Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm tổ chức học sinh học tập thực hành môn Tiếng Anh theo cặp nhóm

Để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh,lấy học sinh làm trung tâm, học sinh là chủ thể hoạt động của học tập, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp nhận tri thức mới, luyện tập ngôn ngữ thông qua các hoạt động giao tiếp đa dạng dưới hình thức hoạt động cá nhân, hoạt động cặp, nhóm.

Trong quá trình dạy học, để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thì hoạt động cặp, nhóm là một hình thức hoạt động học tập tốt. Thông qua hình thức học tập này các em có điều kiện trình bày, trao đổi và bộc lộ những suy nghĩ của mình về các lượng thông tin về bài học mà mình hiểu, mình cảm nhận và từ đó trả lại lượng thông tin mà cá nhân xử lý. Lượng thông tin của từng học sinh có thể đúng hoặc có thể sai một phần. Thông qua cặp , nhóm các em trả lại thông tin cho người dạy. Từ đó người dạy nắm bắt được mức độ tư duy, hiểu biết của các em. Quá trình này được diễn ra theo quan hệ hai chiều. Ngoài ra được trao đổi cặp , nhóm học sinh được rèn luyện thêm về kỹ năng và thói quen suy nghĩ, diễn đạt và trình bày một vấn đề trước một tập thể.

 

doc 18 trang Chí Tường 21/08/2023 1630
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm tổ chức học sinh học tập thực hành môn Tiếng Anh theo cặp nhóm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm tổ chức học sinh học tập thực hành môn Tiếng Anh theo cặp nhóm

Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm tổ chức học sinh học tập thực hành môn Tiếng Anh theo cặp nhóm
gia luyện tập thực hành giao tiếp có ý thức chủ định. Để làm tốt các hoạt động trên giáo viên phải biết tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, tạo cơ hội cho học sinh luyện tập ngôn ngữ qua các hoạt động giao tiếp. Điều đặc biệt là giáo viên phải biết sử dụng SGK và các phương tiện dạy học, biết kết hợp hài hoà các phương pháp phù hợp trong một tiết học. 
Trong nửa thế kỷ qua nền giáo dục nước ta đã trải qua nhiều lần cải cách, đổi mới để đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Hiện nay giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng, trong đó có bộ môn Tiếng Anh đang được đổi mới thực sự nhằm phục vụ có hiệu quả công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Từ đổi mới nội dung,yêu cầu dạy học theo mục tiêu của bộ môn, nội dung SGK mới được biên soạn nhằm khắc phục một số hạn chế trong phương pháp dạy học cũ và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập. Từ trước tới nay việc dạy học ở trường THCS đã có rất nhiều phương pháp, đặc biệt là sau khi thực hiện chương trình đổi mới SGK, có nhiều phương pháp nhằm khắc phục tình trạng “thầy giảng, trò ghi” bằng những phương pháp dạy học có tính sáng tạo để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập ở lớp, ở nhà và nhiều hoạt động ngoại khóa khác, bằng cách hướng dẫn việc tổ chức học tập của các em. 
Như vậy để đạt được mục tiêu của bài học, ngoài việc vận dụng tính ưu việt của nhiều phương pháp cần phải sử dụng phương pháp thảo luận nhóm vì đó là một trong những phương pháp hay, nó giúp học sinh phát triển được óc sáng tạo của mình, tự rút ra được cho mình về những kiến thức của bài học thông qua ý kiến của các bạn trong nhóm.
Qua quá trình dạy học bản thân tôi nhận thấy rằng: Để nâng cao hiệu quả đào tạo yếu tố quan trọng nhất là phải xác định và tổ chức thực hiện bằng được trong quá trình dạy học phải thực sự “Lấy học sinh làm nhân vật trung tâm”, trong học tập phải biết vận dụng tối đa việc Thực hành theo cặp, nhóm”. Suy nghĩ trên đây là định hướng quan trọng trong dạy học và chính là đề tài mà bản thân tôi suy nghĩ, thực hành trong quá trình dạy học và đã thu được hiệu quả nhất định.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Xuất phát từ những thực tế nêu trên, bất kì một người nào giảng dạy bộ môn Tiếng Anh cũng cần phải suy nghĩ là làm thế nào để tìm ra những phương pháp giảng dạy tốt nhất nhằm tạo được sự hứng thú học tập cho người học và mang lại hiệu quả tối ưu nhất .
