. Nhờ công nghệ thông tin, giáo viên có thể thiết kế bài giảng điện tử, cung cấp thể tư liệu, hình ảnh, đoạn phim, tái hiện lại một phần lịch sử ngay trước mắt các em. Như vậy, giờ học môn Lịch sử trở nên hấp dẫn hơn, gây hứng thú cho học sinh hơn, giúp các em tiếp thu kiến thức nhanh hơn và nhớ lâu hơn.
a/ Dạng bài học liên quan đến tình hình kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội
Đây là dạng bài học có tính trừu tượng, khó hình dung đối với học sinh tiểu học. Với dạng bài này, giáo viên có thể cung cấp tư liệu là đoạn phim, tranh ảnh để học sinh dễ dàng hình dung hơn bối cảnh lịch sử, sự kiện lịch sử liên quan.
Ví dụ 1: Bài 9: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
Mục tiêu của bài là giúp học sinh biết được lý do vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên Đại La thành Thăng Long; Vài nét về vua Lý Công Uẩn.
Để giúp học sinh nắm được kiến thức chính của bài học, tôi đã tìm trên trang Youtobe đoạn clip đọc đoạn trích Chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn. Sau khi nghe đọc Chiếu dời đô, học sinh sẽ biết được lí do vì sao vua Lý Công Uẩn lại chọn vùng đất Đại La làm kinh đô và ý nghĩa của sự kiện này.
Ví dụ 2: Bài Nước ta cuối thời Trần
Sau khi học sinh tìm hiểu tình hình đất nước ta cuối thời Trần (Đất nước suy yếu; vua quan ăn chơi sa đọa; đời sống nhân dân khổ cực, bị áp bức bóc lột; nhân dân và một số quan lại bất bình) và nắm được Hồ Quý Ly đã làm gì trong tình hình đó (Truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ; rời thành về Tây Đô; đổi tên nước là Đại Ngu; thực hiện nhiều cải cách). Ở phần nội dung này, tôi đã tìm được một đoạn phim nói về Cải cách của Hồ Quý Ly (nguồn:  Đoạn phim này giới thiệu rõ những cải cách của Hồ Quý Ly và lí do vì sao nhà Hồ không chống lại được giặc Minh xâm lược (Vì Hồ Quý Ly chỉ dựa vào sức mạnh quân đội mà không đoàn kết được lòng dân). Từ đó, giúp học sinh nắm rõ hơn về những việc mà Hồ Quý Ly đã làm, nhằm giúp đất nước khắc phục khó khăn trong tình hình đó và nguyên nhân tại sao nước ta lại bị rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
b/ Dạng bài học có nhắc đến một số nhân vật lịch sử
Một số nhân vật lịch sử điển hình như: Lê Hoàn, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Công Uẩn, Lê Lợi, Lý Thường Kiệt, Quang Trung... Nội dung này được tích hợp trong các dạng bài nói về tình hình kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội hay dạng bài học về chiến thắng, chiến dịch, kháng chiến Đối với bài học về nhân vật lịch sử, việc đầu tiên tôi làm là tìm hình ảnh (tranh vẽ hoặc chân dung) nhân vật lịch sử đó để giúp học sinh hình dung về diện mạo của nhân vật. Sau đó là những thông tin liên quan đến nhân vật lịch sử đó (Sinh ra khi nào? Ở đâu?Làm gì? Có đặc điểm, tính cách gì nổi bật? Đời sống nội tâm, tư tưởng, tình cảm thế nào? Tài năng, đức độ ra sao? )
Ví dụ 1: Bài 9: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
Mở đầu bài học, học sinh sẽ tìm hiểu tình hình nước ta sau khi vua Lê Đại Hành mất. Học sinh sẽ được thảo luận với hai câu hỏi:
Sau khi vua Lê Đại Hành mất, tình hình đất nước ta như thế
nào?
Vì sao sau khi vua Lê Long Đĩnh mất, triều đình lại tôn Lý Công
Uẩn lên làm vua?
Sau khi học sinh nêu được hoàn cảnh Lý Công Uẩn lên ngôi vua, tôi giới thiệu một bức ảnh chụp tượng vua Lý Thái Tổ và giới thiệu vài nét về thân thế của vị vua này.
