Báo cáo biện pháp Nâng cao năng lực giải toán cho học sinh lớp 6

 Ở cấp THCS, nhận thức của học sinh đang chuyển dần từ cảm tính sang lí tính, phương pháp suy luận chưa được hình thành một cách vững chắc. Vì vậy trong việc học toán, hệ thống câu hỏi có tác dụng dẫn dắt, khuyến khích học sinh tích cực suy luận hình thành kĩ năng giải toán. Trong giảng dạy tôi đã sử dụng câu hỏi trong nhiều khâu như: Hình thành khái niệm; rèn luyện kĩ năng, kiểm tra kiến thức, củng cố bài giảng Nhưng dù ở khâu nào thì giáo viên phải:

*Làm cho hệ thống câu hỏi trở thành một quá trình dẫn dắt học sinh suy luận:

 Hiện nay, có nhiều tiết giáo viên còn nặng về thuyết trình, học sinh chỉ nghe và ghi một cách thụ động. Cùng có những tiết giáo viên lại đặt ra nhiều câu hỏi nhưng không chọn lọc, học sinh cũng chưa hào hứng đối với câu hỏi đó. Tác dụng của câu hỏi không phải ở chỗ học sinh giơ tay nhiều hay ít, mà phải ở chỗ những câu hỏi ấy hướng dẫn bộ óc học sinh làm việc như thế nào?

Tôi thấy rằng kiến thức mới bao giờ cũng mang tính kế thừa, nghĩa là có mối quan hệ sâu sắc với các kiến thức cũ. Vì thế , hệ thống câu hỏi phải làm sao cho học sinh có thể từ cái đã biết tìm ra cái chưa biết, từ cái dễ nhận biết đến cái khó hơn. Hệ thống câu hỏi phải tạo nên một quá trình dìu dắt, hướng dẫn học sinh suy nghĩ và trả lời theo qui luật phát triển của tư duy. Như vậy khi giải toán học sinh không bị hạn chế vào một cách giải duy nhất. Ngoài ra từ các cách giải sau các con còn có thể phát triển bài toán bằng tổng quát hoá hay thay đổi dữ kiện của bài toán để có bài toán mới mà cách giải vẫn tương tự.

 

doc 31 trang Chí Tường 21/08/2023 4441
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Nâng cao năng lực giải toán cho học sinh lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Nâng cao năng lực giải toán cho học sinh lớp 6

Báo cáo biện pháp Nâng cao năng lực giải toán cho học sinh lớp 6
Tính diện tích mặt cắt của một thân cây hình tròn có chu vi là m bằng công thức tính gần đúng diện tích S = 0,08 trong đó C là chu vi đường tròn.
 Trước khi thay đổi các hình thức câu hỏi, tôi thường chọn các câu hỏi so sánh để học sinh có thể liên hệ khái niệm cũ với khái niệm mới. Ví dụ: So sánh các qui tắc nhân phân số với phân số, nhân phân số với số nguyên, nhân số nguyên với phân số thì phải chỉ rõ mối quan hệ bao hàm: Qui tắc đúng cho trường hợp chung thì sẽ đúng cho trường hợp riêng. Khi so sánh phân loại, tôi thường đưa ra sơ đồ.Ví dụ: Khi dạy xong ba bài toán cơ bản về phân số tôi chuyển từ ngôn ngữ thông thường sang ngôn ngữ toán học qua bảng hệ thống hoá kiến thức sau:
 Bài toán 1
(Tìm giá trị PS của 1 số cho trước)
Tìm a, biết a = của b
m
n
m
n
Công thức 1
a = b.
Bài toán 2
(Tìm 1 số, biết giá trị 1PS của nó)
Tìm b, biết của b bằng a.
m
n
m
n
Công thức 2
b = a :
Bài toán 2
 (Tìm tỉ số của 2 số a và b)
a
b
Công thức 3
 = a : b
* Hệ thống câu hỏi phải tác động đến nhiều loại đối tượng:
Rõ ràng trong một lớp học, trình độ của học sinh không đồng đều. Phải chăng cần có những câu hỏi để dành riêng cho các em kém và lúc đó các em khá không cần theo dõi, lại có những câu hỏi khó dành cho các em khá và các em kém chỉ cần ngồi nghe?