- Thông qua việc nghiên cứu này, bản thân tôi sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc dạy học bằng phương pháp thảo luận theo nhóm.
- Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong gìơ học Tiếng Anh, đặc biệt trong việc thảo luận nhóm.
- Giúp học sinh có được những kĩ năng trong phương pháp học tập nhóm và biết cách phối hợp với nhau, phân công nhiệm vụ trong phương pháp học tập theo nhóm.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong giới hạn phạm vi cho phép đối với một sáng kiến kinh nghiệm của bản thân,
tôi chỉ nghiên cứu về phương pháp thảo luận nhóm môn Tiếng Anh THCS, để đưa ra phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập thảo luận nhóm.
IV. THỰC TRẠNG CUẢ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
 1. Thực trạng
Hầu hết học sinh ở trường THCS và cụ thể nơi tôi công tác chỉ mới biết vận dụng kiến thức rất sơ đẳng so với chương trình ngoại ngữ - môn Tiếng Anh. Học sinh chỉ học được 2 tiết/ tuần nên thời gian không có nhiều để cho các em thực hành một cách thoải mái và thành thạo, trong khi đó môn học này đòi hỏi có thời gian để thực hành nhiều, phát âm đủ to, rõ, vì thế mà các em luyện tập đã gặp không ít khó khăn trong giao tiếp. Đối với học sinh THCS nói chung đòi hỏi các em phải thực hành nhiều để nhớ lâu, nói to để người đối thoại nhận ra lỗi của mình qua cách phát âm của từ, cách dùng của cấu trúc câu để từ đó có thể sửa lỗi cho nhau. Với yêu cầu này thì việc học tập theo cặp, nhóm giải quyết được rất nhiều vấn đề.
Trong điều kiện đồ dùng dạy học chưa phong phú thì việc giúp cho học sinh luyện tập một cách thành thạo kiến thức đã học là một việc làm rất khó đối với người giáo viên dạy ngoại ngữ. Giáo viên phải giúp các em luyện tập các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thông qua các họat động và phương tiện dạy học.
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
Với thực trạng trên dẫn đến hiệu quả bộ môn chưa đạt được ở 2 lớp 9A1 và 9A3 như sau:
Bảng khảo sát
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A1
34
7
20,6
12
35,2
12
35,2
 3
9
9A3
36
 8
 22,2
11
30,6
13
36,4
 4
11
Từ kết quả khảo sát trên và quá trình theo dõi hoạt động học tập của học sinh tôi thấy kết quả khảo sát của cả hai lớp đều rất thấp. Theo tôi phải tìm tòi, nghiên cứu trong nhiều năm, trao đổi với đồng nghiệp tìm ra cái gì mình làm được và cái gì còn thiếu sót, điều quan trọng là phương pháp tổ chức dạy học của giáo viên, đòi hỏi giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp, thường xuyên đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh, tiếp cận gần gũi với học sinh, tìm hiểu ý nghĩ và khó khăn của các em để cùng các em giải quyết. 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh,lấy học sinh làm trung tâm, học sinh là chủ thể hoạt động của học tập, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp nhận tri thức mới, luyện tập ngôn ngữ thông qua các hoạt động giao tiếp đa dạng dưới hình thức hoạt động cá nhân, hoạt động cặp, nhóm.
Trong quá trình dạy học, để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh thì hoạt động cặp, nhóm là một hình thức hoạt động học tập tốt. Thông qua hình thức học tập này các em có điều kiện trình bày, trao đổi và bộc lộ những suy nghĩ của mình về các lượng thông tin về bài học mà mình hiểu, mình cảm nhận và từ đó trả lại lượng thông tin mà cá nhân xử lý. Lượng thông tin của từng học sinh có thể đúng hoặc có thể sai một phần. Thông qua cặp , nhóm các em trả lại thông tin cho người dạy. Từ đó người dạy nắm bắt được mức độ tư duy, hiểu biết của các em. Quá trình này được diễn ra theo quan hệ hai chiều. Ngoài ra được trao đổi cặp , nhóm học sinh được rèn luyện thêm về kỹ năng và thói quen suy nghĩ, diễn đạt và trình bày một vấn đề trước một tập thể. 
Thông qua hoạt động này, các kỹ năng nghe,nói, đọc, viết của học sinh ngày càng được nâng cao.
