Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS

Trong nhà trường, người giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào tạo, rèn luyện, phát triển trí tuệ và nhân cách cho thế hệ trẻ, đội ngũ giáo viên góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Bối cảnh kỹ thuật công nghệ nước nhà đang phát triển đã tạo ra sự chuyển dịch, định hướng giá trị. Giáo viên không chỉ đóng vai trò truyền đạt tri thức mà còn phải phát triển cảm xúc, thái độ, hành vi của học sinh, đảm bảo người học làm chủ được và biết ứng dụng hợp lý những tri thức đó, giáo viên phải quan tâm phát triển ở học sinh ý thức về giá trị đạo đức, tinh thần, thẩm mỹ, tạo nên bản sắc tồn tại của loài người, vừa kế thừa, phát triển các giá trị truyền thống, vừa sáng tạo những giá trị mới thích nghi với thời đại mới.

Xã hội đang biến đổi nhanh, người giáo viên phải có ý thức, có nhu cầu và có tiềm năng không ngừng hoàn thiện về đạo đức, nhân cách, chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo trong hoạt động sư phạm. Ngày nay, giáo viên không còn là người đóng vai trò truyền đạt kiến thức mà là người gợi mở hướng dẫn, tổ chức, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động của học sinh. Giáo viên có năng lực sư phạm là người biết giúp đỡ học sinh tiến bộ nhanh trên con đường học tập tự lực, kết hợp thành công việc giảng dạy tri thức với giáo dục giá trị và phát triển tư duy.

 

doc 48 trang Chí Tường 20/08/2023 6820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS
ực hiện
+ Lực lượng phối hợp
+ Lãnh đạo phụ trách
+ Công việc bổ sung
- Kế hoạch chỉ đạo công tác chủ nhiệm phải được thực hiện trong suốt cả năm học, phải được xây dựng trước khi thực hiện tức là trước tuần học đầu tiên. Kế hoạch chủ nhiệm trước khi xây dựng phải được bàn và thảo luận trong buổi họp chủ nhiệm, được sự đóng của GVCN sau đó mới thực hiện.
- Khi xây dựng xong kế hoạch, BGH sẽ giao kế hoạch đó tới các đ/c GVCN. Từ kế hoạch chung của nhà trường, dựa vào tình hình thực tế của lớp mình, GVCN xây dựng kế hoạch riêng cho các lớp. Khối trưởng phụ trách chủ nhiệm sẽ ký duyệt vào kế hoạch riêng mà GVCN đã xây dựng.
- Kế hoạch xây dựng xong phải thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đã xây dựng.
VD: Kế hoạch chủ nhiệm của nhà trường năm học 2016-2017 (Phụ lục 1).
	Biện pháp 3: Nhà trường xây dựng chỉ tiêu về công tác chủ nhiệm ngay từ đầu năm.
	Từ chỉ tiêu đã xây dựng của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm đăng ký chỉ tiêu cho lớp mình.
	Mục tiêu: Chỉ tiêu của trường là chỗ dựa cơ bản để GVCN xây dựng chỉ tiêu cho lớp, từ chỉ tiêu đó GVCN có biện pháp thực hiện đảm bảo chỉ tiêu đã đề ra. Trong quá trình xây dựng chỉ tiêu chung, Ban Giám hiệu nhà trường phải xây dựng theo 2 mặt đạo đức và học lực, xây dựng chỉ tiêu theo khối những lớp chất lượng cao của nhà trường và đối với những lớp đại trà để từ đó làm căn cứ cho đánh giá thi đua các lớp vào cuối kì và đặc biệt cuối năm học. Cũng chính từ những chỉ tiêu này, Ban Giám hiệu và Ban thi đua nhà trường lấy đó làm căn cứ để xếp loại GVCN cuối năm học.
	- Tìm hiểu thông tin về HS lớp chủ nhiệm và xây dựng kế hoạch giáo dục đối tượng HS.
	- Xây dựng tập thể lớp HS tự quản.
	- Tổ chức tiết sinh hoạt tập thể lớp hàng tuần (nội dung, hình thức).
