Báo cáo biện pháp Một vài kinh nghiệm thực hiện phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - Học Ngữ Văn 6
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp cónghĩa là sựthống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp làhành động liên kết các đối tượng nghiêncứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùngmột kế hoạch dạy học”.
Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống.
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới.Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết.
Trong một số môn học, tư tưởng tích hợp được tiếp nhận với các mức độ thấp và khác nhau như: Lồng ghép - là đưa thêm nội dung cần học tương tự với môn học chính; tích hợp - là sự kết hợp tri thức của nhiều môn học tạo nên môn học mới.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một vài kinh nghiệm thực hiện phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy - Học Ngữ Văn 6
thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của học sinh, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho học sinh thì các em mới tự tin và tự học, mới xem tự học là có ý nghĩa và như vậy đào tạo mới có kết quả.” (Chương trình THPT môn Ngữ văn - Bộ GD&ĐT, năm 2002)./. 2. Cơ sở thựctiễn: Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống giữa các phân môn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng phương diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao. Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình, vận dụng các kiến thức lí thuyết và các kĩ năng thực hành, đưa được những kiến thức về văn, Tiếng Việt vào quá trình tạo lập văn bản một cách hiệu quả. Có nhiều hình thức tích hợp: Kiểu tích hợp giữa các phân môn trong cùng một bộ môn (chẳng hạn ở môn Ngữ văn có Văn - Tiếng Việt -Tập làm văn). Điều này thể hiện trong việc bố trí các bài học giữa các phân môn một cách đồng bộ và sự liên kết với nhau trên nhiều mặt nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi bật cho nhau. Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân môn khác và đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. Hình thức tích hợp được các giáo viên vận dụng và hiện đang được đẩy mạnh là tích hợp liên môn. Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến thức của các bộ môn khác, các ngành khoa học, nghệ thuật khác, cũng như các kiến thức đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh. II. XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trong quá trình dạy học, nghiên cứu sáng kiến tích hợp liên môn trong dạy Ngữ Văn, tôi xác định mục đích của sáng kiến kinh nghiệm này là cung cấp tri thức toàn diện ở các lĩnh vực cuộc sống cho học sinh từ chính những tiết dạy văn trên lớp. Ví dụ như kiến thức lịch sử, địa lí, âm nhạc, giáo dục đạo đức lối sống, ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội cho các em.Từ đó giúp học sinh trở thành đối tượng được phát triển toàn diện về mặt nhận thức cũng như đời sống tâm hồn, tình cảm trở nên phong phú hơn. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Trong hai năm được phân công giản dạy bộ môn Ngữ Văn ở khối 6, tôi áp dụng đề tài này với học sinh hai lớp 6A3 và 6A2 trong hai năm học 2013-2014 và năm học 2014-2015. IV. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM Trong rất nhiều phương pháp đổi mới dạy học, tôi nhận thấy phương pháp vấn đáp, sưu tầm tài liệu, liên hệ thực tiễn, vẽ sơ đồ tư duy là phù hợp nhất với việc dạy môn Ngữ Văn, đặc biệt là ứng dụng tích hợp liên môn trong quá trình giúp học sinh tiếp cận những kiến thức cơ bản và nâng cao. Sau đó, tôi đã lựa chọn những phương pháp này trong quá trình thực hiện đề tài. V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Tôi bắt tay vào thực hiện đề tài này trong hai năm học 2013-2014 và 2014-2015. Đối tượng là học sinh các lớp tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ Văn: lớp 9 và lớp 6, đặc biệt là học sinh lớp 6. PHẦN THỨ HAI NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Thực tế cho thấy, áp dụng hình thức này, học sinh tỏ ra rất hào hứng với nội dung bài học, vốn kiến thức tổng hợp của học sinh được bổ sung nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả. Mặt