Báo cáo biện pháp Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening

Trong tiến trình lịch sử dạy học, cách truyền đạt kiến thức đầu tiên và sơ khai nhất là phương pháp truyền khẩu: thầy nói, trò nghe và làm theo. Phương tiện dạy học chính lúc bấy giờ chỉ là lời nói. Theo thời gian, các đồ dùng hỗ trợ dạy học ra đời tiếp theo là: sách, vở, phấn viết và bảng. Các đồ dùng dạy học này được sử dụng trong một thời gian khá dài qua nhiều thế kỷ. Rồi đến sự ra đời của những đồ dung dạy học khác như cassette và máy đèn chiếu trong thế kỷ trước.

 Sự bùng nổ của kỹ thuật máy tính và công nghệ thông tin vào cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI dẫn đến sự xuất hiện một phương pháp dạy học hoàn toàn mới, đó là dạy học bằng máy tính (giáo án điện tử - GAĐT). Theo một nghĩa tương đối: dạy học bằng máy tính là một hình thức dạy học tiên tiến và do khả năng lưu trữ, tích hợp, thể hiện thông tin nhanh, đa dạng, cho phép đẩy mạnh sự tương tác giữa thầy và trò, dẫn đến sự thay đổi sâu xa về hình thức của dạy và học.

 Hiểu rõ tầm quan trọng của công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã yêu cầu: “ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học” (Trích Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục).

 

doc 43 trang Chí Tường 21/08/2023 2420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening

Báo cáo biện pháp Thủ thuật khai thác các phần mềm xử lí file âm thanh trên mạng Internet trong giờ dạy Listening
 nổi, nhất là khi những hình ảnh, video clip được sử dụng trong các giáo án điện tử cập nhật thực tế. Hiệu quả của giờ học nghe tăng lên rõ rệt, sự chú ý của HS vào bài giảng cũng được nâng cao.
Ứng dụng CNTT nói chung, trong đó có các phần mềm hỗ trợ dạy học chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường và là hướng đi đúng đắn trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ngành GD & ĐT hiện nay.
IV. Mục tiêu:
Thực tế cho thấy tất cả giáo viên, CBCNV đều có thể dùng Tin học trong công tác của mình. Cụ thể: bộ phận văn phòng dùng Tin học trong việc quản lý nhân sự, quản lý tài chính, hồ sơ, sổ sách... Giáo viên dùng Tin học để làm đề kiểm tra, đề thi, lập bảng điểm, và cao hơn nữa là dùng máy vi tính và các phần mềm cần thiết để thiết kế giờ dạy (soạn giáo án điện tử)  và thực hiện giờ dạy trên lớp với sự hỗ trợ tối đa của các thiết bị hiện đại như projector, overhead,camera, máy tính, máy scan, ti vi, đầu máy, đầu ghi... 
Tôi khẳng định rằng nếu tiết học nào giáo viên cũng sử dụng những thiết bị hiện đại thì chất lượng học tập của học sinh sẽ có kết quả tốt nhất.Những giờ học trong các phòng Nghe -Nhìn với rất nhiều hình ảnh, âm thanh minh họa đẹp mắt, sinh động đã làm cho học sinh hứng thú, say mê học tập. Cùng một thời lượng như nhau nhưng số lượng kiến thức và kỹ năng các em thu nhận được lại nhiều hơn, cụ thể, sinh động, sâu sắc và chắc chắn hơn. Thời gian rèn luyện của các em nhiều hơn, các kỹ năng thành thục hơn. 
Bản thân tôi, với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, đã thực hiện ứng dụng CNTT triệt để trong mọi việc chỉnh sửa thiết kế đĩa CD, xây dựng nhiều giáo án Powerpoint để học sinh trường tôi được lên phòng nghe nhìn ở tất cả các giờ tiếng Anh. Đồng thời, qua đề tài này tôi có thể trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng CNTT với các đồng nghiệp khác để việc sử dụng CNTT tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến quá trình cải tiến phương pháp dạy học trong thực tế hiện nay.