	- Thực hiện nội dung chương trình chính khóa giáo dục ngoài giờ lên lớp (theo chỉ đạo chung của nhà trường do GVCN chủ động tổ chức hoặc giúp HS tổ chức).
	- Công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường (Đoàn TNCSHCM, GV bộ môn, GVCN khối).
	- Công tác phối hợp với lực lượng giáo dục ngoài nhà trường (Gia đình HS, chi hội CMHS, chính quyền địa phương đoàn thể xã hội, cơ quan chức năng, tổ chức kinh tế ở địa phương).
	- Thực hiện việc đánh giá xếp loại HS theo quy định.
	- Thực hiện hồ sơ sổ sách và chế độ báo cáo về tình hình lớp với hiệu trưởng nhà trường.
	- Kết quả học tập, rèn luyện của HS lớp chủ nhiệm.
	Mỗi tiêu chí đều có 1 thang điểm. Và trên cơ sở tự đánh giá của GVCN, đánh giá của các GVCN cùng khối lớp, của các GV bộ môn dạy lớp của GVCN được đánh giá, GV làm công tác đoàn TNCSHCM và lãnh đạo nhà trường để xếp loại GVCN ở các mức: Tốt, khá, TB, thậm chí chưa đạt yêu cầu.
	Qua sự đánh giá của nhà trường đối với GVCN cuối học kì, cuối năm học, GVCN đã nhìn nhận mình kịp thời khắc phục những hiệu quả tồn tại để từ đó cố gắng phấn đấu đạt yêu cầu đề ra.
Biện pháp 4: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên đối với GVCN lớp:
Công tác bồi dưỡng GVCN lớp là vô cùng cần thiết. Xu thế xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi người GVCN cần phải có tư duy đổi mới kịp với thời kì hội nhập không chỉ đối với chuyên môn mà còn đối với công tác chủ nhiệm. Do vậy, nhà trường đã xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm về công tác bồi dưỡng đối với GVCN. Để công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả, nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dưới những hình thức sau:
- Bồi dưỡng các lớp do các cấp tổ chức: Công tác này thường thực hiện vào đầu năm học. Qua các lớp bồi dưỡng này GV được trang bị những kiến thức lý thuyết, những cơ sở lý luận về công tác chủ nhiệm cũng như những nhiệm vụ cụ thể trong công tác chủ nhiệm của năm học hiện hành.
- Bồi dưỡng GVCN qua trải nghiệm thực tế: Tổ chức cho GVCN được đi dự các tiết sinh hoạt, chủ nhiệm của trường bạn để nâng cao kiến thức thực tiễn.
Qua việc học hỏi thực tiễn trường bạn GV đã rút ra được nhiều kinh nghiệm, được học tập cách xử lý tình huống đối với HS của những GVCN nhiều kinh nghiệm. Từ đó, hiệu quả công tác chủ nhiệm được nâng lên rõ rệt.
- Tổ chức các tiết chuyên đề cấp trường GVCN từng khối lớp ở các phân môn: Sinh hoạt lớp, HĐNGLL Qua các tiết chuyên đề cấp trường GVCN được dự giờ, được học hỏi về cách thức tổ chức 1 tiết học đối với GVCN, cách tạo cho HS hứng thú với GVCN qua các hoạt động và cách tổ chức của cô, qua cách soạn giáo án của GVCN dự thi
Ví dụ: Giáo án một tiết chuyên đề cấp trường môn Chủ nhiệm - Lớp 8:
TIẾT 9: SINH HOẠT LỚP THEO CHỦ ĐỀ
NÓI LỜI YÊU THƯƠNG
 A. Môc tiªu cÇn ®¹t: 
1. NhËn thøc: 
- HS thấy được tầm quan trọng của lời yêu thương trong cuộc sống
- HS hiểu được ý nghĩa của lời yêu thương trong cuộc sống
- HS biết nói những lời yêu thương với những người xung quanh
2. KÜ n¨ng:
- BiÕt c¸ch tæ chøc giê sinh ho¹t líp
- RÌn kÜ n¨ng tr×nh bµy tr­íc tËp thÓ
- H×nh thµnh kÜ n¨ng hîp t¸c, giao tiÕp, đóng tiểu phẩm
3. Th¸i ®é:
- Tham gia, h­ëng øng mäi ho¹t ®éng trong giê sinh ho¹t
- Vượt qua được trạng thái ngại ngùng, xấu hổ khi nói những lời yêu thương với những người xung quanh
 B. Néi dung vµ h×nh thøc ho¹t ®éng:
1. Néi dung: Gồm 3 phần
- Phần 1: Sơ kết tuần 8 và phổ biến kế hoạch tuần 9
- Phần 2: Sinh hoạt theo chủ đề
- Phần 3: GV tổng kết, nhận xét, dặn dò.
