Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6

Văn học là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngôn từ đầy giá trị. Có thể coi mỗi một tác phẩm văn học là một viên ngọc trong cuộc sống, nó bay bổng tạo nên những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời th¬ường thêm chất thơ. Vậy làm thế nào cho học sinh mình cảm nhận đ¬ược chất thơ của cuộc sống đời th-ường để rồi từ đó các em nói ra, viết ra những điều mà các em đã học, đã cảm nhận trong cuộc sống xung quanh thường ngày, tự các em tạo nên những tác phẩm nghệ thuật “ bé con” giá trị? Tôi nghĩ đó là một việc làm mà mọi thầy cô giáo đang tìm cách đi nhẹ nhàng nhất và có hiệu quả nhất cho riêng mình.

Nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể hơn chúng ta thấy rằng chư¬ơng trình Ngữ văn lớp 6 so với chư¬ơng trình tiểu học mà các em đã làm quen và có nhiều những khái niệm còn trừu tượng. Giữa học và làm là cả một thao tác, một khoảng cách khó. Riêng làm văn, đòi hỏi các em phải có cách viết già dặn hơn, sinh động hơn và đặc biệt trong văn miêu tả cảnh phải có hình ảnh sống động, thuyết phục lòng ngư¬ời. Điều đó không thể đi từ lý thuyết sang thực hành ngay đư¬ợc, bởi t¬ư duy của lứa tuổi các em học sinh lớp 6 còn là t¬ư duy cụ thể, chư¬a tiếp nhận ngay đư¬ợc những kiến thức trừu tư¬ợng. Cảm nhận của các em còn đơn giản, cụ thể, vốn từ, vốn hiểu biết phần nhiều còn nghèo nàn do vậy mà các em ch¬ưa có nhiều vốn từ, tính hình ảnh, sáng tạo nghệ thuật trong viết văn

 

doc 23 trang Chí Tường 21/08/2023 4640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6

Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6
ình tự nào là tùy thuộc vào đối tượng được miêu tả hay điểm nhìn của người tả Tuy vậy, vẫn có thể quy về một số trình tự thường được dùng như sau:
Trình tự thời gian
Trình tự không gian
Ngoài hai trình tự trên, người viết văn miêu tả có thể sắp xếp ý theo một số trình tự khác nữa. Chẳng hạn như sắp xếp theo đặc điểm tính chất của đối tượng miêu tả ( khi làm văn tả người, có thể tả từ hình dáng đến tính tình; trong quá trình miêu tả tính tình lại có thể lần lượt đi từng đặc điểm để miêu tả). Hay cũng có thể kết hợp đan xen cả trình tự không gian và trình tự thời gian. Hoặc có thể tả theo cảm nhận tự do của người quan sát, vừa tả vừa lồng vào những câu văn nêu suy nghĩ, cảm xúc.
4. Ngôn ngữ trong văn miêu tả :
Đối tượng trong văn miêu tả là hiện thực cuộc sống, rất phong phú, đa dạng, muôn hình muôn vẻ. Để tạo dựng được những bức tranh về cuộc sống ấy, các nhà nghệ sĩ sử dụng nhiều loại chất liệu khác nhau : nhà họa sĩ miêu tả bằng màu sắc; nhà điêu khắc miêu tả bằng đường nét, hình khối; còn nhà văn miêu tả qua ngôn ngữ. Nói cách khác, văn học là nghệ thuật ngôn từ.
Vậy ngôn ngữ trong văn miêu tả có đặc điểm gì ?