Các phương pháp thực tế khi thực hiện nghiên cứu:
- Phỏng vấn học sinh trước và sau tiết dạy.
- Sử dụng bảng biểu đối chiếu theo dõi việc học của học sinh trên lớp.
- Thăm lớp, dự giờ đồng nghiệp để học tập kinh nghiệm.
- Kiểm tra chất lượng sau giờ học. 
- Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn để rút kinh nghiệm và học tập kinh nghiệm đồng nghiệp.
V. Các cách ứng dụng :
1. Nguồn khai thác file âm thanh trên Intenet:
1.1. Khai thác các file âm thanh tại thư viện trực tuyến Violet:
Cách tìm kiếm các file âm thanh trong các bài nghe của bộ môn Tiếng Anh trong Thư viện trực tuyến Violet:
Tại địa chỉ:  người dùng có thể tìm thấy tất cả những file âm thanh trong các bài nghe của SGK và rất nhiều tư liệu khác có liên quan đến bài giảng .
Tại trang “Thư viện tư liệu”, chọn môn Tiếng Anh để tìm kiếm tư liệu cần tìm. Sau khi tìm được tư liệu, nếu chỉ xem thì không cần phải đăng nhập thành viên nhưng nếu muốn tải về (download) hoặc gửi lên (upload) các tư liệu trong thư viện thì cần phải đăng ký thành viên. Sau khi đã đăng kí thành viên có thể download hoặc upload tư liệu dễ dàng (giống như các cách thông dụng). Khi đã download tư liệu về máy tính của mình, sẽ không phải xử lý gì thêm mà có thể sử dụng ngay.
Khi tìm tư liệu trong thư viện, nên sử dụng từ khóa để tìm kiếm bởi như vậy sẽ tìm được nhanh hơn, nhiều tư liệu phong phú hơn, thậm chí có cả những tư liệu ở các môn học khác nhưng cùng loại.
Ví dụ: Cần tìm bài nghe Unit 12-lớp 7 ta vào trang: http//tulieu.violet.vn
Tại dòng tìm kiếm ta đánh Unit 10-Liten, cồi click vào ô tìm, sẽ được kết quả như sau:
Tại đây, ta dùng chuột để xem các tư liệu theo ý muốn bằng cách nhấp đúp chuột vào tên tài liệu để xem, nghe cụ thể.
Nếu tài liệu dùng được và bạn đã có tài khoản tại trang tư liệu thì tải về bằng cách dùng chuột nhấp vào dòng chữ, nếu chưa có tài khoản tại trang thư viện tư liệu thì nhấp chuột vào dòng 
Nếu không đăng ký thành viên vẫn có thể được tư liệu tại trang thư viện tư liệu bằng cách nghe tư liệu cần dùng rồi ghi âm lại theo hướng dẫn tạo mục 1.1.2.3..
1.2. Khai thác các file âm thanh tại Websit: 
Tại website này chóng ta có thể tìm thấy những file nhạc nền, các bài hát và các tư liệu âm nhạc khác có liên quan đến bài giảng .
Khi tìm tư liệu ta sử dụng từ khóa để tìm kiếm bởi như vậy sẽ tìm được nhanh hơn, nhiều tư liệu phong phú hơn, thậm chí có nhiều dạng tư liệu khác nhưng cho cùng thể loại.
Đây là giao diện của trang web:
Tại dòng tìm kiếm ta đánh nội dung rồi ấn Enter hoặc Click vào ô 
Ví dụ: Cần tìm bài hát hay bản nhạc Auld Lang Syne
(Bài Listen Unit 8 – Tiếng Anh 9) ta được kết quả như sau:
Tại đây, ta dùng chuột để xem các tư liệu theo ý muốn bằng cách nhấp đúp chuột vào tên tài liệu để nghe cụ thể.
