Báo cáo biện pháp Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9

 Từ xưa đến nay đọc và học văn chương là một trong những hoạt động tinh thần bổ ích của con người. Nhờ văn chương bạn đọc có thể cảm nhận cái hay cái đẹp, những tâm tư tình cảm, những số phận con người những cách đối nhân xử thế và cả những rung động tinh tế của sâu thẳm tâm hồn Chính vì vậy việc dạy môn văn trong nhà trường nói chung và dạy học văn bậc THCS nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi qua giờ học văn các em được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm văn chương cảm thụ vẻ đẹp của cuộc sống muôn màu phản ánh trong đó. Một trong những thao tác quan trọng trong giờ học văn là cảm thụ tác phẩm thông qua bài văn, đoạn văn. Vậy nên làm thế nào để các em cảm thụ được và trình bày được quan điểm, rung động về tác phẩm là điều mà các nhà sư phạm luôn quan tâm. Chỉ khi được rèn luyện cách cảm thụ và trình bày thành thạo thì khi đọc những tác phẩm mới, không có sự hướng dẫn của thầy cô, các em vẫn có thể tự tìm tòi khám phá để cảm nhận rồi bình giá. Khi làm được như thế là chúng ta đã đào tạo ra những bạn đọc có trình độ. Khi nền văn học có nhiều bạn đọc có trình độ thì đòi hỏi các tác phẩm phải đạt chất lượng cao vì lẽ đó mà thúc đẩy nền văn học ngày càng phát triển với những thành tựu mới. Do đó việc tìm kiếm giải pháp để làm tốt công việc này là điều trăn trở của các cấp lao động ngành giáo dục cũng như của giáo viên đứng lớp hiện nay.

doc 23 trang Chí Tường 21/08/2023 3930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9

Báo cáo biện pháp Rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận tác phẩm thơ (đoạn trích) cho học sinh lớp 9
 Do lượng kiến thức lớn khiến các em bị quá tải trong việc học và luyện tập dẫn đến kết quả chưa cao. 
 Một thực tế tôi nhận thấy khả năng viết đoạn của học sinh hiện nay khá hạn chế. Cũng chính bởi không có kĩ năng dẫn đến các em thấy rất khó viết được đoạn văn và ngại viết đoạn. Tôi và nhiều đồng nghiệp đã được nghe những câu nói than thở từ chính các em học sinh “ Lại viết đoạn” “ Sao cô không cho kiểu bài khác đi, viết đoạn khó lắm.” “ Em chán nhất là viết đoạn”.Những câu nói ấy khiến tôi vô cùng trăn trở, phải chăng một trong những nguyên nhân khiến các em không còn thực sự yêu thích, say mê môn văn như chúng tôi thời trước là do các em thiếu kĩ năng tạo lập văn bản, kĩ năng viết đoạn?
 Trước thực trạng đó tôi thiết nghĩ rằng nếu không có cách thức và phương pháp giảng dạy hiệu quả thì dần dần số những học sinh không còn ham mê với việc học văn sẽ tăng lên. Một trong nhiều nguyên nhân mà tôi từng nghe từ miệng một học sinh học rất giỏi toán nhưng học môn văn chỉ ở mức trung bình, thậm chí hơi yếu, em thấy rằng em cũng có cố gắng nhưng không thấy hiệu quả rõ dệt dần dần đâm nản chẳng chú tâm vào học nữa. Nếu chúng ta, những nhà giáo dạy văn, không tìm cách cải thiện điều ấy có lẽ xã hội sau này sẽ đón nhận được những công dân dù rất giỏi các môn khoa học khác nhưng không diễn đạt được gãy gọn không biết viết những đoạn văn, bài văn có sức thuyết phục lòng người. Những học sinh như thế dù có giỏi toán, lí, hóa đến đâu thì cũng chưa phải là phát triển toàn diện.
 Được sự hỗ trợ của các đồng chí giáo viên trong nhóm, được sự đồng tình nhất trí và giúp đỡ của tổ Xã hội cũng như Ban giám hiệu nhà trường tôi bắt tay xây dựng một kế hoạch giảng dạy riêng căn cứ vào phân phối chương trình tiết dạy chính khóa và chương trình tiết dạy thêm ( do nhóm biên soạn) sau đó căn cứ vào kế hoạch mà cá nhân đề ra tôi tiến hành thực hiện, trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh nếu chưa thấy hợp lí.