2. H×nh thøc ho¹t ®éng:
- Phim phóng sự
- Phim hoạt hình
- Tiểu phẩm
- Trò chơi
- Văn nghệ
- Câu chuyện
 C. Tµi liÖu vµ ph­¬ng tiÖn
 - Các tài liệu liên quan đến việc dạy kĩ năng sống
- Tranh ảnh, băng hình, phóng sự, câu chuyện có liên quan đến chủ đề sinh hoạt lớp
- Các phương tiện CNTT hiện đại
- Phấn, bảng, hoa, khăn trải bàn, phần quà
- Tiểu cảnh
- Trang phục đóng tiểu phầm, văn nghệ
*GVCN thiết kế tiết dạy và phân công học sinh
- Phân công học sinh thực hiện chương trình
- Hướng dẫn cán bộ lớp đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở các bạn chuẩn bị
- Phân công người điều khiển, chuẩn bị tiết mục văn nghệ, người dẫn chương trình, tiểu phẩm
- Trang trí lớp, khăn trải bàn, lọ hoa.
D. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Bài mới 	
* GV giới thiệu (1 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Phát triển năng lực
Hoạt động 1: Sơ kết công tác thi đua tuần 8 - Kế hoạch tuần 9 (10 phút)
* GV phổ biến nội dung tiết sinh hoạt và giao nhiệm vụ cho lớp trưởng điều hành phần sơ kết
* GVCN nhận xét đánh giá nội dung sơ kết tuần....
* GVCN giải đáp thắc mắc cho HS (nếu có)
* GVCN trao cờ cho tổ và quà cho các cá nhân xuất sắc
* GVCN yêu cầu lớp trưởng đọc kế hoạch tuần 10 và phân công chuẩn bị giờ sinh hoạt tuần 10 (máy chiếu)
* GV giới thiệu 2 HS lên dẫn chương trình: Minh Tuấn và Mai Anh
* Lớp trưởng nhận nhiệm vụ
* Lớp trưởng sơ kết thi đua tuần 8
* Lớp trưởng nhận xét ưu điểm, tồn tại trong tuần qua và biện pháp khắc phục
- Ưu điểm:
+ Học tập
+ Nề nếp
+ Hoạt động khác
- Tồn tại:
- Biện pháp khắc phục:
* Học sinh nghe
* Lớp trưởng đọc
* HS quan sát, nghe
* Hai MC lên dẫn chương trình
I. S¬ kÕt c«ng t¸c tuÇn 8 vµ kÕ ho¹ch tuÇn 9 
1. S¬ kÕt tuÇn 8:
- Ưu điểm:
+ Học tập
+ Nề nếp
+ Hoạt động khác
- Tồn tại:
- Biện pháp khắc phục:
2. KÕ ho¹ch tuÇn 10:
- Phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm.
