Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, văn nghệ, hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác. được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn (Khoản 3- Điều 29 Điều lệ trường tiểu học 2010). Nhận thức được khái niệm về hoạt động ngoài giờ lên lớp để làm rõ đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5” là hướng dẫn cách làm, cách thực hiện, cách tiến hành chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp theo quy định của Bộ GD&ĐT. Qua đó hoàn thiện quy trình sư phạm toàn điện, thống nhất, góp phần phát triển nhân cách của người học sinh một cách tích cực.

 Hoạt động GDNGLL là một hoạt động giáo dục cơ bản, đ¬ược thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm thực thi quá trình đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội. Hoạt động này do nhà trư¬ờng quản lý tiến hành ngoài giờ dạy học trên lớp, theo chư¬ơng trình kế hoạch dạy học, hoặc trong đời sống xã hội do nhà trư¬ờng chỉ đạo, diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể thực hiện đ¬ược mọi nơi, mọi lúc.

 

doc 39 trang Chí Tường 20/08/2023 5640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5
hực hiện thực tế tại nhà trường tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGLL mà trường chúng tôi đã tiến hành trong năm học 2014 - 2015 và năm học 2015 – 2016 như sau: 
Công tác chuẩn bị. 
 1.1. Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình các tiết hoạt động tập thể theo chủ đề thông qua tài liệu “Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 5”. 
 	Mục tiêu: 
	- Góp phần củng cố, khắc sâu và phát triển những kiến thức học sinh lớp 5 đã đượchọc qua các môn văn hóa.
	- Tạo cơ hội cho học sinh lớp 5 được tham gia vào đời sống cộng đồng, vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống thực tiễn. Trên cơ sở đó, phát triển vốn tri thức về các lĩnh vực đời sống xã hội cho học sinh, góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho các em.
	- Tạo cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm trong các tình huống cuộc sống, phát triển kĩ năng sống cần thiết, phù hợp lứa tuổi.
	Nội dung chương trình: Gồm 9 chủ đề lớn theo tháng dựa trên Văn bản Hướng dẫn tạm thời của Vụ Giáo dục Tiểu học:
	- Chủ đề tháng 9: Mái trường thân yêu của em.
- Chủ đề tháng 10: Vòng tay bạn bè.
- Chủ đề tháng 11: Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Chủ đề tháng 12: Uống nước nhớ nguồn.
- Chủ đề tháng 1: Ngày Tết quê em.
- Chủ đề tháng 2: Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
- Chủ đề tháng 3: Yêu quý mẹ và cô giáo.
- Chủ đề tháng 4: Hòa bình và hữu nghị.
- Chủ đề tháng 5:Bác Hồ kính yêu.
Hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở lớp 5 rất đa dạng và phong phú, phù hợp đặc điểm lứa tuổi và nhu cầu của học sinh, phù hợp đặc điểm điều kiện như: giao lưu văn nghệ, thi đấu thể thao, trò chơi dân gian, giao lưu với học sinh các lớp khác, viết báo tường, diễn tiểu phẩm, tổ chức ngày Hội, thi hùng biện, tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, bày cỗ Trung Thu ...
1.2 Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng thời gian, thời điểm hoạt động. 
 	Để thực hiện tốt công tác GD HĐNGLL, người giáo viên phải xác định được mục tiêu HĐGDNGLL phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường. 
 	Chọn lọc các hoạt động trọng tâm, hoạt động các ngày cao điểm trong tháng phù hợp với hoạt động chính trị của địa phương hoặc của cả nước. 
 	Xác định các phương thức chủ yếu và các điều kiện cơ bản nhằm thực hiện có hiệu quả công tác HĐNGLL. 
 	Phân công cụ thể cho ban cán sự lớp chọn các giải pháp cụ thể cho hoạt động.
