Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt kiểu bài văn miêu tả cây cối
Ở Tiểu học, người ta chia bài Tập làm văn làm hai loại: bài làm miệng và bài làm viết. Cơ sở của sự phân chia này là sự phân chia lời nói thành dạng khẩu ngữ và bút ngữ. Điều cần lưu ý là cả hai dạng bài làm văn (bài làm miệng và bài làm viết) chủ yếu thuộc dạng lời độc thoại. Đó là sự bày tỏ tình cảm, nhận xét, là sự trình bày các hiểu biết về cuộc sống, về văn hóa.của từng học sinh theo đầu bài. Rõ ràng sự hiểu biết về đặc điểm và mối liên hệ giữa khẩu ngữ, bút ngữ, lời độc thoại giúp ích nhiều cho người giáo viên tiểu học khi dạy Tập làm văn.
Các hiểu biết này giúp giáo viên đính chính lại một vài quan niệm không đầy đủ và chính xác. Ví dụ quan niệm cho rằng bài làm văn miệng chỉ nhằm chuẩn bị cho bài làm văn viết. Do đó tiết làm văn miệng nhất thiết phải bố trí trước tiết làm văn viết. Quan niệm này quá nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa bài làm miệng và bài làm viết dựa trên quan hệ khẩu ngữ và bút ngữ. Song nó lại không chú ý đến đặc điểm, hoàn cảnh giao tiếp có thể sử dụng từng dạng lời nói trên. Vì thế không thấy đặc điểm, yêu cầu riêng mang tính chất độc lập tương đối của bài làm miệng đối với bài làm viết và ngược lại.
Bài làm miệng không phải chỉ có nhiệm vụ chuẩn bị cho bài làm viết mà nó còn có nhiệm vụ rèn luyện lời độc thoại cho học sinh theo yêu cầu của đề bài. Cũng từ các hiểu biết về các dạng nói, chúng ta cần có sự suy nghĩ đến một số vấn đề đang đặt ra trong dạy Tập làm văn hiện nay như: rèn luyện lời đối thoại, làm sao có loại đề đưa học sinh vào các hoàn cảnh giao tiếp để rèn luyện lời đối thoại, có phải tất cả các kiểu bài làm văn đều cần có bài làm miệng và bài làm viết? (Ví dụ: Kiểu bài viết thư có nên có bài làm miệng không?).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt kiểu bài văn miêu tả cây cối
ọc đều xoay quanh một chủ điểm. Qua các bài tập đọc học sinh được mở rộng vốn hiểu biết về đời sống ngoài ra các bài tập đọc là nguồn ngữ liệu sinh động giúp học sinh tiếp xúc với vẻ đẹp Tiếng Việt trong hàng trăm tình huống giao tiếp khác nhau Đây là những bài học tươi nguyên sự sống góp phần rèn luyện sự lĩnh hội và sử dụng Tiếng Việt cho các em. Khi dạy tập đọc giáo viên nên hướng cho học sinh những câu văn hay, hình ảnh đẹp để học sinh biết cách kể, tả và vận dụng sáng tạo vào bài viết của mình. "... Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy..." (Hoa học trò - TV4 - tập 2) "Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long long như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu..." (Con chuồn chuồn nước - TV4 - tập 1) “Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn.Hương vị quyến rũ đến kì lạ.” (Sầu riêng - TV 4 - Tập 2) Câu văn hay đoạn văn nào học sinh thấy rung cảm thì mới ghi chép lại. Tích lũy vốn văn học càng nhiều, ý tưởng văn chương của các em càng phong phú. Từ những câu văn hay trên, học sinh lớp tôi đã vận dụng vào bài làm một cách sáng tạo, hồn nhiên. Ví dụ: Như vậy tập đọc và tập làm văn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Dạy