Làm như vậy vừa không có tính sư phạm vừa không đủ thời gian. Tôi cho rằng những câu hỏi này phải xen kẽ nhau một cách hợp lí. Em khá cùng phải theo dõi các câu hỏi dễ vì đằng sau câu hỏi ấy là một sự phát triển mới. Em kém cùng có thể hiểu được câu hỏi khó vì nó đã có một quá trình dẫn dắt.
Ví dụ: Giới thiệu về số nguyên tố, giáo viên bắt đầu bằng một câu hỏi:
+ Cho 1; 2; 9; 21; 23; 567. Số nào là số nguyên tố? ( Câu này học sinh kém cũng trả lời được)
+ Vì sao? ( Câu này chỉ có HS trung bình mới trả lời được trôi chảy)
+ Số nào là hợp số? Vì sao ?
Các câu hỏi sau đây đi vào mức cao hơn :
+ Số nào chỉ chia hết cho 1 và chính nó mà lại không phải là số nguyên tố ?
+ Số nào lớn hơn 1, chia hết cho 1 và chính nó mà lại không phải số nguyên tố ?
Những câu hỏi này đã nâng mức suy luận của học sinh cao hơn, và sau đó đi vào phần luyện tập. Để phát huy tác dụng câu trả lời của các em khá đối với các em kém, tôi lại đề ra câu hỏi :
+ Hãy viết số 19 thành tổng của 2 số nguyên tố ?
Các em khá đã tìm ra là : 19 = 2+ 17. Dựa vào đó các em kém cũng phân tích được như sau: 13 = 2 + 11; 25 = 2 + 23. Cứ như vậy, tất cả mọi đối tượng trong lớp đều được giáo viên quan tâm đến và các em kém dần dần được nâng lên mức trung bình.
CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ:
 I/ Bồi dưỡng kiến thức cơ bản cho học sinh 
 1. Cơ sở xác định biện pháp 
	Việc bồi dưỡng kiến thức cơ bản là một công việc cực kỳ quan trọng vì kiến thức cơ bản là nền tảng quyết định đến khả năng học tập của các em, đặc biệt môn Toán càng quan trọng hơn vì lượng kiến thức của bộ môn Toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó trong quá trình dạy học cần rèn luyện giúp HS nắm vững các kiến thức cơ bản về phân số từ đó có cơ sở để giải các bài toán có liên quan. 
 2. Nội dung của biện pháp 
 Để bồi dưỡng kiến thức cơ bản có hiệu quả thì chúng ta cần:
-Xác định được đối tượng cần bồi dưỡng kiến thức.
-Kế hoạch của việc cần bồi dưỡng kiến thức.
-Nội dung bồi dưỡng kiến thức.
-Đánh giá hiệu quả qua việc bồi dưỡng kiến thức.
 3. Yêu cầu của biện pháp 
	Trong quá trình học tập đa số các em dễ bị mất các kiến thức cơ bản, do các em cho rằng các kiến này không quan trọng lắm nên thường không chú trọng. Trong quá trình dạy học GV cần chú trọng đến việc bồi dưỡng các kiến thức cơ bản cho các em để nhằm giúp cho các em nắm vững các kiến thức. Từ đó các em có nền tảng vững chắc và cũng là cơ sở giúp cho các em học tập một cách tốt hơn.
	Muốn vậy, trong quá trình giải toán GV có thể thông qua hệ thống câu hỏi để HS nắm lại các kiến thức đã học.
 4. Các ví dụ minh họa 
Ví dụ 1 ( Ví dụ 2 phương pháp giải toán 6 tập 2 tr 149 )
Tính: a) 	b) 
Gợi ý câu a
GV:Yêu cầu học sinh nêu thứ tự thực hiện phép toán 
GV:Trong dấu ngoặc là phép toán gì ? Cách thực hiện của chúng ra sao ?
GV: Trong quá trình thực hiện các phép tính ta cũng cần chú ý đến việc rút gọn để giúp cho bài toán trở nên dễ tính hơn.
GV: Để thực hiện phép chia hai phân số ta làm như thế nào ?
Gợi ý câu b.
GV: Yêu cầu học sinh nêu thứ tự thực hiện phép toán ?
GV: Hãy cho biết thứ tự ưu tiên cho dấu ngoặc nào trước ?
