Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử lớp 4,5

Có nhà giáo dục trẻ đã nói: “Trẻ không sợ học mà chỉ sợ những tiết học đơn điệu nhàm chán”. Ở bậc tiểu học, do đặc điểm học sinh hiếu động, tư duy được hình thành từ trực quan sinh động, nên những khái niệm, sự kiện rất dễ nhớ và rất dễ quên. Đặc biệt là những sự kiện lịch sử, hiện tượng địa lý, hay những kiến thức về khoa học. Nếu như những sự kiện kiến thức hiện tượng đó được thể hiện bằng những hình ảnh sống động, đoạn phim, tư liệu tham khảo màu sắc đẹp kết hợp âm thanh chắc chắn tiết học sẽ hiệu quả, học sinh nắm bài thích học hơn những tiết học chỉ với tranh tĩnh, bảng phấn.của giáo viên, học sinh chóng mệt mỏi, tiếp thu bài kém hơn.

Dạy học ngày nay không thể áp dụng phương pháp dạy học ngày xưa: thầy đọc trò chép, mà dạy học ngày nay ngoài việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học đa dạng phong phú, sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả. Điều quan trọng là trong quá trình dạy học mỗi giáo viên cần biết lựa chọn phương pháp, hình thức như thế nào vào giảng dạy, giúp học sinh hứng thú học tập hơn, nắm sâu kiến thức góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.

Vậy thế nào là nâng cao chất lượng dạy lịch sử cho học sinh? Nghĩa là giáo viên có thể sử dụng các đồ dùng thiết bi dạy học hiện đại, bài giảng điện tử,máy chiếu, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu LS và bằng thiết bị dạy học hiện đại làm cho nó sống lại, hiện lại quá khứ lịch sử, bổ sung thêm kiến thức để bài học chất lượng, giờ học hiệu quả.

 

docx 30 trang Chí Tường 20/08/2023 4261
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử lớp 4,5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử lớp 4,5

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử lớp 4,5
nh thức bên ngoài của nhân vật. Giáo viên cần sử dụng và khai thác tốt những bức ảnh này để phục vụ nội dung bài học. 
- Khi trình bày về nhân vật, phải cho học sinh biết nhân vật lịch sử đó là người như thế nào? (Sinh ra khi nào? Ở đâu? làm gì? có đặc điểm, tính cách gì
 nổi bật...). Phải khơi gợi để học sinh tự tìm hiểu về nhân vật trước tiết dạy.
- Phải mô tả và tường thuật (hay kể lại) những hoạt động của họ để làm cơ sở cho việc đánh giá khách quan, công lao của các nhân vật đó đối với lịch sử
- Trên cơ sở khai thác những nội dung đó, giáo viên tiến hành giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh về lòng biết ơn, sự khâm phục, kính trọng đối với nhân vật lịch sử.
Thông thường đối với dạng bài này giáo viên nên sử dụng các phương pháp như kể chuyện, sắm vai .... Giáo viên có thể vừa là người dẫn chuyện, trực tiếp kể chuyện có thể là người dẫn dắt, gợi ý giúp học sinh nắm vững cốt truyện. Ngoài ra có thể cho học sinh sắm vai.
Ví dụ: Khi dạy bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”, giáo viên có thể dùng nhiều phương pháp như: 
 - Phương pháp kể chuyện: Tìm hiểu về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành: “ Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/05/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bố tên là Nguyễn Sinh Sắc và mẹ là Hoàng Thị Loan. Thuở nhỏ Nguyễn Tất Thành còn có tên gọi là Nguyễn Sinh Cung. Lớn lên trong bối cảnh nước mất, phải sống trong cảnh tủi nhục. Nguyễn tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh đất nước và nổi thống khổ của nhân dân ...”
- Phương pháp sắm vai: Ở cuộc gặp gỡ giữa Nguyến Tất Thành và anh Lê:
“ Anh Thành: - Anh Lê, anh có yêu nước không ?
Anh Lê: - (Ngạc nhiên) Tất nhiên là có chứ. 
Anh Thành : - Anh có thể giữ bí mật được không?
Anh Lê : - Có !
Anh Thành: - Tôi muốn ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác.Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, nhất là những lúc ốm đau. Anh muốn đi với tôi không?
Anh Lê: - Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi ?
Anh Thành: - Đây, tiền đây – Anh Thành vừa giơ hai bàn tay ra vừa nói – Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ những việc gì để sống và để đi. Thế thì anh cùng đi với chúng tôi chứ ? ....”
