Báo cáo biện pháp Phát triển năng lực giao tiếp ngôn ngữ thông qua việc rèn kĩ năng dùng từ cho học sinh lớp 6

 Không thể phủ nhận rằng trong những năm gần đây việc đổi mới cách dạy học văn đã được tiến hành rộng khắp cả nước và đã có một số chuyển biến tích cực. Vai trò và mối quan hệ giữa người dạy và người học đã khác trước. Sự chủ động, tích cực của học sinh trong giờ học được đề cao, các phương tiện dạy học phong phú hơn. Tuy nhiên đây mới chỉ là hiện tượng đơn lẻ, chưa thường xuyên, chưa trở thành một phong trào thực thụ; tình trạng phổ biến vẫn là thầy đọc, trò chép; nhiều giáo viên còn lúng túng, vận dụng phương pháp dạy học tích cực chưa linh hoạt. Một tình trạng nữa là có nhiều người đã phủ nhận sạch trơn cách dạy truyền thống và lạm dụng các phương pháp mới không đúng lúc, đúng chỗ, càng không biết kết hợp giữa phương pháp mới và phương pháp cũ dẫn tới kết quả chất lượng giờ dạy chưa cao.

docx 25 trang Chí Tường 21/08/2023 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Phát triển năng lực giao tiếp ngôn ngữ thông qua việc rèn kĩ năng dùng từ cho học sinh lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Phát triển năng lực giao tiếp ngôn ngữ thông qua việc rèn kĩ năng dùng từ cho học sinh lớp 6

Báo cáo biện pháp Phát triển năng lực giao tiếp ngôn ngữ thông qua việc rèn kĩ năng dùng từ cho học sinh lớp 6
 cơ bản nhất:
1. Dùng từ phải đúng, phải chính xác cả về âm thanh và ý nghĩa.
	Từ có 2 mặt: Vỏ âm thanh chính là hình thức của từ. Nghĩa của từ chính là nội dung của từ. Khi dùng từ, phải dùng đúng, chính xác cả hình thức lẫn nội dung, tức là cả âm thanh và ý nghĩa. Có như vậy, chủ thể giao tiếp mới phản ánh chân thực tư tưởng, tình cảm của mình và đối tượng giao tiếp mới nhận biết đúng tư tưởng, tình cảm đó. Dùng từ đúng, chính xác còn là việc dùng từ phù hợp với hoàn cảnh, với đối tượng giao tiếp, với tư tưởng tình cảm của mình. Tránh tình trạng dùng từ không đúng âm, không hiểu rõ nghĩa, bắt chước một cách máy móc, không phù hợp với đối tượng được nói đến, với hoàn cảnh. Nếu không, sẽ dẫn đến việc hiểu sai ý người nói, hiệu quả giao tiếp kém.
2. Dùng từ phải hàm súc.
	Có nghĩa là khi ta định diễn đạt về một điều gì đó, ta chỉ dùng những từ có nghĩa về điều đó mà thôi, và dùng phải tinh giản, chọn lọc. Tránh việc dùng từ thừa, từ lặp, nhiều từ dài dòng, rườm rà mà không nêu bật điều cần nói, hoặc các từ mâu thuẫn với nhau. Việc dùng từ thừa, từ lặp hoặc các từ mâu thuẫn với nhau sẽ gây sự khó chịu cho người đọc và điều quan trọng hơn là nó sẽ dẫn đến sự hiểu và đánh giá sai nội dung giao tiếp, cũng có nghĩa là hiệu quả giao tiếp thấp.
3. Dùng từ phải đảm bảo tính thẩm mỹ.
	Có nghĩa là dùng từ phải có hình ảnh. Từ có hình ảnh là từ có khả năng gợi tả sinh động về người, vật, tạo được ấn tượng nhất định và tái hiện được trong tấm trí người cùng giao tiếp. Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng trong văn viết, nó đảm bảo cho việc dùng từ vượt lên trên mức đạt yêu cầu thông thường để đạt đến lời hay. Học sinh giỏi phải thật lưu ý đến nguyên tắc này.
	Có nhiều biểu hiện cụ thể của việc dùng từ có hình ảnh. Và để làm rõ thêm cho nguyên tắc này, cùng với những biểu hiện của việc “dùng từ phải có hình ảnh” tôi xin được dẫn thêm một số ví dụ minh hoạ. Dưới đây là một số biểu hiện của việc “dùng từ phải có hình ảnh”.
a. Từ dùng phải đảm bảo tính chất hài hoà về âm thanh và ý nghĩa.
