Báo cáo biện pháp Một số thủ thuật nâng cao hiệu quả dạy từ vựng môn Tiếng Anh lớp 6

Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng D. A. Wilkins đã nói rằng “Without grammar, very little can be conveyed; without vocabulary, nothing can be conveyed.” (Không có ngữ pháp, rất ít thông tin có thể được truyền đạt; Không có từ vựng, không một thông tin nào có thể được truyền đạt cả). Vì thế trong việc học một ngoại ngữ, thì từ vựng có thể xem như các tế bào nhỏ hình thành nên khả năng sử dụng ngoại ngữ của người học.

Nhận thức được việc dạy học sinh học và sử dụng thành thạo từ vựng của ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy bộ môn Tiếng Anh; giúp các em có kiến thức, khả năng thiết lập ngôn ngữ và thành công trong giao tiếp. Hơn nữa, từ vựng còn hết sức quan trọng vì nó truyền tải quan điểm, tư tưởng của người học - là nền tảng để phát triển các kỹ năng ngôn ngữ khác như: đọc hiểu, nghe hiểu, nói, viết.

Chương trình tiếng Anh 6 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức biên soạn theo chương trình Tiếng Anh Trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 03 tháng 01 năm 2012 - sau một thời gian được đưa vào thực tế giảng dạy trong nhà trường đã được đánh giá là chương trình hay, trang bị nhiều kiến thức bổ ích, đòi hỏi khả năng luyện bài thường xuyên để đáp ứng chuỗi

lô-gic bài học, đồng thời phát huy được khả năng sáng tạo, khơi dậy và bồi dưỡng năng khiếu học ngoại ngữ của các em học sinh. Tuy nhiên, bước đầu triển khai vào quá trình học cũng gặp một số khó khăn vì lượng kiến thức trong một tiết học của chương trình mới gấp 1,5 lần tiết học bình thường, lại có số lượng từ nhiều, đòi hỏi sự tập trung cao độ và cố gắng thực sự từ chính học sinh. Với phân phối chương trình 12 Units - tương đương với 12 Topics, cả Thầy và Trò đều phải “nỗ lực” với một chuỗi từ khó; thậm chí cả những từ có khái niệm khá mới mẻ với các em.

 

docx 26 trang Chí Tường 21/08/2023 14461
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số thủ thuật nâng cao hiệu quả dạy từ vựng môn Tiếng Anh lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số thủ thuật nâng cao hiệu quả dạy từ vựng môn Tiếng Anh lớp 6

Báo cáo biện pháp Một số thủ thuật nâng cao hiệu quả dạy từ vựng môn Tiếng Anh lớp 6
 sinh có rất ít hứng thú khi gặp những bài học có nhiều từ mới, trừu tượng và khó học. Trong năm học 2016- 2017 này, bản thân tôi được phân công dạy Tiếng Anh cho lớp 6A5. Qua điều tra học sinh lớp 6A5 từ đầu năm học tôi được biết rất nhiều học sinh ngại nói và cảm thấy khó học, khó nhớ từ vựng Tiếng Anh. Chính vì vậy các em gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp với giáo viên cũng như với bạn trong nhóm, trong lớp của mình. Qua bài kiểm tra khảo sát đầu năm và bài kiểm tra 15 phút số 1, kết quả phần kiểm tra từ vựng chưa cao.
Để tạo cho các em học sinh có tinh thần học tập say mê hơn, cần phải tạo cho các em một môi trường học tập sôi nổi, phương pháp giảng dạy của giáo viên phải luôn đổi mới, khoa học và có hiệu quả. Bởi vậy, tôi luôn đi tìm cho mình phương pháp phù hợp nhất để áp dụng vào bài dạy, giúp cho các em hiểu từ nhanh, nhớ từ tốt, đặc biệt thông qua các kĩ thuật dạy từ và các trò chơi. Từ những băn khoăn trên, tôi quyết định chọn đề tài : " Một số thủ thuật nâng cao hiệu quả dạy từ vựng môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 6” để tìm hiểu và nghiên cứu một vài phương pháp nhằm khắc sâu khả năng ghi nhớ từ cho các em. Tôi xin chia sẻ cùng đồng nghiệp qua việc nghiên cứu đề tài này và xin ghi ra những kinh nghiệm ít ỏi của mình, có thể không hoàn toàn mới nhưng tôi đã thực hiện khá linh hoạt và đạt được một số kết quả khả quan. Mong rằng những kinh nghiệm này sẽ góp phần bổ sung và làm phong phú hơn phương pháp dạy Tiếng Anh trong trường THCS.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 
1. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG: 
1.1. Chọn từ để dạy:
Thông thường trong một bài học sẽ luôn luôn có từ mới. Song, không phải từ mới nào cũng cần đưa vào dạy như nhau. Để lựa chọn từ để dạy, giáo viên cần xem xét các câu hỏi sau:
a) Từ chủ động hay từ bị động?