2.1.2. Dạy bài nội dung về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến thắng, chiến dịch, tiến công, 
Loại bài này chiếm tỉ lệ khá cao trong chương trình lịch sử lớp 4,5. Đây
 là loại bài có nội dung hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của học sinh. Do đó, giáo viên phải tái hiện sự kiện sinh động cụ thể. Sử dụng câu hỏi về sự phát sinh của sự kiện: Nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp hay hoàn cảnh,bối cảnh lịch sử của sự kiện. Đây là một đặc điểm tư duy lịch sử cần hình thành từng bước cho học sinh.
Mặt khác, đối với loại bài này phần quan trọng nhất là trình bày diễn biến, phát triển của sự kiện lịch sử. Vì vậy phải cho học sinh nắm vững mốc thời gian bắt đầu diễn ra sự kiện, địa danh, nhân vật lịch sử, các đường tiến công, diễn biến trận đánh ...... bằng cách nêu vấn đề, câu hỏi .....
Sau phần diễn biến là hướng dẫn học sinh tìm hiểu kết quả sự kiện đó và rút ra ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm. Đối với loại bài này giáo viên giúp học sinh nhận thức mối quan hệ nhân quả của sự kiện, thắng lợi hay thất bại đều có ảnh hưởng nhất định đối với lịch sử.
Hầu hết các bài đều có lược đồ, bản đồ, GV cần phải hướng dẫn HS xác định và mô tả được vị trí, khu vực, địa bàn nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa. Đặc biệt cần trình bày được diễn biến trên lược đồ.
Học sinh phải biết miêu tả, tường thuật kết hợp với trực quan là những phương pháp chủ đạo. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tự tìm hiểu về tư liệu lịch sử rồi mô tả, tường thuật lại diễn biến của sự kiện, giáo viên có vai trò hổ trợ, bổ sung giúp học sinh tái hiện lại lịch sử, xây dựng lại biểu tượng lịch sử một cách hoàn chỉnh hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ” giáo viên cần kết hợp trực quan với tường thuật để tái hiện 3 đợt tấn công của quân ta vào Điện Biên Phủ (Sử dụng lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ - giáo viên vừa
 tường thuật vừa chỉ trên lược đồ) chẳng hạn:
“Ngày 13/03/1954, quân ta nổ súng mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong suốt 5 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân ta lần lượt tiêu diệt các vị trí phòng ngự quan trọng của địch ở phía Bắc như: Đồi Him Lam, Đồi Độc Lập, Bản Kéo. Trong đợt tiến công này xuất hiện nhiều tấm gương anh dũng, trong đó hình ảnh anh Phan Đình Giót ở trận đánh đồi Him Lam đã lấy thân mình lấp lổ Châu Mai cho đồng đội xong lên tiêu dịch địch là một tấm gương như thế ...”
2.1.3. Dạy các bài có nội dung về thành tựu văn hóa, khoa học - kĩ thuật
Trong chương trình lớp 4 có 04 bài, lớp 5 có 5 bài. Khi dạy, GV cần lưu ý: 
- Phải mô tả được những đặc điểm nổi bật của công trình kiến trúc: quá trình xây dựng, quy mô, cấu trúc, kiểu dáng, nét điêu khắc, chạm trổ.
- Hoặc mô tả cách tổ chức giáo dục - thi cử/nội dung giáo dục của một thời kì
- Nêu được các thành tựu cơ bản về văn học, khoa học trong thời kì đó.
- Giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ các công trình nghệ thuật kiến trúc, văn hóa, khoa học cho HS. 
Trong mỗi bài này GV cần khai thác triệt để tranh ảnh SGK và sưu tầm được.
2.1.4. Dạy các bài có nội dung về tình hình kinh tế - chính trị, văn hoá- xã hội...
- Trong chương trình lớp 4 là các bài: bài 1, bài 12, bài 15, bài 22, bài 26
- Trong chương trình lớp 5 là các bài: bài 4; bài 12; bài 13; bài 16; bài 19; bài 21; bài 27 và bài 28
- Dạng bài này có nhiều ở phần lịch sử lớp 4,5, nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở nước ta sau mỗi thời kỳ (giai đoạn nhất định). 
- Để dạy tốt dạng bài này giáo viên cần:
+ Phải mô tả được: Tình hình nước ta (cuối thời kỳ hay sau thời kỳ nào đó) như thế nào? (tình cảnh đất nước, chính quyền, cuộc sống của nhân dân như thế nào?)