III . Một số giải pháp:
Xây dựng kế hoạch dạy
KẾ HOẠCH CHUNG CHO CẢ CẤP HỌC
KHỐI
SỐ TIẾT
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
6
10
- Cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về khái niệm đoạn văn, các kiểu đoạn văn.
- Bước đầu cho các em luyện viết các đoạn văn tự sự, miêu tả có câu chủ đề.
7
15
- Đi sâu hướng dẫn làm rõ đặc điểm, yêu cầu của đoạn văn nghị luận.
- Giúp học sinh luyện viết đoạn văn nghị luận chứng minh và giải thích.
- Bước đầu giúp học sinh biết viết câu chủ đề.
- Bước đầu giúp học sinh lập ý trước khi viết đoạn.
8
15
- Giúp học sinh luyện viết đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả biểu cảm.
- Bước đầu hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận chứng minh về tác phẩm văn học. 
- Luyện viết đoạn văn nghị luận chứng minh về tác phẩm văn học..
- Học sinh viết thành thạo các kiểu câu chủ đề khác nhau.
- Về cơ bản biết lập ý trước khi viết đoạn. 
9
 20
- Giúp học sinh phân biệt đoạn văn nghị luận tác phẩm văn học, đoạn văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí, đoạn văn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống.
- Cung cấp những kỹ năng cần thiết khi viết đoạn văn nghị luận về một đoạn thơ hay một đặc điểm của nhân vật, một khía cạnh của tác phẩm truyện.
- Viết câu chủ đề thành thạo và hay.
- Học sinh biết lập ý thành thạo trước khi viết đoạn .
- Biết đưa các yêu cầu phụ vào trong đoạn văn theo yêu cầu đề bài.
- Diễn đạt mạch lạc, liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức.
- Nắm chắc các lỗi thường gặp khi viết đoạn và cách chữa. 
* Ngoài 20 tiết này giáo viên kết hợp hướng dẫn viết đoạn trong các tiết ôn tập văn bản ở phần luyện tập.
KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN VIẾT ĐOẠN VĂN LỚP 9
( Ví dụ trong 8 tuần đầu năm học)
CHÍNH KHÓA
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI
NỘI DUNG RÈN KĨ NĂNG
2
10
Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
Ôn tập đoạn văn nói chung
- Hình thức
- Nội dung
3
14,15
Viết bài tập làm văn số 1
Luyện viết đoạn văn thuyết minh 
4
20
Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự
Hướng dẫn học sinh từ các sự việc tóm tắt thành đoạn văn. Nhận xét đoạn văn căn cứ vào hình thức và nội dung 
6
30 
Trả bài tập làm văn số 1( văn thuyết minh)
-Dành thời gian để nhận xét và chữa các đoạn văn cụ thể trong bài viết của các em ( dùng máy chiếu vật thể để chữa trực tiếp một đến hai đoạn trong bài làm của học sinh)
- Yêu cầu học sinh mắc lỗi về đoạn văn phải viết lại, ra thời gian cụ thể và kiểm tra xác xuất.
7
35,36
Viết bài tập làm văn số 2( Văn tự sự )
- Ôn kiểu đoạn văn diễn dịch.
- Kiểu đoạn văn tự sự.
- Kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận
2.Hướng dẫn học sinh lớp 9 rèn kĩ năng viết đoạn nghị luận cảm thụ thơ:
a. Trang bị kiến thức kĩ năng viết đoạn nghị luận cảm thụ thơ cho học sinh:
Bước một : Phân tích, tìm yêu cầu của đề bài.
 Để học sinh dễ tìm hiểu đề, tìm ý tôi đưa ra các câu hỏi tìm nội dung, tìm ý và giới hạn:
Câu hỏi 1: Em hãy tìm phạm vi của đề bài trên? 
Câu hỏi 2: Em hãy nêu nội dung của đoạn thơ trên ?
Câu hỏi 3:Dựa vào nội dung vừa tìm hãy cho biết, muốn làm rõ nội dung trên em sẽ trình bày mấy ý? Đó là những ý nào?
