Báo cáo biện pháp Phát huy thế mạnh của tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Công tác chủ nhiệm đòi hỏi mỗi giáo viên chúng tôi phải hết sức đề cao công việc xây dựng một tập thể lớp tự quản có nề nếp, kỷ luật đồng thời biết đoàn kết gắn bó, yêu thương, có ý thức trách nhiệm và ý thức tập thể. Bởi vì, mỗi cá nhân học sinh sẽ hết lòng gắn bó với tập thể lớp nếu các em được học tập rèn luyện và vui chơi trong một tập thể lớp đoàn kết nhất trí.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ thực sự phát huy thế mạnh nếu giáo viên chủ nhiệm biết hướng dẫn các em tham gia vào hoạt động của nhà trường (để gắn với nội dung hoạt động của chủ điểm giáo dục, có tính định hướng, chuẩn bị cho các hoạt động của tuần và của tháng). Đồng thời giúp học sinh rèn luyện khả năng tự quản thông qua những hoạt động chủ nhiệm với nội dung hoạt động giáo dục của chủ điểm trong công tác này, các em sẽ biết cách tổ chức và điều khiển một số những hoạt động phù hợp với lứa tuổi, hiểu được phải làm gì và làm như thế nào để thực hiện những hoạt động có hiệu quả, lại nắm được các hình thức hoạt động khác nhau kinh nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vì thế ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Đồng thời các em được rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham gia và tổ chức hoạt động tập thể. Điều này giúp các em rèn luyện sự tự tin, tác phong đĩnh đạc phù hợp với xu hướng hội nhập của xã hội ngày nay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Phát huy thế mạnh của tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
, công an nên đa số các con có ý thức kỷ luật cao, ngoan ngoãn, lẽ phép với thầy cô, biết vâng lời cha mẹ, tích cực tham gia hoạt động phong trào do Đoàn, Đội, trường, lớp tổ chức. Cơ sở vật chất mới, khang trang, tạo không khí phấn khích trong học sinh và giáo viên như: - Phòng học sạch sẽ, thoáng mát. - Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ (trang thiết bị đèn, quạt, bàn ghế cho học sinh, kể cả ghế ngồi của học sinh khi sinh hoạt dưới cờ). Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên bộ môn trẻ, năng động, có chuyên môn vững vàng, nhiệt tình trong giảng dạy. 2.2. Khó khăn Trước hết, khó khăn lớn nhất của tôi là được phân công chủ nhiệm một tập thể lớp có nhiều học sinh nam, các em trong độ tuổi mới lớn có sự thay đổi tâm sinh lý mạnh, các em ngày càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu, đua đòi, thích sự khẳng định mình..., trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nên chiều hướng học sinh lười học, hiện tượng bỏ giờ, trốn tiết, vi phạm pháp luật, vi phạm nội qui trường lớp tăng.. Vẫn còn một số học sinh chưa có ý thức trong học tập và rèn luyện đạo đức. Các biểu hiện không thích học, thường xuyên mất trật tự trong lớp, không học bài và làm bài tập, thường xuyên phải nhắc nhở về ý thức kỷ luật như con Nguyễn Phan Anh, Lê Gia Huy, Đỗ Tiến Hào,...Một số ít học sinh có năng lực tư duy tốt nhưng còn chưa chăm học như con Phạm Nguyễn Kim Ngân, Nguyễn Thị Huyền, Phạm Lan Anh, Nguyễn Như Quân. Một số học sinh chuyển từ nơi khác về, gặp khó khăn trong việc hòa nhập với môi trường mới như con Đỗ Quốc Thái. Một số học sinh nghiện game, có hiện tượng trốn tiết, giấu tiền học phí hoặc xin tiền ăn sáng nhưng lại không ăn mà để dành tiền chơi game như con Bùi Tuấn Phong, Nguyễn Vũ Khởi Phong, Nguyễn Thành Nhân, Nguyễn Tùng Lâm. Mặt khác, nhiều gia đình do quá bận rộn với công việc nên thời gian dành cho việc giáo dục con cái không nhiều, ít gần gũi, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm sống cho con. Một số gia đình gần như phó mặc cho nhà trường và xã hội, thậm chí cung cấp tiền bạc dư thừa cho con tiêu xài mà không nghĩ đến hậu quả. Hoặc có trường hợp bố mẹ lớn tuổi mới có con nên chiều chuộng theo mọi yêu cầu, đòi hỏi của con. Nhiều phụ huynh chỉ gặp gỡ trao đổi với GVCN trong 3 buổi họp phụ huynh trong một năm học, còn chủ yếu là trao đổi qua điện thoại trong những trường hợp cần thiết. Cùng với đó là sự phát triển của công nghệ số, nhiều học sinh được bố mẹ mua cho điện thoại, máy tính, laptop, đắt tiền với nhiều công dụng nhằm mục đích cho con chơi ở nhà để dễ quản lý. Nhưng thực tế, hầu hết bố mẹ đều không quản lý được việc sử dụng các trang mạng xã hội của con để có sự định hướng đúng đắn cho con. Do đó, có một bộ phận học sinh thích học theo các thần tượng, chạy theo trào lưu trên mạng, đua đòi theo bạn bè,. Bản thân tôi, công tác chủ nhiệm là kiêm nhiệm, thực tế hiện nay chưa có một khoá đào tạo chính thức nào cho GVCN. Chính vì vậy, tôi làm chủ nhiệm chủ yếu bằng kinh nghiệm của bản thân, cộng với trao đổi học hỏi trong nhà trường. Chính vì những lý do đó, tôi đã phải rất vất vả khắc phục những khó khăn mong tìm ra những hướng giải quyết và những phương pháp, cách làm để đạt được những nội dung kế hoạch cụ thể của công tác chủ nhiệm về văn hóa cũng như giáo dục đạo đức. Để hướng các con vào những sinh hoạt văn hóa lành mạnh, với phương châm giáo dục phát huy trí lực và bồi dưỡng nhân cách, đặc biệt hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong việc xây dựng tập thể tự quản, trong quá trình học tập và rèn luyện của lớp. Từ đó lựa chọn những học sinh có năng lực nhiệt tình, trách nhiệm và tôn trọng tập thể, tôi chú ý bằng mọi cách nâng cao hiệu quả thế mạnh của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. PHẦN II: NHỨNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI I. HƯỚNG GIẢI QUYẾT Hướng giải quyết của tôi là xây dựng một đội ngũ tự quản bằng cách kết hợp các mặt giáo dục, để từ đó củng cố và mở rộng những kiến thức mà học sinh đã tiếp thu được qua các môn học trên lớp, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, bổ sung vốn kinh nghiệm trong cuộc sống tập thể ở nhà trường, gia đình và ngoài xã hội. Từ đó, các em được rèn luyện các kỹ năng cơ bản, cần thiết nhằm nâng cao năng lực, tổ chức và điều khiển hoạt động tập thể, góp phần phát triển thái độ tích cực trong học tập và rèn luyện hàng ngày, có ý thức tham gia hoạt động tập thể và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Công việc đó được tiến hành bằng cách đặt ra những kế hoạch với những nội dung cụ thể về yêu cầu cần đạt được trong năm học về các mặt giáo dục (cả giáo dục văn hóa, đạo đức, lao động) kết hợp với trao đổi và nhờ sự giúp đỡ của các lực lượng giáo dục (Ban Giám