Từ chủ động (active/ productive vocabulary) là những từ học sinh hiểu, nhận biết và sử dụng được trong giao tiếp nói và viết.
Từ bị động (passive/ receptive vocabulary) là những từ học sinh chỉ hiểu và nhận biết được khi nghe và đọc.
Cách dạy hai loại từ này có khác nhau. Từ chủ động liên quan đến cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; giáo viên cần đầu tư thời gian để giới thiệu và luyện tập nhiều hơn, đặc biệt là cách sử dụng từ. Với từ bị động, giáo viên có thể chỉ dừng lại ở mức nhận biết, không cần đầu tư thời gian vào các hoạt động ứng dụng. Giáo viên cần xác định xem sẽ dạy từ nào như một từ bị động và từ nào như một từ chủ động. Với từ bị động, giáo viên có thể khuyến khích học sinh tự tìm hiểu nghĩa từ (ví dụ: tra từ điển), hoặc đoán từ qua ngữ cảnh.
b) Học sinh đã biết từ này chưa?
Giáo viên cần xác định rõ từ mình định dạy có thực sự là từ cần dạy hay không. Vốn từ của học sinh luôn luôn được mở rộng bằng nhiều con đường, và cũng có thể bị quên bằng nhiều lý do khác nhau.  Để tránh tình trạng giới thiệu những từ không cần thiết và mất thời gian, giáo viên có thể dùng những thủ thuật nhằm phát hiện xem các em đã biết những từ đó chưa và biết đến đâu. Giáo viên có thể dùng các thủ thuật như: eliciting; brainstorming; hoặc có thể hỏi trực tiếp học sinh những từ nào là từ mới và khó trong bài.
Lâu nay, trong quá trình dạy học từ vựng cho học sinh, chúng ta vẫn thường sử dụng rất nhiều tranh ảnh và trò chơi để thu hút sự chú ý của các em, khắc sâu cho các em khả năng ghi nhớ, cách đọc và cách viết của từ mới, nhất là ở những tiết có nhiều từ dài và khó. Cách làm này, có thể nói đã đem lại những hiệu quả thiết thực nhất định trong việc dạy từ. Thế nhưng, bên cạnh những thủ thuật với nhiều ưu điểm ấy , một số trò chơi vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa thật sự phát huy được khả năng ghi nhớ, chưa thật sự kích thích, lôi cuốn được các em chiếm lĩnh kiến thức của bài học. Hơn nữa, chúng không được sử dụng đại trà cho tất cả các bài dạy từ, các giờ lên lớp cũng như các khâu của tiến trình bài dạy. Chính vì thế, trong một tiết dạy, việc sử dụng kĩ thuật dạy từ hoặc trò chơi nào để giới thiệu từ mới và thủ thuật, trò chơi nào để củng cố từ vựng - tôi cho rằng giáo viên phải sử dụng một cách thận trọng và linh hoạt trong mỗi tiết dạy khác nhau.
1.2. Một số thủ thuật giới thiệu từ vựng:
1.2.1. Visual ( Nhìn)
Là thủ thuật dạy từ mới mang tính thực tế cao: cho học sinh nhìn tranh ảnh, hình vẽ ... giúp các em hiểu nghĩa từ một cách nhanh chóng. Đây là thủ thuật thu hút sự chú ý của học sinh, kích thích, thúc đẩy sự tham gia của học sinh một cách tích cực. Ngoài ra còn giới thiệu được ý nghĩa của một số từ trừu tượng, những vật xa lạ với thực tế Việt Nam.