+ Trong tình cảnh đó chính quyền (hay nhân dân, nhân vật lịch sử) đã làm gì, làm như thế nào?
+ Kết quả của việc làm đó.
- Vì vậy, khi dạy loại bài này giáo viên triệt để sử dụng phương tiện trực quan: tranh ảnh, kênh hình kết hợp với mô tả sinh động nhằm tái tạo hình ảnh sinh động về sự kiện, hiện tượng, rèn luyện kỹ năng mô tả, nhận xét, đánh giá, so sánh, cảm nhận và liên hệ để học sinh thấy rõ giá trị văn hoá nghệ thuật trong đời ssống tinh thần.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Vượt qua tình thế hiểm nghèo” giáo viên phải giúp học sinh năm được: 
- Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám như thế nào? (Khó khăn chồng chất: Các đế quốc, các thế lực phản động chống phá cách mạng; lũ lụt, hạn hán, nông nghiệp đình đốn dẫn tới nạn đói, nạn dốt...)
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm gì để giải quyết nạn đói, nạn dốt và giặc ngoại xâm? (Lập “ Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “ Ngày đồng tâm”, Kêu gọi tăng gia sản xuất với khẩu hiệu: “ Không một tấc đất bỏ hoang!”, “ Tấc đất tấc vàng”, Phát động “ Tuần lễ vàng”. Phát động phong trào xoá nạn mù chữ; Ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo...)
- Kết quả của những biện pháp đó là gì? (Từng bước đẩy lùi giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm)
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Nước ta cuối thời Trần”, giáo viên phải giúp học sinh nắm được:
- Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào? (Đất nước suy yếu; vua quan ăn chơi sa đọa; đời sống nhân dân khổ cực, bị áp bức bóc lột; nhân dân và một số quan lại bất bình)
- Trước tình hình đó, Hồ Quý Ly đã làm gì? (Truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ; rời thành về tây Đô; đổi tên nước là Đại Ngu; thực hiện nhiều cải cách)
2.2. Loại bài ôn tập, tổng kết
Loại bài này nhằm hệ thống hóa và củng cố lại những kiến thức đã học cho HS sau mỗi một thời kì (giai đoạn lịch sử), giúp các em năm vững kiến thức cơ bản, nhận thức lịch sử một cách sâu sắc, toàn diện. Loại bài này có 03 bài ở lớp 4 và  bài ở lớp 5. Để dạy tốt bài này, GV phải thu hút tất cả HS vào công việc, phát huy cao nhất tính tích cực của HS trong việc trao đổi những câu hỏi mà GV đặt ra, thực hiện các công việc như vẽ sơ đồ, lập bảng niên biểu, thống kê, tìm các dẫn chứng, Đây là yêu cầu quan trọng để phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn. GV vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa kết hợp với vấn đáp – tìm tòi, tổ chức làm việc theo nhóm cho HS, trò chơi như đố vui lịch sử, đi tìm địa chỉ đỏ, hái hoa dân chủ, 
Ngoài ra, giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho học sinh, lựa chọn phương pháp phù hợp để mạng lại hiệu quả tiết dạy cao. Đặc biệt giáo viên dựa vào câu hỏi trong SGK, thiết kế hệ thống câu hỏi cho học sinh chuẩn bị trước. Trong tiến trình dạy học, giáo viên phải thu hút học sinh vào công việc, phát huy cao nhất tính tích cực của học sinh trong việc trao đổi những câu hỏi mà giáo viên đặt ra, thực hiện các công việc như vẻ sơ đồ, lập bảng niên biểu, thống kê, tìm các dẫn chứng.... Đây là yêu cầu quan trọng để phát triển tư duy, rèn luyện kỷ năng rèn luyện bộ môn.
Thông thường đối với dạng bài ôn tập, tổng kết, giáo viên vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp (phân tích, tổng hợp, khái quát hoá) kết hợp với vấn đáp – tìm tòi, tổ chức làm việc theo nhóm. Tuỳ từng phần nội dung cụ thể mà giáo viên lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Trong đó, hoạt động nhóm, báo cáo kết quả là những phương pháp chiếm nhiều thời gian nhất ngoài ra có thể sử dụng trò chơi lịch sử. Vì vậy, trong tiết dạy, việc ƯDCNTT có hiệu quả nâng cao chất lượng dạy- học là không thể thiếu và rất quan trọng.
