Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 8

Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của quá trình giáo dục ở trường phổ thông. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa trên lớp. Hoạt động ngoài giờ lên lớp có một vị trí rất quan trọng trong hoạt động giáo dục. Và là một bộ môn bắt buộc được quy định trong kế hoạch dạy học ở trường phổ thông đã được bộ giáo dục đào tạo ban hành. Ở các trường THCS hoạt động ngoài giờ lên lớp là một là hoạt động định kỳ được tổ chức 2 tiết/1tháng ở trên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy và học. Đó là sự tiếp nối hoạt động dạy và học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực hành, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần hình thành tình cảm, nhân cách cho học sinh. Hoạt động ngoài giờ lên lớp còn có vai trò củng cố, bổ sung, mở rộng những kiến thức mà học sinh đã tiếp thu được qua các môn học trên lớp, hỗ trợ, nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, bổ sung tích luỹ thêm vốn kinh nghiệm trong cuộc sống tập thể ở nhà trường, gia đình và ngoài xã hội. Không chỉ như vậy, các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Học sinh được rèn luyện và phát triển các kỹ năng cơ bản và cần thiết để từng bước nâng cao năng lực tổ chức và điều khiển các hoạt động tập thể như kĩ năng giao tiếp, hoạt động theo nhóm, làm việc độc lập, dẫn chương trình. Đây là điểm rất cơ bản của hoạt động ngoài giờ lên lớp khác với hoạt động của các môn học khác.

doc 23 trang Chí Tường 21/08/2023 3440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 8

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 8
ôn.
- Khác với các môn học khác, nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, Điều đó giúp cho các nội dung giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn.
3.4. Các hình thức tổ chức hoạt động đa dạng của tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp  giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức các môn học nhanh hơn, nhẹ nhàng, hấp dẫn hơn.
 Mỗi một hình thức hoạt động như diễn đàn , giao lưu, tham quan du lịch, trò chơi dân gian, văn nghệ,  thể dục thể thao... đều có những vai trò giáo dục nhất định. Việc tổ chức hoạt động đa dạng của tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cách tự nhiên, sinh động, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý sẽ giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, nhẹ nhàng, hấp dẫn hơn. Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, cả giáo viên và học sinh đều có cơ hội để thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình. 
3.5. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường như: Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy bộ môn, ban giám hiệu, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, hội khuyến học, hội phụ nữ, Đoàn TNCS Vì thế, đã tạo điều kiện cho HS lĩnh hội các nội dung giáo dục bằng nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau; điều đó làm tăng tính hấp dẫn, đa dạng của hoạt động giáo dục và nâng cao hiệu quả giáo dục.
II. C¬ së thùc tiÔn: 
* Thực trạng việc giảng dạy các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường THCS: 
a. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu và sự giúp đỡ của khối chủ nhiệm trong nhà trường.
- Giáo viên chủ nhiệm được tập huấn về việc đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và được dự nhiều tiết chuyên đề cấp quận có chất lượng cao.
- Trong lớp có nhiều học sinh thông minh, nhanh nhẹn, có năng khiếu văn nghệ nên rất thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động .
- Công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học ngày càng hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động .
b. Khó khăn:
- Trong tất cả các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các tháng đều do giáo viên chủ nhiệm giảng dạy. Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao sẽ rất khó bởi lẽ các giáo viên chủ nhiệm không được đào tạo chính quy mà chủ yếu là được hướng dẫn tại các lớp tập huấn và tự học thông qua các tiết chuyên đề. Bên cạnh đó năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của một số giáo viên còn hạn chế. Một số giáo viên còn có quan niệm đây là môn học phụ, không quan trọng, cắt xén thời gian dành để giành cho môn học khác.
- Bên cạnh đó môn học này không có nhiều sự hỗ trợ của các tài liệu giảng dạy đòi hỏi người dạy phải có kĩ năng tổng hợp kiến thức trong chương trình dạy, kết hợp với vốn sống thực tế của giáo viên.
- Để tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả yêu cầu giáo viên phải có nhiều thời gian chuẩn bị, nghiên cứu nhiều cách tổ chức giảng dạy. Tuy nhiên hiện nay giáo viên chủ nhiệm chỉ được tính 4 tiết trên một tuần thì quá ít thời gian việc nghiên cứu, đầu tư cho tiết học hoạt động giáo dục ngoài 
giờ lên lớp sẽ gặp nhiều khó khăn....
