Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh phòng chống bị xâm hại
Chúng ta có thể hiểu xâm hại trẻ em nói chung là một vấn đề rất được quan tâm và đặc biệt hơn cả là vấn đề xâm hại tình dục trẻ em. Theo UNICEF: “ Xâm
hại tình dục trẻ em là mọi hành vi lôi kéo trẻ vào các hoạt động liên quan đến tình dục, mà trẻ không đủ khả năng (Hoặc không hiểu), hoặc không đủ tâm thế để đưa ra quyết định đối với các hành vi này, hoặc các hành vi đó vi phạm đến pháp luật hay các giá trị văn hoá sở tại”.
Thực tế hiện nay, tình trạng trẻ bị xâm hại xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam và cả trẻ em gái và trẻ em trai đều có thể là nạn nhân. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể bảo vệ được các em, bảo đảm cho các em có một cuộc sống an toàn, không có nguy cơ tiềm ẩn bị xâm hại? Đó là một vấn đề cần được quan tâm, cần được các cấp trong xã hội chung tay giải quyết.
Trẻ em là thế hệ tương lai, là chủ nhân chính xây dựng đất nước.Vì vậy, chúng ta phải dành cho các em những điều tốt đẹp nhất. Thế nhưng trong thời gian qua tình hình tội phạm xâm hại trẻ em xảy ra nhiều nơi và luôn tiềm ẩn yếu tố gia tăng. Tình trạng trẻ em bị xâm hại đang là hồi chuông báo động cho sự suy thoái, đồi truỵ về đạo đức xã hội, gây bức xúc trong dư luận, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đã và đang hội nhập với các nước trên thế giới và từng bước phát triển vươn lên, những mặt tích cực của xã hội được phát triển mạnh song những mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều gây ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của mỗi tập thể, cá nhân trong đó có một bộ phận không nhỏ là trẻ em. Theo xu thế phát triển của xã hội, một số gia đình bố mẹ chỉ quan tâm, mải lo đến việc làm kinh tế mà quên mất gia đình là chiếc nôi của trẻ, quan tâm dạy dỗ trẻ; không những thế còn có những gia đình cha mẹ nghiện ngập, cờ bạc, rượu chè. ảnh hưởng vô cùng lớn đến tâm hồn trẻ, tới sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Một số gia đình hoàn toàn phó mặc việc dạy dỗ trẻ cho nhà trường và thầy cô giáo. Bên cạnh đó cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế, quá chiều chuộng con dẫn đến trẻ thiếu sáng tạo, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào người lớnvà mỗi khi gặp các tình huống khó khăn thì không biết xử lý như thế nào, điều đó càng khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh phòng chống bị xâm hại
xâm hại trẻ em gây ra. Việc trẻ em bị xâm hại đã để lại những vết thương không thể phai mờ trong gia đình, dòng họ nạn nhân, trong ký ức cộng đồng nơi trẻ bị gây hại mà nạn nhân cùng sinh sống, để lại hậu quả lâu dài đến sức khoẻ cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc trẻ bị xâm hại đã để lại những vết thương không phai mờ trong cuộc đời các em. Đã nhiều năm nay chúng ta coi việc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội.Công tác bảo vệ trẻ em cũng cần phải thực hiện như vậy. Việc đấu tranh chống xâm hại trẻ, cần tập trung vào biện pháp phòng ngừa. Công tác truyền thông cần được làm đồng bộ, có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đối tượng đầu tiên cần phải tuyên truyền là trẻ em. Các em cần được trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết để bảo vệ mình tránh khỏi các hình thức bị lạm dụng. Để làm được điều này, chính các bậc cha mẹ, nhà trường và các cơ quan chức năng cũng cần cập nhật kiến thức về các thủ đoạn, hình thức xâm hại mới. Trên thực tế, nhiều học sinh ở các trường nói chung và học sinh trường THCS Phương Liệt nói riêng các em còn hạn chế những kỹ năng trong cuộc sống như: Kỹ năng nhận thức, kỹ năng kiểm soát, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng chia sẻ thông tin.... Vì vậy mà còn nhiều học sinh chưa mạnh dạn, thiếu tự tin khi phải ứng phó với những tình huống khó lường trong cuộc sống. Hơn lúc nào hết, các em cần được quan tâm, giáo dục, truyền thụ những kiến thức về kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống xâm hại .... Có như vậy mới phần nào hạn chế được tình trạng một số em xa lánh với môi trường sống thực tế và thiếu sự tương tác giữa con người với con người, kỹ năng xã hội của các em ngày càng thiếu và yếu. Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng học sinh dễ bị kẻ xấu dụ dỗ và rất có thể sẽ bị xâm hại. Ngoài những kiến thức phổ thông, các em cần học điều gì để giúp các em hội nhập với xã hội, trở thành công dân có ích cho cộng đồng. Đây cũng chính là những băn khoăn, trăn trở được đặt ra đối với mỗi giáo viên- những người làm công tác giáo dục hiện nay. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN - Từ ngày 12/9/1016 đến 16/9/2016: Lập đề cương, xây dựng kế hoạch. - Từ ngày 19/9/2016 đền 8/10/2016: Nghiên cứu và áp dụng. - Từ ngày 10/1/2017 đến 28/2/2017: Tổng kết và hoàn tất đề tài. PHẦN NỘI DUNG THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN THỰC TRẠNG Như chúng ta đã biết mục tiêu của giáo dục THCS là: Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Trung học phổ thông, trung cấp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Mục tiêu tổng quát đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có những nội dung mới so với mục tiêu lâu nay đã xác định: Về mục tiêu đào tạo con người: Vừa đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vừa đảm bảo phát huy tốt nhất tiềm năng riêng của mỗi cá nhân. - Về mục tiêu hệ thống: Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lí tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lí, gắn với xây dựng xã hội học tập; chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Tạo chuyển biến căn bản mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả, giáo dục đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. UNESCO đề xướng 4 mục đích học tập: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Trong khi, nhà trường của chúng ta hiện nay đang nặng về: Học để biết, nghĩa là về cơ bản chỉ đạt được một trong bốn mục đích của UNESCO. Các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực này đều khẳng định tình trạng xâm hại tình dục trẻ em trên thực tế luôn cao hơn nhiều so với các số liệu thống kê chính thức. Cụ thể như sau: 12 số liệu thống kê từ các báo cáo điều tra, nghiên cứu được chị Jayneen Sanders chia sẻ với mong muốn như một thông tin đánh động tới các bậc cha mẹ, những người chăm sóc và các giáo viên về vấn đề nhức nhối này. Cuối mỗi thông tin là nguồn trích dẫn: 1. Khoảng 20% bé gái (1/5) và 8% bé trai (1/12,5) bị xâm hại tình dục trước tuổi 18. (Pereda và các cộng sự, 2009) 2. 95% những trẻ bị xâm hại tình dục là nạn nhân của một người chúng biết và tin tưởng. (NAPCAN 2009) 3. Trong số những kẻ xâm hại tình dục trẻ em dưới 6 tuổi, 50% đối tượng là các thành viên trong gia đình. Những người trong nhà cũng chiếm 23% trong số những kẻ xâm hại tình dục trẻ em độ tuổi 12-17. (Snyder, 2000). 4. Lứa tuổi dễ bị tổn thương nhất trong các vụ xâm hại tình dục là từ 3-8 tuổi. Phần lớn các vụ xâm hại tình dục trẻ em bắt đầu xảy ra trong độ tuổi này. (Browne & Lynch, 1994). 5. Nam giới chiếm 90% trong số các đối tượng gây ra những vụ xâm hại tình dục, trong khi nữ giới chiếm 3,9%. Ngoài ra còn khoảng 6% đối tượng xâm hại thuộc về "giới tính không xác định". (McCloskey & Raphael, 2005). 6. Khoảng 40% trẻ em bị những đứa trẻ lớn hơn (hoặc khỏe mạnh hơn) xâm hại tình dục (Finkelhor, 2012). Cùng với việc lan tràn các hình ảnh khiêu dâm hiện nay, người ta còn thấy các vụ xâm hại tình dục trẻ em, cụ thể là những vụ việc mà thủ phạm gây án là những đứa trẻ lớn hơn hoặc là anh/chị em họ của nạn nhân, cũng xảy ra ngày càng nhiều. 