Qua quá trình dạy học, giáo viên giúp học sinh tự khám phá trên cơ sở tự giác, tự do suy nghĩ và tranh luận rút ra được nhiều bài học bổ ích, để đề xuất vấn đề đang thảo luận và giải quyết vấn đề một cách cụ thể hơn.
Các em là đối tượng trung tâm, cho các em thực hành theo cặp, nhóm để các em giao tiếp với nhau giúp các em thực hành dễ dàng và sửa lỗi cho nhau kịp thời.
Thực hành theo cặp, nhóm thì học sinh khá, giỏi sẽ giúp đỡ các học sinh trung bình, yếu, kém nắm bắt được kiến thức trọng tâm của bài học, dần dần các em sẽ biết cách tự học và nắm bắt kiến thức cơ bản của bộ môn. Thực hành theo cặp, nhóm giúp các em có sự thi đua và có sự cố gắng, từ đó giáo viên phát hiện ra những em có khả năng để bồi dưỡng và giúp các em trở thành học sinh giỏi của bộ môn mình.
Đồng thời thực hành theo cặp, nhóm giúp cho các em có ý thức tự giác học tập, mạnh dạn và tự tin, những em học yếu có thể học được từ bạn phương pháp tự học theo phương châm: “Học thầy không tầy học bạn”.
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
1. Các hình thức hoạt động cơ bản trên lớp
Khi tiến hành đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh, giáo viên cần tổ chức nhiều hình thức hoạt động cho học sinh chứ không chỉ sử dụng một hình thức phổ biến là thầy giảng trò nghe hay thầy giảng – trò đáp. Có 4 hình thức tổ chức các hoạt động trên lớp: làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, làm việc theo nhóm và làm việc cả lớp. Dưới đây tôi chỉ xét về ưu và nhược điểm của làm việc theo cặp và theo nhóm
Hình thức hoạt động
Ưu điểm
Nhược điểm
Làm việc theo cặp
- Nhiều học sinh được tham gia luyện tập cùng một lúc.
- Học sinh có cơ hội làm việc tương tầcm không cần đến sự hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh được chia sẽ trách nhiệm.
- Cho phép giáo viên để ý đến các cặp khác vẫn làm việc bình thường.
- Dễ tổ chức, dễ thực hiện
- Lớp ồn, khó kiểm soát việc luyện tập của học sinh.
- Một số học sinh khá, giỏi không thích làm việc với các bạn kém hơn mình.
- Làm việc không hiệu quả khi học sinh trong nhóm không hợp nhau.
- Do không kiểm soát được tất cả các cặp cùng một lúc nên nhiều cặp làm việc chểnh mảng hoặc nói chuyện riêng.
Làm việc theo nhóm
- Nhiều học sinh được tham gia luyện tập cùng một lúc.
- Do có nhiều thành viên trong nhóm nên giảm mối quan hệ cá nhân và tăng sự đống góp ý kiến trong luyện tập so với làm việc theo cặp.
- Học sinh tự tin hơn khi đưa ra quyết định.
- Lớp ồn, khó kiểm soát
- Nhiều học sinh không thích vì không muốn chứng tỏ khả năng của mình với giáo viên hơn là bạn.
- Trong nhóm có thể có một số học sinh tích cực, số khác ỷ lại vào các bạn trong nhóm.
- Việc phân nhóm khó khăn và mất nhiều thời gian.
2. Tổ chức hoạt động theo cặp nhóm
Tổ chức hoạt động theo cặp nhóm như thế nào cho đạt hiệu quả cao là vấn đề cần được quan tâm. Chúng ta nên chọn một trong số các cách tổ chức cặp, nhóm sau:
a. Theo cặp, nhóm bạn bè
Đây là hình thức cơ bản nhất để tạo không khí thoải mái trong các cặp và nhóm. Có hai cách thành lập cặp và nhóm. Thứ nhất là hãy để các em tự thành lập các cặp và nhóm của mình. Nếu cách thứ nhất gặp khó khăn, giáo viên có thể chọn cách thứ hailà yêu cầu học sinh viết tên các bạn theo cặp nhóm, trên cơ sở đó giáo viên sẽ quyết địnhcác cặp hoặc nhóm cho luyện tập.
b. Theo khả năng của học sinh.