tốt tập đọc sẽ giúp học sinh có năng lực cảm thụ văn học, làm giàu hình ảnh... Để vận dụng vào viết văn và ngược lại phát triển ngôn ngữ, vốn từ phong phú giúp bài văn của các em giàu cảm xúc hơn. 4.1.2. Luyện từ và câu Cần chú ý làm giàu vốn từ cho học sinh nhất là những từ chỉ hoạt động, trạng thái, từ ngữ về tình cảm, từ chỉ đặc điểm, tính chất. Học sinh khai thác từ ngữ trong dân gian theo từng chủ đề nhỏ sẽ làm tăng khá nhanh vốn từ của học sinh. Ví dụ: Tìm các từ chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên cảnh vật (bài tập 2 - trang 40 - TV4 - Tập 2) giáo viên cho học sinh thi đua làm bài theo nhóm, nhóm nào tìm được nhiều từ đúng, nhanh nhóm đó thắng. Gọi một số nhóm đọc bài của mình. VD: Tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng, tráng lệ, diễm lệ, hùng vĩ, xanh tươi, mơn mởn.... Nhờ vốn từ này học sinh có thể dễ dàng vận dụng vào tập làm văn khi miêu tả cây cối. VD: Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em yêu thích. (Bài tập 2 - trang 51 - TV4 - Tập 2) Luyện viết câu văn sáng sủa, ngắn gọn, biết sử dụng các dấu ngắt, câu đúng chỗ. Học sinh lớp 4 thường chấm phẩy tuỳ tiện, rất hiếm các em sử dụng câu cảm trong bài văn. Vì thế khi dạy luyện từ và câu giáo viên phải chú trọng luyện cho học sinh cách viết câu đủ bộ phận chính, các dạng bài tập đưa ra như sau: - Đặt câu kiểu Ai là gì ? (Ai thế nào ? Ai làm gì ? ) - Hoặc xác định chủ ngữ vị ngữ trong các câu tìm được ở bài tập 1 (TV 4 - Tập 2 - Trang 16) - Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh. - Cho trước một đoạn văn không có dấu câu (hoặc đặt sai vị trí) yêu cầu học sinh đặt dấu câu đúng chỗ cho phù hợp. * Ngoài các bài tập luyện từ và câu trong chương trình. Trong các tiết tập làm văn đặc biệt luyện tập trong tiết trả bài viết, tiết luyện tập tăng vào buổi chiều học sinh được luyện tập các dạng như sau: a) Tập diễn đạt bằng những câu sinh động, giàu hình ảnh Ví dụ: Câu chưa gợi hình ảnh: "Hai chiếc khóa bằng mạ kền đang nhìn em". -> Câu có hình ảnh: "Hai chiếc khóa bằng mạ kền sáng loáng như đôi mắt long lanh đang nhìn em". “ Những tia nắng xuyên qua kẽ lá.” -> Câu gợi hình ảnh: Những tia nắng tinh nghịch vạch từng kẽ lá, ghé mắt nhìn chúng em. + Câu chưa gợi âm thanh: "Mấy con chim hót trong bụi cây". -> Câu gợi âm thanh: "Mấy con chim nhảy nhót, hót ríu rít trong bụi cây". b) Tập cho học sinh dùng biện pháp nhân hóa Muốn nhân hóa ta thường lấy các động từ, từ chỉ đặc điểm dùng cho người để dùng cho vật. Nhân hóa cũng là cách làm cho câu văn thêm gợi cảm. Học sinh được luyện tập qua các bài tập: Đọc lại 2 bài văn tả cây cối mới học (Bãi ngô, Cây gạo) chỉ ra những hình ảnh nhân hóa có trong bài. Học sinh tự tìm và ghi kết quả ra nháp: + Búp ngô non núp trong cuống lá. Bắp ngô chờ tay người đến hái. + Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân. Sau mùa hoa cây trở về dáng vẻ trầm tư và đứng im, hiền lành. Học sinh đã vận dụng biện pháp nhân hóa để viết các câu trong bài văn: + "Mấy con chim đang hót". -> "Mấy con chim đang ríu rít trò chuyện với nhau trên cành cây". +"Cành cây