 	Cụ thể hóa kế hoạch thành lịch hoạt động hàng năm theo tháng – tuần.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNGTẬP THỂ THEO CHỦ ĐIỂM
STT
Tháng
Chủ đề
Nội dung thực hiện
Quy mô tiến hành
Ghi chú
1
Tháng 9
Mái trường thân yêu của em
- Tổ chức khai giảng - Ổn định tổ chức lớp, tập văn nghệ, tìm hiểu truyền thống nhà trường, xây dựng sổ truyền thống lớp em. - Bày cỗ Trung thu. - Phát động phong trào thi đua, Đội, giáo dục An toàn giao thông, y tế học đường
- Toàn trường 
- Trong lớp
- Trong lớp
- Trong lớp
5/9/2015
- Tuần 2
- Tuần 3
- Tuần 4
2
Tháng 10
Vòng tay bạn bè
- Trò chơi “Trái bóng yêuthương” - Tiểu phẩm “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”. – Kết bạn cùng tiến; - Tham gia các hoạt động nhân đạo. Tuyên truyền ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
- Nhà thể chất 
 - Trong lớp 
 - Trong lớp
 - Trong lớp
- Tuần 1
- Tuần 2
- Tuần 3
- Tuần 4
3
Tháng 11
Biết ơn thầy giáo, cô giáo
- Viết thư, gửi thiếp chúc mừng thầy cô giáo cũ. - Hướng dẫn HS viết bài tri ân thày cô, làm báo tường, văn nghệ chào mừng 20/11 - Giáo dục bảo vệ môi trường. - Dạy Quyền và bổn phận trẻ em. 
- Trong lớp 
- Trước trường 
- Trong trường
- Trong lớp 
- Tuần 1
- Tuần 2
- Tuần 3
- Tuần 4
4
Tháng 12
Uống nước nhớ nguồn
- Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ; Tổ chức lế kỉ niệm ngày Quốc phòng toàn dân, mời bác hưu trí về nói chuyện. -Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về lịch sử, đất nước, anh hùng. -Vẽ về chú bộ đội nhân ngày TLQĐND Việt Nam22/12. -Giáo dục Quyền trẻ em. 
- Đài tưởng niệm phường.
- Trong lớp
- Trong lớp
- Trong lớp
- Tuần 1
- Tuần 2
- Tuần 3
- Tuần 4
5
Tháng 1
Ngày Tết quê em 
- Tìm hiểu Tết cổ truyền Việt Nam, tiểu phẩm “Táo quân chầu trời”. - Ngày Hội “Khéo tay haylàm”. - Thi viết chữ đẹp - Tết trồng cây; Giáo dục vệ sinh răng miệng
- Trong lớp
- Trong lớp
- Trong lớp
- Trong trường
- Tuần 1
- Tuần 2
- Tuần 3
- Tuần 4
6
Tháng 2
Mừng Đảng, mừng xuân - Em yêu Tổ quốc Việt Nam
- Giao lưu tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam. - Văn nghệ “Mừng Đảng, mừng xuân”. - Thi hùng biện “Em yêu Tổ quốc Việt Nam” - Trò chơi dân gian.
- Trong lớp
- Trong lớp
- Trong lớp
- Nhà thể chất
- Tuần 1
- Tuần 2
- Tuần 3
- Tuần 4
7
Tháng 3
Yêu quý mẹ và cô
-Làm hoa, thiệp mừng ngày 8/3 - Tổ chức ngày hội chức mừng cô giáo và các bạn gái. – Giao lưu nữ sinh xuấtsắc. - Tổ chức tham quan, Giáo dục truyền thống Đoàn
- Trong lớp
- Trong lớp
- Trong lớp
- Lăng Bác, Vinkee
- Tuần 1
- Tuần 2
- Tuần 3
- Tuần 4
8
Tháng 4
Hòa bình và hữu nghị
-Tổ chức HS sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về cuộc sống của thiếu nhi thế giới - Hát, múa, kể chuyện, đọc thơ về hòa bình, hữu nghị. - Tìm hiểu ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. - Trò chơi vòng quanh thế giới, giao lưu các lớp. Tổ chức kỉ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 
- Trong lớp
- Trong lớp
- Trong lớp
- Trong trường
- Tuần 1
- Tuần 2
- Tuần 3
- Tuần 4
9
Tháng 5
Bác Hồ kính yêu
- Kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động, thi tìm hiểu cuộc đời hoạt động của Bác. – Chúng em viết về Bác Hồ; Tổ chức ki niệm ngày thành lập Đội TNTPHCM - Kỉ niệm ngày sinh nhật Bác. – Lễ ra trường: Trò chơi hái hoa dân chủ
- Trong lớp
- Trong trường
- Trong lớp
- Trong lớp
- Tuần 1
- Tuần 2
- Tuần 3
- Tuần 4
2. Các biện pháp cụ thể
 2.1 Nâng cao chất lượng dạy và học hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề
 + Nắm vững cấu trúc, nguyên tắc, quy trình tổ chức theo các bước một hoạt động GD NGLL và làm tốt công tác chuẩn bị. 