Trước hết, ngôn ngữ trong văn miêu tả phong phú, giàu hình ảnh và có sức biểu cảm lớn. Cái đích của người viết văn miêu tả là làm thế nào để phác họa được những bức tranh thiên nhiên, bức tranh sinh hoạt hoặc chân dung con người một cách cụ thể, sống động, có hồn như nó vốn tồn tại trong cuộc sống. Muốn vậy, từ ngữ được đưa vào văn miêu tả phải giàu hình ảnh, đường nét, âm thanh, màu sắc, nhạc điệu. Thông thường, các từ láy ( bao gồm cả từ láy tượng hình và tượng thanh) sẽ đáp ứng được yêu cầu này.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ trong văn miêu tả phải thật chính xác. Dùng từ hay không có nghĩa là từ đó phải “kêu”. Dùng từ phong phú không có nghĩa là liệt kê ra thật nhiều. Điều quan trọng là người tả phải chọn đúng từ ngữ diễn tả chính xác nhất cái thần, cái hồn của đối tượng miêu tả.
Ngoài tính chính xác ra thì ngôn ngữ trong văn miêu tả phải là thứ ngôn ngữ có sức liên tưởng, tức là có khả năng gợi trí tưởng tượng cho người đọc. Các nhà văn khi viết những trang văn miêu tả, dù là tả cảnh, tả vật, hay tả người, không bao giờ dừng lại ở tả thực, không bao giờ sao chép một cách máy móc, y nguyên như nó đã từng tồn tại trong cuộc sống. Tất cả đã được sáng tạo. Chính vì thế ngôn ngữ trong văn miêu tả không chỉ được dùng theo nghĩa đen mà còn được hiểu theo các lớp nghĩa ẩn, nghĩa bóng. Đó là vì sao trong văn miêu tả các nhà văn hay dùng các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, thậm xưng, nhân hóa,
Cuối cùng, phải nói tới việc sắp xếp ngôn ngữ trong câu văn tả, đoạn văn tả. Đây cũng là một nghệ thụt đòi hoải sự sáng tạo của người viết. Câu văn tả không chỉ đúng mà còn phải hay và độc đáo, phải có sự biến hóa linh hoạt. Dù là văn xuôi cũng phải có nhạc điệu. Có thể đan xen câu bình thường với câu đặc bệt, câu đơn với câu phức, câu dài với câu ngắn Và cũng có thể dùng kiểu câu đảo ngữ để gây ấn tượng cho người đọc.
5. Các kĩ năng chung cần sử dụng khi làm bài văn miêu tả :
a) Kĩ năng quan sát, ghi chép:
Đối tượng của văn miêu tả là những sự vật, sự việc, là thế giới thiên nhiên, con người và cuộc sống của con người. Có thể coi đó là một thế giới hết sức đa dạng, phức tạp và sống động đang diễn ra quanh ta, thay đổi từng ngày, từng giờ. Không phải tự nhiên mà ta hiểu và nắm vững được đặc điểm của từng sự vật, sự việc và con người trong cái thế giới phong phú ấy để có thể miêu tả đúng bản chất của nó. Vì vậy, phải quan sát, ghi chép.
Đối với các nhà văn, kĩ năng quan sát đóng một vị trí hết sức quan trọng, thậm chí được coi là yếu tố khởi nguồn cho cảm hứng sáng tác cũng như quyết định cho sự thành công của quá trình miêu tả hiện thực cuộc sống. Quan sát để ghi nhận, để khám phá và để hiểu về thế giới xung quanh mình, sau đó mới có thể viết được.
Đối với các em học sinh, khi làm văn miêu tả, kĩ năng quan sát và ghi chép cũng rất cần thiết. Tất nhiên, các em không thể có ngay được kĩ năng quan sát ấy và sử dụng thành thạo như các nhà văn vẫn làm. Tất cả đều mới ở bước đầu tập dượt : tập quan sát, tập ghi chép, tập phát hiện ra những đặc điểm của sự vật, hiện tượng quanh mình. Từ đó các em sẽ cõ vốn để miêu tả.
b) Kĩ năng tưởng tượng:
Có thể khẳng định, nếu không có kĩ năng tưởng tượng thì bài văn miêu tả sẽ không hay được, dù là văn tả thực. Nếu ta chỉ quan sát và ghi chép vào bài làm đúng y nguyên những gì đã quan sát thì bức tranh được miêu tả trong bài văn sẽ trần trụi, thiếu sức hấp dẫn. Vì vậy cần tưởng tượng, sáng tạo thêm để bổ sung những hình ảnh phù hợp, làm cho bức tranh miêu tả trở nên phong phú và sinh động hơn.