hiệu, tổ chức Đoàn, Đội, ban phụ huynh lớp cũng như giáo viên bộ môn). Từ đó, góp phần giáo dục ý thức tự quản và tinh thần đoàn kết tập thể cho học sinh bằng cách thông qua các hoạt động giáo dục đạo đức truyền thống theo chủ đề năm học. Trong năm học, cả BGH và những đồng chí phụ trách Đoàn, Đội như thầy Nguyễn Duy Quyết, thầy Phùng Chí Trường và GVCN chúng tôi đều có những kế hoạch giáo dục đạo đức truyền thống theo chủ đề năm học. Qua các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để lôi cuốn học sinh tham gia hoạt động, kích thích tính tích cực hoạt động của các em bằng cách thay đổi các hoạt động trong từng chủ điểm giáo dục. Tăng cường vai trò chủ thể của học sinh trong hoạt động, học tập và công tác, tạo cơ hội cho học sinh được rèn luyện và tự khẳng định mình giúp các em với vai trò chủ thể sẽ tự thể hiện những khả năng của mình trong hoạt động và giúp giáo viên chúng tôi thể hiện được ý tưởng của mình khi tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đồng thời lại tranh thủ được sự giúp đỡ và khai thác tiềm năng của các lực lượng xã hội trong việc tổ chức hoạt động cho học sinh, phối hợp chặt chẽ với tổng phụ trách đội để nắm bắt kế hoạch hoạt động của đội thiếu niên, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của tổ chức Đội để thực hiện các hoạt động có hiệu quả. Điều đó được thực hiện trong các tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, tiết sinh hoạt lớp cuối tuần và các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tổ chức vào thứ năm hàng tuần, hàng tháng theo quy định, với nhiều cách thức khác nhau và đa dạng, sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. II. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH CỤ THỂ Trên cơ sở đã có sự phân công theo dõi cơ cấu, thành phần tổ chức lớp để học sinh hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ tổ, các cán sự chức năng, hiểu cơ chế hoạt động và điều hành của “ bộ máy tự quản lớp”, từ đó giúp các em hiểu rõ việc tự chủ động, tự tin thực hiện những lợi ích thiết thực của cá nhân và tập thể, tôi đã tiến hành những biện pháp cụ thể sau đây để thông qua đó phát huy hiệu quả thế mạnh của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 1. PHÁT HUY THẾ MẠNH CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP BẰNG VIỆC GIÁO DỤC TÌNH ĐOÀN KẾT TẬP THỂ 1.1) Phân công nhóm tập thể “Đôi bạn cùng tiến” Nhằm phát huy tác dụng tốt của học sinh giỏi, của cán sự bộ môn và tạo nên sự đoàn kết, gắn bó, yêu thương, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập. Đây là một việc làm thiết thực, dễ làm mà lại đạt hiệu quả cao. Trong một số tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tiết sinh hoạt cuối tuần (các nhóm học tập đã được phân công từ trước), tôi nhắc cán bộ lớp đôn đốc các bạn ở gần nhà, đi cùng đường, có điều kiện tiếp xúc trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau. Nhóm trưởng học tập có trách nhiệm hỏi han, kiểm tra việc học bài, làm bài của bạn, đồng thời giảng giải cho bạn khi bạn không hiểu bài. Đôi khi các em có thể chân thành thổ lộ những băn khoăn, suy nghĩ, thắc mắc và cả nguyện vọng với bạn bè. Cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, các