	Hài hoà về âm thanh và ý nghĩa của từ trong những văn cảnh cho phép sẽ làm tăng tính nhạc cho lời và khắc sâu ý định biểu đạt.
	Ví dụ : “Vấn đề vận mệnh con người mà Nguyễn Du không giải quyết được, Nguyễn Du đã đặt nó ra với bao thiết tha, căm giận, hạnh phúc, phẩm giá con người, Nguyễn Du đã nói đến với bao âu yếm, nâng niu” ( Hoài Thanh).
 Gậy tre,chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!(Thép Mới)
	Những từ (gạch chân) sử dụng trong câu trên, nhờ sự hài hoà, cân xứng về âm thanh và ý được khắc sâu rõ rệt.
b. Dùng từ phải biết sử dụng các phép tu từ, nếu hoàn cảnh cho phép.
	Tu từ là cách dùng từ ngữ có hình ảnh, có nghệ thuật. Với các phép tu từ, từ vựng đã học, chúng ta hoàn toàn có thể tạo hình ảnh cho từ mình sử dụng để không ngừng nâng cao tính thẩm mỹ của chúng. Có nhiều cách tạo hình ảnh cho từ bằng tu từ như :
b.1. Xây dựng hình ảnh theo lối so sánh, ẩn dụ, nhân hoá.
	VD : “ .Trăng là cái liềm vàng giữa đống sao. Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời. Trăng toả mộng xuống trần gian. Trăng tuôn suối mát để những tâm hồn khát khao ngụp lặn” (Nam Cao)
b.2. Xây dựng hình ảnh theo lối hoán dụ.
 VD: Tô Hoài là một cây bút xuất sắc, giàu tình yêu trẻ thơ, thiên nhiên, loài vật.
b.3. Xây dựng hình ảnh theo lối miêu tả.
VD : Giữa đám nhân vật của Sê- Khốp đang bơ phờ mệt mỏi, lê mình trong cái đơn điệu, tẻ ngắt của cuộc sống tầm thường, M.Gor- ki dựng lên hình ảnh dũng mãnh của người chiến chiến sĩ đầy khát vọng đấu tranh.
4. Dùng từ phải đúng phong cách.
	Mỗi phong cách ngôn ngữ (theo một chuyên đề riêng giới thiệu cho học sinh lớp 6) có một lớp từ riêng, mang nét đặc trưng của nó. Khi sử dụng không nên tuỳ tiện dùng.
	Ví dụ như : văn miêu tả (thuộc phong cách nghệ thuật) không dùng từ như văn phát biểu cảm nghĩ (thuộc phong cách chính luận). Thuật lại một câu chuyện cổ không dùng những từ y như thuật những tác phẩm văn học hiện đại. Khi viết không dùng những từ hệt như khi nói (khẩu ngữ) hoặc ngược lại vv.
5. Dùng từ phải đảm bảo khả năng kết hợp từ mà ngữ pháp tiếng Việt cho phép.
	Mỗi từ trong tiếng Việt thường không dùng độc lập khi giao tiếp, mà nó dùng để tạo ra các đơn vị ngôn ngữ có nghĩa lớn hơn, rồi các đơn vị ngôn ngữ này mới chuyển tải thông tin trong giáo tiếp. Và khi tạo câu, đoạn, văn bản không phải các từ cứ lắp ghép một cách ngẫu nhiên mà đã thành câu được. Chúng có khả năng kết hợp nhất định của nó (những kiến thức này, học sinh được cung cấp ở phần ngữ pháp). Vì vậy, khi dùng từ, người sử dụng ngôn ngữ phải đảm bảo khả năng kết hợp của các từ mà ngữ pháp tiếng Việt cho phép, không được tuỳ tiện lắp ghép các từ với nhau.
	VD: Người Việt Nam, thông thường không nói : 
	“ rất bông hoa”
	Không nói: “. khá con mèo”.
	Vì trong tiếng Việt, những phụ từ chỉ mức độ (rất, khá ) thường không kết hợp với danh từ ở vị trí thành tố phụ trước trong cụm danh từ (chỉ trừ những trường hợp hãn hữu, khi mà danh từ đã được dùng với tính chất của tính từ như “ rất Việt Nam”, hay “.khá đàn ông”, mà thường những phụ từ chỉ mức độ nay chỉ thường làm thành tố phụ trước trong cụm tính từ hoặc cụm động từ trạng thái mà thôi.