GV: Trong dấu ngoặc gồm những phép toán nào ? Thứ tự thực hiện của chúng ra sao ?
a) 
Trong quá trình giải bài toán GV cần đặt ra các câu hỏi có liên quan đến kiến thức trọng tâm của dạng toán để áp dụng giải bài tập. Các bài toán trên chúng ta đã sử dụng các kiến thức nào để giải ? Để nhằm giúp HS khắc sâu các kiến thức.
Qua bài toán trên nhằm rèn khả năng tính toán cho HS, giúp cho các nắm vững thứ tự thực hiện các phép tính trong toán đồng thời cũng rèn luyện khả năng tư duy cho các em. Đặc biệt trong quá trình dạy học GV cần đặt nhiều câu hỏi gợi ý cho sinh nhằm giúp cho các em nắm vững kiến thức.
Ví dụ 2 ( Bài tập 92 phương pháp giải toán 6 tập 2 tr 157 )
	Quãng đường từ nhà đến trường dài 1200m. An đi xe đạp được quãng đường thì bị hỏng xe. An đành phải gửi xe và đi bộ đến trường. Tính quãng đường An đi xe đạp và đi bộ.
Gợi ý bài toán
GV: Đây là bài toán liên quan đến kiến thức nào ? 
 GV: Xác định đâu là b và đâu là ?
GV: Quãng đường An đi bộ chiếm bao nhiêu phần quãng đường từ nhà đến trường ?
 Giải:
Quãng đường An đi xe đạp là 
Quãng đường An đi bộ là 
Qua bài toán rèn luyện cho HS khả năng phân tích đúng bài toán và biết cách giải đúng bài toán, cho HS thấy được mối quan hệ giữa toán học và thực tế. Do đó trong quá trình dạy học GV cần tạo được sự tò mò, hứng thú và muốn khám phá sự hiểu biết của mình để nhằm làm tăng khả năng học tập cho các em.
 II/ Bồi dưỡng năng lực định hướng đường lối giải bài toán
 1. Cơ sở xác định biện pháp 
	Công việc định hướng tìm đường lối giải bài toán là một vấn đề khó khăn cho những học sinh yếu, kém và kể cả những học sinh khá, giỏi. Để giải quyết tốt bài toán thì cần phải có định hướng giải đúng. Do đó việc định hướng giải bài toán là một vấn đề rất cần thiết và quan trọng.
 2. Nội dung biện pháp 
Khi giải bài toán thì chúng ta cần phải biết đường lối giải nhưng không phải bài toán nào cũng dễ tìm thấy đường lối giải. Do đó việc tìm ra đường lối giải là một vấn đề nan giải, nó là một quá trình rèn luyện lâu dài. Ngoài việc nắm vững các kiến thức cơ bản thì việc thực hành cũng rất quan trọng. Nhờ quá trình thực hành đó giúp cho HS hình thành nên những kỹ năng, kỹ xảo và định hướng được đường lối giải bài toán. Do đó nó đòi hỏi người dạy, người học phải có tính nghiêm túc, cẩn thận và kiên nhẫn cao.
 3. Yêu cầu của biện pháp 
	Việc xác định đường lối giải chính xác sẽ giúp cho HS giải quyết các bài toán một cách nhanh chóng, dễ hiểu, ngắn gọn và tránh mất được thời gian. Chính vì vậy, đòi hỏi mỗi GV cần phải rèn luyện cho HS khả năng định hướng đường lối giải bài toán là điều không thể thiếu trong quá trình dạy học Toán.
 4. Các ví dụ minh họa
Ví dụ 1 ( Bài tập 168d ôn tập Toán 6 tr 92 )
Tính: 	
Định hướng giải bài toán
GV: Để thực hiện được phép tính trên, trước tiên chúng ta cần làm gì ?
GV: Các phân số đó đã tối giản chưa ?
GV: Để thực hiện phép cộng phân số không cùng mẫu ta làm như thế nào ?
 Giải :
===
Qua bài toán này nhằm giúp cho HS nắm vững các kiến thức và làm quen dần các bước phân tích, lập luận bài toán cho HS.
Ví dụ 2 ( Ví dụ 64 Ôn tập Toán 6 tr 99 )
Tính nhanh: 
 Định hướng giải bài toán
GV: Hãy quan sát và nhận xét ở 3 số hạng của biểu thức ?
GV: Để tính nhanh giá trị của biểu thức trên ta cần vận dụng tính chất nào để giải ?