 Bước hai:Xây dựng câu chủ đề
Kiểu câu chủ đề ở đầu đoạn văn:
Tôi có thể hướng dẫn học sinh viết theo những cách khác nhau:
- Cách 1: Nối phạm vi và nội dung theo trật tự : Phạm vi – nội dung:
- Cách 2: Nối phạm vi và nội dung theo trật tự : Phạm vi ( có vai trò là thành phần trạng ngữ) – bút danh của tác giả - nội dung:
- Cách 3: Nối phạm vi và nội dung theo trật tự, dùng câu bị động: Nội dung - được- bút danh nhà thơ- phạm vi: 
Kiểu câu chủ đề ở cuối đoạn văn:
Nếu là đoạn quy nạp :
Thêm vào trước cách 1 và 2 câu chủ đề trên cụm từ có tính chất tổng kết: Có thể nói, như vậy  
Nếu là đoạn tổng phân hợp: Câu chủ đề ở cuối đoạn sẽ mang tính chất nhận xét, đánh giá :
Đánh giá nội dung:
Đánh giá về tác giả :
Bước ba:Lập ý cho đoạn văn
 Chú ý căn cứ vào yêu cầu về kiểu đoạn văn quy nạp, diễn dịch hay tổng – phân – hợp mà đặt câu chủ đề ( hoặc luận điểm ) ở vị trí phù hợp trong dàn ý của đoạn. Tránh trường hợp tất cả các kiểu đoạn đều để câu chủ đề ( hoặc luận điểm) ở đầu đoạn đến khi bắt tay vào viết học sinh quên mất dẫn đến viết nhầm kiểu đoạn văn.
 Trước hết tôi yêu cầu học sinh gạch chân từ ngữ quan trọng trong đoạn để khi lập ý học sinh dựa vào để khai thác nội dung, nghệ thuật (Yêu cầu học sinh phải thuộc thơ và chép được thuộc lòng)
 Sau khi gạch chân từ ngữ quan trọng tôi yêu cầu học sinh lập ý để đúng câu chủ đề vào vị trí cần thiết theo yêu cầu đề bài.
- Trong khi lập ý các em phải căn cứ vào phần phân tích ở vở ghi ( mà các em đã học sau mỗi bài hoặc các từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật mà các em đã gạch chân)
- Yêu cầu 1 học sinh lập ý ra bảng phụ để sau khi các em tìm ý xong tôi có thể treo bảng phụ lên chữa ngay phần lập ý cho học sinh( lập ý chi tiết), các học sinh khác lập ý vào nháp. ( Khoảng bốn tuần đầu năm học giáo viên sẽ lập ý giúp học sinh, bốn tuần tiếp giáo viên hỏi học sinh, uốn nắn câu trả lời cho chuẩn và ghi bảng ý kiến xây dựng của các em, từ tuần thứ 9 trở đi Gv yêu cầu học sinh lập, học sinh nhận xét và chữa. Từ đó giáo viên giúp các em rút ra kinh nghiệm.)
Bước bốn: Viết đoạn: Căn cứ vào phần lập ý để viết, lưu ý các em đưa các yêu cầu phụ vào đoạn văn và gạch chân( Phép thế, phép lặp, phép nối, thành phần tình thái, các kiểu câu đã học )
- Gọi một học sinh bất kì viết trực tiếp vào bảng phụ ( Thông thường đoạn dễ viết dành cho học sinh TB và yếu, nên quy định trước với học sinh là một học sinh có thể viết bảng phụ nhiều lần, có thể viết trong hai tiết học liên tiếp để tránh cho học sinh có tâm lí viết bảng rồi cô giáo sẽ gọi bạn khác nên chỉ cần viết cho có hoặc không viết)
- Các học sinh còn lại viết ra nháp ( sau khi giáo viên chữa đoạn của bạn các em rút kinh nghiệm rồi về nhà viết lại vào vở, thỉnh thoảng GV phải kiểm tra đột xuất việc viết lại vào vở của học sinh. Sau mỗi tiết viết đoạn, Gv coi việc viết lại đoạn văn như một bài tập giao về nhà cho học sinh và yêu cầu cán sự bộ môn kiểm tra, báo cáo vào đầu tiết học sau).