Tuy vậy thủ thuật này cũng có một vài hạn chế như: Người học đôi khi có thể hiểu lầm ý nghĩa của từ mà giáo viên muốn dạy. Nếu tất cả các từ mới trong một tiết học đều được dạy bằng tranh sẽ gây nhàm chán cho người học.
1.2.2. Mime ( Điệu bộ )
Đây là thủ thuật người dạy dùng cử chỉ điệu bộ để dạy từ, thủ thuật này không phải hoàn toàn mới nhưng phải được sử dụng đúng lúc thì người học mới có thể hiểu được nghĩa của từ một cách chính xác.
Thủ thuật này có thể được sử dụng làm trò chơi. VD : Sau khi cho học sinh đọc từ “ sing”, giáo viên hướng dẫn luôn học sinh hoạt động hát khi đọc lại và sau đó cho một học sinh lên bảng thể hiện lại động tác đó, cả lớp đọc to, hoặc ngược lại, cả lớp thực hiện một động tác để một học sinh đọc từ. 
Thời gian chơi diễn ra rất ngắn mà hiệu quả: các em nhớ từ lâu và chính xác.
1.2.3. Realia (Vật thật)
Đây là trò chơi mà nghĩa của từ có thể giới thiệu bằng cách chỉ vào đồ vật hoặc giơ đồ vật lên để học sinh quan sát. Phương thức này rất phổ biến đối với các lớp bắt đầu và rất hiệu quả vì đã làm cho việc hiểu nghĩa của từ trở nên rất chính xác và tiết kiệm thời gian. 
Người học dùng trực giác để xác định ngay được cái cần tìm mà không cần phải thông qua một khâu trung gian nào cả. Các đồ vật có thể có sẵn trong phòng học, hoặc giáo viên đưa thế giới sinh động bên ngoài lớp học đến với người học. 
1.2.4. Situation/ explanation ( Tình huống, giải thích)
Đây là phương pháp mà nghĩa của từ có thể hiểu được trong văn cảnh cụ thể. Thủ thuật tạo ngữ cảnh để giới thiệu từ vựng mới giúp học sinh rất tích cực trong việc đoán từ. 
Tuy nhiên, thủ thuật này theo tôi hầu hết chỉ phù hợp cho học sinh khá, giỏi - những em học sinh đã có vốn từ vựng khá tốt và khả năng nghe tốt. 
1.2.5. Synonym/ Antonym ( Từ đồng nghĩa/ từ trái nghĩa)
Ta sử dụng từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa để làm rõ nghĩa của từ khi học sinh đã biết nghĩa của một từ trong cặp đồng nghĩa/ trái nghĩa. Thủ thuật này giúp học sinh ôn lại được từ đã học, vừa biết được nghĩa của từ mới nhanh chóng, tự nhiên. 
1.2.6. Example ( Ví dụ) 
Giáo viên muốn giới thiệu một từ nào đó mà không cần đến sự giải thích dài dòng nào, giáo viên chỉ ngay vào những vật hoặc thứ mình cần nói đến. 
Ngoài những cách giới thiệu từ mới cơ bản và dùng thường xuyên ở trên ta còn có thể sử dụng một số cách nhớ khác như biểu bảng, đồ thị. 
Ví dụ: Giới thiệu nghĩa của các trạng từ tần suất. Ta hãy giới thiệu cho học sinh như sau:
Never 	 Sometimes 	 Often 	 Usually	 Always
0%	 100%
1.2.7. Dùng băng ghi âm: 
Nghĩa của từ có thể được làm rõ khi giáo viên dùng băng ghi âm để minh họa. Ví dụ: Khi muốn dạy từ TRAFFIC chắc hẳn chúng ra sẽ thấy dễ dàng hơn khi
minh họa khái niệm Giao Thông bằng âm thanh, tiếng động hơn là nghĩ ra những giải thích dài dòng.
1.2.8. Translation ( dịch) 
Giáo viên dùng những từ tương đương trong tiếng Việt để giới thiệu từ trong tiếng Anh. Giáo viên chỉ sử dụng thủ thuật này khi không có cách nào khác. Thủ thuật này chỉ sử dụng để giới thiệu từ trừu tượng. 