	Người sử dụng ngôn ngữ phải đảm bảo sự kết hợp các từ cho thích hợp. Nếu nói, viết tuỳ tiện, người cùng giao tiếp khó có thể hiểu nổi ý mình, và như vậy thì hiệu quả giao tiếp cũng không đạt được.
	Trên đây, tôi đây trình bày 5 nguyên tắc dùng từ cơ bản trong tiếng Việt. Người sử dụng ngôn ngữ, muốn dùng từ đúng và hay phải tuân thủ những nguyên tắc này. Vi phạm bất kỳ nguyên tắc nào cũng dẫn đến việc mắc lỗi khi dùng từ.
II. Cách thức lựa chọn từ ngữ.
	Như trên tôi đã nói, muốn dùng từ tốt trong giao tiếp, điều trước tiên là phải tuân theo các nguyên tắc dùng từ. Nhưng đối với một ngôn ngữ phong phú và phức tạp như tiếng Việt của chúng ta, đảm bảo nguyên tắc thôi chưa đủ. Muốn dùng từ đúng và hay, người sử dụng ngôn ngữ còn phải biết lựa chọn từ ngữ.
	Lựa chọn từ ngữ là gì? Lựa chọn từ ngữ là việc tìm ra trong từ vựng tiếng Việt những từ ngữ phù hợp với nội dung cần diễn đạt, so sánh chúng với nhau rồi quyết định sử dụng một từ, gạt bỏ những từ khác. Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, việc lựa chọn ngôn ngữ cần phải rất nhanh mới có thể đảm bảo thời gian và nội dung giao tiếp, song vẫn có thể hình dung việc làm này qua các bước sau đây 
	1. Bước 1: ý thức thật rõ ràng điều mình định nói, viết.
	2. Bước 2 : ý đến thì lời đến, nhưng không nên thoả mãn ngay với những từ ngữ đến đầu tiên, mà cần rà soát lại chúng.
	3. Bước 3 : Chọn trong nhóm đồng nghĩa, từ nào thích hợp nhất để diễn đạt ý mình mà lại đạt tính hàm súc nhất thì sử dụng.
	4. Bước 4 : Vì từ mà mỡnh lựa chọn, nếu cần có thể thay đổi kết cấu cả câu văn.
	5. Bước 5 : Kiểm tra, xem xét quan hệ giữa các từ ngữ với nhau xem đã phù hợp chưa.
	Sau khi đã thực hiện được các bước trên, chúng ta có thể đã có những từ để tạo những câu văn, câu thơ thoả mãn được yêu cầu diễn đạt nội dung và yêu cầu thẩm mĩ.
	Trên đây, tôi đã trình bày hai phần thiên về lý luận. Nó cung cấp cho chúng ta những cách thức, những phương hướng phải làm và nên làm khi dùng từ trong giao tiếp. Đối với học sinh lớp 6, những điều này cần được hiểu căn kẽ mới có thể tuân theo. Song, bao giờ cũng vậy, từ lý thuyết đến thực hành là cả một khoảng cách không nhỏ. Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ của học sinh, việc vi phạm các nguyên tắc dùng từ và việc dùng từ tuỳ tiện, không có sự lựa chọn, chau chuốt diễn ra khá phổ biến (như đã nói ở các phần trên của đề tài ). Có nghĩa là có khá nhiều lỗi khi học sinh dùng từ trong giao tiếp. Và bởi thế, nội dung của đề tài mà tôi thực hiện sẽ chuyển sang phần thứ ba, phần mà ở đó, tôi sẽ đề cập đến nguyên nhân của từng sự vi phạm, tuỳ tiện trong sử dụng từ và nêu rõ hướng khắc phục.
III. Một số lỗi khi dùng từ, nguyên nhân mắc lỗi và cách khắc phục.
	Đây là nội dung chính nhất, là nội dung trọng tâm của đề tài. Trước khi nêu ra từng loại lỗi sai khi dùng từ, chỉ rõ nguyên nhân mắc lỗi và cách khắc phục, tôi muốn trình bày cách thức chung, tôi đã phát hiện lỗi và chữa lỗi về dùng từ như thế nào.