 Trong khi học sinh viết đoạn giáo viên có thể đi lại quan sát và giúp đỡ nếu học sinh cần đến sự hướng dẫn của học sinh
Bước năm: Kiểm tra lại đoạn văn:
- Căn cứ vào yêu cầu của đề để kiểm tra về liên kết nội dung và liên kết hình thức của đoạn vừa viết. 
- Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu ( Yêu cầu chính và yêu cầu phụ) của đề bài đã đủ và đúng chưa nếu sai cần sửa chữa kịp thời.
 Khi đưa ra bài tập viết đoạn cho học sinh mỗi tiết tôi yêu cầu một học sinh lên viết trực tiếp vào bảng phụ trong khi các học sinh khác bắt đầu viết vào vở. Khi hết thời gian, tôi đã có ngay một đoạn văn trong bảng phụ treo lên để chữa mà không mất thời gian gọi học sinh lên chép đoạn văn vừa viết. Việc làm này ban đầu tương đối khó khăn vì các em cảm thấy e ngại khi nghĩ rằng đoạn văn của mình sẽ bị các bạn nhận xét dẫn đến mất tự nhiên. Nên ban đầu tôi yêu cầu đối tượng học sinh giỏi (một đến hai tuần đầu) sau đó dần dần xen kẽ các đối tượng học sinh khác sao cho đảm bảo em nào cũng được lên viết trực tiếp vào bảng phụ và được các bạn cùng cô giáo chữa đoạn văn. Trước khi thực hiện, đầu năm học tôi đã quán triệt tới cả lớp nếu em nào chế giễu, cười cợt bạn và đoạn văn bạn viết tôi sẽ phê bình và gọi ngay em học sinh đó lên chấm vở và trừ một phần ba số điểm số của đoạn văn đó vì thái độ thiếu tôn trọng người khác. Chính vì thế khi các học sinh viết đoạn văn trên bảng các em ở dưới có ý thức tốt và góp ý theo tinh thần xây dựng.
b.Tổng hợp các lỗi thường gặp của học sinh khi viết đoạn cung cấp cho học sinh để các em biết và tránh mắc lỗi:
 Việc tổng hợp lỗi có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh và giáo viên trong quá trình sửa lỗi đoạn văn cho các em. Để tổng hợp các lỗi thường gặp giáo viên phải đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy đặc biệt qua việc chữa đoạn văn của các em trong những năm học trước. Để học sinh nắm được một số lỗi cơ bản trong viết đoạn, ngay từ đầu năm học, giáo viên nên dành ra một tiết trong chương trình bổ trợ để lưu ý cho học sinh về các lỗi thường gặp.
 Trong quá trình giảng dạy, chữa đoạn tôi thấy có những lỗi cơ bản về đoạn văn như sau:
-Lỗi dùng từ: Nguyên nhân chủ yếu của học sinh khi mắc lỗi dùng từ là do vốn từ chưa phong phú, một số em thích dùng từ lạ nhưng lại không hiểu nghĩa:
Ví dụ : “Lão Hạc đã chọn lấy một cái chết thật bi tráng. Cái chết ấy là một mốc son chói lọi trong cuộc đời nhiều nhọc nhằn của lão”
- Lỗi đặt câu: Các em hay mắc các lỗi sau về câu:
+Nhầm lẫn chủ ngữ và trạng ngữ do các em có thói quen đưa một số từ như “qua” “ với” “ bằng” khiến cho chủ ngữ biến thành trạng ngữ dẫn đến câu thiếu chủ ngữ:
Ví dụ: “ Qua bài thơ “ Sang thu” /cho thấy cảm nhận tinh tế của tác giả lúc giao mùa."
 TN VN
+ Chưa viết hết câu đã đánh dấu chấm câu dẫn đến câu thiếu vị ngữ:
Ví dụ: “ Qua bài thơ “ Sang thu”, Hữu Thỉnh – một người am hiểu về làng quê.”