Ví dụ: Khi dạy bài “Ôn tập: Chín năm kháng chiến, bảo vệ độc lập dân tộc (1945-1954)”, sau khi vào bài, giáo viên có thể nêu hệ thống câu hỏi (dựa vào SGK) để học sinh suy nghĩ và tập trung giải quyết các vấn đề:
- Tình hình đất nước sau Cách Mạng Tháng 8 Thành công
- Chín năm kháng chiến chống pháp bắt đầu năm nào? Kết thúc vào năm nào?
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch thể hiện điều gì ?
3. Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên phát huy tính tích cực của học sinh khi học phân môn Lịch sử
3.1. Phát huy tính tích cực của học sinh khi đọc và phân tích tư liệu
Ngoài việc dạy học theo chương trình môn Lịch sử, giáo viên cần lồng ghép những kiến thức đã học vào các môn học khác để từ đó các em ghi nhớ kiến thức cũ và tích hợp nội dung mới giúp các em ghi nhớ một cách có hệ thống. Học sinh muốn tiếp thu tri thức mới cần có sự hướng dẫn của giáo viên bằng một hệ thống câu hỏi phù hợp. Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học nhằm chuyển tải ý đồ của thầy thành nhiệm vụ học tập của trò. Hướng cho kiến thức lịch sử đến với các em bằng nhiều kênh thông tim khác nhau để học sinh am hiểu và nắm bắt kiến thức một cách vững chắc hơn chư không phải là những bài giảng nhàm chán thiếu hấp dẫn.
 Phương pháp dạy và học bây giờ là hạn chế tối đa việc học thuộc lòng. Để học sinh dễ hiểu, dễ nắm được những sự kiện, thời gian lịch sử, cần rèn cho học sinh kĩ năng đọc và phân tích tư liệu. Ví dụ: Các kênh chữ nhỏ trong bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm, phân tích, giúp các em hiểu những thông tin do kênh chữ nhỏ cung cấp sau khi đi vào tìm hiểu những sự kiện qua kênh chữ lớn. Giáo viên dựa vào các câu hỏi trong sách giáo khoa ở giữa bài và cuối bài chuẩn 
bị hệ thống câu hỏi phù hợp, vừa sức giúp cho các em phát huy khả năng nói. 
Ví dụ ở bài: “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyến lãnh đạo (năm 938)” 
Các em muốn biết nguyên nhân nào có trận Bạch Đằng , thì các em phải đọc thầm kênh chữ nhỏ và nắm được thông tin ở đầu bài 
Hoặc bài: “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”
Để biết được tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất, các em đọc thầm kênh chữ nhỏ nắm chắc nội dung kênh chữ sau đó trả lời câu hỏi: 
Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nước ta như thế nào ? (Sau khi Ngô Quyền mất triều đình lục đục, tranh nhau ngai vàng..). 
Hay bài: “Thành thị ở thế kỉ XVI – XVII”
Để các em mô tả đúng ba thành thị lớn của nước ta thế kỉ XVI – XVII, giáo viên cần tiến hành theo các bước sau: 
- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK hoàn thành bảng thống kê sau:
 Đặc điểm
Thành thị
Dân cư
Quy mô thành thị
Hoạt động
buôn bán
Thăng Long
Đông dân hơn nhiều thành thị ở châu Á
Lớn bằng thành thị ở một số nước châu Á
Những ngày chợ phiên, dân các vùng lân cận gánh hàng hóa đến đông không thể tưởng tượng được.
Buôn bán nhiều mặt hàng như áo, tơ lụa,
 Phố Hiến
Có nhiều dân nước ngoài như Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp.
Có hơn 2000 nóc nhà của người nước khác đến ở.
Là nơi buôn bán tấp nập.
 Hội An
Là dân địa phương và các nhà buôn Nhật Bản.
Phố cảng đẹp và lớn nhất Đàng Trong
Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán
- Bước 2: Yêu cầu mỗi nhóm mô tả về một thành thị.
- Bước 3: Nhận xét, tuyên dương nhóm mô tả đúng.
 Cách học này giúp các em mô tả đúng về thành thị và ghi nhớ kiến thức đã học.