in bóng xuống mặt hồ". -> "Cành cây cúi xuống vui đùa với mặt hồ ". c) Tập cho học sinh dùng biện pháp so sánh Học sinh được luyện tập thông qua bài tập: Đọc lại 3 bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) chỉ ra những hình ảnh so sánh có trong bài. Học sinh tự tìm và ghi kết quả ra nháp: + Hoa sầu riêng thơm ngát như hương cau, hương bưởi. Cánh hoa nhỏ như vẩy cá, hao hao giống cánh sen con. + Hoa ngô lúc còn nhỏ búp như kết bằng nhung và phấn. Hoa ngô lúc già xơ xác như cỏ may. + Quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi Học sinh đã vận dụng biện pháp so sánh để viết các câu trong bài văn: +"Những chiếc rễ đa chằng chịt đan quyện vào nhau, nổi lên trên mặt đất như những con trăn hoa nằm hóng gió". +"Lá mít dày hình bầu dục to như những bàn tay, xanh mướt". + “ Hương bưởi không giống bất kì một loài hoa nào.Đó là thứ hương thơm thoang thoảng mà dịu ngọt chứ không hắc như hoa sữa, hoa dạ hương.” 4.1.3. Chính tả Một bài văn hay không thể là một bài văn chữ viết xấu, sai nhiều lỗi chính tả. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn cần chú ý dạy tốt phân môn Chính tả. Điều trước tiên, bản thân giáo viên chúng ta phải phát âm thật chính xác và chú trọng khâu luyện viết chữ khó trong tiết Chính tả như: - Hướng dẫn hiểu nghĩa của từ. Muốn viết đúng học sinh phải hiểu nghĩa của từ và cách viết của từ đó.Ví dụ: Muốn biết khi nào viết “truyện”, khi nào viết “chuyện” học sinh phải phân biệt được sự khác nhau về nghĩa của 2 từ này để từ đó rút ra cách viết đúng chính tả. Nhắc lại quy tắc viết chính tả: Ví dụ: quy tắc viết hoa (viết hoa tên riêng, viết hoa đầu câu; viết hoa tu từ), quy tắc viết chữ c/k/q, g/gh, ng/ngh hay i/y... - Tự chữa những lỗi chính tả thường mắc và cách sửa những lỗi ấy Ví dụ: Viết sai Viết đúng khẻo -> khỏe bay được sa -> bay được xa no lắng -> lo lắng Đặc biệt trong các bài tập chính tả nên dạy để học sinh hiểu nghĩa từ khi viết. Giúp học sinh vận dụng phối hợp các phân môn Tiếng Việt vào bài tập làm văn một cách sáng tạo. Phân môn Tập làm văn là sự tích luỹ kiến thức của các phân môn Tiếng Việt. Có thể ví bài Tập làm văn như một toà nhà mà nguyên vật liệu là kiến thức của các phân môn Tiếng Việt, người thợ xây chính là học sinh, có nhiều nguyên vật liệu và tay nghề thành thạo của người thợ xây thì toà nhà càng to, càng đẹp. Vì thế muốn nâng cao chất lượng Tập làm văn phải giúp học sinh phối hợp các phân môn trên vào bài văn của mình một cách sáng tạo, linh hoạt. 4.2. Biện pháp 2: Rèn kĩ năng quan sát - Tìm ý 4.2.1.Quan sát Quan sát là sử dụng các giác quan để nhận biết sự vật. Dạy học sinh quan sát chính là dạy sử dụng các giác quan để tìm cho ra các đặc điểm của sự vật. Trước khi học văn miêu tả các em đã tiến hành quan sát nhưng chưa có định hướng rõ ràng. a) Hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát Quan sát làm bài văn miêu tả cây cối cần tìm ra đặc điểm riêng biệt của từng cây cối và bỏ qua những đặc điểm chung chung. VD quan sát một cây ăn quả phải nhận ra những đặc điểm riêng biệt của loại cây ăn quả đó. Để có sự khác nhau giữa quan sát