Thủ thuật này có một số nhược điểm như: Học sinh sẽ có cảm giác đơn điệu, nhàm chán và không phát huy được tính tích cực, chủ động, tư duy của học sinh. 
1.3. Các bước giới thiệu từ vựng:
1.3.1 Âm thanh: 
Lựa chọn đúng thủ thuật như đã giới thiệu ở trên để giới thiệu từ cần dạy. Khi học sinh tìm ra nghĩa của từ qua cách gợi ý của cô giáo, giáo viên đọc từ đó lên. 
1.3.2 Nhắc lại:
Yêu cầu cả lớp nhắc lại vài lần sau đó gọi một vài học sinh nhắc lại và nói nghĩa của từ đó. 
1.3.3 Chữ viết:
Cùng với yêu cầu phát âm chính xác từ mới đang học, giáo viên viết từ mới đó lên bảng và đánh dấu trọng âm của từ. Lúc này học sinh có thể chép vào vớ. Đọc từ mới một vài lần.
1.3.4 Kiểm tra và củng cố từ: 
Chúng ta biết rằng, chỉ giới thiệu từ mới thôi không đủ, mà chúng ta phải thực hiện các bước kiểm tra, củng cố từ. Bước này rất quan trọng vì nó giúp học sinh ghi nhớ từ và vận dụng vào quá trình thực hành tiếp theo. Bước này đòi hỏi giáo viên áp dụng một số các biện pháp như các trò chơi: Slap the board, Matching, Rub out and remember ...
1.4. Các thủ thuật để kiểm tra và củng cố từ:
1.4.1 What and Where 
Giáo viên viết các từ vừa giới thiệu vào các vòng tròn trên bảng, cho học sinh đọc và xóa dần các từ, sau đó yêu cầu học sinh viết lại các từ đúng vị trí. Phương pháp này giúp học sinh vừa đọc được từ, nhớ được hình thái chữ viết của từ.
1.4.2 Slap the board 
Giáo viên viết phần từ vừa giới thiệu hoặc dán tranh thể hiện từ lên bảng. Giáo viên gọi hai nhóm, mỗi nhóm từ bốn đến năm học sinh.
Yêu cầu học sinh vỗ vào phần từ hoặc tranh khi nghe giáo viên đọc từ đó (từ trên bảng bằng tiếng Anh thì đọc bằng tiếng Việt và ngược lại). Nhóm nào làm đúng và nhanh hơn, ghi điểm nhiều hơn thì nhóm đó thắng.
Thủ thuật này rất vui nhôn, phù hợp với học sinh lớp 6, nhưng theo tôi mất khá nhiều thời gian, số học sinh được tham gia ít.
1.4.3 Jumbled words 
Giáo viên viết các từ với các chữ cái xáo trộn, sau đó yêu cầu học sinh viết lại từ cho đúng. 
1.4.4 Matching 
Là trò chơi nhằm kiểm tra lại ý nghĩa của từ vừa học khá hiệu quả, mất ít thời gian lại dễ chơi; mọi đối tượng đều tham gia được.
1.4.5 Rub out and remember
Là trò chơi nhằm thu hút sự tập trung chú ý của học sinh rất hiệu quả. Giáo viên có thể kiểm tra lại khả năng ghi nhớ hình thái âm thanh và chữ viết của từ.
Hạn chế : Người học có thể gặp nhiều khó khăn để nhớ hình thái chữ viết của từ. Không phải tất cả các từ mới có thể đọc và viết lại được ngay trong thời gian quá ngắn. ( Thủ thuật này đòi hỏi học sinh phải ôn luyện từ vựng nhiều hơn ở nhà)
1.4.6 Flashcards ( Thẻ từ, tranh)
Đây là trò chơi giúp học sinh có khả năng ghi nhớ rất nhanh. Sau khi học sinh đọc từ, giáo viên cho các em đọc lại thật chậm cùng Cards để các em ghi nhớ ý nghĩa của từ, sau đó đưa tranh nhanh dần để học sinh đọc to. Nếu chưa chính xác, cả lớp đọc lại. Trò chơi này làm cho học sinh rất chú ý vào việc ghi nhớ từ.