1.3. Khai thác lời bài hát tại Website: 
Truy nhập vào địa chỉ trên, sẽ có giao diện như sau:
Sau đó, ta đánh tên bài hát cần tìm lời vào ô:
Ví dụ: Tìm lời bài hát Auld Lang Syne
(Bài Listen- Unit 8 – Tiếng Anh 9) ta được kết quả như sau:
Tại đây, ta dùng chuột để xem các tư liệu theo ý muốn bằng cách nhấp đúp chuột vào tên tài liệu để xem cụ thể:
Muốn download ta click vào hoặc về máy tính cá nhân. Lời bài hát xuất hiện phía dưới.
Muốn copy lời bài hát ta dùng chuột bôi đen đoạn cần copy, sau đó ấn chuột phải chọn Copy:
Rồi ta mở văn bản Word và ấn Ctrl + V để dán đoạn bài hát đó:
Ứng dụng các phần mềm xử lí file âm thanh
2.1. Phần mềm xử lí file âm thanh JetAudio 7.0.0 
2.1.1. Giới thiệu chung về JetAudio 7.0.0 :
- Jet Audio 7.0.0 là một phần mềm tích hợp các chức năng giải trí. Nó không chỉ có khả năng chơi các định dạng âm nhạc khác nhau mà còn có một số chức năng chính như là in file nhạc CD, ghi âm file nhạc, và chuyển đổi giữa các định dạng file nhạc khác nhau. 
- JetAudio là một chương trình xem phim, nghe nhạc khá phổ biến,ngoài ra nó còn có chức năng chuyển đổi các định dạng file multimedia.
- Bên cạnh những tính năng chuyên biệt trên, bạn còn có thể tạo ra hệ thống phát song riêng bằng việc kết nối với Jet Cast. Phiên bản này không những vượt qua mọi giới hạn của một chương trình nghe nhạc mà còn có thêm những tính năng phụ trội. Jetaudio nâng cao việc chỉnh sửa Tag, skin
- Ngoài ra, nếu bạn upgrade lên phiên bản Plus, bạn có chức năng convert sang MP3, Mp3Pro.
- Giao diện của JET AUDIO 7.0.0 :
- Ngoài ra, để biến nó thành chương trình có chức năng xử lý đủ định dạng file nhạc thông dụng nhất, nên tìm và download codec pack trên mạng (hoàn toàn free)
2.1.2. Cài đặt JetAudio 7.0.0 :
- Tận dụng chức năng của JetAudio để khỏi phải nhờ đến những chương trình khác. Các bạn nên cài jetAudio phiên bản mới nhất để được hỗ trợ nhiều định Dạng file hơn, có thể tìm mua ở các cửa hàng đĩa CD tin học hoặc download trực tiếp từ trang web  .
- Ta cũng có thể Download phần mềm JetAudio tại link sau:  bằng cách click vào dòng download sẽ được màn hình sau:
Tại đây click vào dòng chữ sau đó chọn địa chỉ lưu file rồi clich OK.
- Cài đặt vài chạy chương trình :
Click đúp tại biểu tượng chương trình
Chọn nút tại giao diện sau để cài đặt chương trình:
Click chuột tại trong màn hình như sau:
Chọn nút tại các giao diện tiếp theo:
Chọn nút tại giao diện sau để cài đặt:
Chọn nút để hoàn thành cài đặt:
Khởi động JetAudio từ biểu tượng shortcut trên desktop hoặc :
Start à Programs à JetAudio à JetAudio
Giao diện chính của chương trình :
2.1.3. Ghi âm với Jet Audio
Cách 1 :
Ghi âm với Jet Audio rất đơn giản, không phức tạp, và dễ thao tác.
Mở Jet Audio, tại giao diện chính của JetAudio 
Chọn nút sẽ được cửa sổ hiện hành
- Chọn chế độ thu âm, tên file, folder chứa file rồi click vào nút để bắt đầu.
- Khi kết thúc click chute tại nút để kết thúc, mở lại file vừa thu để kiểm tra.
Cách 2: 
 Sau khi mở ra Jet Audio, click vào Convert – Convert Audio 
Ta chọn Run Audio Mixing Recorder.
Tìm hiểu cửa sổ Mixing recorder (từ trên xuống).