c) Kĩ năng so sánh:
So sánh là hệ quả của quá trình liên tưởng, tưởng tượng. Khi quan sát một đối tượng nào đó, hình ảnh của đối tượng ấy ( hình dáng, màu sắc, đường nét, trạng thái,) thường gợi cho người quan sát nghĩ tới những hình ảnh khác có nét tương đồng nào đấy. Chính sự liên tưởng, so sánh này làm cho trang văn miêu tả hay hơn, và đối tượng miêu tả hiện lên rõ nét hơn, hấp dẫn hơn.
Nếu xét về đố tượng, hiện tượng so sánh trong văn miêu tả hết sức đa dạng, phong phú :
Có thể so sánh người với người
Có thể so sánh người với vật
Có thể so sánh người với cây cối
Có thể so sánh người với các hiện tượng tự nhiên
Có thể so sánh vật với vật, cảnh với cảnh
Có thể so sánh vật với con người
Tuy nhiên khi sử dụng kĩ năng so sánh phải biết sáng tạo, biết tìm ra điểm mới, điểm riêng. Không nên lặp lại những hình ảnh đã quá cũ, quá sáo mòn.
d) Kĩ năng nhận xét :
Viết văn miêu tả, bao giờ cũng cần để lại dấu ấn chủ quan của mình. Dấu ấn chủ quan ấy là sự cảm nhận riêng của mỗi người, là cách biểu lộ thái độ, tình cảm riêng của mỗi người đối với đối tượng được miêu tả. Có thể nói rằng,, đối tượng miêu tả sẽ xuất hiện và đi vào bài văn tùy thuộc vào điểm nhìn, thái độ,, tình cảm, tâm trạng ,.. của người viết. Đây chính là cơ sở tạo nên dấu ấn chủ quan của người viết trong văn miêu tả. Nó đòi hỏi người viết phải bộc lộ trong tác phẩm của mình những lời nhận xét, những suy nghĩ, những cảm nhận riêng về đối tượng.
Vấn đề là phải dùng cách nhận xét như thế nào để tạo sự hấp dẫn cho bài văn miêu tả?
Trước hết, có thể nhận xét trực tiếp bằng những lời bình, những câu cảm thán, những so sánh. Và cũng có thể bộc lộ một cách kín đáo qua việc lựa chọn hình ảnh miêu tả
II. Thực trạng vấn đề mà sáng kiến đề cập đến
1. Thuận lợi:
Năm học vừa qua tôi đã được trực tiếp giảng dạy Ngữ văn của 2 lớp văn 6: 6A3 và 6A10. Trong qua strinhf giảng dạy, tôi thấy học sinh của cả hai tiếp thu bài tương đối đều, số học sinh khá ở các môn chiếm tỷ lệ cao, học lực trung bình khá trở lên nhiều, các em có tinh thần ham học hỏi, hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài, chuẩn bị bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp.
Xác định đây là môn học quan trọng, chiếm số tiết cao trong chương trình học cho nên đa số học sinh có ý thức học tốt đầu tư nhiều thời gian.
Bản thân tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp.
Tài liệu tham khảo của giáo viên và học sinh phong phú, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo kịp với xu thế đổi mới hiện nay.
2. Khó khăn:
Nhà trường tuy đã được trang bị máy chiếu, máy vi tính nhưng trình độ tin học của một số giáo viên còn chưa cao.
Một số học sinh trước khi đến lớp không học bài cũ, không chuẩn bị bài mới, một số em không có đồ dùng đầy đủ, do vậy làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giờ dạy.
Một số học sinh vào đầu năm học còn chưa biết viết một đoạn văn là như thế nào, khả năng đọc còn chậm, đặc biệt là khả năng nói còn rất kém.