em biết hỗ trợ đoàn kết, khiêm tốn học hỏi, giúp đỡ nhau rất nhiều trong học tập. Sau những hoạt động ngoại khóa nhóm trưởng học tập có trách nhiệm báo cáo với GVCN và cán bộ lớp sự tiến bộ của bạn để động viên khích lệ khen thưởng kịp thời trong tiết sinh hoạt cuối tuần. Việc làm này rất hiệu quả và tăng thêm sự thân ái chan hòa của giữa các học sinh, ý thức trách nhiệm và sự khẳng định mình của cán bộ lớp cũng như của tổ viên. Tôi có thể thấy rõ sự tiến bộ rõ rệt như nhóm: Nhóm 1: Nguyễn Diệu Linh – Nguyễn Phương Anh Nhóm 2: Trịnh Hải Yến – Hoàng Thị Ngọc Anh Nhóm 3: Phạm Phương Hoa – Ngô Khánh Linh Nhóm 4: Đặng Đức Long – Nguyễn Tiến Đức Nhóm 5: Vũ Việt Thành – Nguyễn Tùng Lâm Nhóm 6: Trần Thành An – Hà Minh Anh Nhóm 7: Trần Hà Anh – Nguyễn Thanh Huyền 1.2) Giáo dục tình đoàn kết thông qua phát động các phong trào thi đua học tập và rèn luyện đạo đức để chào mừng các ngày lễ lớn Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cuối tuần là một hoạt động giáo dục đạo đức có tác dụng tích cực giúp học sinh hào hứng sôi nổi trong học tập. Qua đó, củng cố mối quan hệ tình bạn khăng khít trong tổ, trong lớp, trong một bầu không khí vui vẻ. Công việc được giao cho từng cá nhân, từng tổ, từng nhóm, từng nhóm trưởng, tổ trưởng, cán sự bộ môn với trách nhiệm cụ thể. Học sinh phải cố gắng thi đua xem cá nhân nào, tổ nào giành được nhiều “ hoa điểm tốt”, giành được ưu thế trong các đợt thi đua. Thi đua hái được nhiều “ hoa điểm tốt 9, 10” và học hỏi được nhiều kinh nghiệm, tự bản thân các con đã góp phần rất lớn trong việc tạo nên sự thương yêu, đoàn kết trong tổ, nhóm, lớp học. Từ nhu cầu học tập và rèn luyện tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như thế, hướng học sinh và thu hút học sinh vào những hoạt động lành mạnh, góp phần phát triển thái độ tích cực trong học tập và rèn luyện hàng ngày, có ý thức tham gia và hoàn thành nhiệm vụ được giao. 1.3) Thông qua các bài học giáo dục đạo đức của môn “Giáo dục công dân” về giá trị đạo đức (Thông qua các bài như “ Yêu thương con người, “ Lòng khoan dung”, “ Tính tự trọng”, “ Sự công tâm”, “ Biết hối hận”). Việc làm này được tiến hành ngoại khóa vào buổi chiều, bằng cách cho học sinh giải đáp hoặc thảo luận các bài tập tình huống của bài học một cách nhẹ nhàng. Từ đó, giáo dục ý thức và tình đoàn kết tương thân tương ái trong tập thể cho học sinh. Ví dụ cho học sinh thảo luận và giải đáp một số tình huống như: - Thế nào là người bạn tốt? - Làm thế nào để giúp bạn yếu, kém vươn lên trong học tập? - Khi bạn của bạn gặp khó khăn hay buồn bã, bạn động viên, giúp đỡ, chia sẻ như thế nào ? Làm thế nào để bạn đó không cảm thấy lẻ loi và tự tin trong tập thể? - Nên có thái độ như thế nào khi bạn mắc lỗi lầm? - Khi bạn mắc khuyết điểm, bao che cho bạn có phải là yêu thương bạn, biết đoàn kết với bạn không ? ( - Không, vì bạn không nhận lỗi, thấy có chỗ dựa để chối bỏ sự giúp đỡ của thầy, cô và tập thể, bạn sẽ cho là mình không có lỗi và tiếp tục phạm sai lầm). - Phê bình bạn thế nào để giúp đỡ bạn chữa khuyết điểm mà bạn không tự ái và không hiểu lầm? - Bạn sẽ làm gì khi bạn của bạn bị ốm? - Bạn đã có lần nào xô xát với các bạn trong lớp chưa? Cách giải quyết mâu thuẫn của bạn? Bạn có ân hận không ? Vì sao? - Bạn trót có hành vi thiếu tôn trọng với một bạn gái trong lớp, bạn hối hận ra sao ? 