 Giải:
Qua bài toán này rèn luyện khả năng quan sát và vận dụng các kiến thức đã học để giải bài toán.
Ví dụ 3 ( Ví dụ 62 Ôn tập Toán 6 tr 94 )
Tính: 
 	Định hướng giải bài toán
Đối với những bài toán như thế này thì chúng ta không thể tiến hành quy đồng mẫu để tính tổng được vì làm như vậy chỉ làm mất thời gian của ta. Khi chúng ta gặp những bài toán như thế này thì cần phải tìm ra quy luật của nó.
GV: Hãy phân tích số hạng thứ nhất thành hiệu ?
GV: Tương tự hãy phân tích các số hạng tiếp theo.
 Giải:
 ;
Bài toán này nhằm tăng khả năng tư duy và lập luận cho HS một cách chặt chẽ. Tìm ra được qui luật chung để giải hợp lí và nhanh hơn.
Ví dụ 4 ( Bài 7 Em học giỏi Toán 6 tr 92 )
	Một số có ba chữ số, chữ số tận cùng bên trái là 4. Nếu chuyển chữ số 4 này xuống cuối thì được một số mới bằng số ban đầu. Tìm số đó.
 Phân tích bài toán
GV: Bài toán yêu cầu làm gì ?
GV: Theo đề bài, ban đầu ta có số có ba chữ số nào ?
GV: Hãy viết số đó dưới dạng tổng của các số ?
GV: Nếu ta đổi chữ số 4 sang phải thì ta được số có ba chữ số nào ?
GV: Hãy viết số đó dưới dạng tổng của các số ?
GV: Số ban đầu và số mới có quan hệ như thế nào ?
Giải
Số ban đầu là = 4.100 + 10.a + b = 400 +10a + b
Số mới là = a.100 + 10.b + 4 = 100a +10b+ 4
Theo đề bài ( 400 +10a + b ) .= ( 100a +10b + 4 )
	Vậy số cần tìm là 432.
Đây một dạng toán ( lớp 6 ) mà HS gặp rất ít vì trong chương trình SGK cũng hạn chế cho những dạng bài tập như thế này. Phần đông chỉ có HS khá, giỏi mới giải được vì những bài toán này đòi hỏi khả năng phân tích, tư duy, suy luận rất cao. Do đó trong quá trình dạy học GV cũng cần tăng cường những bài tập như vậy để làm tăng khả năng tư duy, suy luận cho những HS khá, giỏi và gây được hứng thú học toán của các em.
 Tóm lại: Công việc định hướng giải bài toán cho HS là một công việc quan trọng đầu tiên của một bài giải, nó đòi hỏi phải định hướng đúng nên GV cần rèn luyện thường xuyên cho HS nhằm làm tăng khả năng suy luận, lập luận một cách logic, giải quyết bài toán một cách nhanh chóng và tránh được mất thời gian khi giải bài toán.
 III/ Phân loại bài toán để bồi dưỡng năng lực giải toán cho các đối tượng HS
 1. Cơ sở xác định biện pháp 
	Bồi dưỡng năng lực phân loại bài toán cũng được coi là một bước quan trọng để bồi dưỡng cho từng đối tượng HS một cách hợp lí nhất. Khi chúng ta làm tốt công việc này sẽ giúp nhiều cho việc học tập của HS, nó cũng giúp HS nắm vững các kiến thức đồng thời tăng khả năng giải toán cho các em và gây được hứng thú nhu cầu ham học toán ở tất cả các đối tượng HS.
 2. Nội dung biện pháp 
 Muốn bồi dưỡng năng lực phân loại bài toán có hiệu quả thì chúng ta cần:
-Phân biệt được mức độ của bài toán.
-Mức độ và khả năng học tập của HS.
 -Hiệu quả của việc phân loại bài toán.
 3. Yêu cầu của biện pháp 
	Việc phân loại bài toán nhằm giúp cho HS nắm vững các kiến thức đã học. Qua đó cũng đánh giá được mức độ học tập của các em đồng thời cũng tăng khả năng học toán, giải toán cho các em. Từ đó GV có thể xây dựng kế hoạch dạy học một cách hợp lí nhằm đem lại hiệu quả học tập cho HS một cách tốt nhất.