Cũng có hai cách tổ chức cặp nhóm theo trình độ của học sinh. Thứ nhất là tổ chức cặp nhóm hỗn hợp giữa học sinh khá, giỏi với học sinh kém, trung bình. Hình thức này có điều kiện cho các học sinh giúp đỡ nhau trong học tập. Cách thứ hai là tổ chức các cặp nhóm học sinh có cùng trình độ giỏi, khá, trung bình, kém. Hình thức này có ưu điểm là giáo viên có thể giao các loại hình bài tập phù hợp với trình độ của các loại học sinh, mặt khác giáo viên có điều kiện giúp đỡ học sinh yếu kém.
c. Theo nhóm ngẫu nhiên.( by chance)
Giáo viên có thể tổ chức cặp nhóm một cách ngẫu nhiên, không theo một quy định cụ thể nào
Ví dụ: Tổ chức cặp nhóm theo chỗ ngồi như: các em ngồi sát nhau, theo bàn học, theo hai bàn học, theo cặp, nhóm ngồi xa nhau....
Cần lưu ý rằng sự thay đổi giữa các hình thức thành lập cặp, nhóm là hết sức cần thiết để tránh sự nhàm chán trong quá trình luyện. Sự thay đổi các hình thức thành lập cặp, nhóm cần được thực hiện thường xuyên, liên tục qua mỗi ngày, mỗi tiết học, thậm chí qua mỗi bài tập.
3. Quy trình làm việc theo cặp nhóm
Việc tổ chức cặp, nhóm chỉ là bước khởi đầu cho quá trình luyện tập. Muốn cho các cặp nhóm làm việc có hiệu quả cần thực hiện tốt ba bước cơ bản sau:
a. Trước luyện tập
Để việc luyện tập đạt hiệu quả, giáo viên cần thực hiện bước trước luyện tập bằng cách thực hiện một quy trình gồm ba yếu tố: chuẩn bị tâm thế cho học sinh - xác định mục đíchvà chỉ đẫn nhiệm vụ cần thiết - ấn định thời gian (engage -instruct - initiate). Nghĩa là, học sinh phải có tâm thế thoải máivề điều sắp phải làm, hiểu ý nghĩa và mục đích việc sắp phải làm, nắm vững các bước thực hiện và biết trước thời gian cần thực hiện nhiệm vụ trong bao lâu.
b. Trong khi luyện tập
Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trước, các cá nhân sau đó trao đổi nhiệm vụ trong các cặp để rút ra những vấn đề chung, các cặp được ghép thành các nhóm để trao đổi kết quả nhiệm vụ và rút ra những vấn đề chung của nhóm, cuối cùng đại diện nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả của nhóm mình trước lớp.
Trong khi học sinh luyện tập giáo viên có thể đứng ở một vị trí nàođó trong lớp, hoặc đi xung quanh lớp quan sát và lắng nghe hoạt động của các nhóm, qua đó có thể cần dừng lại giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp thêm thông tin, ngữ liệu cần thiết, định hướng các hoạt động hoặc thậm chí tham gia cùng hoạt động ở cặp nhóm nào. Cần lưu ý rằng trong khi hoạt động cặp, nhóm diễn ra, giáo viên có cơ hội tập trung giúp đỡ các đối tượng học sinh giỏi hoặc học sinh kém.
c. Sau khi luyện tập
Khi thời gian dành cho cặp, nhóm kết thúc, giáo viên cần tổ chức để cặp, nhóm thông báo hoạt động của cặp, nhóm mình, cả lớp lắng nghe, bổ xung, cho nhận xét và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm. Cuối cùng, giáo viên tóm tắt các hiện tượng ngôn ngữ, cho nhận xét đánh giá chung công việc vừa tiến hành có đảm bảo mục tiêu, các bước thực hiện và thời gian đã định trước không.
*Một số điều cần lưu ý khi tổ chức hoạt động theo căp, nhóm
- Tạo ra tình huống phù hợp với từng chủ đề cụ thể, xây dựng kế hoạch để hướng dẫn học sinh cùng nhau làm việc, cùng trao đổi học hỏi lẫn nhau.
 - Cần linh hoạt trong việc dùng SGK để hướng dẫn học sinh lấy số liệu, tự rút ra cấu trúc riêng cho từng loại bài tập thực hành.
- Làm mẫu cho học sinh xem là biện pháp giúp cho học sinh tiếp thu nhanh nhất rồi làm tương tự cho bài tập riêng của mình.
- Sử dụng đồ dùng minh hoạ để yêu cầu nhóm, cặp phải sử dụng vật chất, tranh vẽ để thực hành dễ dàng. Có như thế các em mới nhớ được từng cấu trúc câu, mẫu câu và sẽ làm bất cứ cấu trúc nào nếu giáo viên yêu cầu.