1.4.7 Whisper ( Nói thầm )
Đây là trò chơi giúp học sinh nhớ nhanh cách phát âm và phát âm chuẩn hơn. Sau khi học sinh đọc từ nhiều lần, giáo viên sẽ nói mấp máy môi để học sinh đọc to.Trò chơi này mất ít thời gian, không phải chuẩn bị, dễ; học sinh rất thích chơi, thu hút sự chú ý của cả lớp.
1.4.8 What’s missing? ( Tìm từ / tranh vừa mất )
Đây là trò chơi kiểm tra nghĩa của từ, tạo cho học sinh phản ứng rất nhanh. Sau khi cho học sinh đọc từ ( từ phải cùng nhóm hoặc cùng topic). Giáo viên viết lên bảng những từ đó không theo thứ tự, cho học sinh nhìn qua để nhớ vị trí, khi giáo viên hô “sleep!” học sinh nhắm mắt và giáo viên xóa đi một từ, giáo viên hô “wake up!”, học sinh mở mắt nhìn thật nhanh xem mất từ nào thì hô to từ đó. Cứ như vậy đến lúc còn một, hai từ trên bảng. Trò chơi này đơn giản, nhanh, dễ nhớ từ.
	Trò chơi này có thể áp dụng với việc sử dụng từ bằng tranh ảnh. Các tranh cùng chủ đề sau khi dùng để giới thiệu từ xong, giáo viên gắn lên bảng. Tiến trình như đối với từ. Tranh nào biến mất, học sinh hô to nội dung của tranh. 
1.5. Một số phương pháp phát triển vốn từ vựng cho học sinh: 
 	Muốn thực hành giao tiếp bằng Tiếng Anh lưu loát, không chỉ nắm vững ngữ pháp là đủ, mà cần phải có một lượng từ vụng phong phú. Thế nên ngoài việc dạy từ vựng trong sách giáo khoa, tôi luôn cố gắng phát triển thêm vốn từ vựng cho học sinh- không riêng với học sinh khá giỏi mà cả đối với học sinh trung bình - yếu. Qua đó tôi cũng tự củng cố lại kiến thức của mình để làm nền tảng cho các năm học tiếp theo. Vì vậy trước khi phát triển từ vựng - vốn từ cho học sinh, tôi thường tìm tỏi các cách củng cố vốn từ vựng cho học sinh với các hình thức khác nhau. 
1.5.1. Trò chơi viết từ theo chủ đề:
- Đối với lớp có nhiều học sinh khá giỏi tôi chia lớp ra làm 2 nhóm A và B và bảng cũng được chia ra làm 2 phần, viết theo 2 chủ đề khác nhau. Cho thời gian cụ thể, để 2 nhóm lần lượt thi nhau lên viết từ. Tổng kết trò chơi xem nhóm nào viết được nhiều từ đúng và chính xác hơn là nhóm chiến thắng.
A ( Food)
B ( Drink)
meat
fish
beef
 .....
water
soda
milk 
.....
1.5.2. Trò chơi viết từ theo các chữ cái quy định: 
Đối với học sinh có học lực Trung bình - khá, GV chia lớp làm 2 nhóm A và B và bảng cũng được chia ra làm 2 phần. Mỗi nhóm lần lượt lên bảng viết từ vựng bắt đầu bằng một chữ cái quy định.
Ví dụ: Viết từ bắt đầu bằng chữ cái B
A
B
book
bench
big
brush
brother
 ...
board
beautiful
behind
bus
bank
...
1.5.3. Trò chơi hỏi đáp: 
Lớp được chia làm hai nhóm thay phiên nhau. 
Nhóm 1 hỏi, nhóm 2 trả lời và ngược lại. Câu hỏi và câu trả lời được viết lên bảng và có giới hạn về thời gian. Nhóm nào trả lời chậm là nhóm thua. 