Thực hiện tốt các khâu tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: 
- Khâu chuẩn bị: 
Chuẩn bị là khâu quan trọng quyết định sự thành công của hoạt động. Nếu chuẩn bị tốt thì hoạt động giáo dục sẽ đạt hiệu quả giáo dục cao, ít sơ suất. Quá trình chuẩn bị, người giáo viên phải xác định rõ: Làm cái gì? Ai làm? Và làm như thế nào? 
- Khâu tiến hành hoạt động: 
Khi tiến hành các hoạt động cần chú ý đến việc phát huy tốt vai trò chủ động tích cực của học sinh. Các hoạt động phải vừa sức với học sinh, phù hợp với lượng thời gian định tổ chức, đảm bảo được tính tập thể, tính sư phạm trong suốt quá trình của hoạt động. 
Trong quá trình tiến hành hoạt động cần lưu ý khả năng tự điều khiển của học sinh để giáo viên hỗ trợ giúp đỡ khi cần thiết và giảm bớt được sự lúng lúng của học sinh khi điều khiển các hoạt động. 
Trong quá trình tổ chức hoạt động cần chú ý động viên khích lệ học sinh kịp thời cho dù đó chỉ là một cố gắng, một tiến bộ rất nhỏ của các em. Luôn hòa đồng và gần gũi với các em, tạo không khí cởi mở, sự tự tin, hứng thú của các em trong tham gia hoạt động. Đồng thời mọi hoạt động khi tổ chức đều phải dự tính để đảm bảo thời gian hợp lí. 
- Khâu kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động: 
Đây là khâu quan trọng không những để chúng ta đánh giá lại kết quả tham gia hoạt động, tinh thần thái độ,của các em học sinh. Từ đó động viên khuyến khích được các em khi tham gia hoạt động. Mặt khác, giáo viên còn có thể đưa ra những nhận xét, rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho chính bản thân mình ở các lần tổ chức hoạt động kế tiếp. Vì vậy nhất định không được bỏ qua khâu này dù là thời gian có hạn hẹp đến đâu. 
 + Phân chia các hoạt động của tuần, tháng, năm phù hợp với điều kiện nhà trường. 
 + Thường xuyên đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tổ chức nhằm tạo sự hứng thú, say mê trong học sinh.
 2.2 Phối kết hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
 GVCN nắm chủ trương hoạt động của nhà trường do BGH cung cấp để lên kế hoạch hoạt động lớp mình, chịu trách nhiệm truyền đạt cho CMHS và HS về chủ trương của nhà trường. GVCN báo cáo kế hoạch hoạt động lớp theo định kỳ (cuối học kỳ, cuối năm học) hoặc đột xuất nếu có với BGH theo hướng dẫn chung của nhà trường (đánh giá về học tập, rèn luyện đạo đức và các mặt hoạt động khác của từng học sinh và của cả lớp).
 	Phối hợp kế hoạch của Tổng phục trách (TPT) để thực hiện. Hàng tuần GVCN giao ban với TPT để biết kết quả cụ thể trong tuần và những công việc của tuần tới. Phối hợp với TPT về các phong trào, hoạt động để có kế hoạch thống nhất trong công việc.
 	Việc giao ban thường xuyên của GVCN với GVTPT sẽ giúp HS thấy được các ưu điểm và tôn tại của lớp, của cá nhân trong tuần và phấn đấu tốt hơn trong tuần tới đồng thời cũng giúp GV bổ sung thêm vào kế hoạch tuần (tháng) sau của mình.
 	Làm tốt công tác của giáo viên chủ nhiệm trong việc bồi dưỡng Ban cán bộ lớp tổ chức, tự quản các HĐNGLL (15 phút đầu giờ, sinh hoạt lớp cuối tuần, các ngày cao điểm trong tháng); sử dụng phương tiện hiện đại trong quá trình hoạt động; có kế hoạch tổng thể cho cả năm, kế hoạch cụ thể chi tiết cho một hoạt động, một chủ điểm sẽ giúp HS phấn khởi, hứng thú, mạnh dạn, tự tin hơn, từ đó các con học tập tốt hơn.