- Chuẩn bị tốt các bài kiểm tra trong tuần
- Chuẩn bị sinh hoạt lớp theo chủ đề: Văn nghệ chào mừng ngày 20/10
- Năng lực thuyết trình
- Năng lực tự nhận thức
- Năng lực phản biện
Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề (30 phút)
* GVCN hỗ trợ HS giải đáp câu hỏi khó (nếu có)
* GV lên nhận xét, chốt ý
* GV lên nhận xét, giải đáp thắc mắc (nếu có)
* MC dẫn chương trình chiếu video phóng sự “Bạn đã bao giờ nói lời yêu thương?” (chiếu máy)
*MC giới thiệu nội dung sinh hoạt theo chủ đề:
Phần 1: Thông điệp yêu thương
Phần 2: Cùng nói lời yêu thương
* MC: chiếu đoạn phim (máy chiếu)
* HS xem phim
? Đoạn băng hình trên dựa theo câu chuyện Cô bé bán diêm của nhà văn Đan Mạch – Andecxen. Sau khi xem đoạn Băng hình này các bạn có cảm nhận như thế nào? 
* Gọi các bạn HS trả lời
* HS khác nghe và nhận xét, bổ sung
? Dựa vào câu chuyện trên, kết hợp với hiểu biết của các bạn, hãy cho biết nếu con người không có tình yêu thương thì điều gì sẽ xảy ra? (Máy chiếu)
*MC đọc yêu cầu thảo luận
* HS thảo luận theo nhóm
* Đại diện các nhóm trả lời
*Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung
*MC mời GVCN cho ý kiến nhận xét
* MC giới thiệu tiểu phẩm “Con đường về nhà” (máy chiếu)
* HS đóng tiểu phẩm
* HS xem, cảm nhận
* MC tổ chức trò chơi “Mảnh ghép yêu thương” (máy chiếu)
* Đại diện các nhóm treo bảng phụ, trình bày kết quả
* Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung
* MC mời GVCN giải đáp thắc mắc (nếu có) và nhận xét
* MC chuyển ý: Yêu thương thật có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống đúng như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết trong một bài hát của mình: Sống trên đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì bạn biết không. Để gió cuốn đi.
Và chúng ta hãy mượn gió đưa đi những lời yêu thương đến với người thân, thầy cô giáo, bạn bè, những người ta yêu thương nhất qua phần tiếp theo: Cùng nói lời yêu thương.
* MC đọc thông điệp yêu thương của HS
* MC gọi các bạn lên đọc 1 số thông điệp yêu thương của PH
* HS đọc
? Chắc hẳn các bạn sẽ rất ngạc nhiên khi hôm nay chúng ta được nghe những lời yêu thương từ bố mẹ của mình. Vậy khi nghe những lời yêu thương ấy bạn có suy nghĩ gì? 
* HS trả lời cá nhân
* MC giới thiệu tiết mục múa “Đất nước mến thương„
* HS xem, cảm nhận
II. Sinh ho¹t theo chñ ®Ò: 
Nói lời yêu thương 
Hoạt động 1: Thông điệp yêu thương (20 phút)
1. Xem phim và cảm nhận
2. Thảo luận nhóm 
3. Tiểu phẩm “Con đường về nhà”
4. Trò chơi “Mảnh ghép yêu thương”
Phần 2: Cùng nói lời yêu thương (10 phút)
1. Nhận và gửi thông điệp yêu thương tới người thân, bạn bè
2. Múa “Đất nước mến thương„
- Năng lực thuyết trình
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin
- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ
Hoạt động 3: Tổng kết, nhận xét, dặn dò (3 phút)
* GVCN nhận xét, đánh giá giờ sinh hoạt ngày hôm nay
* GV nhắc lại kế hoạch tuần 10 và dặn dò HS
* MC mời GVCN lên nhận xét tiết sinh hoạt
* HS nghe
GVCN:
- Cô rất tự hào vì các con đã cùng cô chuẩn bị một buổi SH lớp rất chu đáo. Cô rất thích phần dẫn chương trình của hai bạn, sôi nổi, tinh nghịch nhưng không kém phần duyên dáng. Phần tiểu phẩm diễn viên đóng rất đạt khiến cô rất xúc động. Phần múa rất chuyên nghiệp. Nhưng có lẽ phần để lại cho cô nhiều ấn tượng và suy nghĩ đó là những lời yêu thương của các con viết ra rất giản dị nhưng chân thành, chứa chan tình cảm. Cảm ơn tất cả các con. Cô yêu tất cả các con!