- Trong tiết học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì học sinh đóng vai trò rất quan trọng vì học sinh chính là nhân tố chính. Thế nhưng học sinh THCS đang ở độ tuổi thanh thiếu niên nên tâm lý của các em chưa ổn định, đang muốn tìm tòi những điều mới mẻ trong cuộc sống, chưa nhận thức được việc học một cách đầy đủ và thường có quan niệm rằng đây không phải là môn học chính vì thế thường xem nhẹ tiết học này. 
- Nhiều học sinh còn rất rụt rè, chưa chủ động và chưa có kinh nghiệm trong điều hành các hoạt động . Một số học sinh khác còn nhút nhát, thiếu tự tin, thường thấy run khi đứng trước tập thể cho nên ngại tham gia vào các hoạt động của lớp. Xuất phát từ nh÷ng lí do trên, nên khi gi¶ng d¹y chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tôi xin m¹nh d¹n ®­a ra: “Mét số biện ph¸p nhằm nâng cao chất lượng các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 8”.
III. Mét sè biện ph¸p nâng cao chất lượng các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
1.Thực hiện kế hoạch theo chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường một năm học học sinh sẽ được sinh hoạt theo các chủ điểm như sau: 
 Chủ điểm tháng 9: “Truyền thống nhà trường” 
Chủ điểm tháng 10: “Chăm ngoan học giỏi”
Chủ điểm tháng 11: “Tôn sư trọng đạo”
Chủ điểm tháng 12 : “Uống nước nhớ nguồn”
Chủ điểm tháng 1 & 2 : “Mừng Đảng - Mừng xuân”
Chủ điểm tháng 3: “Tiến bước lên Đoàn”
Chủ điểm tháng 4:	“Hoà bình và hữu nghị”
Chủ điểm tháng 5:	“Bác Hồ kính yêu”
2. Thiết kế bài giảng: 
 Với mỗi chủ điểm sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm đều phải lên kế hoạch thiết kế giáo án. Khi thiết kế bài giảng, tôi luôn bám sát vào chủ điểm của từng tháng chú trọng đến việc xác định kiến thức cần đạt cho học sinh, nội dung và hình thức hoạt động, sử dụng các trang thiết bị dạy học cần thiết.Và đặc biệt là tổ chức các hoạt động để có thể phát huy tính tích cực chủ động của học sinh và đa dạng hóa các hình thức hoạt động.
3.Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học:
 	Để giờ học đạt kết quả tốt việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học là công việc vô cùng quan trọng vì khi phân công nhiệm vụ giáo viên phải chú ý đến năng lực của từng học sinh để phân công cho phù hợp. Ví dụ như: Học sinh dẫn chương trình phải là học sinh nhanh nhẹn, hoạt bát, nói năng lưu loát, biết ứng phó và làm chủ với mọi tình huống. Học sinh làm thư kí phải có tính cẩn thận. Học sinh làm đội trưởng các đội chơi phải có kiến thức vững vàng, nhanh nhẹn . Học sinh tham gia văn nghệ phải có năng khiếu ca hát. Học sinh kể chuyện phải có giọng kể truyền cảm
4. Tổ chức các hoạt động phong, phú đa dạng, hấp dẫn:
Các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được quy định trong phân phối chương trình theo từng chủ điểm. Thế nhưng tổ chức như thế nào để gây hứng thú trong học sinh quả là một vấn đề rất khó. Theo kinh nghiệm của tôi, một trong những yếu tố dẫn đến sự thành công của giờ học chính là đa dạng hóa các hoạt động dạy và học. Không chỉ đơn thuần bằng các câu hỏi về kiến thức khô khan mà thay vào đó là vận dụng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức hội vui học tập thông qua các trò chơi: “ Chiếc hộp kì diệu”, “Bông hoa may mắn”, “ Rung chuông vàng”, “ Ai nhanh hơn”, “ Ngôi sao may mắn” “ Theo dòng lịch sử”, “ Ghép tranh’, “ Thử tài của bạn”, “ Tìm kiếm tài năng”. Điều đó sẽ tạo được sự hứng thú, sự cạnh tranh lành mạnh trong mỗi đội chơi, mỗi học sinh đều có cơ hội được thể hiện mình, khát khao chiến thắng.