Lý Công Uẩn sinh ngày 12 tháng Hai năm
14	Sáng kiến kinh nghiệ
Giáp Tuất (tức 8 tháng 5 năm Mậu Thìn âm lịch, 6 tháng 6 năm 968 dương lịch), là người ở Diên Uẩn, m
Cổ Pháp, Bắc Giang (nay ở xã Đình Bảng, thị xã Từ
Phạm. Khi lên 3 tuổi, mẹ ông đem ông cho sư
Sơn, tỉnh Bắc Ninh có đền thờ) .[3] Mẹ là người họ
Ví dụ 2: Bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Ttrên cơ sở tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung bài về:
+ Tình hình đất nước ta sau khi Ngô Quyền mất. (Triều đình lục đục tranh giành nhau ngai vàng; Đất nước loạn lạc bị chia cắt thành 12 vùng; Quân thù ngoài bờ cõi lăm le xâm lược).
+ Vài nét về Đinh Bộ Lĩnh và những đóng góp của vua.
Sau khi tìm hiểu về tình hình nước ta, tôi đặt câu hỏi cho học sinh:
Đinh Bộ Lĩnh là người như thế nào? Con biết gì về Đinh Bộ Lĩnh? Học sinh sẽ nêu hiểu biết của mình về Đinh Bộ Lĩnh. Và tôi giới thiệu đến học sinh một câu chuyện ngắn về thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh cùng với hình ảnh của ông.
(Chuyện xưa kể lại rằng, khi còn nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh thường chơi với trẻ chăn trâu. Ông hay bắt bọn trẻ khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. Trẻ con xứ ấy đều nể sợ, tôn làm anh). Nội dung truyện được ghi âm lời giáo viên kể kết hợp với slide có
hình ảnh Đinh Bộ Lĩnh khi còn nhỏ được đám trẻ kiệu, còn tay thì cầm bông lau.
Xuyên suốt nội dung bài là những hoạt động của Đinh Bộ Lĩnh để thấy rõ công lao của ông (Xây dựng lực lượng ở quê nhà; đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất lại đất nước) và những việc Đinh Bộ Lĩnh đã làm sau khi thống nhất lại đất nước (Lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình).
c/ Dạng bài học là các cuộc kháng chiến, chiến thắng, chiến dịch hay tiến công
Trong các bài học là các cuộc kháng chiến, chiến thắng, chiến dịch hay tiến công, theo kinh nghiệm tôi giảng dạy trong những năm qua, khi không sử dụng công nghệ thông tin trong dạng bài học này, học sinh thường quan sát lược đồ kết hợp nghe giáo viên trình bày về diễn biến của cuộc kháng chiến hay chiến thắng đó. Điều đó không gây hứng thú cho học sinh. Nhiều em rất sợ khi tôi gọi lên trình bày lại diễn biến dù chỉ là nêu lại các ý chính của sự kiện. Trong lớp, chỉ có khoảng 4 – 5 học sinh là có thể trình bày được, còn lại học sinh chưa thể nắm ngay được kiến thức nếu nghe giáo viên giảng 1, 2 lần phần diễn biến hay trình tự của các sự kiện thường nhớ không chính xác thứ tự mà cần gợi ý của giáo viên.
Để khắc phục khó khăn đó, tôi đã tạo hiệu ứng cho các lược đồ này để tập trung sự chú ý của học sinh và giúp các em nắm được những sự kiện chính của bài. Trước hết là hiệu ứng cho phần chú giải, màu sắc, hình dạng mũi tên, vị trí các địa danh,trên lược đồ. Sau đó, tôi tạo hiệu ứng di chuyển hoặc xuất hiện các mũi tên cho phù hợp với diễn biến của kháng chiến/ khởi nghĩa/ chiến dịch, Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy với cách làm này, học sinh theo dõi tập trung cao hơn. Và bước đầu, học sinh đã có thể nắm chắc trình tự của các sự kiện chính, dần dần các em nắm chắc hơn phần diễn biến. Đối với đối tượng là học sinh giỏi, các em đã biết thuật lại diễn biến của cuộc kháng chiến / khởi nghĩa/ chiến dịch,tương đối chính xác.