1. Cỏc bước phỏt hiện lỗi và sửa lỗi
	a. Phát hiện lỗi: Bao gồm 2 bước:
	a.1. Bước 1: Đọc cả câu, đoạn  để nắm cho được các yếu tố ảnh hưởng tới việc giao tiếp (ví dụ như chủ thể giao tiếp, hoàn cảnh nói năng). Từ đó, ta tìm được từ mà ta nghi ngờ nhất rằng nó là lỗi. Sau đó ta tìm hiểu nghĩa và cách sử dụng của từ đó. Từ đấy, ta đối chiếu với trường hợp cụ thể mà ta đang xem xét. Nếu từ ta đang dùng không thoả mãn với các điều kiện trên (nghĩa, cách sử dụng) thì như vậy từ đã dùng là sai.
	a.2. Bước 2: Quy loại lỗi: sau khi đã phát hiện được ra từ sai, ta qui loại lỗi mà từ đó phạm phải. Việc qui loại lỗi dựa chủ yếu vào các nguyên tắc dùng từ (như việc qui loại của tôi ở mục 2, dưới đây). Việc qui loại lỗi là cần thiết. Vì có quy được loại lỗi mới tìm ra được cách khắc phục.
	b. Khắc phục, sửa chữa lỗi: 
	b.1. Việc trước tiên, ta hãy xác định lại nhiệm vụ của từ cần sửa chữa cả về nội dung và hình thức. Không nên bỏ mặt nào, bởi vì cả hai mặt mới tạo nên từ, và việc ta lựa chọn từ thay thế cũng phải đảm bảo hai mặt này.
	b.2. Căn cứ vào lỗi mắc phải của từ mà sửa chữa. Ví dụ nếu từ thừa, từ lặp thì ta bỏ đi. Nếu từ không phù hợp thì ta chọn từ phù hợp hơn để thay thế. Cần nhớ rằng sự lựa chọn này giống như việc lựa chọn nói ở phần II của nội dung đề tài, chỉ khác ở chỗ : Trên là lựa chọn từ trước khi dùng, còn ở đây là lựa chọn lại từ sau khi đã dùng từ sai mà thôi.
	b.3. Sau đó ta kiểm tra lại từ mới thay thế xem đã thoả mãn các yêu cầu của câu, đoạn văn hay chưa. Việc kiểm tra này ta tiến hành bằng cách đọc lại cả câu văn, đoạn văn rồi phân tích, đánh giá.
	Trong thực tế giao tiếp, khi ta sử dụng đã thành kĩ xảo ngôn ngữ, thì các bước nói trên được tiến hành rất nhanh. Với cách thức chung cho việc phát hiện lỗi và chữa lỗi mà tôi vừa trình bày, học sinh có thể tự phát hiện và chữa các lỗi cho mình trong việc sử dụng từ ở các bài đã viết. Và cũng theo cách thức chung này, tôi tiến hành chữa lỗi về dùng từ trong bài viết của học sinh.
2. Một số lỗi dùng từ cụ thể, nguyên nhân mắc lỗi và cách khắc phục.
a. Dùng từ thừa, từ lặp.
	Có thể nói, mắc loại lỗi này là biểu hiện tệ nhất của việc dùng từ. Dùng từ thừa, từ lặp có nghĩa là trong một câu văn hoặc một phần văn bản có độ dài không lớn có hai từ trở lên giống nhau (giống nhau cả nghĩa và âm, hoặc chỉ giống nhau về một mặt).
	Ví dụ 1: Con sông này nó chảy qua quê em. Trông nó rất dài và rộng. Nó dài lắm, dài đến nỗi mà em không thể biết được thượng nguồn của nó ở đâu và hạ lưu của nó ở nơi nào nữa.
	Từ “nó” thừa trong câu thứ nhất. ở trong các câu sau có sự lặp lại một cách vô nghĩa cũng từ “nó” và từ “dài”. Câu văn vì thế mà rườm rà, nặng nề.
	Ví dụ 2: Nhà thơ Tế Hanh là một nhà thơ lớn của Việt Nam
	Ví dụ 3: Nguyễn Duy là một nhà thơ lớn, sáng tác nhiều bài thơ hay, nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Trong số những bài thơ ấy nổi tiếng là bài thơ “Tre Việt Nam”.