Một số em học sinh làm bài văn miêu tả không tuân thủ các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý lập ý, lập dàn bài, viết bài hoàn chỉnh, đọc chỉnh sửa do đó dẫn đến bài viết lạc đề, bài làm không đủ ý, bố cục bài làm lộn xộn, thậm chí bố cục không đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết luận. Một số em chưa biết vận dụng kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả một cách linh hoạt để làm nổi bật lên đặc điểm tiêu biểu của sự vật, làm bài văn miêu tả sinh động hơn.
Học sinh còn phụ thuộc vào nhiều sách tham khảo.
III. Những giải pháp mang tính khả thi:
1. Giáo viên cần giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài để xây dựng hướng làm bài.
          * Ví dụ:
          Đề bài: Miêu tả cảnh như sau: “Em hãy miêu tả cảnh trường em vào một buổi sáng đẹp trời khi em đi học”.
          Các kĩ năng làm bài :
          + Tìm hiểu đề: Bước tìm hiểu đề là cần giúp cho các em xác định được yêu cầu đề bài trên ba phương diện: Một là thể loại; hai là nội dung cần làm là gì?; ba là phạm vi phải làm. Ở đề này, giáo viên cho học sinh thấy: Trên đây là một đề bài dạng miêu tả cảnh tổng hợp. Vậy thế nào là cảnh tổng hợp? - Giáo viên chỉ rõ cho học sinh thấy ta xác định cảnh tổng hợp nhờ những từ ngữ nào?
          Ví dụ: Đề yêu cầu tả cảnh tổng hợp thường chứa những từ ngữ như: “một miền quê, quê hương em, cảnh trường em vào buổi sáng... Cảnh tổng hợp là cảnh như thế nào?; là cảnh gồm nhiều cảnh nhỏ, cảnh lẻ. Những cảnh nhỏ, của quê hương hay miền quê thường là cánh đồng, dòng sông, con đường làng, trường học...sau đó giúp học sinh hình dung được cụ thể về cảnh miêu tả ở thời gian nào (mùa nào) ở không gian nào (cảnh đó như thế nào)... Việc xác định được đúng yêu cầu của đề như ở ví dụ trên sẽ giúp các em rất nhiều trong việc định hình được đối tượng miêu tả.
2. Hướng dẫn cách tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh:
          Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đối tượng miêu tả nhưng chắc chắn chưa thể định hình được hướng đi cho bài viết. Để giúp học sinh định hình được hướng đi của bài viết văn miêu tả cảnh, tôi đã hướng dẫn học sinh bước tìm ý cho bài văn tả cảnh:
          - Nhất thiết phải theo một trình tự: Tìm ý bao quát không gian của cảnh chung sẽ tả, sau đó cụ thể sẽ có những cảnh nào? Cảnh như thế nào?
          - Bao quát không gian cảnh được coi là một thao tác quan trọng đầu tiên của bức tranh cảnh, rất quan trọng trong việc định hình vị trí cảnh vật. Vậy học sinh cần phải nắm được cách viết phần bao quát không gian cảnh như thế nào? Thực tế khi làm bài, tôi thấy học sinh thường viết một cách cộc lốc, cụt lủn, có khi chỉ viết được một, hai câu cho phần tả bao quát.
          - Để tả bao quát cảnh, trước hết phải  xác định vị trí miêu tả khái quát. Thường là một vị trí cao hơn, xa cảnh trung tâm để có thể chụp được toàn cảnh miêu tả. Theo đề trên, các em phải giới thiệu đôi nét về trường học: Vị trí địa lý, trục đường, hướng mặt, diện tích, ranh giới trường với xung quanh...
                   Bài làm của học sinh
                     Bài  gợi ý của thầy
Trường em nằm trên một khu đất rộng, bằng phẳng. Khi em đến, hai cánh cổng trường to lớn mở ra. Lớp học, bàn ghế- những người bạn thân của tuổi học trò chờ đón chúng em.
Trường Trung học cơ sở Phan Đình Giót nằm trên con phố Nhân Hòa lúc nào cung tấp nập người qua lại. Trường quay mặt về hướng tây nam, xung quanh trường học được bao bọc bởi khu dân cư vơi snhuwngx tòa nhà cao tầng xây khá đẹp. Từ trên cao nhìn xuống, ngôi trường trông thật xinh xắn giũa một quần thể kiến trúc hiện đại.