- Status: Để phân phối âm thanh cho đều giữa Microphone và nhạc nền từ back ground.
- Recording: Điều khiển, cân bằng âm thanh giữa Microphone và Background. Còn có các tùy chọn: Chơi nhạc nền khi bắt đầu ghi âm/ Bật Microphone ngay khi bắt đầu ghi âm  
 - Target: Là file muốn tạo khi ghi âm, ta chọn nơi muốn save file, tên muốn đặt. Đồng thời, ta cũng có thể chọn định dạng, bitrate .
 Background Music: Nhạc nền giao diện, bảng điều khiển của nó gần giống với bảng Trimmer để chọn nhạc nền, và cắt, ghép tùy ý .
- Microphone: Nơi cài đặt, thiết lập cho Microphone. Điều chỉnh volume, fade out, fade in..
2.1.4. Thay đổi định dạng file audio và video với Jet Audio:
- Bước Có nhiều công cụ chuyển đổi các dạng âm thanh hay video trong khi phần mềm JetAudio đã có sẵn chức năng này. Không chỉ chuyển đổi định dạng đơn thuần mà chương trình còn cho phép chọn lựa chất lượng hay dung lượng file tạo ra. 
Trước hết 1:Mở Jet Audio - Click vào Convert – Convert Audio
Bước 3: Lúc này cửa sổ của khung Convert Audio đã được mở ra. Bạn chọn Add Files, tìm đến file bạn cần convert :
- Bước 4: Ở phần đặt tên, ta giữ nguyên tên, (Source File name), ngay dưới khung đặt tên, có hai lựa chọn: Có thể save file đã được convert ngay tại folder file gốc, hoặc có thể chọn nơi save dành riêng cho file theo ý (ở đây tôi chọn Desktop cho dễ làm việc)
- Bước 5: Ô Output Format, chính là định dạng file mà ta muốn convert nó thành. Khi click vào mũi tên đổ xuống, bạn sẽ thấy có rất nhiều lựa chọn về định dạng. Ở đây, tôi chọn định dạng Windows Media Player 9. Khi click vào ô Config, sẽ đến cửa sổ chọn bitrate cho bài hát. (theo yêu cầu bitrate >=64 Kbps và <96 Kbps.) Tôi chọn 80 Kbps, là chất lượng tương đối đạt yêu cầu về chất lượng và tốc độ để nghe .
- Bước 6: Lúc này, chỉ cần ấn nút start, chương trình sẽ bắt đầu quá trình convert file nhạc. Như vậy, chúng ta đã hoàn thành cách convert một file nhạc bất kỳ về định dạng theo yêu cầu từ định dạng và bitrate. 
Việc chuyển đổi định dạng các file video cũng thực hiện tương tự như Convert Audio.Ở mục Target File bấm vào nút Output Settings để chọn nhiều định dạng file hơn. 
Trong hộp thoại Output Settings, bấm chọn tùy chọn Use Define để thay đổi định dạng cũng như các thông số của định dạng đó. Cuối cùng, ta bấm Start để việc chuyển đổi định dạng video được bắt đầu. 
2.1.5. Chỉnh sửa file âm thanh ( CUT ) với Jet Audio :
Một đoạn nhạc trong bài cần CUT ra để trộn, ghép, hay đưa vào slide, vậy phải làm thế nào? Jet Audio sẽ trả lời giúp câu hỏi này.
- Bước Mở Jet Audio - Click vào Convert – Convert Audio
- Bước 2: Click vào Run Audio Trimmer 
- Bước 3: Tại cửa sổ Run Audio Trimmer, click vào file, Open..
- Bước 4: 
 Tại cửa sổ Run Audio trimmer có hai mũi tên màu đen ở hai đầu bảng điều khiển cửa sổ. Mũi tên ở bên trái chính là đánh dấu điểm bắt đầu, và mũi tên ở bên phải đánh dấu điểm bạn muốn cut. 
C5: Sau khi cắt được đoạn muốn cắt ra, click vào File- Save để save file cắt. Ở đây ta cũng có thể chọn được format, định dạng và bitrate của file cut tùy ý.