 	Giám sát hoạt động giáo dục đạo đức thông qua bộ môn chuyên. Liên hệ mật thiết với giáo viên bộ môn để nắm bắt được tình hình học tập của mỗi học sinh đối với bộ môn họ giảng dạy về thái độ, trình độ nhận thức, kết quả học tập. Nhờ những thông tin do giáo viên bộ môn cung cấp, GVCN có thể có được một bức tranh cụ thể, rõ nét hơn về mỗi học sinh, từ đó có được cách thức hoạt động, điều chỉnh, bổ xung phù hợp với đặc điểm phát triển nhân cách của đối tượng giáo dục.Thông báo cho giáo viên bộ môn tình hình phấn đấu rèn luyện, những mặt mạnh và mặt yếu của tập thể lớp, những học sinh có năng lực học tập tốt, những học sinh học tập chưa tốt, những học sinh có phẩm chất đạo đức cần phải lưu tâm, uốn nắn. 
 	Với đoàn thanh niên ở địa phương: Kết, phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong các kì nghỉ hè, khi có sự kiện đặc biệt ở địa phương và các ngày lễ lớn của dân tộc.
 	GVCN phối hợp y tế học đường cân đo thể lực cho học sinh. Tuyên truyền và vận động phụ huynh đưa con đi tiêm, lập danh sách tiêm phòng Sởi- Rubella. Ngoài việc tuyên truyền phòng chống các bệnh học đường (cận thị, gù vẹo cột sống) còn tổ chức giáo dục truyền thông phòng chống một số bệnh dịch như : sốt xuất huyết, sởi, bệnh chân-tay-miệng, ... Tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho 100% học sinh trong trường. Tổng hợp phân loại bệnh chuyên khoa và có kế hoạch phối hợp phụ huynh học sinh đưa con em đến cơ sở y tế điều trị.
Giáo viên chủ nhiệm kết hợp cán bộ y tế tiêm phòng sởi cho học sinh
 	Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên, cán bộ y tế và phụ huynh nên sau đợt tiêm vắc xin sởi rubella toàn quốc cho trẻ 1 – 15 tuổi năm học trước 100% HS lớp tôi đều được tiêm và không có trường hợp nào bị phản ứng thuốc.
	HS có biểu hiện ốm đau, mệt mỏi tôi đưa xuống phòng y tế để nhân viên y tế chăm sóc. Nhắc học sinh luôn giữ vệ sinh cá nhân, hàng tuần súc miệng bằng dung dịch flour 0,2%, vệ sinh trường lớp xanh, sạch, đẹp. 
Xây dựng các điều kiện về CSVC cho hoạt động. 
 	Trang bị sách hướng dẫn HĐGDNGLL 
 	Đối với học sinh: nên có những tài liệu tham khảo hoặc hướng dẫn để các em có thể tìm nghiên cứu trước khi tiến hành hoạt động. 
 	Tận dụng tất cả các cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường, khai thác tiềm năng cơ sở vật chất sẵn có của xã hội để tổ chức tốt hoạt động cho học sinh.
Trang bị một số thiết bị tối thiểu để triển khai nội dung HĐGDNGLL như cờ, trống, micro, nhạc cụ, dụng cụ TDTT, tủ sách, báo, phòng truyền thống... 
Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đẩy mạnh công tác tham mưu với các cấp chính quyền Ban, ngành, Sở và địa phương đầu tư thêm về cơ sở vật chất trang thiết bị lớp học.
 2.3 Tổ chức thực hiện có hiệu quả các buổi sinh hoạt tập thể 
Như chúng ta đã biết, bản chất của quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho học sinh. Như vậy, để giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp cần tổ chức các hoạt động và thu hút các em tham gia một cách tích cực nhất. Trong trường tiểu học cần tổ chức tốt các hoạt động sau đây:
2.3.1 Sinh hoạt giờ chào cờ đầu tuần
 Kết hợp cùng giáo viên Tổng phụ trách cho học sinh thực hiện nghiêm trang khi chào cờ; lắng nghe kết quả tuần trước và phương hướng hoạt động trong tuần này một cách nghiêm túc; khi giao lưu văn nghệ hoặc trả lời câu hỏi các con tự tin, mạnh dạn.
Hình ảnh học sinh giao lưu giờ chào cờ
Thực hiện việc “Tổ chức sinh hoạt Liên Đội dưới cờ”, nhằm hỗ trợ, nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của thiếu nhi trong nhà trường, góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho các em. Ngày 17/11/2014 lớp tôi tổ chức buổi sinh hoạt Liên Đội dưới cờ theo lịch của Liên đội. Đây cũng chính là một hoạt động được tổ chức định kì hàng tuần của nhà trường tạo cơ hội cho tất cả các em HS của lớp đều được tham gia vào chương trình văn nghệ của lớp mình.