- Lan man, xa đề: Các em không đi vào trọng tâm mà thường hay viết theo cảm hứng:
Ví dụ: “Lão Hạc là một lão nông nhân hậu. Ông có một cuộc đời vất vả chịu nhiều nỗi đau. Lão không có ai làm bầu bạn nên yêu thương con Vàng vô cùng. Con Vàng là một con chó. Chó là một loài vật đáng yêu trong mỗi gia đình. Em cũng yêu thương con chó nhà em như lão Hạc. Lão ăn gì cũng cho nó ăn. Trong thực tế có những người không bao giờ cho chó ngồi gần mâm cơn. Thật là độc ác”
- Lỗi nhầm lẫn hoặc sai kiến thức :
Ví dụ: “Khổ đầu bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận miêu tả cảnh đoàn thuyền trở về trong không khí phấn khởi vì thu được nhiều cá...”
- Thiếu câu chủ đề:
Ví dụ: 
 “Hai câu thơ:
“ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng”
Nhà thơ đã sử dụng phép ẩn dụ rất thành công. Mặt trời mang đến hơi ấm, ánh sáng, sự sống cho muôn loài. Mặt trời của tự nhiên nằm trên đồi, mặt trời của mẹ là em nằm trên lưng đó. Gọi con là mặt trời để bày tỏ lòng yêu thương khôn tả: con là lẽ sống, là ánh sáng của đời mẹ. Con nằm trên lưng tỏa ánh sáng và cuộc đời mẹ vốn nhọc nhằn, cơ cực.”
- Các câu không có sự liên kết mạch lạc :
Ví dụ: “(1)Chị Dậu là người phụ nữ có tình thần phản kháng. (2)Chị chạy vạy khắp nơi lo liệu suất sưu cho anh Dậu nhưng chẳng ai cho vay chị đành bán con cho nhà Nghị Quế.(3) Khi anh Dậu được khiêng về, người rũ ra như tàu lá.(4)Chị hết lòng chạy chữa anh mới hoàn hồn ”
 Câu 2 không có sự liên kết với câu 1 và câu 3.
- Cả đoạn đúng nhưng chưa hay và chưa hấp dẫn: Nguyên nhân học sinh không có sự sáng tạo nên chưa biết phân tích đưa nhận xét đánh giá nhất là giảng bình những từ ngữ, hình ảnh hay biện pháp tu từ đặc sắc. 
* Với những lỗi này tôi cho các em chép vào vở gạch chân chỗ sai để các em hiểu rõ về lỗi ấy. Khi các em hiểu lỗi, các em sẽ hạn chế được nhiều lỗi trong khi viết đoạn.
* Nhờ hiểu lỗi, các em sẽ dễ dàng phát hiện ra lỗi của bạn khi chữa đoạn văn trên bảng hay chữa đoạn văn trong nhóm ( Đổi bài chữa giúp nhau)
c.Cung cấp kĩ năng đánh số câu và nhận xét theo câu cụ thể: 
 Khi tôi yêu cầu học sinh đánh số các câu văn đến lúc chữa đoạn các em sẽ dễ dàng chỉ ra câu số mấy có mắc lỗi. Các lỗi học sinh thường mắc có những lỗi không thể chữa ngay vào đoạn mà phải chưa ra bên ngoài. Nhờ có đánh số mà các em có thể chữa ra bên ngoài đoạn văn về nhà các em có thể đọc kĩ, rút kinh nghiệm và viết lại đoạn cho đúng yêu cầu và đoạn văn được sửa đó sẽ là bài học kinh nghiệm cho các em, sau một thời gian dài đọc lại các em vẫn dễ hiểu .
 Đánh số còn giúp các em xác định cụ thể mỗi ý trong đoạn cần viết mấy câu để không mắc lỗi dài dòng thừa số câu mà đề yêu cầu.
d.Một số kế hoạch đề ra trong quá trình luyện viết đoạn 
Yêu cầu về số lượng câu văn :
 Để đưa ra yêu cầu về số lượng câu cho phù hợp từng đối tượng tôi căn cứ vào học lực của học sinh:
Học sinh khá, giỏi :
+Từ tuần 2 đến hết tuần 5 yêu cầu viết đoạn từ 8 đến 10 câu.
+ Từ tuần 6 đến hết tuần 11 yêu cầu viết đoạn từ 10 đến 12 câu.
+ Từ tuần 12 đến hết tuần 15 yêu cầu viết từ 12 đến 15 câu .