tự phát với quan sát có ý thức. Trong chương trình văn tả cây cối lớp 4 có một số yêu cầu nhận biết quan sát như: Bài 1: "Tiếng Việt 4 tập 2 trang 39" Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét: Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào? Ở đây, giáo viên cần giúp HS chỉ ra được tác giả đã quan sát cây bằng những giác quan khác nhau, ở mỗi loại cây lại có cách nhìn,cảm nhận riêng: + Sầu riêng: Quan sát bằng mắt để thấy hoa, quả, thân, cành, lá...Mũi để cảm nhận hương thơm của trái. Lưỡi để biết vị ngọt, béo ngậy của sầu riêng. + Bãi ngô: Quan sát bằng mắt để thấy được cây ngô từ lúc lấm tấm đến khi ra hoa, ra bắp và thu hoạch. Tai để nghe tiếng chim hót trên vòm lá. + Cây gạo: Quan sát bằng mắt để thấy cây gạo khi vào mùa hoa, lúc hết mùa hoa và quả đã già. Tai để nghe tiếng tu hú gọi mùa trái chín. Khi học sinh quan sát bằng nhiều các giác quan thì sẽ tìm được nhiều ý và dễ dàng làm tốt các bài: VD: Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em hoặc nơi em ở (Bài 2 - trang 40 - TV4 - Tập 2). Hay: Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích (Bài tập 2 - trang 42 - TV4 - Tập 2). Học sinh thường chỉ dùng mắt để quan sát chúng ta cần hướng dẫn học sinh tập sử dụng thêm các giác quan để quan sát. Ví dụ quan sát một cây đang ra hoa thì ngoài mắt ra còn phải biết huy động của mũi để ngửi thấy mùi hương hoa, cả tai để cảm nhận những âm thanh có thể phát ra từ lá cành khi có gió thổi và cả cảm nhận của ta khi sờ vào bông hoa hoặc khi ngửi hoa.... VD: “Mùa xuân phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy.” Qua ví dụ trên, giáo viên phải chỉ cho học sinh thấy được chỉ bằng mấy câu ngắn tác giả đã tả rất hay và chính xác về lá phượng thông qua các giác quan.Tác giả ghi nhận bằng mắt nhìn (xanh um), bằng tay sờ (mát rượi), bằng lưỡi nếm (ngon lành), và cả bằng sự suy tưởng (còn e ấp ... xòe ra). Để có sự khác nhau giữa quan sát tự phát với quan sát có ý thức trong các tiết dạy văn giáo viên cần dạy cho học sinh: - Phân chia đối tượng để quan sát : Khi quan sát một cây các em cần biết phân chia cây đó thành các bộ phận sau đó chọn bộ phận hoặc đặc điểm tiêu biểu để quan sát kĩ. Ví dụ phân chia thành tán lá, thân... để quan sát. - Lựa chọn trình tự quan sát: + GV cần hướng dẫn học sinh lựa chọn trình tự quan sát thích hợp. Nếu học sinh lúng túng, GV nên gợi ý trình tự quan sát bản thân đã chuẩn bị. Có một số trình tự như sau: + Trình tự không gian: quan sát toàn bộ đến quan sát từng bộ phận hoặc ngược lại, quan sát từ trái sang phải hay từ trên xuống dưới, hay ngoài vào trong hoặc ngược lại. + Trình tự thời gian: quan sát cảnh vật, cây cối... theo mùa trong năm. Dù quan sát theo trình tự nào cũng tập trung vào bộ phận chủ yếu và trọng tâm.VD: Khi quan sát cây và gốc cây của Cây sồi già học sinh phải phát hiện ra được đặc điểm riêng của cây sồi này khác với những cây sồi khác.