2.3.2 Truy bài đầu giờ.
 	Tổ chức 15 phút “truy bài” đầu giờ học mỗi ngày. Truy bài là biện pháp giúp nhau ôn tập nhanh, chuẩn bị sẵn sang cho ngày học mới. Truy bài đầu giờ còn là biện pháp khắc phục tình trạng đi học muộn, cho nên cần được tổ chức tốt và duy trì lâu dài. Giáo viên hướng dẫn cán bộ lớp quản lớp tốt trong 15 phút truy bài đầu giờ: học sinh hát, kiểm tra đồ dùng, đọc bài,
 	Đây là chức năng đặc trưng của GVCN lớp nhằm phát huy tính tích cực của mọi HS. GVCN chính là “người cố vấn” cho tập thể lớp, GVCN không trực tiếp điều khiển các hoạt động của lớp mà phải biết bồi dưỡng năng lực tự quản cho đội ngũ cán bộ lớp để các em này trực tiếp điều hành những hoạt động chung của lớp. GV lên chương trình cụ thể cho buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ mỗi ngày.Giáo viên giao nhiệm vụ cho ban cán sự vào cuối buổi học.Không nhất thiết chỉ là lớp trưởng và lớp phó học tập mới điều của lớp để tập cho các em kĩ năng điều khiển hoạt động tập thể, tập tính tự quản cho các em, thỉnh thoảng tôi còn giao cho các tổ trưởng điều khiển hoạt động Sau khi theo dõi, nắm tình hình cụ thể, để buổi SH 15 phút đầu giờ đạt hiệu quả, tôi tiến hành lên lên kế hoạch hoạt động và phân công cụ thể như sau:
 	- Lớp trưởng: Ổn định lớp, kiểm tra vệ sinh lớp.
- Lớp phó học tập : truy bài, ôn kiến thức cũ
- Các tổ trưởng : kiểm tra đồ dùng học tập của các tổ.
Học sinh đọc sách trong giờ truy bài
 	Để thực hiện chức năng này, tôi phải tổ chức hợp lý bộ máy của lớp - đó là một đội ngũ tự quản, đồng thời phải bồi dưỡng nội dung và phương pháp hoạt động cho từng cán bộ tự quản.
Lớp phó học tập liểm tra đồ dùng các bạn trước khi vào học kĩ thuật
 2.3.3 Hoạt động giữa giờ: 
 	Cùng với giáo viên Tổng phụ trách, tôi đã giúp học sinh thực hiện nghiêm túc hoạt động giữa giờ vào các ngày thứ 3, thứ 5 học sinh tập thể dục; thứ 4, thứ 6 học sinh múa hát giữa giờ; thứ 2 học sinh đọc sách báo. 
Qua hoạt động này thúc đẩy HS phát triển thân thể khỏe mạnh, tăng cường thể chất cho HS; Thúc đẩy sự phát triển toàn diện của HS, là bộ phận hợp thành của nền GD phát triển toàn diện; Làm cho tinh thần con người mạnh khỏe, cuộc sống vui vẻ, văn minh
 	2.3.4 Sinh hoạt lớp: 
 	Tạo điều kiện để cho học sinh làm quen và biết tự quản toàn bộ quá trình hoạt động mà giáo viên chỉ đóng vai trò là cố vấn. Nội dung hoạt động phải luôn gắn với các yêu cầu giáo dục của nhà trường, xã hội ở thời điểm cụ thể. Luôn đổi mới và đa dạng hóa các hình thức hoạt động phù hợp với nhu cầu và hứng thú của học sinh. Đối với các tiết sinh hoạt lớp thì chỉ đạo theo một kế hoạch thống nhất tiết sinh hoạt cuối tuần, sinh hoạt tháng. 
 	Việc theo dõi và đánh giá kết quả của một tuần hoạt động là một hoạt động rất quan trọng. Nó giúp học sinh biết giữ gìn và phát huy các ưu điểm của mình đồng thời khắc phục, sửa chữa những sai lầm mà mình mắc phải. Qua buổi sinh hoạt lớp các em còn tự mình nêu ra phương hướng hoạt động cho tuần tới và sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề rất sôi nổi. Người giáo viên chủ nhiệm cần theo dõi các hoạt động của các con để có lời nhận xét chính đáng giúp học sinh tự tin, mạnh dạn hơn khi giao tiếp và học tập tốt hơn. Đây là hình ảnh viết, vẽ, trang trí tờ báo tường chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam của các bạn học sinh lớp 4. 