+ Từ tuần 16 yêu cầu viết 15 câu.
Học sinh trung bình: 
+ Từ tuần 2 đến hết tuần 5 yêu cầu viết đoạn từ 5 đến 6 câu.
+ Từ tuần 6 đến hết tuần 11 yêu cầu viết đoạn từ 6 đến 8 câu.
+ Từ tuần 12 đến hết tuần 15 yêu cầu viết từ 8 đến 12 câu .
+ Từ tuần 16 yêu cầu viết từ 12 đến 15 câu.
Học sinh yếu:
+ Từ tuần 2 đến hết tuần 5 yêu cầu viết đoạn từ 3 đến 5 câu.
+ Từ tuần 6 đến hết tuần 11 yêu cầu viết đoạn từ 5 đến 6 câu.
+ Từ tuần 12 đến hết tuần 15 yêu cầu viết từ 6 đến 8 câu .
+ Từ tuần 16 yêu cầu viết từ 8 đến 12 câu.
Kế hoạch luyện về các kiểu đoạn văn
-Từ tuần 2 đến hết tuần 8: Ôn luyện văn thuyết minh, tự sự và kiểu đoạn văn diễn dịch, song hành.
- Từ tuần 9 đến hết tuần 16: Ôn luyện văn nghị luận và kiểu đoạn văn quy nạp .
- Từ tuần 17 đến hết tuần 24: Ôn luyện văn nghị luận và kiểu đoạn văn tổng phân hợp.
- Từ tuần 25 đến hết tuần 35: Đan xen ôn, luyện mỗi tuần một kiểu đoạn văn theo trình tự : diễn dịch – quy nạp – tổng phân hợp.
Kế hoạch phân nhóm học sinh:
 Ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành tìm hiểu qua kết quả học tập năm học trước và giáo viên dạy ngữ văn năm trước để tìm hiểu và phân nhóm học sinh. Trong nhóm đảm bảo có đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu hoặc: khá ( mức độ sát giỏi), TB, yếu. Mỗi nhóm từ ba đến bốn học sinh, em học sinh giỏi nhất trong nhóm là nhóm trưởng.
 Trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm:
- Học sinh trung bình, yếu sau khi viết đoạn đưa cho học sinh khá, giỏi xem và chữa giúp ( bằng mực màu tím).
- Học sinh giỏi có trách nhiệm hướng dẫn và chữa bài giúp bạn, chỗ nào băn khoăn hỏi ý kiến cô giáo. Ngoài ra sau hai tuần em nhóm trưởng phải có trách nhiệm báo cáo về tình hình và kết quả viết đoạn của thành viên trong nhóm.
 Trách nhiệm của giáo viên với nhóm:
+ Mỗi tuần các em học sinh yếu được tôi chấm đoạn văn hoặc chữa ít nhất 01 lần.
+ Trong quá trình chấm hoặc chữa tôi phát hiện điểm yếu của em học sinh đó đồng thời phát hiện em nhóm trưởng chữa bài cho bạn sai chỗ nào để kịp thời uốn nắn cả học sinh khá, giỏi ( vì khi học sinh chữa sai cho bạn có nghĩa là các em cũng chưa nắm chắc phần kiến thức đó). Vậy là chỉ cần chữa một đoạn văn tôi có thể nắm bắt và sửa chữa cho hai đối tượng học sinh. 
 Ví dụ:Giáo án: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
TIẾT 125
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
 1. KT: Biết cách viết bài NL về 1đoạn thơ, bài thơ cho đúng với y/c đã học ở tiết trước.
2. KN: rèn kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài NL về 1 đoạn thơ, bài thơ; cách tổ chức, triển khai LĐ.
3. Định hướng PT năng lực HS: Giao tiếp Tiếng Việt, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự học, cảm thụ thẩm mĩ.
 B.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập (máy chiếu,bảng phụ)
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn trong SGK và GV.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.Ổn định lớp:
2. Ktra bài cũ:
 + Thế nào là NL về 1 bài thơ,1 đoạn thơ?
 + Nêu các y/c cụ thể về bài NL kiểu này?
3.Bài mới.