2.1.6. Chỉnh sửa thông tin file nhạc ( TAG ) với Jet Audio :
- Một cách cơ bản, Tag là những thông tin cơ bản nhất về: Name - Author - Album - Song number - Genre Hiện nay, phần lớn các soft nghe nhạc đều có chức năng chỉnh sửa Tag .
- Click vào nút có dạng folder để open files. Sau khi chọn file cần open, click nút open. Sau đó click vào nút Playlist, để mở ra cửa sổ play list của JetAudio.
Click chuột phải vào một file nhạc bất kỳ, chọn edit, edit tag . 
Với cửa sổ Tag Editor mở, bạn có thể chỉnh sửa bất kỳ thông tin nào bạn muốn chỉnh sửa: Title, Artist, Album, Year, Track #. Comment và Genre.
Sau đó chọn OK, và ta đã hoàn toàn chỉnh sửa xong về tag của bài hát.- Bước 4:
2.2.1. Giới thiệu phần mềm Cool Edit Pro :
Cool Edit Pro là một phần mềm tích hợp các chức năng ghi âm và chỉnh sửa chuyên biệt không chỉ giữa một file nhạc mà còn trên các file nhạc khác nhau. Nó không chỉ có khả năng chỉnh sửa các định dạng âm nhạc khác nhau mà còn có một số chức năng chính như là ghi âm file nhạc, nâng cao việc tạo ra các file nhạc khác nhau có những tính năng phụ trội bên cạnh những tính năng chuyên biệt. Sau khi cắt chỉnh sửa file âm thanh theo ý muốn ta có thể save file âm thanh sau đó ra các định dạng: wav, au, hoặc mp3
Có thể tìm Cool Edit Pro bản Full ở các cửa hàng dịch vụ tin học hoặc Download chương trình Cool Edit Pro tại địa chỉ:
Sau đó bỏ chọn dấu tick trên 2 ô
và click vào ô , tiếp theo đó chọn thư mục để lưu file rồi cick OK.
- Cài đặt và chạy chương trình ra màn hình như sau:
2.2.2. Giới thiệu cách thu âm:
Sau khi đã cài đặt, bạn chạy chương trình, đây là giao diện chính: 
- Phải có microphone hoặc headphone
- Một file nhạc nền (karaoke, không lời) với bất cứ định dạng âm thanh nào (mpg, wma, mp3.) hoặc là đĩa karaoke bạn thường hát bằng đầu VCD.
- Giờ thì kiểm tra microphone xem nó có hoạt động chưa: Nhấp đúp lên cái thanh như trong hình.
- Alô vài tiếng xem hai thanh màu xanh có nhảy theo không. Nếu có nhảy lên xuống theo giọng alô thì mic hoạt động tốt.
- Nếu không nhảy thì ta vào menu Options/windows recording mixer hộp Recording Control hiện ra: Ta đánh dấu vào ô select của cột Microphone, xong rồi đóng cửa sổ lại. (Chó ý: nếu muốn thu 1 bản nhạc phát ra từ loa của máy tính thì đánh dấu vào cột Wave)
- Bật nút có chử R màu đỏ ở track 1 lên, nghĩa là sẽ thu tiếng của mình lên track. 
- Bên nút đỏ là 2 nút: vàng (S), xanh (M)
- Khi nút vàng được bật, nghĩa là khi play chỉ có mỗi track đó được lên tiếng, các track khác sẽ Silent lÆng hết.
- Khi nút xanh được bật, nghĩa là track đó “mute” 
- Chuẩn bị tư thế và nhấn nút Record màu đỏ để bắt đầu thu.
- Trong lúc thu, vạch màu vàng sẽ di chuyển theo, khi nhấn nút Pause hay Stop thì vạch cũng đứng yên. Có thể di chuyển cái vạch này bằng cách nhấn và giữ chuột tại một trong hai đầu của nó.
- Khi hết thì nhấn nút Stop, nhấn Play để nghe lại tác phẩm của mình.