 4. Các ví dụ minh họa
Học sinh yếu
Ví dụ 1 ( Bài 1.1a, b Rèn luyện kĩ năng giải bài tập Toán 6 tập 2 tr 42 ) 
Cộng các phân số sau: a) 	b) 
Giải
Do đối tượng là HS yếu nên khi giải bài toán cần đặt nhiều câu hỏi gợi mở ở mức độ dễ.
GV: Em có nhận xét gì về mẫu của 2 phân số ( câu a )
GV: Vậy để thực hiện phép cộng 2 phân số đó ta làm như thế nào ?
a) 
Riêng câu b, GV có thể cho HS nhắc lại quy tắc cộng 2 phân số không cùng mẫu trước khi thực hiện.
HS: nhắc lại quy tắc.
GV có thể đặt thêm nhiều câu hỏi gợi ý ( các bước quy đồng mẫu ) cho HS.
b) 
 	Qua những bài toán như thế này nhằm giúp cho HS nắm lại các kiến cơ bản đặt biệt là những HS yếu kém nên GV cần thường xuyên đặt nhiều câu hỏi gợi ý, từ đó HS mới có thể giải được những bài toán cao hơn.
Học sinh trung bình 
Ví dụ 2 ( Bài 2.1a, b Rèn kuyện kĩ năng giải bài tập Toán 6 tập 2 tr 43 )
	Tìm x biết
a/ 	b/ 
Gợi ý
GV: Để tìm giá trị của x ta làm như thế nào ?
GV: Để tính tổng trên ta làm như thế nào ?
 Giải:
Đối với HS trung bình đặt các câu hỏi dễ hiểu, gợi ý các chi tiết rõ ràng để các em dễ nắm được cách giải nội dung bài tập một cách hợp lí hơn. Câu b tương tự như câu a.
Qua bài toán này nhằm giúp cho HS vận dụng được các kiến thức cộng 2 phân số và tùy thuộc vào đối tượng giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý thêm cho HS.
Học sinh khá, giỏi
Ví dụ 3 ( Đề số 2 Đề kiểm tra Toán 6 tập 2 tr 30 )
	Ba người cùng làm chung một công việc. Nếu làm riêng người thứ nhất phải mất 4 giờ, người thứ hai phải mất 6 giờ, người thứ ba phải mất 5 giờ. Hỏi nếu làm chung thì mỗi giờ cả ba người làm được bao nhiêu phần công việc.
Phân tích bài toán 
GV: Người thứ nhất phải mất 4 giờ để làm xong một công việc. Vậy trong 1 giờ người thứ nhất làm được bao nhiêu phần của công việc ?
GV: Người thứ hai phải mất 6 giờ để làm xong một công việc. Vậy trong 1 giờ người thứ hai làm được bao nhiêu phần của công việc ?
GV: Người thứ ba phải mất 5 giờ để làm xong một công việc. Vậy trong 1 giờ người thứ ba làm được bao nhiêu phần của công việc ?
Đối với HS khá giỏi chúng ta sẽ hướng dẫn qua một cách sơ sài để cho HS tự độc lập suy nghĩ cách giải nào cho hợp lí nhất.
Giải
Trong 1 giờ người thứ nhất làm được công việc.
Trong 1 giờ người thứ hai làm được công việc.
Trong 1 giờ người thứ ba làm được công việc.
Vậy trong 1 giờ cả ba người làm được: (công việc )
Đây là một bài toán rất gần với thực tế của cuộc sống nên học sinh rất tòi mò về các dạng bài toán như vậy vì qua những bài toán vậy làm cho học thấy mối quan hệ của toán học với cuộc sống thực tế, đồng thời thấy được lợi ít của học toán mang lại.
Học sinh khá, giỏi 
Ví dụ 4 ( Bài tập 176 Ôn tập Toán 6 tr 93 )
Có hai xe ô tô: Xe thứ nhất chạy từ A đến B hết 3 giờ, xe thứ hai chạy từ B đến A hết 2 giờ. Xe thứ hai khởi hành sau xe thứ nhất 1 giờ. Hỏi sau khi xe thứ hai chạy được 1 giờ thì hai xe đã gặp nhau chưa ?
Phân tích bài toán 
GV: Để biết hai xe có gặp nhau hay không ta làm như thế nào ?
HS: Tìm tổng phần quãng đường của hai xe đi được. Nếu tổng quãng đường của hai xe lớn hơn hoặc bằng 1 thì hai xe đó gặp nhau.