*HĐ1:Khởi động.Tiết trước các em đã làm quen kiểu bài NL về 1 đoạn thơ, bài thơ. Trong tiết học ngày hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu cách viết, cách tổ chức, triển khai các luận điểm của 1 bài văn nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
Hoạt đông của giáo viên
HĐHS
Nội dung cần đạt
*HĐ2.Hướng dẫn HS tìm hiểu các dạng đề NL về đoạn thơ,bài thơ.
GV đưa 8 đề lên máy chiếu;
Yêu cầu 1 Hs đọc 8 đề và cho biết 8 đề này được cấu tạo ntn?
 GV: Thực chất 2 đề này đã có những chỉ định ngầm là yêu cầu nghị luận về “hình tượng người chiến sĩ lái xe” và “những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác”.
Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các đề?
*HĐ3.Hướng dẫn HS cách làm bài NL về 1 đoạn thơ, bài thơ.
 Hs đọc đề bài.
Khi tìm hiểu đề ta phải trả lời những câu hỏi nào?
Để tìm ý cho bài văn này, ta phải trả lời các câu hỏi nào?
Nỗi nhớ quê hương của tg được thể hiện qua những yếu tố nào?
Nỗi nhớ ấy được thể hiện qua các yếu tố nghệ thuật này?
Yêu cầu: 1 HS đọc dàn ý ở SGK tr81 
 HS đọc VB 
Xác định bố cục cho văn bản này và nhận xét về cách tổ chức bố cục ấy?
Trong phần TB người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài “Quê hương” ?
Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt được khẳng định cách nào?
Những suy nghĩ,ý kiến ấy được LK với phần MB và Kb ra sao?
Vb có sức thuyết phục, sức hấp dẫn không? vì sao? 
Từ việc phân tích trên em rút ra bài học gì về cách làm bài nghị luận này?
HĐ 4.Hướng dẫn HS LT.
Y/c HS tìm ý và lập dàn ý cho bài văn .
-> GV chốt dàn ý khái quát
GV lưu ý HS: Khi làm bài văn NL về đoạn thơ, bài thơ, cần chú ý: thể hiện được cảm xúc riêng, nêu NX, đánh giá thông qua PT, bình giảng dựa trên TP, bám vào các điểm sáng NT.
Hs lập dàn ý.
Trả lời
Trả lời
Trả lời
PBCN
PBCN
PBCN
PBCN
PBCN
PBCN
PBCN
Trả lời
A.Nội dung bài học.
I.Đề bài nghị luận về 1đoạn thơ, bài.
*Cách cấu tạo đề:
- Đề không kèm theo những chỉ định (mệnh lệnh) cụ thể: ví dụ đề 4 và đề 7 buộc người làm bài phải tự khuôn hẹp, tự xác định tập trung vào phương diện nào đáng chú ý nhất của đối tượng.
- Đề có kèm theo những chỉ định cụ thể. VD các đề còn lại. 
* Sự giống và khác nhau giữa các đề:
+ giống nhau: đều yêu cầu phải nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
+ khác nhau:
- từ “ phân tích” yêu cầu nghiêng về phương pháp NL.
- từ “cảm nhận”: yêu cầu NL trên cơ sơ cảm thụ của người viết.
- từ “suy nghĩ” yêu cầu NL nhấn mạnh tới nhận định, đánh giá của người viết.
II. Cách làm bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
1. Các bước làm bài nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.
* Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
*Bước 1: Tìm hiểu đề.
- Thể loại: NL về 1 đoạn thơ, bài thơ.
- VĐNL: tình yêu quê hương.
- Phương pháp NL: PT
- Giới hạn dẫn chứng: bài thơ “Quê hương” tư liệu chính. Có thể lấy thêm 1 số bài thơ về quê hương khác.
*Bước2. Tìm ý.
ND: Nỗi nhớ quê hương được thể hiện qua:
+ Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
+ Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.
+ Tâm trạng của tg.
NT: Cần PT:
+ Cách m/tả
+ Cách chọn lọc h/ả
+ Cách SD ngôn từ
+ Cấu trúc bài thơ
+ Nhịp điệu, tiết tấu
*Bước 3: Lập dàn ý: SGK tr 81.
2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm.
a. VB mẫu: Quê hươn

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_ren_ky_nang_viet_doan_van_nghi_luan_tac_ph.doc