5.Các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp có sức thu hút mọi đối tượng học sinh tham gia:
Nếu trong giờ hoạt động mà chỉ có một số học sinh tham gia thì tiết học chưa thể gọi là thành công. Bởi vì một số học sinh không tham gia sẽ cảm thấy thụ động, chán nản, gò bó. Vậy phải làm như thế nào để giờ học có thể thu hút được tất cả học sinh cùng được tham gia. Trước hết ngay từ khi thiết kế bài giảng, trong phần thi tìm hiểu về kiến thức, giáo viên cần sử dung hệ thống câu hỏi phân loại đối tượng học sinh. Hệ thống câu hỏi sẽ đi từ dễ đến khó. Câu hỏi phong phú đa dạng dưới nhiều hình thức. Tiếp theo là tập huấn cho học sinh dẫn chương trình khi gọi các bạn trả lời không chỉ gọi những bạn sôi nổi mà cần phải gọi cả các bạn còn ngại ngùng, e dè không dám giơ tay phát biểu. Có thể các bạn biết nhưng chưa tự tin thì phải khéo léo lôi kéo bạn tham gia vào các hoạt động. Bên cạnh đó phải thường xuyên động viên để các bạn khác nhiệt tình tham gia. Có như vậy thì giờ hoạt động mới có thể cuốn hút mọi đối tượng học sinh.
6. Sau mỗi tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giáo viên phải rút ra bài học kinh nghiệm từ việc tổ chức các các hoạt động:
 Sau mỗi tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, điều quan trọng là mỗi giáo viên phải rút ra được những bài học kinh nghiệm qua việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị, nội dung kiến thức, hình thức hoạt động, tiến trình hoạt động, kết thúc hoạt động... 
 Ví dụ với chủ điểm tháng 10: “ Chăm ngoan, học giỏi”, ngoài việc củng cố kiến thức các môn học, rèn các kỹ năng thì thông qua các tiết mục kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch giáo viên chủ nhiệm còn cần phải rút ra kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp học tập như không học tủ học vẹt, học mà không hiểu bài hoặc kiên trì, có ý chí nghị lực là một yếu tố cơ bản dẫn đến thành công. Hay thông qua các trò chơi phần nào học sinh cũng hiểu cũng nhớ được nội dung các kiến thức được củng cố và học sinh biết cần cẩn thận, chăm chỉ, siêng năng, có thái độ nghiêm túc trong học tập, thi cử để đạt được kết quả cao 
7. Tổ chức các hoạt động trong tiết giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp cần gắn liền với tính thực tiễn:
	Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo cơ hội cho học sinh được thực hành, những điều đã học vào trong thực tiễn cuộc sống. Trên cơ sở đó củng cố, khắc sâu, mở rộng những kiến thức, kĩ năng các môn học cho học sinh nên tôi thiết nghĩ sau mỗi hoạt động học sinh cần hiểu được mình cần phải làm gì? Điều đó sẽ được định hướng sau mỗi hoạt động bằng những việc làm cụ thể. Ví dụ với chủ điểm tháng 10: “ Chăm ngoan, học giỏi” học sinh phải biết mình cần phải làm gì, phấn đấu như thế nào để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Với chủ điểm tháng 11: “ Tôn sư, trọng đạo” học sinh cần phải biết mình cần phải làm gì để thể hiện sự tôn trọng và biết ơn thầy cô. Hay với chủ điểm tháng 3: “ Tiến bước lên Đoàn”, học sinh cũng cần phải biết mình phải làm gì để tiếp nối truyền thống cha anh, để được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đoàn.