GV: Theo đề bài thì Ô tô A đi hết mấy giờ ?
HS: Ô tô đi hết 2 giờ.
GV: Ô tô A đi được bao nhiêu phần của quãng đường AB ?
HS: Ô tô đi được quãng đường AB.
GV: Theo đề bài thì Ô tô B đi hết mấy giờ ?
HS: Ô tô A đi hết 1 giờ.
GV: Ô tô B đi được bao nhiêu phần của quãng đường AB ?
HS: Ô tô đi được quãng đường AB.
Giải
Ta có: Ô tô A đi trong 2 giờ được quãng đường AB.
Ô tô B đi trong 1 giờ được quãng đường AB.
Tổng quãng đường cả hai xe chạy được là: 
 + =( quãng đường AB ).
Vậy với thời gian trên thì hai xe đã gặp nhau.
Đây là một trong những bài toán mà học sinh thường rất ngại giải toán vì đa số các em còn nhỏ nên khả năng phân tích bài toán chưa cao. Do đó trong quá trình giải toán GV nên hướng dẫn cho HS tập quen dần cách phân tích những dạng toán này. Nhằm làm tăng dần khả năng phân tích cho HS và đồng thời cũng tăng khả năng giải toán cho HS.
Tóm lại: Trong quá trình dạy học GV cần thực hiện phân loại bài toán vì làm như vậy sẽ giúp ít cho HS trong quá trình học tập và cũng gây được hứng thú học tập cho HS.
 IV/ Bồi dưỡng năng lực phân tích, tổng hợp và so sánh
 1. Cơ sở xác định biện pháp 
 	Nói đến năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh thì chúng ta cũng đã biết gần như mọi ngành nghề, mọi cấp học đều sử dụng đến nó. Đặt biệt với sự thay đổi phương pháp dạy học hiện nay thì năng lực này càng được chú trọng. Năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh này không thể thiếu được trong toán học vì nó giúp cho học sinh tăng khả năng suy luận, sáng tạo trong giải toán và tự chiếm lĩnh tri thức. Qua đó cũng giúp cho HS hiểu rõ, hiểu sâu, hiểu rộng về vấn đề toán học.
 2. Nội dung của biện pháp 
	Muốn rèn luyện cho HS khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh tốt các bài toán chúng ta cần:
-Cần nắm vững các kiến thức cơ bản.
-Nắm kỹ nội dung của bài toán.
 	+Bài toán đã cho ta biết điều gì ?
 	+Yều cầu của bài toán là gì ( cần tìm cái gì ) ?
+Bài toán thuộc dạng toán nào ( nhận dạng bài toán) ? Để từ đó tìm mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm.
-Tổng hợp các dữ kiện để tìm ra lời giải.
 3. Yêu cầu của biện pháp 
	Nhằm giúp HS từng bước tăng khả năng tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và sáng tạo trong giải toán.
 4. Các ví dụ minh họa
Ví dụ 1 ( Ví dụ 71 Toán bồi dưỡng HS lớp 6 tr 65 )
Tìm số bị chia và số chia biết rằng thương bằng 5, dư bằng 12 và tổng của số bị chia, số chia, số dư bằng 150.
Phân tích bài toán ( theo sơ đồ đoạn thẳng )
Đặt: a là số bị chia; b là số chia; r là số dư.
GV: Dựa vào sơ đồ hãy cho biết mối quan hệ giữa số bị chia và số chia ?
HS: a – r = 5b hay a = 5b + r.
GV: Tổng của số bị chia, số chia và số dư bằng bao nhiêu ?
HS: a + b + r = 150
GV: Ngoài cách biễu diễn đó, còn có cách nào thể hiện mối quan hệ của tổng đó hay không ?
HS: 6b + r + r = 150 hay 6b = 150 – r - r = 150 -12 - 12 = 126
GV: Dựa vào đó ta có thể tìm được số chia b hay không ?
HS: b = ( số chia )
GV: Khi tìm được số chia ta có thể tìm được số bị chia a hay không ?
HS: a = 5b + 12 = 5.21 + 12 = 117
Giải
Từ sơ đồ, ta thấy 6 lần số chia bằng 150 - 12 -12 = 126
Số chia bằng 126 : 6 = 21
Số bị chia bằng 21.5 + 12 = 117.
Vậy số chia cần tìm là 21 và số bị chia là 117.