3.2. Phát huy tính tích cực của học sinh khi quan sát và kể lại, trình bày lại diễn biến cuộc kháng chiến qua bản đồ , lược đồ, 
Qua 3 bài đầu của môn Lịch sử - Địa lí lớp 4 đã hướng dẫn cho các em kĩ
năng quan sát, chỉ, mô tả, kể những sự kiện lịch sử trên bản đồ, lược đồ. Vì vậy,
một số bài có bản đồ, lược đồ, giáo viên cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, dễ cho học sinh quan sát. Phóng to để hấp dẫn, thu hút sự chú ý, giúp các em có ấn tượng sâu sắc và không bị quên lãng khi học xong.
Giáo viên chuẩn bị một hệ thống câu hỏi phù hợp, vừa sức, giúp các em phát huy kĩ năng nói, khả năng diễn đạt khi kể hoặc trình bày, diễn biến theo bản đồ hoặc lược đồ.
Ví dụ bài: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981)”. Để học sinh trình bày được diễn biến cuộc kháng chiến, tôi xây dựng câu hỏi như sau:
 	1. Quân Tống xâm lược nước ta vào thời gian nào?
 	2. Chúng tiến vào nước ta theo mấy đường, là những đường nào?
 	3. Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở những đâu để đánh giặc?
 	4. Kể lại hai trận đánh lớn giữa quân ta và quân Tống?
 	5. Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào?
Các bước tiến hành: 
- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi.
- Bước 2: Yêu cầu trình bày các câu hỏi: 1em nêu câu hỏi, 1 em trả lời, vừa trình bày vừa chỉ lược đồ, nhóm khác nhận xét.
- Bước 3: Gọi 1 số em trình bày toàn bộ diễn biến cuộc kháng chiến. 
- Bước 4: Nhận xét, tuyên dương nhóm trình bày đúng.
Biện pháp này giúp các em hứng thú trong học tập, ghi nhận các mốc thời gian, sự kiện lịch sử chính xác và nhớ lâu.
 	3.3. Phát huy tính tích cực của học sinh trong kĩ năng quan sát và phân tích qua tranh ảnh (làm bài tập trắc nghiệm) để hiểu và nhớ thời gian lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử.
Các bài Lịch sử lớp 4,5 đa số bài nào cũng có kênh hình minh họa giúp học sinh hình dung rõ hơn các sự kiện lịch sử của từng giai đoạn lịch sử. Giáo viên nắm vững kiến thức lịch sử để qua các hình ảnh giới thiệu cho học sinh. Các em bằng cặp mắt quan sát, óc phân tích của mình, các em sẽ mô tả, trình bày, nêu nội dung tranh, làm bài tập, từ đó giúp các em ghi nhớ sâu sắc những hình ảnh của lịch sử để lại.
 	Ví dụ bài: Trịnh – Nguyễn phân tranh . Các em quan sát lược đồ để biết
được địa phận Bắc triều – Nam triều và Đàng Trong, Đàng Ngoài, sông Gianh
là nơi chia cắt đất nước (thế kỉ XVI).
 	Bài: “Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789)”. Yêu cầu dựa vào lược đồ hình 1 Hãy kể lại trận Ngọc Hồi, Đống Đa .
 	Hay bài: “Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)” . Các em quan sát lược đồ hình 1 và nêu nội dung tranh (Vẽ cảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận). 
 	Khi dạy bài: “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938)”. Sau khi học xong bài này, nhớ đến Ngô Quyền là nhớ ngay chiến thắng Bạch Đằng vang dội năm 938.
 	Ví dụ: Khi dạy bài: “Ôn tập”, để giúp các em ôn lại kiến thức đã học giúp các em nhớ lâu sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử, giáo viên có thể cho học sinh làm bài sau: 
 Nối mỗi sự kiện ở cột A với tên một nhân vật lịch sử ở cột B sao cho
đúng: 
A
B
a. Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938).
1. Đinh Bộ Lĩnh
b. Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước.
2. Lý Thường Kiệt
c. Dời đô ra Thăng Long.
3. Ngô Quyền
d. Xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt
4. Lý Thái Tổ
Các bước tiến hành như sau: 
- Bước 1: Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học, thảo luận nhóm đôi: Nối mỗi sự kiện ở cột A với tên một nhân vật lịch sử ở cột B. 
- Bước 2: Yêu cầu các nhóm trình bày từng ý, nhóm khác nhận xét.
- Bước 3: Nhận xét, tuyên dương chung.
Với cách làm này giúp học sinh nhớ lâu những sự kiện lịch sử nối liền với những nhân vật lịch sử tiêu biểu.