- Tăng cường các hoạt động tìm tòi, quan sát sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức cho từng bài học, tiết học.
- Tạo điều kiện không khí thích hợp để học sinh tranh luận bất cứ tiết học nào.
- Tận dụng tối đa đồ dùng ở từng cặp, nhóm, yêu cầu học sinh chuẩn bị tranh, đồ dùng cho từng tiết thực hành.
	Trong khi học sinh thực hành hỏi - đáp, giáo viên phải bao quát và theo dõi lớp để nhận xét từng cặp, lắng nghe và sửa lỗi cho các em, lưu ý những cặp có học sinh yếu kém.
	Chia lớp thành từng nhóm, trong nhóm có học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu để các em có thể hỏi và bày cho nhau. Như vậy học sinh nào chưa có cơ hội trả lời thì sẽ có cơ hội trả lời những câu tiếp theo giúp cho các em mạnh dạn, tự tin với mức độ hiểu biết của mình và có cách ứng xử tốt hơn.
	Đối với học sinh yếu của từng nhóm, giáo viên hướng dẫn nhóm trưởng- người học tốt giúp đỡ để các em có thể tiếp cận kiến thức dễ dàng, góp ý để giúp bạn học và các em phát huy hết khả năng của mình trong việc học ngoại ngữ.
	- Yêu cầu đối với giáo viên:
	Theo dõi các em thực hành, nhận xét từng lỗi sai nhỏ chỉ ra cho các em biết cách để tránh lặp lại những lỗi mà mình đã mắc phải.
	Khi học sinh luyện tập theo cặp, nhóm giáo viên đến từng cặp – nhóm để theo dõi và nhận xét để sửa lỗi kịp thời cho học sinh. Đối với những lỗi phổ biến, giáo viên nên đặt câu hỏi cho cả lớp và cho học sinh tự phát hiện ra lỗi sai của mình để sửa và tránh lặp lại. Làm như thế các em sẽ tránh được lỗi, hiểu và nhớ lâu. Giáo viên hiểu được trình độ các đối tượng, mức độ tiếp thu bài của từng em để giáo viên có hướng điều chỉnh cách dạy của mình.
	Phân công nhiệm vụ cho nhóm trưởng để các em theo dõi giúp đỡ các thành viên trong nhóm của mình. Giáo viên động viên, khích lệ kịp thời những học sinh làm tốt nhiệm vụ của mình. Tạo không khí phấn khởi để các em có hứng thú khi mình được khen. Yêu cầu học sinh phải chuẩn bị tốt cho tiết thực hành theo cặp, nhóm.
- Yêu cầu đối với học sinh:
	Đưa hết khả năng để tiếp cận kiến thức, tạo thành cho mình một thói quen thực hành nhóm, cặp để các tiết sau khi giáo viên chỉ ra hiệu bằng tay và nói câu lệnh.
(Group/ Pair works) thì các em tự quay người và thực hiện một cách có kỹ xảo và ai vào việc nấy.
	Tạo ra không khí ngoại ngữ trong lớp học để thấy được môn học ngoại ngữ có đặc thù riêng. Xây dựng phong cách ngoại ngữ cho mình.
	Thực hành theo từng mẫu câu để rồi sau đó vận dụng làm bài tập ở sách bài tập, nâng cao, viết câu, viết đoạn.
	Tự giác thực hành bất kỳ tình huống nào của giáo viên yêu cầu. Phát huy đồng bộ bốn kỹ năng nghe - nói - đọc - viết.
	4. Một số ví dụ minh hoạ như sau
Lớp 9: Unit5. The media
Period 28: Getting started, Listen and Read
Getting started ( p40)
*Giới thiệu và lôi cuốn học sinh vào chủ đề bài học
- Cho học sinh nhìn vào tranh và các hoạt động liên quan đến lĩnh vực truyền thông.
- Cho học sinh hoạt động theo cặp, hỏi đáp về những hoạt động ưa thích của các em.
S1: Which of these is your favourite activity in your free time?
S2: Watching TV
S1: How many hours a week do you spend watching TV?
S2: About 4- 5 hours
Lớp 9: Unit5. The media
Period 29: Speak and language focus 1,2
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành lại bài đối thoại theo cặp nói về chương trình truyền hình mà các em yêu thích và giải thích lí do.