          Quá trình tìm ý gắn với lập dàn ý là một kĩ năng cực kì quan trọng. Thực tế trong khi làm bài, điều lo buồn mà tôi đã thấy là nhiều em không lập dàn bài, do đâu? Một phần là do các em chưa thấy tầm quan trọng của dàn bài. Định ra được dàn bài, có thể các em đã thành công hơn một nửa trên các phương diện: Thời gian, trình tự, nội dung viết. Nhưng chắc chắn phần lớn nhiều em chưa biết, chưa có kĩ năng lập dàn bài. Hậu quả thường xảy ra mà thầy cô giáo thường phê trong bài làm của các em: Bài làm sơ sài, nội dung lộn xộn, xa đề, ... Bỏ qua hoặc xem nhẹ bước lập dàn ý, có một phần lỗi của chúng ta.
          Vậy nên thầy cô giáo thường xuyên nói, rèn và bắt buộc kĩ năng lập dàn bài, để kĩ năng này trở thành thói quen thì không khó nhưng phải kiên trì thực hiện cho bằng được theo từng đối tượng. Các em ở mức học trung bình có thể lập dàn bài sơ lược, đại cương. Các em học khá giỏi có thể trên dàn ý đại cương mà xây dựng dàn bài chi tiết hơn nữa.
Dàn bài chung văn tả cảnh
Đề vận dụng vào dàn bài: Tả cây phượng ở trường em vào mùa hè (hoặc bất cứ cây nào)
Mở bài
Giới thiệu cảnh được tả: Cảnh gì, ở đâu? Lý do tiếp xúc với cảnh, ấn tượng chung ?
Giới thiệu cây được tả : Cây gì, ở đâu? Lý do tiếp xúc với cây, ấn tượng chung ?
Thân bài
Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự hợp lý :
+ Tả bao quát.
+ Tả chi tiết :
- Từ ngoài vào (vị trí quan sát, cảnh...)
- Đi vào bên trong (vị trí quan sát, cảnh vật chính...)
- Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc mà em thường tiếp xúc (vị trí quan sát, những cảnh chính...) Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự hợp lý.
Tập trung tả cây chi tiết theo một thứ tự hợp lý :
+ Tả bao quát.
+ Tả chi tiết :
- Từ bên ngoài vào (vị trí quan sát, chiều cao, diện tích che phủ ...)
- Đi đến gần hơn  (vị trí quan sát, gốc, thân, cành, lá...)
- Cảnh chính hoặc hình ảnh đặc sắc của cây vào mùa hè : hoa, dáng vẻ, màu sắc... quen thuộc mà em thường tiếp xúc (vị trí quan sát, những nét đặc trưng...)
Kết bài
Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc, tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân...
Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc, tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân...
3. Rèn luyện  kỹ năng viết phần mở bài, kết bài:
          - Giáo viên  ra một số cách mở để học sinh luyện theo:
Cách mở bài hay thưòng là gián tiếp: Có thể giới thiệu cảnh bằng lời mời gọi du khách để giới thiệu cảnh và bộc lộ cảm xúc của người viết một cách khái quát. Có thể dẫn dắt từ lời thơ, bài hát... về cảnh sẽ tả để giới thiệu cảnh. Hoặc có thể bộc lộ cảm xúc hồi tưởng về cảnh để mà giới thiệu.
Dù là cách mở bài nào giáo viên cũng lưu ý cho học sinh đủ ý cần nêu trong mở bài. Đó là phải đảm bảo ba yêu cầu: Dẫn vào đề, nội dung đề, chuyển ý .
                 Mở bài của học sinh
           Thầy giáo gợi ý cách mở bài
Trường em mang tên Trường Trung học cơ sở Phú Hòa. Hôm nay, em đến trường sớm hơn mọi ngày để làm công việc trực nhật lớp  nên có dịp quan sát vẻ đẹp của trường trước buổi học.