8. Các hoạt động trong tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần được nhân rộng:
	Khi chuẩn bị cho các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tôi đã giao nhiệm vụ cho học sinh theo từng đơn vị tổ. Nếu một tháng có hai lần thực hiện tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì mỗi tổ chuẩn bị một lần. Các tổ sẽ chuẩn bị từ việc dẫn chương trình, phân công thư kí, nội dung chương trình sinh hoạt theo định hướng của giáo viênVới cách làm này tôi thấy học sinh rất háo hứng, nhiệt tình tham gia. Và đặc biệt tôi đã phát hiện ra được trong lớp có nhiều học sinh có tài năng đặc biệt. Nhiều em học sinh hát hay, múa đẹp, dẫn chương trình rất tốt, nhanh nhẹn linh hoạt, thong minh, sáng tạo Kể từ đó, các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của lớp tôi lúc nào cũng sôi nổi, học sinh thích thú và đặc biệt các tiết mục của lớp còn đóng góp nhiều cho các hoạt động của nhà trường.
9. Kết thúc các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giáo viên luôn cần có hoạt động tổng kết, đánh giá, khen thưởng học sinh:
	Sẽ là thiếu nếu kết thúc các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không có hoạt động tổng kết, đánh giá, khen thưởng học sinh. Nếu như vậy, học sinh sẽ không thể biết các em đã làm tốt đến đâu, còn thiếu sót gì. Bởi vậy, sau mỗi tiết học, tôi thường giành một lượng thời gian nhỏ để đánh giá hoạt động ngoài giờ lên lớp của các em. Trước tiên, tôi sẽ nhận xét về tình hình thực hiện, ý thức chuẩn bị và tham gia, và đặc biệt là khen thưởng cho những cá nhân, những tổ, nhóm có sự chuẩn bị chu đáo, những tiết mục văn nghệ đặc sắc nhất, người kể chuyện hay nhất, tiết mục đọc thơ diễn cảm nhất.Việc làm này đã có tác dụng khuyến khích, động viên tinh thần của các em làm cho các em hăng say, yêu thích và cố gắng hơn ở các hoạt động ngoài giờ lên lớp tiếp theo.
 Víi nh÷ng kinh nghiÖm rót ra tõ qu¸ tr×nh gi¶ng d¹y, t«i xin ®­îc minh ho¹ b»ng viÖc tr×nh bµy gi¸o ¸n hai tiÕt d¹y :
 TiÕt 1 : Chủ điểm tháng 10 : Chăm ngoan, học giỏi 
 Tiết 2 : Chủ điểm tháng 3 : Tiến bước lên Đoàn.
IV. Gi¸o ¸n thùc hiÖn hai tiÕt d¹y:
TiÕt 1: Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 - Hiểu được tầm quan trọng của việc học tập và rèn luyện đạo đức để xứng đáng con ngoan trò giỏi, sau này trở thành người công dân có ích cho xã hội.
2. Kỹ năng:
 - Rèn kĩ năng điều khiển, tự quản.
 - Rèn tác phong tự tin khi tham gia tổ chức các hoạt động trên lớp và trình bày ý kiến trước tập thể.
 -Biết nhận xét, đánh giá , học hỏi, đoàn kết thông qua hoạt động tập thể.
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh:
 - Có thái độ học tập đúng đắn
 - Có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; 
 - Có ý thức rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
 4. Định hướng phát triển năng lực: 
a. Năng lực chung
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân
- Năng lực xã hội
- Năng lực công cụ
b. Năng lực chuyên biệt
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự quản bản thân
II. Nội dung, hình thức hoạt động : 
1) Nội dung : Kiến thức các môn học, phương pháp học, tấm gương " Chăm ngoan - học giỏi ".
2) Hình thức : Thi giữa các đội, thi cá nhân. 
III. Chuẩn bị:
1. Phương tiện:
 - Máy chiếu Projecter.
 - Bảng biểu, giấy cắt hoa, bút dạ.
 - Phim tư liệu.
2. Tổ chức:
* Học sinh : 
 - Tìm hiểu ý nghĩa lời khuyên của Bác trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường, sưu tầm các câu hỏi hay ở tất cả các bộ môn đã học.
 - Phân công xây dựng chương trình hoạt động, trang tri lớp, đồ dùng hoạt động, văn nghệ, người điều khiển, ban giám khảo.
* Giáo viên : 
 - Giúp học sinh xây dựng hệ thống câu hỏi, thiết kế phần mềm chuẩn bị cho hoạt động.
IV. Tiến hành hoạt động:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Gvcn giới thiệu đại biểu, giới thiệu về tiết học và học sinh dẫn chương trình và điều khiển máy tính.(1 phút)
3. Tiến trình hoạt động:
 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: - Tạo không khí bước vào các hoạt động chính.