1.5.4. Phương pháp học từ vựng ở nhà: 
Có rất nhiều phương pháp giúp học sinh có thể học và ghi nhớ tốt từ vựng:
- Học thuộc lòng từ vựng thông qua đọc, phát âm từ
- Học thuộc từ theo đĩa, băng ghi âm
- Học theo phương pháp phân loại từ vựng theo nhóm để luyện tập, lưu vào giấy nhớ để học
- Học theo dạng thức của từ, học các dạng thức biến đổi của từ
- Học theo cặp từ đồng nghĩa, trái nghĩa
- Vừa đọc hiểu, vừa ghi nhớ từ
- Học từ vựng theo cách thông qua đặt câu
- Học từ vựng thông qua đoạn văn
- Học từ vựng thông qua các câu chuyện Tiếng Anh 
Trước đây, khi cho học sinh chơi trò chơi, cả giáo viên và học sinh phải chuẩn bị rất công phu mà chỉ chú ý vào hình thái chữ viết của từ mới. Nhưng với những thủ thuật này các em được chú trọng vào ý nghĩa và cách phát âm của từ, của câu - một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu khi dạy Tiếng Anh.
Dưới đây là những địa chỉ tin cậy tôi đã tham khảo khi làm đề tài này: 
1. Sách giáo viên, sách giáo khoa thí điểm lớp 6
2. The Eltip Methodology
3. Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy - Phạm Phương Luyện và Hoàng Xuân Hoa. 
4. Phương pháp dạy tiếng Anh trong trường PT - Nguyễn Hạnh Dung
5. Webside www.education.com
6. Webside www.teachenglish.com
2. MÔ TẢ: 
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu và thực nghiệm giảng dạy trên lớp, bản thân tôi đã áp dụng có hiệu quả một số thủ thuật dạy từ vựng như sau: 
2. 1. Dùng đồ dùng trực quan như: đồ vật, tranh ảnh, hình vẽ phác họa, hình cắt dán từ tạp chí ...
Ví dụ 1: Unit 1 - Lesson 7: Looking back and Project
Giáo viên sưu tầm tranh ảnh, dán lên bảng, yêu cầu học sinh lên viết từ để củng cố từ vựng đã học. Việc sử dụng tranh ảnh sống động giúp học sinh dễ dàng hình dung và ghi nhớ từ vựng. 
Ví dụ 2: Unit 2 - Lesson 1: Getting started
	Để giới thiệu các giới từ chỉ vị trí ( Bài tập 1.b); giáo viên dùng một số món đồ chơi: con chó , chiếc ghế, bàn và chiếc ti vi. Giáo viên giơ từng hai món đồ chơi lên, đồng thời di chuyển vị trí của con chó để giới thiệu giới từ:
	- The dog is on the chair.
- The dog behind the chair.
- The dog is between the chair and the table. 
Bằng cách này, học sinh có thể tự đặt được câu sử dụng giới từ dựa vào vị trí của con chó.
Ví dụ 3: Unit 3 - Lesson 2: A closer look 1
Giáo viên phác họa các chi tiết trên gương mặt và trên cơ thể để giới thiệu nhóm từ vựng; Hoặc giáo viên chỉ vào các bộ phận cơ thể 1 học sinh nam để giới thiệu nhóm từ vựng: arm, ears, elbow, eyes, face, foot, fur, glasses, hand, head, knee, leg, mouth, neck, nose, tooth, cheek, finger, shoulders, 
 Ví dụ 4: Unit 8 - Lesson 2: A closer look 1
Giáo viên dùng tranh ảnh sưu tầm để giới thiệu về từ vựng: a bicycle, a ball, a sports shoes, a skis, a boat, a racket, a skateboard, a goggles, 
Ví dụ 5: Unit 6 - Lesson 1: Getting started
Giáo viên dùng flash cards để giúp học sinh ghi nhớ tốt từ vựng về ngày Tết: lucky money, apricot blossom, peach blossom, chung cake, family gathering, house decorations, 
Sau khi cho học sinh đọc từ, giáo viên cho học sinh đọc thật chậm cùng Flash Cards để các em ghi nhớ nghĩa của từ. Sau đó giáo viên đưa nhanh dần để học sinh đọc to lại toàn bộ. 