1.4) Giáo dục tình đoàn kết tập thể qua các bài học môn văn học, lồng xen giáo dục cảm hóa học sinh bằng việc tham gia các tiết sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề năm học Công việc này đòi hỏi sự tế nhị và nhuần nhuyễn của giáo viên trong cách tiến hành, tránh giáo dục khô khan, giáo điều – mà phải lựa chọn cách thức giáo dục một cách nhẹ nhàng, thấm thía, khắc sâu bài học đạo đức cho các con. Cá nhân tôi chọn lựa giáo dục tình đoàn kết, sự trắc ẩn và tình thương yêu với bạn bè cho các con bằng việc lồng xen vào bài giảng. Đôi khi là buổi sinh hoạt ngoại khóa trong tiết sinh hoạt cuối tuần (sau khi đã hướng dẫn cho học sinh tự biểu diễn những vở kịch hoặc hoạt cảnh nhỏ). Trong tiết sinh hoạt “ vui chơi học tập có thưởng” tôi tổ chức hướng dẫn học sinh diễn một hoạt cảnh (không nhất thiết phải theo đúng lời của văn bản SGK mà sửa đổi thành một kịch bản ngắn gọn, hài hước và linh hoạt). Điều đó khiến học sinh hào hứng, sôi nổi, mỗi học sinh đều đóng góp ý kiến cho việc biểu diễn từ động tác, lời nói đến cử chỉ của từng nhân vật. Nhờ vậy, việc giáo dục tình đoàn kết và lòng yêu thương cho học sinh đạt được hiệu quả rõ rệt mà lại hết sức nhẹ nhàng, thấm thía. 1.5) Bình bầu thi đua, khen thưởng người tốt, việc tốt hàng tuần, hàng tháng Nội dung và hình thức tiến hành giống như các tiết sinh hoạt. Thông qua việc đội ngũ cán bộ lớp xét thưởng, phạt công minh và theo dõi sát sao hệ thống sổ sách tự quản để chấn chỉnh nề nếp thi đua (đã chia cán bộ phụ trách theo từng địa bàn dân cư để thông báo đến từng gia đình các hoạt động của từng thành viên trong tổ, lớp). Cùng với việc lập bảng tin “ người tốt – việc tốt ” để ghi chép cụ thể lên bảng dẫn thông báo cho cả lớp theo dõi, cán bộ lớp tự điều hành (theo hướng dẫn của GVCN từ đầu năm). Đây là hoạt động định kỳ và thường xuyên của tập thể lớp. Lớp trưởng tự chủ động hội ý với đội ngũ cán bộ lớp, cùng bàn bạc để chuẩn bị nội dung sinh hoạt lớp. Các tổ trưởng, lớp phó và cán bộ chức năng phụ trách từng phần việc được phân công cung cấp các số liệu để lớp trưởng báo cáo chung trước lớp. Các học sinh được phân công đều cố gắng hoàn thành công việc một cách xuất sắc, công tâm trong việc bình bầu thi đua, khen thưởng, để động viên kịp thời những gương “ người tốt – việc tốt”. Tôi cho rằng việc làm này đạt hiệu quả giáo dục rất cao trong việc giáo dục tình đoàn kết trong tập thể. Bởi vì, những học sinh mắc khuyết điểm thì được bạn ân cần góp ý để sửa chữa, những học sinh được khen thưởng trước lớp thì phấn khởi và càng cố gắng phấn đấu tốt hơn. Tôi và tập thể lớp khen ngợi các học sinh đã có tấm lòng yêu thương, biết thông cảm chia sẻ với bạn nghèo, việc làm tự nguyện và tốt đẹp của các con góp phần không nhỏ trong bầu không khí thân ái đoàn kết của lớp. Hay trong công việc lao động vệ sinh hàng tuần, các con tự phân công cá nhân và tổ quét dọn, đổ rác hàng ngày, quét mạng nhện ở góc lớp vào cuối tháng. Khi cần hoặc thấy bạn mệt mỏi các con tự nguyện giúp đỡ nhau mà không để cô nhắc nhở, điển hình là