Học sinh làm báo tường ngày 20/11
Được tự mình làm, viết và trang trí báo tường bạn nào cũng thấy vui và rất hào hứng. Các bạn từ phân công nhau mỗi người một việc, sau một tuần miệt mài các con đã hoàn thành từ báo để tri ân thầy cô giáo nhân ngày 20/11.
Thông qua Đại hội Chi đội, phát huy vai trò tự quản, tập trung dân chủ của đội viên nhằm củng cố, xây dựng và kiện toàn tổ chức Đội, giáo dục đội viên. Đại hội Đội là buổi phát động thi đua quan trọng mở đầu cho phong trào thi đua cả năm học.
2.3.5 Đọc sách thư viện.
 	Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan trọng: Sách là chiếc chìa khoá vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người, là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô tận, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh; Sách là kho tàng tri thức quan trọng đối với tất cả mọi người bởi sách ghi lại những kiến thức, những giá trị của cuộc sống mà người đi trước đã kiếm tìm, học tập, trải nghiệm và truyền lại cho thế hệ sau.
 	Có giờ đọc sách ở thư viện trường, quan sát các em say xưa đọc sách, tham gia nhiệt tình vào các nội dung vẽ tranh theo bìa sách, kể chuyện theo sách dưới cái nắng đầu hè khá gay gắt chúng ta mới hiểu được rằng các em rất có nhu cầu đọc sách. Đọc xong mỗi cuốn sách tôi khuyến khích các con viết bài thu hoạch, hầu hết các con đều phấn khởi tham gia. Đây là hình ảnh học sinh lớp tôi tham gia đọc sách giờ thư viện và bài thu hoạch của các con.
 	Qua bài thu hoạch tôi thấy được các con rất phấn khởi khi được đọc sách, báo, truyện. Các con được mở mang thên kiến thức, từ đó giúp các con mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp và đặc biệt viết văn hay hơn.
2.3.6 Dạy tiết HĐTT
 	Trong quá trình thực hiện tiết HĐTT, giáo viên là người hướng dẫn, cố vấn cho học sinh chủ động tổ chức và điều hành hoạt động của tập thể, tạo điều kiện để phát huy vai trò tự chủ của học sinh trong hoạt động.
Mỗi chủ điểm hoạt động được thực hiện trong 1 tháng, trừ chủ điểm “Mừng Đảng mừng xuân” thực hiện trong 2 tháng (1 và 2) và chủ điểm “Hè vui, khoẻ và bổ ích” thực hiện trong 3 tháng (6, 7 và 8).
Một số nội dung của HĐGDNGLL về giáo dục đạo đức được chuyển sang tích hợp giảng dạy ở môn đạo đức, ngoài ra nội dung HĐGDNGLL có thể tích hợp sang thực hiện ở Hoạt động giáo dục tập thể (chào cờ, sinh hoạt lớp), thời lượng tổ chức HĐTT là 1 tiết/1 tuần, với sự tích hợp với các môn học, hoạt động giáo dục khác. 
 Có thể lồng ghép một số nội dung giáo dục vào HĐGDNGLL như:
- Giáo dục về Quyền trẻ em;
- Giáo dục phòng chống HIV/AIDS, ma tuý và các tệ nạn xã hội;
- Giáo dục môi trường;
- Giáo dục trật tự an toàn giao thông;
- Giáo dục phòng chống tai nạn thương tích.
- Những hoạt động hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”;
- Những hoạt động giáo dục phục vụ nhiệm vụ chính trị xã hội của địa phương, đất nước.
HĐGDNGLL là hoạt động trong kế hoạch giáo dục của nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm lớp trực tiếp phụ trách HĐGDNGLL của lớp.
2.4 Hoạt động tham quan.
Nhằm giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, hàng năm trường tôi lại tổ chức cho học sinh được tham quan học tập. Năm học này dưới sự chỉ đạo của PGD nhà trường tổ chức cho HS khói 4,5 tham quan thêm một buổi tại các di tích lịch sử ở địa phương.
Học sinh tham quan đền – chùa Thanh Am
Đây là một hoạt động mang ý nghĩa giáo dục to lớn giúp cho học sinh có cái nhìn trực quan, chân thực, sống động và sâu sắc về các giá trị văn hóa - lịch sử địa phương. Sau khi tham quan các di tích lịch sử và các bảo tàng giúp các em hiểu biết thêm về quê hương, đất nước, con người Việt Nam từ đó cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn, có ý thức bảo vệ và giữ gìn giá trị truyền thống của cha ông. Giáo dục tinh thần “U

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat.doc