Báo cáo biện pháp Kinh nghiệm quản lý và sử dụng hiệu quả các phòng học bộ môn ở trường THCS Phan Đình Giót

Như chúng ta đã biết để quá trình dạy học có chất lượng và hiệu quả cao, từ xa xưa con người đã tìm ra và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho mục đích này và theo đó, cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục phục vụ cho phương pháp dạy học cũng ra đời và phát triển.

Mục tiêu và nội dung dạy học trong nhà trường phụ thuộc vào mục tiêu kinh tế xã hội vĩ mô, còn sách giáo khoa và thiết bị giáo dục một mặt phụ thuộc vào mục tiêu kinh tế xã hội, mặt khác còn chịu nhiều ảnh hưởng của khoa học công nghệ đương thời. Ngày nay, khi khoa học và công nghệ trong xã hội tiến bộ vượt bậc thì sự tiến bộ đó cũng được phản ánh vào hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà trường.

Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho quá trình dạy – học. Bởi vì, có thiết bị dạy học tốt thì chúng ta mới có thể tổ chức được quá trình dạy học khoa học, huy động được đa số người học tham gia thực sự vào quá trình này, họ tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy một cách tích cực. Như vậy thì thiết bị dạy học phải đủ và phù hợp mới triển khai được các phương pháp dạy học một cách hiệu quả nên cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là bộ phận quan trọng của nội dung và phương pháp, chúng có thể vừa là phương tiện để nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội dung cần nhận thức.

 

doc 19 trang Chí Tường 20/08/2023 2920
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Kinh nghiệm quản lý và sử dụng hiệu quả các phòng học bộ môn ở trường THCS Phan Đình Giót", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Kinh nghiệm quản lý và sử dụng hiệu quả các phòng học bộ môn ở trường THCS Phan Đình Giót