("...Với những cánh tay to xù xì không cân đối, khi ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười".) Dạy học sinh quan sát, giáo viên cần coi trọng tính thực tế các em không thể miêu tả hay một cái cây mà em chưa được thấy bao giờ. Nếu có điều kiện giáo viên phải dành ít nhất một tiết dẫn học sinh đi quan sát cây cối trong vườn trường và ghi chép những chi tiết quan sát được (Bài 2 Luyện tập quan sát cây cối-Tiếng Việt 4 tập 2). Khi đưa học sinh đi quan sát thực tế tôi thấy các em rất hào hứng học, kết quả quan sát của các em thu được rất phong phú và đa dạng. Điều này đơn giản hiệu quả nhưng nhiều giáo viên không làm được. b) Hướng dẫn học sinh chọn chi tiết để miêu tả Quan sát phải đi liền với chọn chi tiết, vậy khi dạy HS chọn chi tiết phải chú ý tới những vấn đề sau: - Phải chọn chi tiết đúng yêu cầu của đề ra. VD: Tả cây bàng đang đổi lá giữa mùa thu Cần hướng dẫn học sinh: + Xác định đối tượng tả ( Cây bàng ). + Thời điểm miêu tả ( Giữa mùa thu ). + Những đặc trưng riêng của đối tượng ( Vào giữa mùa thu là lúc cây bàng đã chuyển từ màu vàng sang màu đỏ. Một số lá đang rụng nên không còn dày như mùa hè. Cành cây không còn lẩn sau đám lá mà hiện ra với những đường nét cụ thể... ). Do đó, cần chọn chi tiết tả đúng cây bàng giữa mùa thu chứ không thể rập khuôn theo cách tả chung, chẳng hạn: “Tán lá xum muê, che ánh mặt trời làm mát rượi cả một góc sân.” - Phải chọn chi tiết nêu đúng đặc điểm làm rõ nét riêng của cây định tả. Giáo viên có thể cho học sinh nhận ra nét riêng biệt của từng loài cây qua dạng bài tập như: Quan sát : cây bang, cây mai và cây sầu riêng. Những chi tiết nào cần chọn để tả kĩ trong từng cây? Vì sao? Trọng tâm miêu tả trong từng cây là bộ phận nào của cây? + Cây bàng là cây cho bóng mát. Vì vậy trọng tâm miêu tả phải là vòm lá, tán lá. Khi miêu tả phải quan sát kĩ các chi tiết về lá cây: hình dáng, màu sắc, cách mọc trên cành, sự phát triển + Cây mai là loại cây hoa. Vì vậy trọng tâm miêu tả là hoa. Cần quan sát để tìm được các chi tiết tiêu biểu về vẻ đẹp của hoa mai: dáng hình, màu sắc, hương thơm và cả ý nghĩa tượng trưng của mai nữa. + Sầu riêng là loại cây ăn quả. Vì vậy trọng tâm miêu tả là quả sầu riêng. Cần quan sát kĩ để tìm được các chi tiết nổi bật của quả sầu riêng: dáng hình, màu sắc, hương thơm, vị ngọt. Về mặt này, câu đố cũng là một điển hình giúp ta chọn được chi tiết khi quan sát để tả một cái cây. Câu đố ngắn gọn, chỉ nêu một hoặc hai chi tiết của cây mà người đọc, người nghe vẫn nhận ra được cây đang nói đến. VD: Cây gì hoa đỏ như son, Cây gọi như muốn thổi cơm ăn liền. Tháng ba đàn sáo huyên thuyên Ríu ran đến đậu đầy trên lá cành. Câu đố trên chỉ nêu đúng ba chi tiết về màu sắc hoa (đỏ như son), tên gọi của cây và mùa hoa nở (tháng ba) vậy mà người nghe nhận ra ngay cây gạo. VD: Phất phơ cờ cắm trên đầu Chưa già nua đã có râu thật nhiều. Già rồi râu héo, cờ xiêu Từng hàng răng trắng sắp đều bên nhau. Câu đố này xây dựng trên đặc điểm của bắp ngô. Bắp ngô nào cũng có râu mọc từ trong lõi ra đầu bắp, được hình tượng hóa là cờ cắm trên đầu (câu 1), là râu của con người ( câu 2, 3). Hai câu cuối nêu đặc điểm về thời kì ngô chắc hạt : râu ngô héo xác xơ, đỏ vàng, các hạt ngô trắng, xếp đều thành hàng. Mỗi loài cây có đặc điểm khác nhau, cách sinh trưởng khác