- Tăng Volume bằng cách click chuột phải lên track 1 chọn Adjust wave block Volume và tăng volume lên 5.
- Cách khác để chỉnh Volume của track là click chuột phải vào ô VO như hình :
2.2.3. Giới thiệu cách xử lý tạp âm và các khoảng lặng
Quét khối đoạn có tiếng ån (giống như quét khối văn bản vậy đó) rồi phóng to đoạn đó bằng nút Zoom to Selection. 
- Bạn nhấn Play rồi phóng to cho đến khi xác định được cái đoạn quét khối những tín hiệu ồn click chuột phải chọn Edit waveform hoặc nhấn nút switch to multitrack view (F12). 
- Màn hình chuyển qua chế độ edit nhưng vẩn giữ nguyên đoạn quét khối của tín hiệu ồn, click phải vào đoạn quét khối chọn Silence (yên lặng)
- Nhấn F12 để trở lại giao diện chính và sử dụng các nút phóng to thu nhỏ để xác định các tạp âm khác.
- Muốn chèn vào khoảng lặng thì nhấn F12 chuyển qua chế độ Edit, để vạch vàng tại nơi muốn thêm khoảng lặng,chọn menu Generate/ Silence hộp thoại hiện ra và nhập vào số thời lượng cho khoảng lặng.
- Trong menu chuột phải bạn sử dụng các lệnh cut, copy, paste giống như trong xử lý văn bản.
- Dùng lệnh Trim để lấy vùng được quét khối.
2.2.4. Cách cắt track thành một file âm thanh mới
Chạy chương trình .
Mở file âm thanh cần cắt chỉnh tại hộp thoại open (mũi tên đỏ )
Chọn phần âm track cần cắt bằng cách kéo chuột giữ đến vị trí cần cắt nghe lại điều chỉnh chuột chính xác đoạn cần cắt.
Lưu phần căt vừa rồi tại hộp thoại mũi tên xanh.
Chú ý chọn tên file, nơi lưu file và chọn định dạng file cần lưu là wav hoặc mp3.
Để làm một track mới từ nhiều đoạn cắt, ta copy đoạn vừa cắt và mở một file mới rồi dùng lệnh paste để dán đoạn vừa cắt vào đó. Cắt và dán như vậy cho tới khi được track mới như ý thì lưu lại bằng lệnh save as tại File trên thanh task bar. 
3. Một số ứng dụng trong thực tế giảng dạy :
3.1. English 9 -Unit 1- Listen
Bài Listen được cắt nhỏ thành 3 đoạn để học sinh nghe từng đoạn nhỏ nhằm kiểm tra lại phần bài đã làm
nghe cả bài
listen part 3 and check
listen part 2 and check
listen part 1 and check
3.2. English 7 – Unit 11 – A2,3 
Phần Listen được cắt nhỏ thành 3 đoạn để học sinh nghe từng đoạn nhỏ nhằm kiểm tra lại các từ cần điền.
nghe cả bài
listen and check 1-5
listen & check 6-10
listen & check 11-15
3.3. English 8 -Unit 10 -Listen
Bài Listen được cắt nhỏ thành 4 đoạn để học sinh nghe từng đoạn nhỏ nhằm kiểm tra lại phần các phần đã làm
listen & check Qu4
listen & check Qu3
listen & check Qu2
listen & check Qu1
nghe cả bài
3.4.English 8- Unit 4- Read
Bài Read được chia nhỏ thành đoạn để học sinh nghe từng đoạn truyện:
3.5. English 8 - Unit 4 -Lissten
Bài Listen được chia nhỏ thành đoạn để học sinh nghe từng đoạn truyện
Kết quả năm học 2014-2015 :
Dạy học dùng công nghệ tin học giúp học sinh nắm kiến thức, kĩ năng dễ dàng
* Công nghệ thông tin sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được không ít thời gian cho rất nhiều thao tác đặc biệt là giờ nghe. Từ việc tìm tư liệu, hình ảnh hay hình thành một số kiến thức về kỹ năng công nghệ thông qua việc chỉnh sửa, làm mới âm thanh, giáo viên dễ dàng giúp học sinh tiếp thu được những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bài dạy. Với màu sắc và thiết kế cập nhật của các phần mềm hiện đại, học sinh được quan sát trực tiếp những hình ảnh động và tiếp thu bài một cách dễ dàng.