- Các con ạ. Lời yêu thương là những lời nói từ đáy lòng, xuất phát từ trái tim. Chỉ cần một lời nói nhẹ nhàng, một cái ôm, một cái xiết tay thật chặt con cũng có thể truyền được thông điệp yêu thương của mình đến với bố mẹ và những người xung quanh. Và khi yêu thương đong đầy thì hạnh phúc sẽ trọn vẹn. Đừng để lời nói yêu thương trở thành quá muộn. Hãy nói lời yêu thương khi còn có thể.
- Tiết sinh hoạt của chúng ta kết thúc ở đây. Cảm ơn các thầy cô và các con đã cùng tham gia.
Sau các tiết chuyên đề và các buổi hội thảo, GVCN nhà trường có dịp học hỏi rút kinh nghiệm những mặt còn hạn chế, học hỏi những mặt tích cực để từ đó vận dụng vào công tac chủ nhiệm của bản thân.
Biện pháp 5: Phối hợp các lực lượng cùng GVCN giáo dục đạo đức học sinh:
- Ở nội dung này, nhà trường thường xác định rõ lực lượng phối hợp với GVCN là ai? Phối hợp như thế nào để từ đó xác định nhiệm vụ cho từng lực lượng, cùng hợp tác với GVCN. Cụ thể:
Đồng chí Tổng phụ trách phối hợp cùng GVCN trong việc xây dựng các chương trình kế hoạch các môn: Hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp, chương trình chào cờ. Tổng phụ trách đội còn có nhiệm vụ cùng GVCN giáo dục HS chậm tiến, giáo dục đạo đức học sinh. Hiệu trưởng, Hiệu phó nắm bắt thông tin, tình hình của GVCN, TPT.
VD: Sự phối hợp giữa BGH với GV Tổng phụ trách qua Kế hoạch chào cờ đầu tuần (Phụ lục 2).
- PHHS sẽ phối hợp với GVCN trong việc quản lý con em mình về ý thức, về giờ giấc, về sự chuyên cần cũng như những tiến bộ của HS mà GVCN thông báo.
- Ban đại diện CMHS nhà trường phối hợp với GVCN tuyên truyền với PHHS những vấn đề, công việc mà PHHS còn băn khoăn, thắc mắc.
- Công an phường sẽ phối hợp cùng nhà trường và GVCN giáo dục những HS hay vi phạm khuyết điểm, tuyên truyền cho HS về cách chống các tệ nạn xã hội trong học đường, tuyên truyền cho HS những luật mà tưởng như đơn giản nhưng khi đã mắc vào trở thành tội danh.
 Sơ đồ về sự phối hợp như sau: 
Trưởng ban 
( HT hoặc HP ).
Công an 
phường
Phó trưởng ban (Tổng phụ trách)
Ban đại diện
cha mẹ học sinh trường
Giáo viên
Bộ môn
Giáo viên 
chủ nhiệm
Học sinh
 lớp
Tóm lại: Trong quá trình phối hợp các lực lượng người quản lý phải tạo được sự nhịp nhàng, không ép buộc nhưng mọi lực lượng đều cảm thấy sự cần thiết vào cuộc với nhau trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Có như vậy, công tác giáo dục học sinh của các đ/c GVCN mới đạt hiệu quả.
Biện pháp 6: Kịp thời động viên khen thưởng khi có thành tích hoặc sau các phong trào thi đua.
Đây là một việc làm hết sức quan trọng, để việc động viên khen thưởng đạt hiệu quả thì BGH phải thực sự công bằng. Trước mỗi công việc, mỗi phong trào thi đua phải có tiêu chí đánh giá, có chỉ tiêu cụ thể. Từ những tiêu chí chỉ tiêu cụ thể soi vào kết quả đạt được của các lớp của GVCN để đánh giá qua biểu điểm, đồng thời có phần thưởng hoặc đánh giá xếp loại đúng với thành tích hoặc hiệu quả công việc đã đạt được. Điều quan trọng khi các lớp chủ nhiệm chưa có sự tiến bộ mà trong một thời gian nào đó lớp tiến bộ, đạt nhiều thành tích cao thì BGH phải nắm bắt được ngay, từ đó ghi nhận sự cố gắng của HS dưới nhiều hình thức. Đây cũng là một trong những biện pháp có tính chất thúc đẩy sự tiến bộ của GVCN và của HS.