 - Giới thiệu hai đội chơi, ban giám khảo và điều khiển máy tính.
 - Giới thiệu nội dung chương trình.
 - Thời gian: 5 phút
 + MC nam: Hát tập thể bài hát: “ Lớp chúng ta đoàn kết” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Huy .
 +Mc nữ: Dân tộc Việt Nam ta từ xưa cho đến nay luôn có truyền thống hiếu học. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, truyền thống hiếu học vẫn là nguồn sức mạnh luôn được giữ gìn và phát huy. Để hiểu rõ hơn điều đó mời các bạn theo dõi đoạn băng sau. ( chiếu đoạn băng)
 + Mc nữ: Đoạn băng trên gợi cho bạn suy nghĩ gì? 
+ Mc nam: hôm nay chi đội 7A6 thực hiện tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp với chủ điểm: “ Chăm ngoan, học giỏi”với các hoạt động sau:
 Hoạt động 1: Hội vui học tập.
 Hoạt động 2:Tìm kiếm tài năng
 Hoạt động 3: Hoa thơm dâng Bác.
+ Mc nữ: Chia lớp học làm 2 đội:
 Bên tay phải là đội 1.
 Bên tay trái là đội 2.
Sau 3 phần thi sẽ chọn ra đội thắng cuộc. Đội nào giành được nhiều điểm hơn sẽ là đội chiến thắng.
+ Mc nữ: 2 đội tự giới thiệu qua màn chào hỏi:
 ( Đội Mực Tím)
 ( Đội Phượng Hồng)
 HOẠT ĐỘNG 1: HỘI VUI HỌC TẬP
* Mục tiêu: -Hs củng cố kiến thức các môn học.
 - Rèn kỹ năng, tư duy nhanh nhạy khi phát hiện và trả lời câu hỏi
* Hình thức: - Rung chuông vàng
 - Phỏng vấn.
 - Thời gian: 9 phút.
+ MC nam: Ở phần thi này, các đội sẽ được thể hiện sự hiểu biết về các môn học thông qua trò chơi: “ Rung chuông vàng”. 
Luật chơi như sau:
Trên màn hình là các câu hỏi kiểm tra kiến thức ở rất nhiều môn học. Người dẫn chương trình sẽ đọc câu hỏi và các đội sẽ rung chuông để giành quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được mười điểm. Nếu trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho đội bạn. 
* Câu 1: ( Toán học ) Số tiếp tục trong dãy số: 1; 3; 7; 15; 31; ... là số nào?
 a. 60 c. 62
 b. 61 d. 63
 Đáp án: d. 63 
* Câu 2: (Lịch sử) Vua nào xuống chiếu dời đô
 Về Thăng Long, vững cơ đồ nước Nam?
 Đáp án: Vua Lý Công Uẩn ( Lý Thái Tổ)
* Câu 3: ( Vật lý):
 Tại sao khi làm việc ngoài đường về đêm, công nhân môi trường phải mặc áo phản quang?
 Đáp án: Để khi đèn ô tô, xe máy chiếu vào áo phản quang hắt lại ánh sáng vào mắt người lái xe giúp người lái xe nhìn thấy và không đâm xe vào.
* Câu 4 ( Văn học)
 Hãy điền những từ còn thiếu vào câu nói của Lê Nin:
 “Học,, học mãi”
 Đáp án: học nữa
 * Câu 5: ( GDCD): Việc làm nào sau đây thực hiện đúng quyền và nhiệm vụ học tập của học sinh:
a. Thường xuyên nghỉ học không có lý do.
b.Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
c. Thường xuyên đi học muộn
d. Nói chuyện riêng trong giờ học
 Đáp án: b
* Câu 8: Trong một bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường Bác Hồ có viết: “ Non sông Việt nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em..” Theo bạn, bức thư trên Bác gửi học sinh vào thời điểm nào?
 a. Tháng 5 năm 1945 b. Tháng 6 năm 1945
 c. Tháng 9 năm 1945 d. Tháng 9 năm 1946
 ( Đáp án: Thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, tháng 9 năm 1945)
+Mc nữ phỏng vấn thêm:
+MCnữ: Phần công bố điểm của BGK.