2.2. Dùng ngôn ngữ đã học: 
2.2.1. Định nghĩa, miêu tả: 
Ví dụ 1: Unit 3 - Lesson 7: Looking back 
Để giải thích từ Creative, giáo viên định nghĩa như sau: 
“ Creative means having or showing an ability to make new things or think of new ideas”
Để giải thích từ Talkactive, giáo viên định nghĩa như sau: 
“ Talkactive means a character of a person who likes to talk or talks too much”. 
Ví dụ 2: Unit 5 - Lesson 1: Getting started
Để giải thích từ forest và desert, giáo viên có thể miêu tả như sau: 
	 “ A forest is a place where you can see many green tall trees and animals like tigers, birds. Do you know Cuc Phuong forest”?
	 “In a desert, it’s very hot, there is no water, no houses. Do you know Sahara desert?”
Ví dụ 3: Unit 7 - Lesson 5: Skills 1
Để giải thích từ instructor và comedy giáo viên có thể miêu tả như sau: 
	“instructor” is the one who teaches and instructs you to do something you are not sure about.
	“comedy” is a type of film, play, or book that is funny in its characters or its action.
2.2.2. Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa:
Ta sử dụng từ trái nghĩa, đồng nghĩa để làm rõ nghĩa của từ khi học sinh đã biết nghĩa của từ trong một cặp đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
Ví dụ 1: Unit 4 - Lesson 2: A closer look 1
Cặp từ trái nghĩa: ugly ( adj) # beautiful	 dirty ( adj) # clean	 	 noisy ( adj) # quiet	 boring ( adj) # interesting
Cặp từ đồng nghĩa: fantastic ( adj) = excellent/ wonderful
Ví dụ 2: Unit 4 - Lesson 2: Skills 1
Cặp từ trái nghĩa: dislike (v) # like
Cặp từ đồng nghĩa: incredibly ( adv) = extremely / very
2.2.3. Tạo tình huống: 
Giáo viên thiết lập tình huống đơn giản, dễ hiểu bằng Tiếng Anh, học sinh đoán nghĩa qua tình huống và có thể áp dụng từ vào ngữ cảnh giao tiếp đồng thời rèn luyện được kĩ năng nghe hiểu. 
Ví dụ 1: Unit 3 - Lesson 7: Looking back
At recess, Nam always tells a joke in our class. We feel very funny 
Học sinh đoán nghĩa từ funny trong ngữ cảnh. 
Ví dụ 2: Unit 4 - Lesson 3: A Closer look 1 
I love it here. Everything I want is only five minutes away. It is so convenient. 
The air in the area is polluted with smoke from factories.
2.3. Các thủ thuật để kiểm tra và củng cố từ tôi đã thực hiện:
2.3.1 What and Where 
Ví dụ: Unit 2 - Lesson 1: A closer look 1
Ceiling fan
microwave
cooker
sink
Air- conditioner
cupboard
Chest of drawers
	( Sau khi cho học sinh đọc các từ trên, giáo viên lần lượt xóa các từ trong vòng tròn, chỉ vào vòng tròn trống và yêu cầu học sinh đọc lại. Cuối cùng yêu cầu học sinh viết lại các từ vào đúng vị trí trong vòng tròn)
2.3.2 Flashcards ( Thẻ từ, tranh)
Đây là trò chơi giúp học sinh có khả năng ghi nhớ rất nhanh. Sau khi học sinh đọc từ, giáo viên cho các em đọc lại thật chậm cùng Cards để các em ghi nhớ ý nghĩa của từ, sau đó đưa tranh nhanh dần để học sinh đọc to. Nếu chưa chính xác, cả lớp đọc lại. Trò chơi này làm cho học sinh rất chú ý vào việc ghi nhớ từ.
Ví dụ: Unit 4 - Lesson 1: Getting started 
square
railway station
statue
memorial
art gallery
cathedral
2.3.3 Whisper ( Nói thầm )
	Ví dụ: Unit 2 - Lesson 6: Skills 2
Giáo viên muốn học sinh ghi nhớ nhóm từ vựng: kitchen, bedroom, living room, hall, bathroom, attic, ...
Sau khi cho học sinh đọc nhiều lần, giáo 

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_thu_thuat_nang_cao_hieu_qua_day_tu.docx