	ở các ví dụ 2 và 3, các từ “nhà thơ”, “nổi tiếng”, “bài thơ” cũng được dùng lặp lại hết sức vô nghĩa. Nó không hề tạo tạo nên một sắc thái ý nghĩa mới mới nào mà chỉ gây khó chịu cho người đọc bởi sự nặng nề của câu văn mà thôi. Một khía cạnh khác của việc dùng từ thừa, từ lặp là việc dùng các từ mâu thuẫn với nhau. Việc dùng các từ mâu thuẫn với nhau sẽ dẫn đến hậu quả là người nghe, người đọc không thể hiểu nổi hoặc hiểu sai, đánh giá sai thông tin mà người nói, người viết định chuyển đến.
	Ví dụ 4: Con sông này có lòng rất rộng, khoảng năm mét chiều ngang .
ở câu này, không những người viết dùng từ lặp (về nghĩa) “lòng” và “chiều ngang”, mà từ dùng còn mâu thuẫn với nhau nữa. 
Khó có thể hình dung một con sông “rất rộng” với “năm mét chiều ngang” thì sẽ như thế nào.
Ví dụ 5: Thoang thoảng đâu đây mùi hương lúa chín đang đập vào mũi em.
Một mùi hương “thoang thoảng” nhẹ bay mà lại tạo được động tác “đập” mạnh thế kia ư?
Ví dụ 6: Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.
Nguyên nhân của việc dùng từ thừa, từ lặp hoặc các từ mâu thuẫn với nhau là do người sử dụng ngôn ngữ có vốn từ nghèo nàn nên khó tìm được từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc đại từ thay thế cho từ đã dùng. Cũng có khi nó là kết quả của sự cẩu thả khi dùng từ. Và nữa, không loại trừ sự sơ suất.
Loại lỗi này rất dễ nhận biết và sửa chữa cũng không mấy khó khăn. Ta chỉ việc bỏ yếu tố ngôn ngữ thừa trùng lặp đi sau khi đã phát hiện ra. Đối với những từ mâu thuẫn nhau, ta giữ lại từ phù hợp với điều đang đề cập, và sửa chữa từ còn lại cho khỏi mâu thuẫn với từ ta giữ lại. Khi sửa chữa từ, có thể thay đổi câu văn nếu cần.
Một số ví dụ trên được chữa như sau (tôi xin được không trình bày hết những ví dụ đã được chữa, mà chỉ trình bày một số):
Ví dụ 2: Tế Hanh là một nhà thơ lớn của Việt Nam (bỏ một từ “nhà thơ” đi)
Ví dụ 4: Lòng sông rất rộng. Đứa khoẻ nhất trong bọn tôi ném đá cũng không tới được bờ bên kia.
Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý ở đây là: các em phải phân biệt được để tránh nhầm lẫn loại lỗi lặp từ với phép lặp để liên kết câu, trong văn chương còn gọi đó là phép tu từ điệp ngữ: Lỗi lặp làm giảm giá trị lời nói và hiệu quả giao tiếp như đã phân tích, còn phép lặp lại tạo sự liên kết giữa các câu hoặc tạo thêm sắc thái ý nghĩa nào đó.
Ví dụ: Trời xanh đây là của chúng ta.
 Núi rừng đây là của chúng ta.
	(Nguyễn Đình Thi)
Những từ (gạch chân) lặp lại ở đây có giá trị nhấn mạnh, khẳng định rõ rệt một niềm tự hào phơi phới.
b. Dùng từ không đúng âm, không đúng nghĩa.
b.1. Dùng từ không đúng âm (lẫn lộn các từ gần âm)
	Tức là dùng từ không đúng với vỏ âm thanh của nó. Nói cách khác, âm thanh của từ bị dùng sai đi và việc làm này dẫn dến hậu quả là : từ biến thành từ khác làm người nghe hiểu sai, hoặc chẳng thành từ có nghĩa nào làm người nghe không hiểu nổi. Lớp từ hay bị dùng sai âm thanh nhiều nhất là những từ Hán Việt.
	- Vớ dụ 1: Nguy cập; suy tàn, yêu điểm
	- Vớ dụ 2: Khi tác giả Tế Hanh đi tập kích ở miền Bắc .
	- Vớ dụ 3: “..sự tàn gốc do chiến tranh
	- Vớ dụ 4: Văn học dân gian là kho sách giáo vấn bề thế
	- Vớ dụ 5 : Vì no nên Bác Hồ không ngủ được và ngắm cảnh đêm khuya.