Ví dụ 1: Bài 4: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Tôi tạo hiệu ứng là sự xuất hiện các chấm đỏ (tương ứng mỗi chấm đỏ xuất hiện trên màn hình là một địa danh – nơi Hai Bà Trưng bắt đầu cuộc khởi nghĩa cho đến khi kết thúc). Cùng với hiệu ứng trên lược đồ là lời thuyết trình của giáo viên về diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
Ví dụ 2: Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 – 1077), tôi tạo hiệu ứng cho nội dung phần chú giải xuất hiện trước để học sinh xác định rõ hơn khi theo dõi diễn biến. Sau đó là hiệu ứng các mũi tên tương ứng trong lược đồ, xuất hiện theo lời giảng của giáo viên. Ở đây, tôi lựa chọn hiệu ứng xuất hiện và “nhấp nháy” bằng cách bấm chuột để phù hợp với tốc độ trình bày của giáo viên. Khi thấy những mũi tên trên lược đồ di chuyển, các em rất hào hứng và chú tâm hơn khi tôi trình bày phần diễn biến. Đối với đối tượng học sinh trung bình – khá có thể trình bày một cách đơn giản diễn biến của trận chiến, còn với học sinh khá – giỏi thì biết cách kể lại một cách
chi tiết hơn, sinh động hơn. Khi yêu cầu học sinh trình bày diễn biến, giáo viên có thể quay lại slide và để học sinh thao tác với máy tính. Các em vừa trình bày nội dung vừa thao tác với các hiệu ứng. Điều đó giúp các em hào hứng hơn trong giờ học vì em nào cũng muốn được lên sử dụng máy.
1
2
3
4
5
d/ Các bài học có nội dung về thành tựu văn hóa, khoa học – kĩ thuật
Các bài học dạng này, như: Chùa thời Lý (bài 10); Trường học thời Hậu Lê (bài 18); Văn học và khoa học thời Hậu Lê (bài 19); Kinh thành Huế (bài 28). Khi thiết kế bài giảng điện tử có nội dung là một trong các bài trên, tôi tập trung sưu tầm các hình ảnh, đoạn phim ngắn về nội dung phù hợp với từng bài.
Ví dụ: Bài 28 Kinh thành Huế, tôi sưu tầm những hình ảnh mô tả đặc điểm nổi bật về kiến trúc của kinh thành Huế. Từ đó, giúp học sinh thấy được quá trình xây dựng, qui mô, cấu trúc, kiểu dáng, nét điêu khắc, chạm trổ,mang tính nghệ thuật của công trình này. Ngoài ra, tôi còn giới thiệu thêm cho học sinh hình ảnh về một số lăng tẩm tiêu biểu về kiến trúc ở Huế như lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định và di sản phi vật thể được UNESCO công nhận là Nhã nhạc cung đình Huế. Phần củng cố của bài, tôi chèn thêm slide đoạn clip trích đoạn về Nhã nhạc cung đình Huế để các em được thưởng thức loại hình nghệ thuật này và thấy được nét văn hóa.
e/ Bài học có nội dung ôn tập, tổng kết kiến thức
Với những bài có nội dung ôn tập, tổng kết kiến thức như bài 6, bài 20 và bài 28, tôi áp dụng phần mềm Hot Potatoes vào việc thiết lập các trò chơi, bài tập trắc nghiệm để học sinh ôn lại kiến thức. Nội dung bài tập trắc nghiệm, trò chơi được thiết kế phù hợp với nội dung câu hỏi ôn tập của bài. Phần mềm Hot Potatoes có thể dùng thiết kế bài tập trắc nghiệm với 5 dạng bài khác nhau (Điền vào chỗ trống; Chọn đáp án đúng; Nối cột A với cột B; Chọn từ điền vào chỗ trống; Sắp xếp các ý thành câu; Giải ô chữ). Khi học sinh được ôn tập kiến thức dưới dạng bài tập trắc nghiệm, các em sẽ không phải nhớ máy móc kiến thức đã học mà vẫn ghi nhớ được một cách tổng quát kiến thức cũ. Giờ ôn tập, tổng kết kiến thức trở nên đỡ nhàm chán hơn. Ứng dụng phần mềm Hot Potatoes, giáo viên có thể soạn sẵn nội dung bài tập trắc nghiệm, ghi vào đĩa và sử dụng trong nhiều năm.
Tuy nhiên nếu học sinh chỉ ôn tập với những bài tập trắc nghiệm thì chưa đủ, các em có thể hoàn thành trong một thời gian ngắn. Vì thế giáo viên có thể
kết hợp với các hình thức khác như học sinh trình bày, tường thuật lại những sự kiện tiêu biểu,...