Cách mở trực tiếp : Thường lệ, cứ đúng 6 giờ 30 phút sáng hàng ngày, em đạp xe đến trường. Từ xa, ngôi trường Trung học cơ sở Phan Đình Giót hiện lên rất đẹp, gần gũi, thân thuộc quá! Ôi, mái trường mến thương của em.
Cách mở gián tiếp: Một nhà thơ có viết :
             “ Trường của em be bé
              Nằm lặng giữa rừng cây”
Trường Trung học cơ sở Phan Đình Giót mà em đang học không phải là mái trường be bé. Trường của em là một ngôi trường đẹp, rộng lớn, khang trang. Bước vào cổng trường, em thấy mình lớn lên từng ngày.
- Kết bài không những đủ ý chốt của bài viết mà nên tạo độ lắng cho nốt trầm xao xuyến vang vọng trong tâm hồn người đọc, điều này phụ thuộc vào trình độ diễn đạt của học sinh, nên giáo viên hướng các em trau dồi ngay trong tư liệu văn học.
                 Kết bài của học sinh
          Thầy giáo gợi ý cách kết bài
- Em rất yêu mến ngôi trường em đang học. Nơi đây đã chứng kiến bao kỷ niệm êm đềm trong sáng của chúng em.
- Ôi ! Mái trường sao mà đáng yêu thế này. Những cảnh vật nơi đây, những kỷ niệm về tuổi học trò nơi đây đã in trong kí ức, trong tâm hồn của em. Đến trường sớm để được nhìn ngắm trường trước buổi học, đối với em đó là cảm giác thật dễ chịu, thú vị.
Năm tháng rồi cũng sẽ qua đi, em sẽ lớn lên, trưởng thành. Thời gian không gian rộng mở, em có thể đi đến nhiều chân trời nhưng mái trường Trung học cơ sở Phan Đình Giót em vẫn lưu giữ bao nhiêu kỉ niệm đẹp về thầy cô, bạn bè, những bài học hay... Thương nhớ...mái trường xưa...!
4. Rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn miêu tả cảnh.
Dựng đoạn văn chính là cách sắp xếp các lời văn diễn đạt sao cho hợp lý, logic, chặt chẽ, mạch lạc. Học sinh thường rất lúng túng không biết tả cảnh cụ thể là tả cảnh gì? Tả như thế nào? theo trình tự từ đâu? ... Các em thường  kể lể, liệt kê cảnh một cách lộn xộn, tràn lan,  không tạo được ấn tượng cho người đọc về cảnh. Vậy chúng ta phải làm như thế nào để khắc phục tình trạng này. Trước hết tôi hướng cho học sinh hình dung mỗi một cảnh nhỏ sẽ viết thành một đoạn văn trọn vẹn. Trong đoạn văn đó sẽ đi từ khái quát đến cụ thể, bao giờ câu đầu đoạn  cũng là câu miêu tả khái quát cảnh đó. 
Sau câu tả khái quát là một loạt câu miêu tả cụ thể theo trình tự từ gần đến xa (hoặc ngược lại) theo tầm mắt. Trong quá trình miêu tả, thầy cô giáo lưu ý cho học sinh trình tự miêu tả cho phù hợp với vị trí quan sát kết hợp lời văn so sánh, lời văn nhận xét, đánh giá và sự tưởng tượng phong phú, ý câu trước với câu sau lôgic với nhau tạo độ kết về mặt nghĩa. Những câu ở cuối đoạn thường là những câu có ý nghĩa sâu sắc, làm đậm nét cho bức tranh thiên nhiên nên thầy cô hướng cho học sinh biết dành những lời văn trội hơn vào cuối đoạn.