khác, các kiến thức liên ngành thông qua hình thức tích hợp này còn giúp học sinh có thêm căn cứ, cơ sở để hiểu rõ hơn nội dung, ý nghĩa của văn bản. 2. Các giải pháp a) Tìm hiểu liên hệ những kiến thức địa lí Trước hết, tôi tìm đọc sách giáo khoa và sách giáo viên môn Địa lí lớp 6 và những cuốn sách Địa lí phổ thông.Từ đó nghiên cứu những nội dung phù hợp với các bài dạy trong chương trình Ngữ Văn lớp 6. Cụ thể là bản đồ Địa lí các đơn vị hành chính để đưa học sinh tìm hiểu khám phá các vùng miền trên cả nước thông qua văn bản “Sông nước Cà Mau” (đưa học sinh đến mảnh đất Cà Mau, điểm tận cùng của Tổ quốc) hay đến với Cô Tô (một đảo thuộc vùng biển Đông Bắc), động Phong Nha thuộc tỉnh Quảng Bình, tìm hiểu về vị trí của cây cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử, một cây cầu bắc qua sông Hồng nổi tiếng gắn với những năm tháng kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của thủ đô Hà Nội. b)Tích hợp kiến thức lịch sử Mục đích của việc dạy Ngữ Văn là bồi dưỡng tâm hồn tình cảm cho học sinh.Trước hết là tình yêu thương, sự đồng cảm sẻ chia và lòng trắc ẩn.Bên cạnh đó, một phần không thể thiếu là tình yêu quê hương đất nước xuất phát từ lòng tự hào về truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông. Trong chương trình Lịch sử lớp 6, học sinh được học về giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thời khởi đầu, trải qua các triều đại Hùng Vương, An Dương Vương, thời kì Bắc thuộc đến sự kiện Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra thời kì độc lập cho Tổ quốc. Vì thế khi dạy phần văn học dân gian, tôi chú ý giúp học sinh liên hệ đến thời kì vua Hùng dựng nước thông qua những truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”, “Sự tích bánh chưng bánh dày”, “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh”, “Thánh Gióng”. Thời kì chống giặc Minh xâm lược với biết bao gian nan thử thách được tái hiện qua truyền thuyết Hồ Gươm. Bên cạnh đó, học sinh hiểu được ước vọng hoà bình của ông cha ta trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước 3. Tích hợp với bộ môn Giáo dục công dân Môn Giáo dục công dân và bộ môn Ngữ Văn có mối qua hệ vô cùng mật thiết. Bởi lẽ, khi học sinh học Giáo dục công dân thì bộ môn này đóng vai trò định hướng về hành vi, lối sống, những kiến thức về luật pháp Còn bộ môn Ngữ Văn hướng học sinh đến chân – thiện – mĩ.Nghĩa là bồi dưỡng tư tưởng tình cảm để các em trở thành những con người tốt của xã hội. Đó là những công dân sống có đạo đức, biết yêu thương con người, biết rung cảm trước cái đẹp, biết chung tay cùng với cộng đồng làm những điều có ý nghĩa, sống sẻ chia và nhân ái. Bên cạnh đó thể hiện thái độ ghét cái xấu, cái ác, phê phán những thói hư tật xấu, những hành vi đạo đức lệch lạc để từ đó hoàn thiện bản thân mình. Khi dạy văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” – trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài, học sinh sẽ rút ra bài học ứng xử trong cuộc sống: tránh thói kiêu căng, ngạo mạn, coi thường kẻ khác để không mắc những sai lầm. Học những văn bản nhật dụng như “Động Phong Nha”, “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”, “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử”, học sinh được giáo dục ý thức về môi trường, ý thức bảo vệ di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh để từ đó có những hành động thiết thực, phù hợp với bản thân trong các vấn đề xã hội trên. Một vài ví dụ minh hoạ Ví dụ 1: * Khi dạy bài “Con Rồng cháu Tiên”, để tạo hứng thú ngay từ lúc bắt đầu tiết học thì giáo viên sẽ cho học sinh xem video ca nhạc với các chủ đề viết về cội nguồn dân tộc để giới thiệu bài. Những bài hát được có thể sử dụng là: Lời ru Âu Lạc, Huyền sử Âu Lạc, Dòng máu Lạc Hồng, Nổi trống lên các bạn ơi * Khi kết thúc phần tìm hiểu nội dung giáo viên có thể cho học sinh xem phim hoạt hình về truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” để chuyển sang phần tổng kết. * Trong quá trình giảng dạy, để giúp học sinh hiểu được thời đại lịch sử buổi đầu dựng nước thì giáo viên đặt câu hỏi tích hợp với kiến thức môn Lịch sử lớp 6 bài 12 tiết 13 Nước Văn Lang - Giáo viên hỏi: Hãy cho biết truyền