 HOẠT ĐỘNG 2:THI TÌM KIẾM TÀI NĂNG
- Mục tiêu: Học sinh được thể hiện tài năng của mình thông qua các hoạt động.
- Hình thức: Tự chọn như kể chuyện,diễn kịch, đọc thơ.
- Thời gian: 18 phút.
 + Mc nam: Ở phần thi này, mỗi đội tự lựa chọn các hình thức như kể chuyện, diễn kịch, đọc thơ... Nội dung đều phải hướng vào chủ điểm: " Chăm ngoan - Học giỏi". BGK sẽ chấm điểm về nội dung và phong cách trình bày. Đội chiến thắng sẽ là đội giành số điểm cao hơn từ BGK.
+MC nữ: Mời đội Phượng Hồng trình bày phần tài năng.
 (Đội trưởng giới thiệu hai tiết mục: Kể chuyện tấm gương Nguyễn Ngọc Ký Và múa : “ Mơ ước ngày mai”)
+ MC nam: Xin mời Đội Mực Tím giới thiệu hai tiết mục: Đọc thơ: “ U ốm”, Kịch vui: Học như thế nào cho đúng)
+ Mc nữ: Xin mời BGK đánh giá và cho điểm. 
+ Mc nam: chúng ta sẽ cùng tham gia vào một trò chơi rất thú vị .
 Trò chơi: “ Đuổi hình bắt chữ”
+ Mc nữ: Luật chơi: Các bạn hãy quan sát những bức tranh trên màn hình và đoán nội dung bức tranh đó trong vòng 10 giây. Bạn nào đoán đúng sẽ nhận được một phần qùa của chúng tôi. 
1. Đây là một phương pháp học tập không đúng.
( Đáp án: Học vẹt: Học vẹt là học thuộc làu làu nhưng không hiểu bài)
2. Hình ảnh này gợi cho bạn nghĩ đến câu tục ngữ nào?
 ( Đáp án: Kiến tha lâu cũng đầy tổ: Câu tục ngữ khuyên răn con người phải chăm chỉ. Chỉ có chăm chỉ, nỗ lực hết mình mới gặt hái được thành công)
3. Đây là hành động sai trong thi cử của một số học sinh
 ( Đáp án: Quay cóp
 Đây là một việc làm sai của một số bạn học sinh hiện nay. Là học sinh chúng ta không nên làm như vậy. )
4. Đây là tên một phong trào thi đua trong học sinh.
( Đáp án: Hoa điểm tốt 
5. Bức tranh sau nói về việc gì ?
( Đáp án: Có công mài sắt, có ngày nên kim. Câu tục ngữ khuyên chúng ta cần có đức tính kiên trì. Chỉ có kiên trì mới dẫn đến thành công)
6. Hình ảnh sau gợi chúng ta nhớ đến một chủ điểm giáo dục. 
(Đáp án: Chăm ngoan học giỏi. Đó cũng chính là trọng tâm thi đua của tháng 10 nhà trường đã phát động.)
+ Mc nữ: Sinh thời Bác Hồ rất yêu thương các cháu thiếu niên, nhi đồng. Bác luôn căn dặn các cháu:
 " Bác mong các cháu thật ngoan
 Mai sau gìn giữ giang san Lạc Hồng
 Sao cho nổi tiếng tiên rồng
 Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam " 
Lời dạy của Bác đã được bao thế hệ thiếu niên nhi đồng luôn luôn khắc sâu, ghi nhớ và thực hiện bằng việc làm cụ thể 
 HOẠT ĐỘNG 3: HOA THƠM DÂNG BÁC.
- Mục tiêu: Học sinh nêu được các việc làm của mình để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
- Hình thức: Xem phim, phỏng vấn, chơi trò chơi.
- Thời gian : 8 phút.
+ MC nữ: Thực hiện lời dạy của Bác, có rất nhiều các bạn học sinh đã cố gắng chăm ngoan, học giỏi. mời các bạn theo dõi đoạn băng sau đây.
+ Mc nữ: Sau khi xem xong đoạn băng, bạn suy nghĩ gì?
 + Mc nam: Các bạn đã làm gì để thực hiện lời dạy của Bác? Chúng ta cùng đến cùng đến với phần chơi: “ Hoa thơm dâ

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong.doc