Công nghệ tin học giúp học sinh hiểu sâu và thực hành tự nhiên kỹ năng ngôn ngữ.
 Đối với học sinh THCS, kiến thức tự nhiên xã hội chưa nhiều, việc học ngoại ngữ không dễ dàng. Trí nhớ của các em mới chỉ dừng lại ở mức độ tư duy cụ thể. Mà học ngôn ngữ theo hướng giao tiếp cần sự vận dụng tổng hợp tri thức, kỹ năng ngôn ngữ. Học trực tiếp kết hợp âm thanh và hình ảnh sẽ góp kiến thức của các em phong phú hơn. Từ việc thực hiện các bài tập hay các trò chơi đơn giản cho đến các bài tập phức tạp là dịp củng cố những kiến thức mà các em đã học. Chính vì vậy, học sinh rất khó tư duy khi giáo viên dạy chay với vài hình ảnh quen thuộc trong sách giáo khoa và khi học sinh được quan sát trên màn hình các em sẽ bị lôi cuốn vào tình huống và có hứng thú luyện tập.
Công nghệ thông tin sẽ giúp cho học sinh quan sát tốt hơn, phát huy óc quan sát - tư duy của học sinh:
Dạng bài tập đơn giản với những bức trnh đẹp nhiều màu sẽ kích thích các em quan sát. Hình ảnh động tạo cho các em động cơ hình thành hứng thú trong giao tiếp cũng như phát triển ngôn ngữ. Các em sẽ nhớ lâu kiến thức từ việc thực hành kết hợp các kỹ năng: quan sát, nghe nói, đọc viết. Nhờ khả năng trình bày các trực quan một cách sinh động, dễ hiểu qua những ứng dụng công nghệ thông tin sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh hơn, giúp học sinh (kể cả học sinh yếu kém) nắm được nội dung bài học một cách dễ dàng, tích cực phát huy sáng tạo.
Điều tra thực tế:
Qua một năm thử nghiệm giảng dạy với CNTT tại một số giờ Tiếng Anh trong nhà trường (mỗi lớp học qua Prọector 3 tiết/tuần) tôi đã thu được kết quả như sau:
Mức độ
Số học sinh
Tỉ lệ
- Thích học giờ Listening
- Luyện tập trong giờ
- Học tiến bộ kỹ năng nghe
- Điểm cao bài nghe
- Thường xuyên làm bài tập
504/504
504/504
363/504
 378/504
 500/504
100%
100%
72%
75%
99%
Tôi nhận thấy các biện pháp áp dụng CNTT vào dạy học tiếng Anh đã trình bày ở trên khiến các em không những nắm chắc kiến thức mà tôi thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự.
Phần thứ ba
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận :
Kết quả thực tế.
Đối với giáo dục đào tạo CNTT có tác dụng mạnh mẽ làm thay đổi phương pháp dạy, phương thức học đề phù hợp với yêu cầu của hội nhập Quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, việc sử dụng công nghệ thông tin để công nghệ hoá quá trình dạy học đã trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các nhà trường.
Qua việc giảng dạy sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin ở bộ môn tiếng Anh, giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kĩ năng ngôn ngữ và tập dượt khả năng quan sát phỏng đoán, tìm tòi. Có thể nói dạy học là một khoa học, là một công việc hết sức quan trọng đối với người dạy và người học. Qua việc dạy và học tiếng Anh, học sinh có một công cụ, một chiếc chìa khoá vàng để mở cửa chân trời khoa học. Đó là phương tiện mang theo trong suốt cuộc đời học sinh và trong cả thực tế cuộc sống.
1.1.Tác dụng của việc đưa CNTT vào dạy học:
CNTT không những chỉ có vai t

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_thu_thuat_khai_thac_cac_phan_mem_xu_li_fil.doc