         Ví dụ về cách dựng đoạn:
            Cách dựng đoạn của học sinh
       Cách dựng đoạn theo gợi ý của thầy
- Ngôi trường to và đẹp quá! Chúng em có một khoản sân rộng để vui đùa, có cả ghế đá của những thầy cô và các anh chị đi trước tặng lại nhà trường để ngồi nghỉ ngơi trong giờ giải lao. Xà cừ, bằng lăng, bàng hay phượng đã đứng đó mấy chục năm rồi, đã chia sẻ buồn vui cùng bao thế hệ học trò, và chứng kiến những đổi thay của trường lớp. Những cây phượng cành lá xum xuê, khẳng khiu như thế có hàng trăm cánh tay vươn ra ôm lấy hoa và bác lá.
- Bước chân đến cổng trường, trước mắt em là tấm biển Trường Trung học cơ sở Phan Đình Giót bằng chữ màu xanh trên nền trắng trang trọng. Vào trong, dãy phòng Hội đồng, các cửa vẫn còn đóng im ỉm. Bên trên, một màn sương lờ mờ như trùm lên cảnh vật. Xung quanh là những dãy hàng cây xanh. Mỗi cây có một dáng vẻ riêng, cây nào cũng đẹp. Dưới bàn tay chăm sóc, sắp đặt của các thầy cô, hình như mỗi cây có một nét đẹp rất riêng. Lôi cuốn nhất là cây sanh, gốc to, cuối các chi , từng túm lá xòe ra trông rất ngộ nghĩnh.
5. Rèn kỹ năng diễn đạt cho học sinh trong văn miêu tả cảnh.
Tìm được đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả đã là một bước quan trọng song chưa phải là đã tả cảnh. Miêu tả cảnh là dựng lại được cảnh một cách sống động, chân thực, nghệ thuật. Vậy những đặc điểm vừa tìm được ở trên sẽ diễn đạt như thế nào là một điều giáo viên chúng tôi rất quan tâm.
Thực tế là qua nhiều năm chấm bài văn miêu tả của học sinh chúng tôi thấy đáng buồn một điều là vốn ngôn từ của các em rất nghèo nàn, diễn đạt lủng củng, thường xảy ra hiện tượng bí từ, dùng sai nghĩa, từ, lặp từ, lặp ý ... như vậy để làm bài văn của học sinh diễn đạt trong sáng có sức hấp dẫn chúng tôi nghĩ rằng không có cách nào khác ngoài việc trau rồi ngôn từ nghệ thuật cho mỗi học sinh. Để học sinh tự giác làm điều này là một việc làm rất khó, mà nên để học sinh tự làm sau khi giáo viên đã tạo được trong lòng học sinh sự yêu thích ngôn từ nghệ thuật. Dựa vào tâm lý lứa tuổi, chúng tôi đã gieo luồng yêu thích này qua việc cung cấp và phân tích một số tư liệu được giáo viên chọn lọc kỹ càng trích trong các tác phẩm của các nhà văn.
Ví dụ: đoạn trích miêu tả cảnh trong vườn dưới nắng chiều sau đây:
“ ... Chiều buông, ánh mặt trời trở nên vàng sậm hơn. ánh chiều vàng trải lên cành lá, mái nhà một màu vàng ong mon đẹp lạ vườn cây nhà tôi cũng vậy. Giàn bầu mậm xanh tươi, lá non màu xanh nhạt, lá già thì xanh thẫm. ánh nắng chiều chiếu xuống giàn bầu, bí, cái cốt lá xanh ngắt loc qua một lượthắt một màu xanh ngọc bích xuống vườn. Nhãn, bưởi, mít và các loại cây khác nữa tất cả đều xanh um tùm, nom như chiếc ô khổng lồ , Đó là mầu xanh no nắng , no gió và no thức nuôi cây.Vườn cây lao xao, gió thoảng đâu đây mùi hương quả chín, hương hoa ngọt lịm ... ”
Sau mỗi một vài đoạn văn như thế giáo viên phân tích những hình ảnh ngôn từ nghệ thuật sáng giá sao cho tạo được hứng khởi ở học sinh, kích thích các em thích tìm, viết những lời văn hay. Có lẽ rèn kỹ năng diễn đạt là một phương pháp đòi hỏi kỳ công nhất của thầy trò chúng tôi, nó cần phải mất một quá trình có

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_van_mie.doc