PHẦN III. KẾT QUẢ
Do thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của ngành cũng như có kế hoạch chỉ đạo phù hợp, sát sao của Phòng GD&ĐT quận Long Biên, sự vào cuộc của Ban giám hiệu, Tổng phụ trách Đội và đặc biệt là sự nhiệt tình, tâm huyết của đội ngũ GVCN. Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp của nhà trường ngày càng đi vào nề nếp và đạt kết quả cao. Cụ thể:
Nhiều giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi các cấp đạt kết quả cao.
Học sinh các lớp nề nếp và đạt thành tích cao trong các cuộc thi.
Phụ huynh học sinh quan tâm động viên giúp đỡ nhà trường trong các hoạt động.
An ninh trật tự trường học luôn được giữ vững.
Hoạt động của các đồng chí GVCN ngày một tích cực, các tổ nhóm chủ nhiệm đoàn kết giúp đỡ nhau đưa lớp thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Từ đó, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về đạo đức của học sinh đáp, ứng với yêu cầu nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 của các cấp đề ra.
Kết quả đạt được cụ thể như sau.
Năm học
Số lớp
Số lớp đạt TTXS
Số GV đạt GVCN giỏi
Ghi chú
Quận
Thành phố
2012 - 2013
18
10
01
Xuất sắc
01
 Nhì TP
2013 - 2014
20
12
01
Nhất Quận
2014 - 2015
22
13
01
Ba Quận
2015 - 2016
23
17
01
Nhất Quận
	Kết quả này ngày càng được khẳng định về công tác chỉ đạo GVCN của nhà trường cũng như của bản thân tôi đã đi đúng hướng theo sự chỉ đạo của các cấp, đồng thời tạo động lực thúc đẩy chúng tôi hơn nữa trên con đường chinh phục những đỉnh cao mới về công tác quản lí trong nhà trường.
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
	I. Kết luận:
Qua lý luận và thực tiễn kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp cho thấy thành công của phương pháp giáo dục không phải ở một vài phương pháp, biện pháp được thực hiện một cách linh hoạt và được áp dụng với từng trường, từng địa bàn mặt khác công tác chủ nhiệm lớp thành công hay không còn phụ thuộc vào sự quản lý của Ban Giám hiệu nhà trường, các đoàn thể trong trường, năng lực và sự nhiệt tình của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tôi xin đề xuất một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS hiện nay. Các biện pháp này đã và đang được áp dụng hiệu quả hiệu quả ở trường tôi. Về cơ bản, các giải pháp này đã phát huy được hiệu quả cao. Giúp đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp vững vàng, có trách nhiệm cao trong công tác. Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường được nâng lên rõ rệt, nhà trường ngày càng có uy tín trong cộng đồng dân cư. Bước đầu có thể khẳng định các giải pháp này có tính khả thi và có thể áp dụng với các trường THCS có điều kiện hoàn cảnh tương tự như trường tôi.
Tuy nhiên trong thực tế, không có giải pháp nào là tối ưu, điều quan trọng nhất là người cán bộ quản lý nhà trường biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo sẽ đem lại kết quả cao trong việc quản lý công tác chủ nhiệm lớp nhằm giáo dục học sinh theo mục tiêu giáo dục của nhà trường đề ra.
II. Đề xuất - Kiến nghị:
1. Với các cấp lãnh đạo:
- Hàng năm, khi tổ chức bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên THCS cần lưu ý bồi dưỡng những nội dung về kỹ năng công tác chủ nhiệm, đặc biệt cần cung cấp những kiến thức về lý luận quản lý cho giáo viên chủ nhiệm.