 - Vớ dụ 6: Ngày mai chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.
	Trong các ví dụ trên, chúng ta thấy rõ hàng loạt những từ bị dùng sai vỏ âm thanh (gạch chân). Vì thế mà ý nghĩa của chúng sai hẳn với điều cần nói, như các từ “tập kích”, “no”. Các từ còn lại thì chẳng thành nghĩa gì hết. Đối với tiểu loại lỗi này, có mấy lời khuyên như sau:
	- Phải viết đúng chính tả, không nên tuỳ tiện khi viết “lo” mà tuỳ tiện viết thành “no” thì còn gì ý thơ, còn gì hình ảnh Bác mà phân tích cho tốn giấy mực.
	- Không vội viết bất cứ từ nào mình chưa rõ. Chỉ dùng khi đã tra từ điển hoặc hỏi người có trình độ.
	- Không nên chủ quan khi dùng từ mà phải suy nghĩ cho sâu sắc.
	- Một số từ dùng sai trên được sử dụng như sau:
	- Vớ dụ 1: Nguy cấp (hay nguy cập), suy tàn, ưu điểm
	- Vớ dụ 2: .. tập kết .
	- Vớ dụ 4: giáo huấn.
b.2. Dùng từ không đúng nghĩa.
	Người viết không nắm được nghĩa của từ nhưng lại “ sính chữ”, hoặc có khi tuỳ tiện, dùng để khoe kiến thức, dùng bừa bãi. Nhiều khi lại là do lẫn lộn 
nghĩa của từ này với từ khác.
	- Vớ dụ 1: Nguyễn Duy là một nhà thơ rất nổi tiếng: Ông có rất nhiều tác phẩm đặc sắc thu hút được nhiều khán giả như “Tiếng hát mùa gặt”, “Tre Việt Nam” 
	- Vớ dụ 2: Nét đẹp trong thơ Tế Hanh là kết hợp từ với nghĩa .
	- Vớ dụ 3: Hai bên bờ sông, những hàng cỏ tốt rợp, xanh rì
	- Vớ dụ 4: Mình mơ mình đã là một bác sỹ. Khi bừng tỉnh dậy mình thật hối hận khi mình mới là một học sinh.
	- Vớ dụ 5: . Sự khuất phục trước khó khăn của cây tre
	Ở các ví dụ này, chủ yếu người viết do lẫn nghĩa giữa các từ nên đã dùng sai. Với thơ chỉ có thể có độc giả (người đọc) chứ không có khán giả (người xem). Bờ sông quê với cỏ tốt rợp thì chỉ có thể là “đám cỏ”, “bãi cỏ” thôi. Không có lẽ cỏ lại mọc thành “hàng”, thành lối. Và cây tre “khuất phục” trước khó khăn thì còn gì để nói về “Cây tre Việt Nam” nữa đây. Tuy nhiên, ví dụ cũng cho thấy, có khi người dùng từ dùng tuỳ tiện, dùng mà không hiểu từ mình dùng. “Kết hợp với nghĩa” thì phải chăng nghĩa ở ngoài từ. Tại sao lại phải “hối hận” khi mình “mới là một học sinh”?
	Để khắc phục lỗi dùng từ không đúng nghĩa, cần:
	- Học tập nghiêm túc ngôn ngữ dân tộc bằng nhiều cách: học ở trường, ở nhà, ở cuộc sống xã hội để có vốn từ phong phú, chính xác.
	- Nâng cao trình độ văn hoá cho bản thân.
	- Tập thói quen tra từ điển, nhất là đối với những từ mình nắm chưa chắc, và kiên quyết tìm tòi sửa chữa khi nhận thấy lỗi của mình, không qua loa đại khái trong dùng từ.
	- Những từ sai trên sửa thành:
	- Vớ dụ 4:. Mình thật tiếc.
	- Vớ dụ 5:  sự chiến thắng (hay “không khuất phục”)
c. Dùng từ không đúng, không phù hợp với đối tượng được nói đến.
	- Vớ dụ 1:  hạt lúa to, mẩy như những quả trứng gà nằm trên bông lúa.