Ví dụ: 
S1: You like watching sports, don’t you?
S2: Not really. Some sports are violent, and I don’t like them. I prefer cartoons. They are interesting.
S1: You don’t like Literature and Art, do you?
S2: No, I don’t I am not interesting in them.
- Giáo viên yêu cầu một số cặp thể hiện bài đối thoại của mình.
- Học sinh nghe và cho nhận xét nếu cần thiết.
Lớp 9: Unit5. The media
 Period 32: 	Write
 - Giáo viên yêu cầu học sinh viết về lợi ích của Internet
 - Học sinh làm việc theo nhóm, 4 em thảo luận và viết bài dựa vào các câu hỏi và trả lời gợi ý.
- Giáo viên tham gia với các nhóm khác nhau để giúp đỡ học sinh giải quyết khó khăn.
- Giáo viên cùng với học sinh lập giàn ý của bài.
1. What can you say about the development of the internet? Is the internet useful?
+ increasingly develop/ become part of our everyday life
+ useful in many ways.
2. Why is the internet a source of information?
+ a fast and convenient way to get information
+ readelestronic newspapers
+ check weather condition before going...
3. Can yousay the internet is a source of entertainment? Why? Why not?
Communicate with friends or relatives
+ Listen/ music
+watch movie
+ play game
+read novels, poems...
4. Is the internet also a means of education? Give your reasons
+ Learn English
+Look up a dictionary
+ take a training.........
5. Are there any disadvatages of internet? Is so, what are they?
- Giáo viên yêu cầu học sinh dùng hiểu biết của mình về lợi ích của internet và một số liên từ để viết bài theo nhóm.
 - Giáo viên điều khiển lớp giúp đỡ các nhóm nếu cần thiết.
- Sau khi học sinh viết xong giáo viên yêu cầu học sinh đại diện trình bài bài viết của nhóm, các nhóm khác nhận xét và sửa lỗi nếu sai.
- Giáo viên viết những lỗi tiêu biểu nhất mà học sinh mắc phải và gợi ý sửa bài.
- Giáo viên đánh giá và cho điểm mỗi nhóm.
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Kết quả 
Cụ thể như sau: 
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
 %
SL
%
SL
%
SL
%
9A1
34
12
35,3
15
44,1
 6
17,6
 1
 3
9A3
36
13
36,1
16
44,5
 6
16,6
 1
 3
	So với kết quả đã nêu ở thực trạng trong phần I, sau khi đã nghiên cứu và áp dụng đề tài này tôi thấy kết quả của việc học nhóm, học cặp có phần biến chuyển rõ rệt, chất lượng đạt kết quả cao hơn so với mặt bằng của học kỳ I và đầu năm. Số học sinh giao tiếp đối thoại được tăng lên, đặc biệt số học sinh yếu kém cũng có phần nào hiểu và sử dụng được một số câu lệnh của giáo viên ,bập bẹ trao đổi với bạn một số câu thông dụng hàng ngày nhưng đó cũng là dấu hiệu đáng mừng đối với các em. Hầu hết các bài tập thực hành ở lớp, ở nhà các em đã xây dựng và hoàn thiện khá tốt và thu được một lượng kiến thức nhất định.
	Thông qua việc giảng dạy trên lớp tai trường tôi thấy việc cho học sinh thực hành theo cặp nhóm trong từng tiết dạy là một biện pháp hữu hiệu và cần thiết đối với giáo viên dạy môn tiếng Anh. Nó trở thành một trong những yếu tố quyết định để nâng cao hiệu quả của việc dạy học Ngoại ngữ.Vì vậy bản thân tôi rút ra và kinh nghiệm nhỏ như sau.
2. Bài học kinh nghiệm nhỏ
*Đối với giáo viên:
	Phải luôn luôn gần gũi, quan tâm đến đối tượng học sinh để từ đó phát hiện ra năng khiếu học bộ môn của các em.
	Là người đóng vai trò hướng dẫn học sinh trong hoạt động học cho nên tránh hình thức chiếu lệ.
	Năng động sáng tạo trong việc phân nhóm học sinh thành nhóm cặp đảm bảo trong một nhóm học sinh có cả học sinh yếu, có học sinh trung bình, có học sinh khá và giỏi.
	Cần nhanh nhẹn trong các thao tác để tiết kiệm tối đa thời gian cho một tiết dạy

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_hoc_sinh_hoc_ta.doc