Sau đây, tôi xin trình bày cách thiết kế một bài giảng điện tử cụ thể:
Bài 9: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long (trang 30 – Lịch sử & Địa lí 4)
Bước 1. Xác định mục tiêu bài học:
Học sinh nêu được: + Lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và ý nghĩa của sự kiện này.
+ Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn
Bước 2. Lập dàn ý trình bày:
+ Giới thiệu về Lý Công Uẩn và việc thiết lập triều Lý.
+ Lý do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và sau đó đổi tên Đại La thành Thăng Long.
+ Một vài nét về Hoàng thành Thăng Long.
Bước 3: Tìm tư liệu, hình ảnh, âm thanh, công cụ biên soạn.
Các phần mềm được sử dụng: Powerpoint 2003, window movie maker (cắt đoạn phim)
Các tư liệu cần cho bài giảng: Hình ảnh vua Lý Thái Tổ, đoạn âm thanh Chiếu dời đô, hình ảnh Hoàng thành Thăng Long hoặc đoạn phim 3D về Hoàng thành Thăng Long xưa, một số hình ảnh cổ vật của Hoàng thành còn đến hiện nay.
Cách tìm và xử lí thông tin: Chúng ta có thể tìm hình ảnh, đoạn phim trên các trang web khác nhau. Phổ biến nhất là sử dụng Google.com.vn để tìm kiếm.
Cách tìm tương tự với các đoạn phim (vào phần Video) hay vào phần Tìm kiếm đối với các thông tin khác.
Bước 4: Thiết kế bài giảng điện tử
Slide 1: Kiểm tra bài cũ (Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ 1) Slide 2: Trống
Slide 3: Thảo luận nhóm với 2 câu hỏi:
Sau khi vua Lê Đại Hành mất thì tình hình đất nước ta như thế nào?
Vì sao sau khi Lê Long Đĩnh mất, triều đình lại tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua?
Slide 4: Giới thiệu hình ảnh vua Lý Công Uẩn kết hợp phần ghi âm của giáo viên về thân thế của Lý Công Uẩn.
Slide 5: Trống
Slide 6: Lược đồ Bắc Trung Bộ để học sinh nhận biết vị trí vùng đất Hoa Lư và Đại La
Slide 7: Thảo luận nhóm để so sánh vị trí, địa thế của vùng đất Hoa Lư và Đại La.
Slide 8: Giới thiệu Chiếu dời đô và đoạn ghi âm đọc nội dung Chiếu dời đô. Slide 9: Chốt kiến thức: Lý do vua Lý Thái Tổ dời đô ra Đại La và đổi tên Đại La thành Thăng Long.
Slide 10: Trống
Slide 11: Một số hình ảnh Hoàng thành Thăng Long xưa.
Slide 12: Đoạn phim 3D về kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long xưa. Slide 13: Một số hiện vật còn sót lại của Hoàng thành Thăng Long Slide 14: Trống
Slide 15: Hình ảnh thủ đô Hà Nội ngày nay kết hợp bài hát về Hà Nội.
2. Môn Địa lí 4
Môn Địa lí 4 cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản về các sự vật, hiện tượng, các mỗi quan hệ địa lí đơn giản ở Việt Nam. Từ đó rèn cho học sinh kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu địa lí và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống. Đồng thời góp phần bồi dưỡng học sinh thói quen, ý thức tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử văn hóa.
Các dạng bài cụ thể:
Dạng bài học về điều kiện tự nhiên.
Dạng bài về người dân với cách thức sinh hoạt.
Dạng bài về hoạt động sản xuất của người dân.
Dạng bài về thành phố.
a/ Dạng bài học về điều kiện tự nhiên
Những bài thuộc dạng bài về điều kiện tự nhiên là dạng bài giúp học sinh xác định vị trí của từng vùng /miền, sau đó là đề cập tới 2 yếu tố tự nhiên của vùng miền đó (Địa hình và khí hậu hoặc Địa hình và sông ngòi). Để xác định phần vị trí của từng vùng, giáo viên thường tổ chức cho học sinh chỉ vị trí của từng vùng (tương ứng với mỗi bài học) trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và khai trác triệt để phần lược đồ trong sách giáo kho

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_thiet_k.docx
  • pdfbia.pdf
  • pdfLich suvaDia li_4_lethuyhang_THLythuongkiet.pdf