	- Vớ dụ 2: Mặt trời như một hòn ngọc đỏ hỏn
	- Vớ dụ 3: tiếng chân rầm rập của những người đi thăm lúa
	- Vớ dụ 4: Cánh đồng lúa làng em như một bức tranh sơn thuỷ
	- Vớ dụ 5: Cái thú vị ở quê Tế Hanh là ở các từ gợi hình, gợi cảm
	- Vớ dụ 6: . Chứng tỏ nhà thơ có một khối óc nhân hoá, so sánh rất đa dạng, phong phú.
	Do không chú ý đến đặc điểm của từng đối tượng cần nói, do óc nhận xét thiếu suy nghĩ chín chắn, mà ở các ví dụ trên người viết đã tạo ra hàng loạt những hình ảnh khập khiễng, sai bản chất sự vật hoặc không có giá trị cung cấp thông tin, phản ánh hiện thực. Làm sao có thể hình dung hạt lúa qua “quả trứng gà”? và bước chân của những người đi thăm lúa cũng không thể “rầm rập” như tiếng chân của một số đông người đồng thời tiến bước.
	Cách khắc phục loại lỗi này là: khi ta nói đến đối tượng này ta phải hết sức chú ý đến đặc điểm của đối tượng đó. Từ đó mà ta có thể lựa chọn được những từ phù hợp nhất với đối tượng, thay thế cho những từ dùng không chuẩn xác kia. Theo cách đó, một số từ trong các ví dụ được sửa chữa thành:
	- Vớ dụ 1:  hạt lúa to, mẩy như những con nhộng 
	- Vớ dụ 2:  tiếng bước chân náo nức của những người đi thăm lúa
	- Vớ dụ 3: Cái thú vị ở quê Tế Hanh là cảnh con sông rất hữu tình.
d. Dùng từ không đúng với phong cách văn bản và hoàn cảnh nói năng.
	Loại lỗi này có mấy biểu hiện cơ bản sau:
d.1. Dùng quá nhiều khẩu ngữ: Lớp từ dùng trong văn nói vào văn viết:
	- Vớ dụ 1: Sứ giả sợ hãi tưởng tôi nói chơi nhưng cũng rất chi là mừng rỡ.
	- Vớ dụ 2: Những bông lúa chả có hạt nào nép, mấy cả những bông lúa rất mọng sữa.
	- Vớ dụ 3: Sứ giả vưởi vào nhìn thấy Gióng
	- Vớ dụ 4: Có một bạn ở lớp 5A bạn ý tên là Hùng
	Những ví dụ này cho thấy, học sinh ta nói thế nào thì viết văn như thế ấy. Các em không ý thức được rằng có những từ ngữ đưa đảy (rất chi, mấy cả), những từ bị biến âm (vừa mới -> vưởi ; ấy -> ý), chỉ có thể chấp nhận khi nói mà không dùng khi viết. Lỗi này khắc phục bằng cách bỏ những từ ngữ đưa đẩy của văn nói đi, hoặc thay thế những từ đã bị biến âm khi nói bằng những từ có nghĩa tương đương phù hợp.
d.2. Dùng nhiều thán từ trong văn nghị luận, khi mà văn cảnh cụ thể không cần đến.
	- Vớ dụ 5: Ôi! tác giả ví cây tre như người vậy
	- Vớ dụ 6: Ô, cây tre như người mẹ hiền lành, phúc hậu
	Khi không cần đến, khi dùng không có tác dụng thì cách khắc phục duy nhất là bỏ đi.
d.3. Dùng những từ lạc phong cách văn bản đang xem xét.
	- Vớ dụ 7: . Một áo giáp để cháu phá tan lũ giặc này.
	- Vớ dụ 8: Tôi là Hùng Vương thứ 6 .
	- Vớ dụ 9: Mị Châu vì cả tin nên cô đã cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần.
	Để một vị thần xưng “cháu”, một ông vua xưng “tôi”, và gọi một nàng công chúa là “cô” thì thật không phù hợp với phong cách truyện cổ. Để sửa chữa, hãy căn cứ vào văn bản mình đang xem xét để chọn từ dùng cho thích hợp.
	Một số lỗi chữa như sau:
	- Vớ dụ 3: Sứ giả vừa bước vào, nhìn thấy Gióng
	- Vớ dụ 6: Cây tre như người mẹ: hiền lành, phúc hậu.
	- Vớ dụ 8: Ta là Hùng Vương thứ 6
e. Dùn

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_phat_trien_nang_luc_giao_tiep_ngon_ngu_tho.docx