Qua bài toán nhằm làm tăng khả năng phân tích bài toán cho HS, việc lựa chọn phương pháp phân tích không phải vấn đề dễ do đó đòi hỏi GV và HS cần phải rèn luyện thường xuyên. Vì vậy trong quá trình phân tích bài toán GV cần lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp và làm cho HS dễ hiểu.
Ví dụ 2 ( Bài tập 206 b Ôn tập Toán 6 tr 107 )
Một người mang bán một sọt Cam. Sau khi bán số Cam và 1 quả thì số Cam còn lại là 50 quả. Tính số Cam mang bán.
 Phân tích bài toán ( Vẽ sơ đồ đoạn thẳng )
GV: Dựa vào sơ đồ thì số sọt Cam được chia làm mấy phần ?
HS: Sọt Cam được chia làm 5 phần bằng nhau.
GV: Sau khi bán hết số Cam trong sọt thì số Cam trong sọt còn lại bao nhiêu quả và chiếm bao nhiêu phần Cam trong sọt ?
HS: Số Cam trong sọt còn lại 51 quả chiếm số Cam trong sọt.
GV: Để biết số Cam mang bán là bao nhiêu ta làm như thế nào ?
HS: Số Cam mang bán là 
Giải
 số cam người đó có là 50 + 1 = 51 ( quả )
Vậy số cam mang đi bán là 51 : = 85 (quả)
Ví dụ 3 ( Ví dụ 80 Toán bồi dưỡng HS lớp 6 tr 71 )
Người ta điều tra trong lớp học có 40 HS thì có 30 HS Toán, 25 HS thích Văn, 2 HS không thích cả Toán và Văn. Hỏi có bao nhiêu HS thích cả hai môn Văn và Toán ?
Phân tích bài toán
GV: Dựa vào sơ đồ, hãy cho biết số HS thích cả Văn và Toán chính là phần nào của sơ đồ ?
HS: Chính là x.
GV: Trong tổng số HS thích Văn có HS thích Toán hay không ? Vậy số HS chỉ thích Văn là bao nhiêu ?
HS: Trong tổng số HS môn Văn cũng có HS thích môn Toán. Số HS thích môn Văn là : 25 – x.
GV: Tổng số HS của cả lớp là bao nhiêu ?
HS: Có 40 HS.
GV: Để tìm số HS thích cả hai môn Văn và Toán ta làm như thế nào ? 
HS: 30 + ( 25 – x ) + 2 = 40 
Giải
Gọi x là số HS thích cả môn Văn và Toán.
Số HS thích Văn mà không thích Toán là 25-x.
Theo đề bài ta có :
Vậy số HS thích cả hai môn Văn và Toán là 17 HS.
Việc giải bài toán có rất nhiều phương pháp đặt biệt là việc phân tích bài toán. Do đó trong quá trình dạy học thì GV cần lựa chọn phương pháp phân tích sau cho học sinh dễ hiểu. Đối với bài toán này thì lựa chọn phương pháp phân tích bằng phương pháp trực quan sẽ mạng lại hiệu quả rất cao, thông thường các dạng bài toán như thế này thì công việc phân tích bài toán được thể hiện ở những hình ảnh trực quan và giúp cho HS dễ hiểu hơn vì các mối quan hệ giữa các đại lượng được thể hiện một cách cụ thể. Tuy nhiên tùy vào đối tượng của HS mà GV có thể đặt
thêm nhiều câu hỏi gợi ý để giúp cho các em hiểu rõ. Từ đó giúp cho các em giải các bài toán một cách dễ dàng hơn.
 V/ Bồi dưỡng năng lực giải toán bằng nhiều cách và biết lựa chọn phương án tối ưu
 1. Cơ sở xác định biện pháp
Giải toán là một quá trình thúc đẩy tư duy phát triển. Việc đào sâu, tìm tòi nhiều lời giải cho một bài toán chẳng những góp phần phát triển tư duy của HS mà còn góp phần hình thành nhân cách cho HS. Giúp các em không dừng lại ở một lời giải mà phải hướng tới nhiều lời giải và chọn ra một lời giải đẹp, hoàn mĩ hơn trong lúc giải toán nói riêng cũng như trong việc rèn luyện nhân cách sống của các em.
 2. Nội dung của

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_nang_cao_nang_luc_giai_toan_cho_hoc_sinh_l.doc