các con Nguyễn Minh Vũ, Tạ Gia Linh, Nguyễn Diệu Linh, Nguyễn Ngọc Diệp, Vũ Việt Thành,Phạm Phương Hoa,. Đáng khen hơn nữa là thấy bạn bị ốm, các con tỏ ra quan tâm báo với cô và góp tiền quỹ lớp đến thăm hỏi kịp thời. Rõ ràng cùng với việc phân công “ Đôi bạn cùng tiến”, việc bình bầu thi đua khen thưởng “ người tốt – việc tốt ” kịp thời đạt hiệu quả rất tốt trong việc xây dựng tình đoàn kết trong tập thể lớp. Từ những việc làm thiết thực học sinh biểu hiện thái độ phân minh với những hiện tượng không lành mạnh, không đúng đắn của bản thân, của bạn bè một cách đúng đắn, sẵn sàng tỏ thái độ ủng hộ những người tốt, việc tốt xung quanh. 1.6) Hình thức hoạt động “Giao lưu văn nghệ” theo chủ điểm trong năm học Hình thức sinh hoạt tập thể này vui vẻ, không gò bó, đơn điệu mà việc giáo dục lại đạt hiệu quả cao – nhất là tạo nên sự gắn bó đoàn kết tương trợ lẫn nhau giữa các học sinh. Đầu tiên, GVCN họp cán bộ lớp để thống nhất nội dung, yêu cầu, hình thức hoạt động để phân công việc chỉ đạo cũng như việc chuẩn bị và thống nhất chương trình (giao lưu văn nghệ cũng phải theo chủ điểm ). Sau đó, tất cả các thành viên trong tổ, lớp đều tìm hiểu, ôn luyện các bài hát có nội dung theo chủ điểm này để xung phong trả lời các câu hỏi hay thể hiện các ca khúc khi có cơ hội. Cán bộ phụ trách văn - thể - mỹ dẫn chương trình cùng với lớp trưởng và lớp phó văn - thể - mỹ (có dự kiến BGK, chuẩn bị quà thưởng cho các tổ xuất sắc cũng như khán giả được giải). Việc giao lưu văn nghệ có thể theo chủ đề về quê hương, đất nước, chủ đề về nhà giáo, chủ đề về các anh hùng, liệt sĩ, chủ đề về ngày Quốc tế phụ nữ, chủ đề về ngày giải phóng Thủ đô, về ngày thành lập Đảng, thành lập Đoàn, chủ đề về mừng Đảng, mừng xuân, các bài hát không được trùng nhau. Việc thi đua sôi nổi tạo nên bầu không khí vui chơi lành mạnh, thu hút học sinh vì thế các con biết đoàn kết hơn, vừa mạnh dạn trong sinh hoạt tập thể vừa yêu mến bạn bè. 2. PHÁT HUY THẾ MẠNH CỦA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP QUA VIỆC BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC BỘ MÔN Công việc này hướng học sinh vào việc củng cố kiến thức cơ bản đã học trên lớp vừa nâng cao hiểu biết một cách nhẹ nhàng, hứng thú, hào hứng trong học tập theo kiểu “ học mà chơi – chơi mà học”. Loại hình sinh hoạt tập thể này phục vụ việc học tập và tiếp thu các kiến thức bộ môn rất hiệu quả. Học sinh có thể trao đổi về động cơ học tập, về phương pháp và kinh nghiệm học tập phân môn. Do đó nó có tác dụng phát huy khả năng tự quản của đội ngũ cán bộ lớp, giúp học sinh năng động hơn, sáng tạo hơn. Đồng thời, mỗi cá nhân biết chăm chỉ, vượt khó vươn lên đạt kết quả tốt hơn trong học tập và bồi dưỡng kiến thức bộ môn, cũng như tăng cường rèn luyện. Tôi hướng dẫn học sinh làm một cành đào, trên có cắt dán vào đó những bông hoa nhiều màu sắc cho vui mắt. Sau đó, lớp phó phụ trách văn - thể - mỹ cùng cán sự chức năng gặp gỡ các thầy, cô bộ môn xin câu hỏi rồi chuẩn bị đáp án. Tiếp đó, treo câu hỏi vào cành đào và tổ chức “ hái hoa dân chủ”, chỉ định các nhóm, đội, cá nhân lên gắp thăm câu hỏi và trả lời. Trả lời nhanh, đúng thì cả lớp vỗ tay hoan hô, cán sự (làm BGK) cho điểm. Tùy