- Đảng úy, các cấp chính quyền địa phương cần đầu tư, chăm lo hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục của địa phương.
2. Đối với nhà trường:
- BGH và giáo viên trong nhà trường cần dành nhiều thời gian, tâm sức hơn nữa cho công tác chủ nhiệm lớp.
- Nâng cao công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường hơn nữa mối quan hệ Nhà trường - Gia đình - Xã hội.
Trên đây là một vài suy nghĩ của bản thân và một số biện pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm các lớp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh của Ban giám hiệu chúng tôi đã làm. Mong được sự góp ý kiến của đồng nghiệp và sự tiếp tục quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo để giúp chúng tôi ngày càng làm tốt công tác chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp góp phần đào tạo học sinh theo đúng nhiệm vụ của ngành giáo dục đã giao phó.
Phụ lục 1:
KẾ HOẠCH
CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM NĂM HỌC 2016 – 2017
Căn cứ công văn số 3337/SGDĐT-GDTrH ngày 06/9/2016 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2016-2017 của Sở GDĐT Hà Nội; 
Căn cứ công văn số 118/HD-PGD&ĐT ngày 12 tháng 09 năm 2016 của Phòng GD&ĐT quận Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp THCS năm học 2016 – 2017 ;
Căn cứ Kế hoạch số 267/KH-UBND ngày 31/08/2016 của UBND quận về thực hiện năm Trật tự văn minh đô thị, an toàn thực phẩm trong các trường học trên địa bàn quận năm học 2016-2017;
Căn cứ vào Tiêu chuẩn giáo viên chủ nhiệm giỏi (Trang 13 – Sổ chủ nhiệm).
Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016;
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường,
Trường THCS . xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác chủ nhiệm năm 2016 - 2017 của nhà trường như sau:
A. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
1. Mục đích:
- Nhằm đẩy mạnh công tác chủ nhiệm nhà trường đi vào nề nếp chất lượng theo sự chỉ đạo thông suốt từ Ban Giám hiệu, GVCN, HS.
- Phân rõ trách nhiệm của GVCN, GV bộ môn, Tổng phụ trách đội trong rèn luyện đạo đức và học tập của học sinh.
- Nhân rộng gương điển hình trong công tác chủ nhiệm tới 100% GV làm chủ nhiệm lớp để từ đó thúc đẩy công tác chủ nhiệm của nhà trường phát triển một cách đồng bộ.
- Nâng cao hiệu lực công tác chủ nhiệm trong nhà trường.
2. Yêu cầu :
- Tất cả đội ngũ GVCN trong nhà trường đều hoạt động theo sự chỉ đạo chung.
- Các lớp đăng ký chỉ tiêu về 2 mặt giáo dục đạo đức và văn hóa để từ đó nhà trường có sự đánh giá công bằng, khách quan với giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
B. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
1. Thuận lợi :
- Trường đạt chuẩn Quốc gia, cơ sở vật chất khang trang.
	- Được các cấp quan tâm và chỉ đạo sát sao.
	- Nhiều năm liền trường đạt danh hiệu Trường Tiên tiến Xuất sắc cấp Quận.
	- Giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, quan tâm và sát sao tới học sinh cũng như lớp chủ nhiệm.
	- Phần lớn phụ huynh học sinh ủng hộ phong trào dạy học của nhà trường.
	- Học sinh ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô, nhiều em có năng lực trong học tập cũng như TDTT và các hoạt động khác.
	- Về số lượng HS: Ngày càng gia tăng. Năm học 2012-2013 trường có 733HS, biên chế 17 lớp. Đến năm học 2016-2017 trường có 1051 học sinh, biên chế 26 lớp.
	b. Khó khăn.
	* Về CSVC:
	- Các lớp học đã được sử dụng hết, phải chuyển 1 phòng chức năng Hóa và phòng truyền thống làm phòng học.
	- Còn thiếu phòng cho tổ chuyên môn sinh hoạt, thiếu phòng bồi dưỡng học sinh giỏi.
	* Về phía PHHS:
	- Nhiều H

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_chu_nhi.doc