23% trẻ em trong độ tuổi 10-17 đều đã tiếp xúc với các hình ảnh khiêu dâm ngoài ý muốn. (Jones L. và các cộng sự, 2012). 7. 84% các vụ việc trẻ em dưới 12 tuổi bị xâm hại tình dục xảy ra tại nơi ở. (Snyder, 2000). 8. Trong số các vụ việc trẻ bị xâm hại tình dục được trình báo với cơ quan chức năng, có tới 98% các vụ việc lời khai của trẻ em được xác định là sự thật. (Hội đồng bảo an trẻ em bang bang New South Wales, tổ chức Dympna House trích dẫn năm 1998). 9. 1/3 người lớn sẽ không tin nếu trẻ em nói với họ về việc chúng bị xâm hại tình dục. (Quỹ trẻ em Úc, 2010). 10. 73% trẻ em bị xâm hại tình dục sẽ không nói với bất cứ ai về sự việc này trong ít nhất 1 năm. 45% sẽ không nói với ai trong 5 năm. Một số em sẽ không bao giờ tiết lộ sự thật. (Broman-Fulks và các cộng sự, 2007) 11. Những trẻ em từng bị xâm hại tình dục có nguy cơ tự tự cao hơn 10-13 lần so với những trẻ em bình thường. (Plunkett A, O’Toole B, Swanston H, Oates RK, Shrimpton S, Parkinson P 2001). 12. Trẻ em không sống cùng cha mẹ (trẻ em được nhận làm con nuôi) có nguy cơ bị xâm hại tình dục gấp 10 lần so với những đứa trẻ sống cùng cha mẹ ruột. Trẻ em sống cùng với cha/mẹ có một bạn tình khác sống chung trong nhà có nguy cơ bị xâm hại tình dục cao nhất. Nguy cơ này ở chúng cao gấp 20 lần so với những đứa trẻ sống cùng cha mẹ ruột. (Sedlack và các cộng sự, 2010). Riêng ở Việt Nam:Theo số liệu thống kê từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong 5 năm từ 2011 đến 2015, cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Tính trung bình, cứ 8 giờ trôi qua lại có một trẻ em Việt Nam bị xâm hại. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng con số này chỉ là những vụ việc được báo cáo, còn rất nhiều vụ nạn nhân bị chính kẻ xâm hại dọa dẫm hoặc vì lý do nào đó đã không được thống kê. Trên thế giới, theo thống kê của Hiệp hội Quốc gia Phòng chống Bạo hành trẻ em (NSPCC), độ tuổi trung bình của trẻ em bị xâm hại tình dục là 9 tuổi. Cứ 4 bé gái thì có 1 bé bị xâm hại tình dục, 6 bé trai thì có 1 bé bị xâm hại tình dục. Vấn nạn này có xu hướng gia tăng đối với trẻ em nam. Tại Việt Nam, trước đây trẻ bị xâm hại thường là 13-18 tuổi thì nay xuất hiện nhiều vụ việc ở lứa tuổi 5-13.Đáng chú ý, 93% thủ phạm có mối quan hệ quen biết với nạn nhân, trong đó 47% kẻ xâm hại là họ hàng, người trong gia đình nạn nhân. Qua thực tế giảng dạy nhiều năm lại là giáo viên Tổng phụ trách đội TNTP Hồ Chí Minh, là giáo viên chủ nhiệm lớp, do vậy bản thân tôi có nhiều thời gian và cơ hội gần gũi với các em thông qua các hoạt động Đội. Chính vì vậy tôi nhận thấy kỹ năng sống, kỹ năng phòng ngừa xâm hại cho học sinh là vô cùng quan trọng. Bởi trên thực tế chỉ có một số học sinh có hành vi, thói quen, kỹ năng tốt. Còn phần lớn các em còn ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi còn hạn chế. Thực tế hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta còn xảy ra biết bao nhiêu hiện tượng trẻ em bị xâm hại và không ai trong chúng ta có thể khẳng định rằng tất cả học sinh của chúng ta đều được an toàn. Rất có thể có một tỷ lệ nhỏ các em học sinh bị xâm hại nhưng các em đều không dám nói với bố mẹ, thầy cô, người thân, bạn bè... các em đều tự mình giải quyết hoặc chịu đựng từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, tinh thần và kết quả học tập của các em. Bởi thủ phạm xâm hại các em có thể là người thân của gia đình, người quen,hàng xóm thân thiết, bạn bè của cha mẹ hoặc tin cậy. Và thủ phạm có thể tìm mọi cách để tạo dựng mối quan hệ thân thiết, gần gũi với trẻ và gia đình các em để tiến hành hành vi xâm hại trẻ. Có thể nói xâm hại trẻ em là một hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. Tất cả trẻ em đều có thể có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức xâm hại, đặc biệt là xâm hại tình dục. Trong việc phát hiện, ngăn chặn và giải quyết hành vi bạo lực giới thì giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ đạo, giáo dục gia đình đóng vai trò then chốt và sự cộng hưởng của xã hội giữ vai trò quan trọng. Phải tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, mỗi nhân tố cần làm tốt vai trò và trách nhiệm của mình, đặc biệt là giáo dục gia đình vì mỗi gia đình là một đơn vị độc lập trong khi các nhà trường là một tập thể có hệ thống, có chế tài quản lý và giám sát của cơ quan chức năng, gia đình cũng chính là tế bào của xã hội. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH PHẠM TỘI ĐỐI VỚI TRẺ EM. Có nhiều nguyên nhân và điều kiện khác nhau dẫn đến tình trạng xâm hại trẻ em, mà đặc biệt là xâm hại tình dục, theo tôi có những nguyên nhân chính như sau: Thứ nhất: Nguyên nhân từ phía gia đình: Gia đình có hoàn cảnh khó khăn, sự đói nghèo lạc hậu, không có điều kiện để chăm sóc quản lý, giáo dục trẻ em, thường để các em ở nhà một mình hoặc gửi hàng xóm, có thể là những đối tượng tiềm ẩn sự nguy hiểm, cũng có khi trẻ do thiếu thốn tình cảm, sống trong hoàn cảnh gia đình không hoàn thiện, lại không được học hành chu đáo, dẫn đến tình trạng các em bị lợi dụng rủ rê, hoặc bị ép buộc vào các hành vi phạm tội ngoài ý muốn. Do cha mẹ các em mải làm ăn nên thiếu sự quan tâm, buông lỏng quản lý, phó mặc con cái cho thầy cô và nhà trường, chưa giáo dục thường xuyên về đạo đức lối sống cho trẻ, thiếu kiến thức và phương pháp giáo dục về giới tính cho trẻ, đặc biệt là hướng dẫn trẻ cách phòng ngừa, đôi khi cha mẹ còn cho là chưa đến lúc vì con còn nhỏ, ngại nói đến vấn đề giới tính và không biết phải nói thế nào với con.Có những cha mẹ khó có thể làm bạn với con để sẵn sàng lắng nghenhững tâm sự của convì khoảng cách lứa tuổi hoặc trình độ, đôi khi biết nhưng không có phương pháp phù hợp dẫn đến sự bất hợp tác của trẻ. Trong nhiều trường hợp khi xảy ra việc trẻ bị xâm hại, gia đình ngại tố cáo tội phạm, cho qua hoặc dấu kín vì sợ tai tiếng, mặc cảm, cho rằng con mình cũng có lỗi, điều đó đã vô tình tiếp tay cho kẻ xâm hại trẻ em thoát tội và tiếp tục phạm tội. Thứ hai: Nguyên nhân xã hội Do công tác quản lý các loại hình dịch vụ, băng đĩa hình, văn hoá phẩm đồi truỵ thiếu chặt chẽ, nhiều bộ phim, sách truyện có nội dung bạo lực, khiêu dâm vẫn được trình chiếu và bán trên thị trường. Sự phối hợp của các cơ quan ban nghành đoàn thể từ Trung ương đến địa phương còn thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ hoặc thiếu kiên quyết. Do lối sống buông thả, suy đồi về đạo đức cá nhân thấp hèn, mất nhân tính, những việc làm tiêu cực của người lớn cũng đã ảnh hưởng tới tình trạng phạm tội đối với trẻ em. Tình trạng mù chữ, thất học, không có việc làm, thiếu hiểu biết về pháp luật nên coi thường pháp luật. Thứ ba: Nguyên nhân từ đặc điểm tâm sinh lý, thể chất, trình độ nhận thức của trẻ. Do đặc điểm tâm sinh lý trẻ em, sự bồng bột, thiếu suy nghĩ và non nớt về trí tuệ, do sự biến chuyển về sinh lý, làm theo phim ảnh sách báo, học đòi là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị xâm hại. Do đặc điểm về thể chất, các em cho mình là người lớn, luôn cho mình là đúng và muốn thể hiện mình, chưa có khả năng chống cự, phản kháng lại các hành vi xâm hại của tội phạm. Do trình độ nhận thức của các em còn hạn chế, còn thiếu kiến thức về xã hội, về kiến thức pháp luật, kiến thức về giới tính, người bị hại có nhược điểm về tinh thần cũng là một trong những nguyên nhân và điều kiện cho kẻ phạm tội thực hiện hành vi của mình. Thứ tư: Nguyên nhân từ công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật giáo dục giới tính. Do công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em chưa thường xuyên còn mang tính hình thức chạy theo phong trào, do pháp luật còn nhiều bất cập, việc điều tra xử lý tội phạm xâm hại trẻ em chưa kịp thời, thiếu nghiêm minh, chưa tạo được dư luận xã hội lên án mạnh mẽ đối với hành vi xâm hại trẻ em. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa đi sâu xuống từng địa bàn, từng cụm dân cư nên không đạt hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức pháp luật trong nhân dân. Do công tác giáo dục đạo đức lối sống cho trẻ em chưa được chú trọng, công tác giáo dục giới tính chưa thường xuyên, chưa có phương pháp giáo dục giới tính và hướng dẫn cách phòng ngừa tội phạm cho các em. Sự kết hợp quản lý giáo dục giữa gia đình nhà trường và xã hội chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Việc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. Vậy thì công tác bảo vệ trẻ em cũng cần phải thực hiện như vậy, đó không phải trách nhiệm của riêng ai mà nó là sự chung tay, góp sức của toàn xã hội. Đấu tranh chống xâm hại trẻ em, cần tập trung vào biện pháp phòng ngừa. Công tác truyền thông cần được làm đồng bộ, có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan hữu quan. Đối tượng đầu tiên phải tuyên truyền chính là trẻ em. Các em cần được trang bị đầy đủ kỹ năng đểbảo vệ mình khỏi các hình thứclạm dụng. Gia đình, nhà trường phải có trách nhiệm cung cấp kiến thức cho các em. Để làm được điều này, chính cha mẹ, nhà trường và các cơ quan chức năng cũng cần cập nhật kiến thức về các thủ đoạn, hành vi, hình thức xâm hại mới. Cụ thể như sau: Cần trang bị cho các em các giá trị kỹ năng sống để tự bảo vệ và tham gia phòng chống xâm hạ trẻ em. Trên cơ sở nghiên cứu tình hình tội phạm xâm hại trẻ em và thực tiễn xét xử các loại tội này, từ những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tình hình tội phạm xâm hại trẻ em. Trước hết những người làm công tác giáo dục cần nhận thức rõ điều đó và cần trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết để các em có thể tự bảo vệ mình. Ở tuổi thiếu niên, các em học sinh còn biết bao điều cần trau dồi để hoàn thiện mình, đặc biệt là các kỹ năng sống cần thiết để tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm ngoài xã hội. Quan trọng nhất trong số đó là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức bản thân và kỹ năng kiên định.Về kỹ năng giao tiếp, khi đứng trước sự lôi kéo của bạn bè phải biết bảo vệ những giá trị và niềm tin của bản thân. Dù có bị đả kích như thế nào hay nghe những lời dụ dỗ thú vị ngon ngọt ra sao thì cũng phải là chính mình, sáng suốt nhận định đúng sai, biết thương lượng và từ chối đúng cách, vừa không làm phật lòng người khác, vừa tốt cho mình. Học cách giải quyết xung đột không dùng bạo lực, rèn luyện khả năng giao tiếp có hiệu quả. Về kỹ năng tự nhận thức bản thân, các bạn cần hiểu rõ bản thân, có lòng tự trọng, tự tin, biết cách đương đầu với cảm xúc. Nhận biết được cảm xúc và phân tích những nguyên nhân của nó sẽ giúp chúng ta quản lý được hành động và cảm xúc của mình. Học cách đương đầu với căng thẳng, xác định đúng giá trị bản thân. Những điều chúng ta tin và xác định đúng về bản thân sẽ giúp ta luôn đi đúnghướng và phấn đấu đạt tới những điều tốt đẹp. Các em học sinh cần phải có suy nghĩ phê phán, sáng tạo trong mọi tình huống, vấn đề gặp phải và tìm cách nhất để giải quyết. Mặc dù bạn phải kiên định trong những suy nghĩ, hành động đúng của mình nhưng cũng cần tiếp thu những ý kiến tốt để hoàn thiện bản thân. Ngoài ra học sinh cần phải tự trang bị cho mình những khả năng về bơi lội, võ thuật và sơ cứu để phòng những trường hợp bất trắc xảy ra. Khi phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực hay những căng thẳng của bản thân, hãy hít thở sâu để bình tâm suy nghĩ và tìm ra nguyên nhân để giải quyết vấn đề. Các kỹ năng sống cần trang bị cho học sinh trong nhà trường: Kỹ năng tự nhận thức Kỹ năng xác định giá trị Kỹ năng kiểm soát cảm xúc Kỹ năng ứng phó với căng thẳng Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ Kỹ năng thể hiện sự tự tin Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng lắng nghe tích cực Kỹ năng thể hiện sự cảm thông Kỹ năng thương lượng Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn Kỹ năng hợp tác Kỹ năng tư duy phê phán Kỹ năng tư duy sáng tạo Kỹ năng ra quyết định Kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng kiên định Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm Kỹ năng đạt mục tiêu Kỹ năng quản lý thời gian Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin. Trong các buổi sinh hoạt lớp hay chào cờ đầu tuần, giáo viên tổng phụ trách hay giáo viên chủ nhiệm nên đưa những nội dung lồng ghép giáo dục kỹ năng cho học sinh. Đặc biệt là các giờ sinh hoạt giáo viên nên dành lồng ghép, tích hợp giữa các môn học với các kỹ năng cần có thông qua bài học đó sao cho hiệu quả nhất và học sinh tiếp thu một cách tự nhiên nhất. Kết quả nghiên cứu: Phiếu khảo sát trước khi tuyên truyền về xâm hại trẻ em: Nội dung Biết ( Có ) Không biết Ngại nói (Im lặng) Không quan tâm Mơ hồ Nhầm lẫn Không có ý kiến gì SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Xâm hại là gì? 27 15 43 23,9 26 14,5 21 11,7 41 22,8 19 10,6 3 1,5 Khả năng tự bảo vệ. 47 26 31 17,2 35 19,5 25 13,9 12 6,7 9 5 21 11,7 Làm gì khi bị xâm hại? 11 6,3 29 16 44 24,4 27 15 26 14,4 18 10 25 13,9 Khi bị xâm hại em sẽ chia sẻ với ai? 16 8,9 38 21 39 21,7 19 10,6 35 19,5 0 0 33 18,3 Phòng tránh xâm hại có thực sự cần thiết? 42 23,3 27 15 22 12,2 11 7,77 41 22,8 19 10,6 15 8,33 2.2 Phiếu khảo sát sau khi tuyên truyền về xâm hại trẻ em: Nội dung Biết ( Có ) Không biết Ngại nói (Im lặng) Không quan tâm Mơ hồ Nhầm lẫn Không có ý kiến gì SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Xâm hại là gì? 107 59,4 16 8,9 24 13,3 9 5 11 6,1 10 5,6 3 1,7 Khả năng tự bảo vệ. 66 36,7 31 17,1 34 19 17 9,4 12 6,7 9 5 11 6,1 Làm gì khi bị xâm hại? 62 34,4 29 16 24 13,4 27 15 26 14,5 12 6,7 0 0 Khi bị xâm hại em sẽ chia sẻ với ai? 68 38 18 10 49 27,2 19 10,6 7 3,9 4 2 15 8,3 Phòng tránh xâm hại có thực sự cần thiết? 121 67,2 17 9,3 12 6,6 11 6 0 0 16 8,9 3 2 Như vậy qua kết quả khảo sát ta thấy, việc cung cấp kiến thức và kỹ năng cho học sinh là vô cùng cần thiết để giúp các em tự bảo vệ mình. Bên cạnh đó thông qua phiếu khảo sát ta thấy qua việc tuyên truyền đã giúp các em có thêm những kỹ năng cơ bản, giúp các em biết cách để sử lý những tình huống có thể xẩy ra và điều vô cùng quan trọng là thầy cô, cha mẹ sẽ tìm được tiếng nói chung với trẻ, giúp trẻ tự tin, cởi mở và dễ dàng chia sẻ với mình. Giáo dục rèn luyện nhân cách của học sinh, kỹ năng tự bảo vệ thông qua các hoạt động của nhà trường: Giáo dục kỹ năng bảo vệ Hướng dẫn học sinh tự mình hiểu kiến thức về bạo lực giới, phòng chống bạo lực giới. Tổ chức các hoạt động tập thể để thu hút học sinh tham gia: + Đóng kịch + Vẽ tranh + Gửi thông điệp: Qua hình thức viết thư, qua các sản phẩm tự làm... Thu hút các em vào các câu lạc bộ: Võ thuật, âm nhạc, mỹ thuật, TDTT,,, đặc biệt khuyến khích học sinh nữ tham gia để nâng cao sức khoẻ và bảo vệ bản thân. Mở phòng tham vấn cho học sinh, chọn những người có kiến thức vững vàng để sẵn sàng tư vấn cho học sinh hàng ngày. Hoạt động này phải có theo dõi, thống kê để nắm được tình hình. Tăng cường công tác giáo dục nâng ca
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_phong_chong.docx