theo sự trả lời nếu thiếu hoặc sai kiến thức thì trừ điểm. Trả lời lúng túng thì cả lớp đếm từ 1 đến 10 xong cho bạn khác lên gắp thăm câu hỏi. Bạn bổ sung trả lời đúng thì được cộng thêm điểm về cho tổ, nhóm hoặc đội của mình. Cuối cùng cán bộ lớp đánh giá, tổng kết và trao thưởng. Xen kẽ các loại hình sinh hoạt khác làm cho tiết sinh hoạt cuối tuần sinh động hơn, có hiệu quả giáo dục cao hơn. Hoạt động này thực sự phát huy thế mạnh hiệu quả của các giờ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bởi nó gắn bó với các hoạt động dạy học trên lớp. Các hoạt động theo chủ điểm hàng tháng của nhà trường cũng như các hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung – góp phần rất lớn vào việc giáo dục lòng yêu thương, sự quan tâm gắn bó và tình đoàn kết của tập thể lớp của học sinh cũng như phát huy được ý thức tự quản của lớp. 3. PHÁT HUY THẾ MẠNH CỦA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP QUA VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH SINH HOẠT CHỦ ĐỀ CỦA TRƯỜNG, LỚP HƯỚNG TỚI CÁC NGÀY LỄ LỚN Kết hợp trao đổi với BGH, với tổ chức Đoàn, Đội và tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của GVBM, của Ban phụ huynh chúng tôi có kế hoạch giáo dục đạo đức truyền thống theo chủ đề năm học như: - Kỷ niệm và chào mừng các ngày lễ lớn (chủ điểm giáo dục phải theo sát các ngày lễ, những ngày kỷ niệm, những sự kiện chính trị, những cuộc vận động lớn của dân tộc trong nước cũng như của riêng Thủ đô Hà Nội,..). - Hướng cho học sinh tham gia tích cực các phong trào của lớp, trường theo chủ đề năm học về: + Truyền thống nhà trường. + Chăm ngoan, học giỏi. + Tôn sư, trọng đạo. + Uống nước nhớ nguồn. + Mừng Đảng mừng xuân. + Tiến bước lên Đoàn. + Hòa bình, hữu nghị. + Làm theo lời Bác dạy. Trưởng thành từ những phong trào và hoạt động văn hóa lành mạnh bổ ích này các học sinh Tạ Gia Linh, Nhữ Hoàng Trang, Phạm Phương Hoa, Nguyễn Ngọc Diệp, Vũ Việt Thành, Nguyễn Quang Anh, Nguyễn Minh Vũ, Lê Phạm Huyền Vy, Trần Hà Anh trở thành những hạt nhân tích cực trong phong trào tổ chức Đoàn, Đội. 4. PHÁT HUY THẾ MẠNH CỦA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP QUA VIỆC RÈN LUYỆN TÁC PHONG VÀ KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Đây là một việc làm đạt hiệu quả giáo dục rất cao của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhờ việc phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh với tư cách là chủ thể của hành động. Một mặt, thông qua những giờ sinh hoạt tập thể của trường, lớp các em được khuyến khích tự tìm tòi, tự tạo ra những trang thiết bị, phương tiện đơn giản phục vụ cho hoạt động ngoại khóa cũng như học tập. Mặt khác, sự đa dạng của các hình thức hoạt động (giao lưu văn nghệ, học hỏi bạn bè, thi đua học tập và rèn luyện theo chủ điểm, bình bầu thi đua khen thưởng “ người tốt – việc tốt” hàng tuần, hàng tháng đã lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động bổ ích, kích thích tính tích cực hoạt động của các em trong vai trò chủ thể. Tạo cơ hội cho học sinh được rèn luyện và tự khẳng định mình. Với vai trò chủ thể, c
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_phat_huy_the_manh_cua_tiet_hoat_dong_giao.docx