thuyết mà chúng ta đang tìm hiểu nói về thời đại nào của nước ta? - Học sinh trả lời: Thời đại Hùng Vương - Giáo viên hỏi: Đất nước ta thời ấy có tên gọi là gì? - Học sinh trả lời: Hùng Vương lên ngôi đặt tên nước là Văn Lang. *Để tích hợp với bộ môn Địa lí, có thể thực hiện những câu hỏi: - Giáo viên hỏi: Kinh đô thời ấy đặt ở đâu? Địa danh ấy ngày nay là phường, thành phố nào? - Học sinh trả lời: Đóng đô ở Phong Châu ngày nay là phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. * Tích hợp kiến thức môn GDCD lớp 6 tuần 7 tiết 7 bài 6 (Biết ơn): - Giáo viên hỏi:Hằng năm nhân dân ta vẫn nhớ đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương và rất nhiều người đã hành hương về với đất Tổ, về thăm Đền Hùng. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày nào? Câu ca nào nói đến điều này? - Học sinh trả lời: Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 Hay câu ca dao : Ai về Phú Thọ cùng ta/ Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười. * Ngoài ra có thể tích hợp học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: - Giáo viên hỏi: Để nhắc nhở về trách nhiệm, lòng tự hào dân tộc, Bác Hồ đã có câu nói nổi tiếng nào khi đến thăm Đền Hùng ngày 19-9-1954, trong buổi nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308 ( Đại đoàn quân Tiên Phong)? - Học sinh trả lời: “Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” Câu nói của Bác có tác dụng giáo dục truyền thống yêu nước ý thức dân tộc, nâng cao tinh thần đại đoàn kết, nguồn sức mạnh to lớn chi phối toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử dân tộc; là động lực cổ vũ lớn lao tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Ví dụ 2: Khi dạy bài “Bánh chưng, bánh giầy”,giáo viên tích hợp với môn Giáo dục công dântuần 7 tiết 7 bài Biết ơn - Giáo viên hỏi: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân làm bánh chưng, bánh giầy? - Khi học sinh trả lời, giáo viên chốt: Câu chuyện vừa giải thích nguồn gốc của hai loại bánh vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nhiệp. Ngày Tết nhân dân làm bánh chưng, bánh giầy để cúng tổ tiên, Trời Đất thể hiện sự biết ơn thế hệ đi trước, luôn nhớ đến truyền thống, phong tục của tổ tiên. Điều đó cũng cho thấy tinh thần yêu lao động, yêu nghề nông, yêu những sản phẩm nông nghiệp của con người Việt Nam. Ví dụ 3:- Khi dạy bài Thánh Gióng, giáo viên tích hợp kiến thức môn Lịch sử bài 12 tiết 13 bài Nước Văn Lang, tích hợp môn Giáo dục công dân tuần 7 tiết 7 bài Biết ơn, tích hợp môn Địa lí để hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản. - Giáo viên hỏi: Việc Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt cho thấy trình độ làm vũ khí của nhân dân ta thời đó như thế nào? - Học sinh trả lời: Đã có sự tiến bộ, đã rèn sắt, đúc đồng phục vụ nhu cầu cuộc sống và chống giặc.? Theo em truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh sự thật lịch sử nào của nước ta? ( Tích hợp kiến thức môn Lịch sử). - Giáo viên hỏi : Việc nhân dân lập đền thờ và hàng năm mở hội Gióng thể hiện điều gì? ( Tích hợp môn Giáo dục công dân ) - Học sinh trả lời: Thể hiện lòng biết ơn của nhân dân dành cho người anh hùng đã xả thân đánh giặc cứu nước. - Giáo viên hỏi : Là một học sinh, em thể hiện lòng biết ơn với Thánh Gióng nói riêng và các anh hùng liệt sĩ nói chung như thế nào? (Tích hợp môn Giáo dục công dân) - Học sinh trả lời:Học tập tốt; kêu gọi mọi người bảo vệ các di tích lịch sử, các đền thờ; giúp đỡ các gia đình thương binh, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa - Giáo viên tích hợp môn Địa lí hỏi : Làng Gióng hay làng Phù Đổng hiện nay ở đâu? - Học sinh trả lời: Làng Gióng nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội.Gia Lâm là một huyện ngoại thành phía đông của thành phố Hà Nội.Đây là cửa ngõ phía đông của thủ đô. Ví dụ 4 Dạy bài “Sông nước Cà Mau” giáo viên có thể liên hệ với môn Giáo dục công dân bảo vệ môi trường tuần 8 tiết 8 bài “Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên”để giáo dục học sinh rằng thiên nhiên rất cần thiết với con người, cần phải biết yêu quý, giữ gìn, mở rộng những gì thuộc về thiên nhiên như: trồng thêm rừng, trồng cây xanh vườn trường, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, giữ gìn thiên nhiên trong xanh, sạch sẽ Ví dụ 5Khi dạy bài “Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử”, giáo viên tích hợp kiến thức môn Lịch sử để cung cấp thêm cho học sinh về chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ, cầu Long Biên cũng đã phải chịu những tàn phá nặng nề. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ 1(1965-1968), cầu bị máy bay Mỹ ném bom 10 lần, hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai của không lực Hoa Kỳ (1972) cầu Long Biên bị ném bom 4 lần, phá hỏng 1500m cầu và hai trụ lớn bị cắt đứt. Ví dụ 7:Dạy bài “ Bức thư của thủ lính da đỏ”,hay là bài “Động phong Nha”giáo viên tích hợp với môn Giáo dục công dân tuần 8 tiết 8 bài “Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên” để giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên chính là bảo vệ sự sống của mình GIÁO ÁN MINH HỌA THÁNH GIÓNG (Truyền thuyết ) A/. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh nắm được những nội dung chính và đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của truyện Thánh Gióng. 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước. - Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết. - Học sinh cần có năng lực vận dụng kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học. - Học sinh học tốt môn GDCD để thể hiện lòng biết ơn với những người có công với nước; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử, nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc. 2. Kỹ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. - Nhận ra những sự việc chính của truyện. - Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện. - Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản. - Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản. - Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian. *Các kĩ năng sống được giáo dục: kĩ năng thể hiện sự tự tin giúp các em khi đóng vai đọc hợp tác một cách hiệu quả; kĩ năng hợp tác để làm việc theo nhóm có hiệu quả hơn. 3.Thái độ: - Giáo dục HS lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Tinh thần ngưỡng mộ, kính yêu những anh hùng có công với non sông đất nước. 4. Định hướng phát triển năng lực học sinh: - Năng lực tóm tắt văn bản tự sự - Phân tích đánh giá cảm thụ về nhân vật lịch sử - Rèn ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. B/. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và tài liệu có liên quan, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh, máy chiếu, phim hoạt hình Thánh Gióng, các video về lễ hội Gióng. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. 2. Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo đinh hướng SGK và sự hướng dẫn của GV. - Tập vẽ bản đồ tư duy bài học. - Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan đến bài học. - Nắm chắc kiến thức các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân để giải quyết các tình huống mà giáo viên đặt ra trong bài học. C/. PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp: đọc diễn cảm, vấn đáp, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, đóng vai. - Kỹ thuật: kĩ thuật đọc hợp tác, động não, bản đồ tư duy, thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung và nghệ thuật, phân tích phim. - Nắm bắt TP thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian D. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức 2. KTBC: ? Kể tóm tắt truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy? Qua truyền thuyết ấy nhân dân ta mơ ước điều gì? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ đề lớn, cơ bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu và độc đáo chủ đề này.Nhân vật Thánh Gióng hay gọi là Phù Đổng Thiên Vương , là một trong bốn vị Thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam (tứ bất tử). Người có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước. Đây là một câu chuyện hay và hấp dẫn, lôi cuốn biết bao thế hệ người Việt Nam .Điều gì đã làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của câu chuyện như vậy?Bài học hôm nay sẽ trả lời cho câu hỏi đó. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính * Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản * Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích ở sgk Văn bản có nhiều từ mượn như: Sứ giả, thụ thai, hoảng hốt,lẫm liệtcác em đọc kĩ để hiểu ý nghĩa của nó và dễ tìm hiểu văn bản hơn. * Giáo viên đọc mẫu và gọi 3 HS lần lượt đọc từng đoạn của văn bản. ? Em hãy kể tóm tắt những sự việc chính ? Những sự việc chính: - Sự ra đời của Thánh Gióng - Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc - Thánh Gióng lớn nhanh như thổi - Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc và đánh tan giặc. - Vua phong Thánh Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và những dấu tích còn lại của Thánh Gióng. * Hoạt động 2: Tìm chi tiết về văn bản. ? Phần mở đầu truyện ứng với sự việc nào? ? Thánh Gióng ra đời như thế nào? ? Sự ra đời của Gióng có bình thường không? Điều đó có ý nghĩa gì? - HS trả lời. GV giảng: Theo quan niệm của dân gian, đã là bậc anh hùng thì phi thường, kì lạ trong mọi biểu hiện, kể cả lúc mới được sinh ra. Thể hiện sự kì vọng vào những việc làm có ý nghĩa của người đó. ? Ra đời kì lạ, nhưng Gióng là con của một bà mẹ nông dân chăm chỉ làm ăn và phúc đức. Em nghĩ gì về nguồn gốc của Gióng? - HS suy nghĩ trả lời. GV giảng: Gióng là con của người nông dân lương thiện; Gióng gần gũi với mọi người; Gióng là người anh hùng của nhân dân. * Tìm hiểu phần 2 ? Thánh Gióng cất tiếng nói khi nào? ? Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Phân tích ý nghĩa của sự việc này? - GV cho HS thảo luận 3 phút, GV gọi bất kì đại diện của các nhóm trình bày. ( GV giảng đại ý: - Ban đầu là lời nói quan trọng, lời yêu nước. Lòng yêu nước là tình cảm lớn nhất, thường trực nhất của Gi óng, cũng là của nhân dân ta; ý thức lớn nhất là ý thức về vận mệnh dân tộc. Lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thì đứng ra cứu nước đầu tiên. Câu nói của Gióng toát lên niềm tin chiến thắng, đồng thời thể hiện sức mạnh tự cường của dân tộc ta). - GV tích hợp kiến thức môn Lịch sử tiết 14 bài 13 “Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang” hỏi: ? Việc Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt cho thấy trình độ làm vũ khí của nhân dân ta thời đó như thế nào? (Đã có sự tiến bộ, đã rèn sắt, đúc đồng phục vụ nhu cầu cuộc sống và chống giặc). ? Nhà vua đã lập tức làm đúng yêu cầu của Gióng. Điều này có ý nghĩa gì? (GV gợi mở, HS tự trả lời - Gióng đòi vũ khí sắc bén để đánh giặc và được nhà vua chấp thuận vì Gióng đang thực hiện ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc.) ? Sau hôm gặp sứ giả, Gióng có điều gì khác thường, điều đó có ý nghĩa gì? - Việc cứu nước là rất hệ trọng và cấp bách, Gióng phải lớn nhanh mới đủ sức mạnh kịp đi đánh giặc. Hơn nữa, ngày xưa nhân dân ta quan niệm rằng, người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh. Cái vươn vai của Gióng để đạt đến độ phi thường ấy. ? Chi tiết bà con ai cũng vui lòng góp gạo nuôi Gióng có ý nghĩa gì? - Gióng không hề xa lạ với nhân dân. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của cả làng, của nhân dân. * GV: Ngày nay ở làng Gióng người ta vẫn tổ chức cuộc thi nấu cơm, hái cà nuôi Gióng. Đây là hình thức tái hiện quá khứ rất giàu ý nghĩa. ? Tìm những chi tiết miêu tả việc Gióng ra trận đánh giặc? ? Chi tiết TG nhổ tre đánh giặc có ý nghĩa gì? - GV bình, đại ý: Cả những vật bình thường nhất của quê hương cũng cùng Gióng đánh giặc. Tre là sản vật của quê hương, cả quê hương sát cánh cùng Gióng đánh giặc. Các em sẽ được học một bài về cây tre Việt Nam ở học kỳ II lớp 6. Ở nước ta, đến cả cỏ cây cũng thành vũ khí giết thù đúng như lời Bác Hồ: “ Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc”. * Tìm hiểu phần 3 ? Câu chuyện kết thúc bằng sự việc gì? ? Vì sao tan giặc Gióng không về triều để nhận tước lộc mà lại bay về trời? - GV cho HS thảo luận 3 phút, gọi học sinh trả lời và bình chốt ý: Chi tiết này thể hiện quan niệm của nhân dân về người anh hùng: tất cả đều phi thường; nhân dân muốn giữ mãi hình ảnh cao đẹp, rực rỡ của người anh hùng cứu nước. Bay lên trời Gióng là non nước, l
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_vai_kinh_nghiem_thuc_hien_phuong_phap.doc