3.4. Phát huy tính tích cực của học sinh qua các hình thức tự học tập và đánh giá. 
Muốn học sinh nhớ lâu và không bị sai lệch thời gian, nhân vật, sự kiện lịch sử thì giáo viên phải tổ chức nhiều hình thức học tập, các hình thức vừa mang tính khoa học, mềm dẻo, vừa mang tính thực tế sâu sắc. Phối hợp các hình thức khác nhau để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học. Phát huy tính độc lập suy nghĩ, sáng tạo, mạnh dạn trình bày ý kiến riêng, hăng hái và biết bảo vệ ý kiến của mình đồng thời biết lắng nghe ý kiến người khác, chia sẻ, hợp tác công việc với bạn.
 	 Ví dụ: Khi dạy bài: “Nước ta cuối thời Trần”.
Câu hỏi giữa bài: Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào ? 
 Giáo viên cho học sinh làm bài tập : Viết tiếp vào chỗ chấm trong các câu sau đây cho đủ ý về tình hình nước ta cuối thời Trần:
 - Vua quan (1).
 - Những kẻ có quyền thế..(2) của dân để làm giàu.
 - Đời sống của nhân dân(3).
 (Từ cần điền: ngang nhiên vơ vét; vô cùng cực khổ; ăn chơi sa đọa).
 Các bước tiến hành như sau: 
- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, suy nghĩ tìm từ thích hợp để điền vào chỗ .
- Bước 2: Yêu cầu trình bày các ý, các em khác nhận xét.
- Bước 3: Nhận xét, tuyên dương học sinh làm đúng.
Cách học này giúp các em nhớ lâu, nhớ chính xác sự kiện lịch sử đã diễn ra. Tạo cho các em ý thức học tập tích cực.
 Hay bài: “Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786)”
 	Câu hỏi: Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc khi nào ? Ai là người chỉ huy ? Mục đích của cuộc tiến quân là gì ? 
Giáo viên chuẩn bị nội dung bài tập vào bảng phụ như sau :
 	 a. Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1771. Do Nguyễn Huệ tổng chỉ huy để tiêu diệt chúa Trịnh, thống nhất giang sơn.
 	 b. Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1786. Do Nguyễn Nhạc tổng chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh.
 	c. Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc vào năm 1786. Do Nguyễn Huệ tổng chỉ huy để lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
 Các bước tiến hành như sau: 
- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, suy nghĩ chọn ý trả lời đúng và viết chữ cái a ( b, c ) vào bảng con. 
- Bước 2: Yêu cầu dơ bảng, nhận xét bài làm.
- Bước 3: Nhận xét, tuyên dương học sinh làm đúng.
Cách học này khuyến khích các em giải thích lí do tại sao sai, giúp học sinh tự tìm ra kiến thức, ghi nhớ kiến thức đã học.
Khi dạy bài: “Nhà Lý dời đô ra Thăng Long”
Câu hỏi ở giữa bài : Vua Lý Thái Tổ suy nghĩ như thế nào mà quyết định dời đô về thành Đại La ?
 	Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi như sau : 
Điền từ thích hợp (dân cư không khổ; ở trung tâm đất nước; cuộc sống ấm no ; từ miền núi chật hẹp) vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn nói về suy nghĩ của vua Lý Thái Tổ khi quyết định dời đô về thành Đại La.
 	Vua thấy đây là vùng đất ........................(1) đất rộng lại bằng phẳng .........................(2) vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Càng nghĩ, vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng được.......................................(3) thì phải dời đô..............................(4) Hoa Lư về vùng đất đồng bằng rộng lớn màu mỡ này.
Các bước tiến hành: 
- Bước 1: Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK, thảo luận nhóm đôi suy nghĩ tìm từ thích hợp điền vào chỗ .sao cho phù hợp
- Bước 2: Yêu cầu trình bày các ý, các em khác nhận xét.
- Bước 3: Nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng.
 Cách học này tạo cho các em ý thức học tập tích cực.
Hoặc bài: “ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”
Để học sinh trả lời đúng câu hỏi giữa bài và ghi nhớ những việc Đinh Bộ Lĩnh đã làm được. Giáo viên xây dựng câu hỏi như sau :
- Những việc Đinh Bộ Lĩnh đã làm được là : 
a. Thống nhất giang sơn lên ngôi Hoàng Đế.
b. Chấm dứt thời kì đô hộ phong kiến phương bắc, mở đầu cho thời kì độc lập dân tộc lâu 

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_nang_ca.docx