nhau. Qua các ví dụ trên càng khẳng định miêu tả cần quan sát thật kĩ, chọn đúng chi tiết tiêu biểu để miêu tả cây được chính xác, tránh liệt kê cách chi tiết một cách dàn trải, kể lể. - Chọn chi tiết gợi tả một cách sinh động. Tả cây bàng, ngoài vệc miêu tả sắc lá bàng, em có thể gợi lên hình ảnh cây bàng (một số cành hiện lên trơ trụi), hoặc có thể gợi lên âm thanh xào xạc của lá bàng rụng xuống, gió đưa đi trên mặt sân. Hoặc có thể so sánh cây bàng giữa mùa thu với cây bàng mùa hạ, đứng dưới gốc nhìn lên chỉ thấy một màu xanh mướt mát, còn giữa mùa thu thì nhìn lên có thể thấy những cành khẳng khiu, những mảng trời xanh... - Sử dụng được ngôn ngữ nghệ thuật để ghi lại. + Ngôn ngữ ngệ thuật ở đây là ngôn ngữ gợi tả, gợi cảm. Trong miêu tả, việc sử dụng ngôn ngữ thường được kết hợp với một số biện pháp tu từ, mà gần gũi, quen thuộc là nhân hóa, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng.. + Hướng dẫn học sinh lựa chọn từ ngữ khi miêu tả: Khi học sinh đã có vốn từ nhưng phải biết dùng đúng lúc, đúng chỗ. Để làm được điều đó phải coi trọng việc lựa chọn từ ngữ khi diễn đạt kết quả quan sát cũng như khi làm bài miêu tả. Mỗi chi tiết miêu tả thường chỉ có một từ ngữ, một hình ảnh thích hợp, do đó có tác dụng gợi hình, gợi cảm nhất. Để đạt được điều này đòi hỏi các em phải trải qua một quá trình tìm tòi, chọn lọc. Cách làm thông thường khi lựa chọn từ ngữ là so sánh các từ gần nghĩa hay trái nghĩa.Ví dụ để tả màu xanh của lá cây nên dùng các từ ngữ nào trong hàng loạt các rừ ngữ : " xanh um, xanh mướt, xanh mượt, xanh xanh..."Hay khi miêu tả vị ngọt của trái vải cần lựa chọn từ nào trong các từ" ngọt sắc, ngọt lịm, ngọt đậm, man mát..." Ngoài ra, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng có hiệu quả các từ láy tượng thanh như: vi vu, lao xao, xào xạc (tiếng gió); các từ tượng hình như : chon chót, hun hút, thăm thẳm (sâu), ngăn ngắt (xanh), mênh mông( rộng), các tính từ màu sắc: vàng hoe, vàng lịm, vàng xuộm, xanh um, xanh thẳm, xanh trong.... Thế giới âm thanh và màu sắc góp phần không nhỏ làm nên vẻ đẹp của bài văn miêu tả, giúp nó thật hơn, sinh động hơn. Cần luyện tập kiên trì để học sinh làm quen với phương pháp này và chống lại tâm lí dễ dãi, cẩu thả khi dùng từ. 4.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh tích luỹ vốn từ ngữ khi miêu tả + Tạo điều kiện để học sinh tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả - Đầu tiên là giúp các em tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả qua các bài tập đọc. Phần lớn các bài tập đọc là văn miêu tả trong chương trình học của các em là văn hay. Số lượng miêu tả ở các bài đó phong phú, cách sử dụng chúng sáng tạo. Dạy các bài tập đọc đó, giáo viên cần chỉ ra các từ ngữ miêu tả, chon một hai trường hợp đặc sắc để phân tích cái hay cái đẹp của tác phẩm. Ví dụ bài tập đọc Sầu riêng ở lớp 4, giáo viên cần chỉ ra hàng loạt các tính từ, động từ , cách so sánh được dùng trong bài để tả cây, dáng cây sầu riêng, hoa, quả, mùi vị của trái sầu riêng. Có rất nhiều bài tập đọc mà mật độ từ ngữ miêu tả đậm đặc và cách dùng chúng thật hay, thật đa dạng. Cần tận dụng vốn quý này để nhân vốn từ ngữ miêu tả cho các em.Giáo viên còn có thể khuyến khích học sinh có sổ tay từ ngữ miêu tả sau mỗi bài tập đọc. Qua mỗi bài tập đọc và cách làm ấy các em sẽ tích luỹ được những câu văn hay, những từ ngữ miêu tả giàu hình ảnh. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê, phân loại các từ ngữ có trong các bài tập đọc để phục vụ cho các dạng bài văn miêu tả theo mẫu sau: STT Tên bài Tả cây cối Tả con vật 1 Bè xuôi sông La vàng hoe trong veo, lim dim, đằm mình, long lanh 2 Sầu riêng thơm đậm, ngào ngạt, quyến rũ, thơm ngát, trắng ngà, lác đác, li ti, lủng lẳng, khẳng khiu, cao vút 3 Hoa học trò xanh um, mát rượi, đỏ rực 4 Đường đi Sa Pa âm âm, tím nhạt, nồng nàn đen huyền, trắng tuyết, đỏ son, dịu dàng, lướt thướt 5 Ăng - co Vát cao vút, cổ kính 6 Con chuồn chuồn nước xanh rì rào, rung rinh lấp lánh, rung rung, bay vọt lên, lướt nhanh, nhỏ xíu, thung thăng 7 Con chim chiền chiện bay vút vút cao, bay, sà, chan chứa - Các tiết học Luyện từ và câu cũng là dịp để các em hiểu rõ nghĩa của từ mà còn mở rộng chúng khi tìm các từ gần nghĩa hoặc trái nghĩa.Ví dụ giáo viên hướng dẫn học sinh thấy bên cạnh tính từ vàng thì còn hàng loạt các từ gần nghĩa khác như vàng, vàng mượt, vàng suộm...... 4.4. Biện pháp 4: Rèn kĩ năng sắp xếp ý tạo thành một đoạn văn, liên kết đoạn thành bài văn Ở nội dung dạy văn miêu tả, sách Tiếng Việt 4 mới đã chú ý tới rèn kỹ năng viết đoạn văn cho học sinh. Ở sách cũ học sinh được làm một bài văn hoàn chỉnh theo trình tự: Quan sát, tìm ý - Lập dàn ý - Miệng - Viết bài nhưng sách TV 4 mới khi dạy tập làm văn không dạy theo quy trình như vậy mà học sinh học cách viết đoạn, viết mở bài, kết bài. Sau đó học sinh tổng hợp lại thành một bài văn hoàn chỉnh. Để liên kết đoạn được tốt thì rèn kỹ năng sắp xếp ý tạo thành đoạn văn rất quan trọng, học sinh phải tả theo một trình tự nhất định. Sau khi học sinh đã quan sát, lựa chọn tìm ý, giáo viên cần hướng dẫn học sinh lập dàn ý và sắp xếp ý: + Mở bài: Giới thiệu cây sẽ tả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (cây gì, mọc ở đâu,..). + Thân bài: Miêu tả cây từ khái quát đến cụ thể (hoặc có thể ngược lại). - Tả bao quát: nhìn từ xa xây cao, to như thế nào? Dáng của cây ra sao? Khi đến gần, cây có gì đặc biệt? Cây trong mùa thay lá, đang mùa trổ hoa, đang kết hoa hay mùa quả chín? - Tả chi tiết: Thân cây to hay nhỏ, hình dáng màu sắc như thế nào? Lá cây có gì đặc biệt? Hình dáng kích thước lá? Hoa có gì đặc biệt, màu sắc, hương thơm như thế nào? Quả như thế nào? Màu sắc, mùi vị ra sao? + Kết bài: Nêu cảm nghĩ, nhận xét về cây được tả theo cách mở rộng hoặc không mở rộng. Ví dụ: Hướng dẫn học sinh quan sát cây vải thiều và lập dàn ý: + Mở bài: Giới thiệu xuất sứ cây vải + Thân bài: * Quan sát theo trình tự không gian: - Nhìn từ xa cây vải như một cây súp lơ xanh khổng lồ. - Cây vải phải có đến hai, ba chục năm tuổi, thân to phải một vòng ôm của người lớn. - Vỏ xù xì. - Rễ bò lan khắp mặt đất giống những con trăn đ
File đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_hoc_t.doc