Báo cáo biện pháp Kinh nghiệm quản lý và sử dụng hiệu quả các phòng học bộ môn ở trường THCS Phan Đình Giót
cầu, các bộ thí nghiệm không còn nguyên vẹn, nam châm hết từ tính, các dụng cụ thí nghiệm vỡ hỏng nhiều, vì là những thiết bị đặc thù nên tìm mua cũng rất khó.
- Có nhiều thiết bị còn mới nhưng không phù hợp vì qua quá trình thay sách giáo khoa đã bị lỗi thời.
- Bản thân tôi vốn không được đào tạo chính quy nên rất khó khăn trong công tác thiết bị, hơn nữa lại không phải là giáo viên các môn Hoá – sinh – Lý nên có ít kinh nghiệm trong công tác quản lý và phục vụ thiết bị. 
3. Mục đích nghiên cứu: 
Tìm ra được các giải pháp, cách làm tối ưu nhất để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các phòng học bộ môn theo hướng thuận lợi nhất cho giáo viên, học sinh cũng như người quản lý phòng học bộ môn.
4. Đối tượng nghiên cứu:
 	Theo dõi nghiên cứu các hoạt động dạy và hoạt động học của giáo viên và học sinh trường THCS Phan Đình Giót.
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
 	Từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014
PHẦN THỨ HAI: 
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Tổ chức hoạt động và quản lý phòng học bộ môn:
 	Phòng học bộ môn là phòng học được trang bị hệ thống thiết bị dạy học bộ môn và hệ thống các thiết bị nghe nhìn được lắp đặt phù hợp với bộ môn để giáo viên, học sinh sử dụng thuận lợi, đảm bảo chất lượng giáo dục. Tiêu chuẩn của phòng học bộ môn (PHBM) theo quyết định 37 của BGD & ĐT đã được các chuyên gia giáo dục nghiên cứu, biên soạn và đề xuất. Xây dựng và từng bước nâng cấp các tiêu chuẩn phù hợp với cơ sở hạ tầng của nhà trường và nhận thức của học sinh. Các  phòng học bộ môn đã có đủ diện tích, bàn ghế, trang thiết bị hiện đại, khang trang theo quy định, trong mỗi phòng bộ môn trang trí thêm tranh ảnh các nhà khoa học của từng bộ môn. Các phòng học bộ môn được quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả trong mỗi tiết học tạo cho các em lĩnh hội đầy đủ kiến thức và kỹ năng thực hành.
Phòng học bộ môn là phòng học được thiết kế nhằm tạo điều kiện tối ưu để HS được làm việc, tự chiếm lĩnh tri thức thông qua các hoạt động học tập khác. HS có thể tiếp nhận kiến thức qua việc đọc tài liệu, quan sát thí nghiệm, thực hành trên TBDH, tiếp nhận kiến thức bằng việc trao đổi, tranh luận qua việc học tập hợp tác theo nhóm nhỏ tạo hứng thú học tập cho HS, biến HS từ thế bị động sang thế chủ động trong nhận thức. Được học tập tại phòng học bộ môn là bước vào một quá trình đi tìm kiếm kiến thức, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc không chỉ bằng lý thuyết mà cả bằng thực nghiệm. Tâm thế của người học thay đổi, học tập không còn là công việc “khổ sai” mà là niềm vui với người học.
 Cụ thể:
 - Để khai thác có hiệu quả phòng học bộ môn, trước hết đ/c Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn bố trí sắp xếp thời khóa biểu một cách khoa học nhất để tạo điều kiện cho các GV bộ môn Hóa học, Sinh học, Vật lý và Công nghệ không trùng giờ, các tiết học không trùng nhau, hạn chế đến mức thấp nhất việc HS phải di chuyển. 
- Lập Sổ đăng ký sử dụng phòng học bộ môn theo từng tuần (theo mẫu ở phần Phụ lục) nhằm mục đích: 
+ Cán bộ quản lý phòng học bộ môn nắm bắt chính xác lịch sử dụng phòng học bộ môn của từng giáo viên, của từng lớp để quản lý cũng như chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học cho các tiết học được chủ động và chính xác giúp khai thác phòng học bộ môn một cách hiệu quả nhất. 
+ Tạo thuận lợi cho BGH nhà trường theo dõi được thực tế việc sử dụng phòng học bộ môn cũng như thiết bị, đồ dùng dạy học trong các phòng học bộ môn để có kế hoạch khen ngợi, động viên, đôn đốc hay nhắc nhở giáo viên sử dụng hiệu quả phòng học bộ môn nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các phòng này.
+ Giúp cho giáo viên bộ môn biết được lịch sử dụng phòng học bộ môn của các đồng nghiệp của mình để trách tình trạng lịch thực hành chồng chéo giữa các lớp.
- Ở mỗi phòng bộ môn đều có bảng nội quy, quy định và yêu cầu GV & HS hiện tốt quy định phòng học bộ môn, có khiển trách, phê bình hoặc cảnh cáo GV & HS thực hiện không tốt trong quá trình dạy học ở phòng học bộ môn. (Nội quy phòng học bộ môn xem ở phần Phụ lục)
 - Mỗi phòng đều có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quyết định 37/QĐ-BGD của Bộ GD & ĐT ( Do nhân viên phụ trách Thiết bị lưu giữ) 
- Hàng năm nhà trường tiến hành kiểm kê tài sản hai lần vào đầu năm học và cuối năm học, có biên bản lưu giữ.
- Có mua sắm bổ sung các thiết bị theo yêu cầu của giáo viên vào đầu năm học có biên bản lưu giữ. 
- Có biên bản rà soát thiết bị
- Lên kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị vào đầu năm học, có biên bản lưu giữ.
  Công tác bảo dưỡng, sửa chữa cần thực hiện tốt theo kế hoạch định kỳ hàng năm. Thực hiện tốt công việc này sẽ khắc phục được những hư hỏng, những sai sót của các thiết bị thí nghiệm trong quá trình làm thực hành thí nghiệm. Ngoài ra qua bảo dưỡng và sửa chữa sẽ hỗ trợ cho công tác bảo quản, kiểm kê thiết bị hàng năm hay tận dụng các việt liệu để thúc đẩy phong trào thí nghiệm tự làm của giáo viên và học sinh.
- Hàng năm có phát động phong trào mỗi giáo viên tự làm một đồ dùng dạy học. 
Việc giáo viên, học sinh thực hiện phong trào tự làm đồ dùng dạy học, đồ dùng thí nghiệm để phục vụ trong công tác dạy học là quan trọng. Trong thực tế có nhiều bài học cần có những thiết bị dạy học; tuy các thiết bị đó chưa có ở phòng thí nghiệm hay có nhưng cần cải tiến phù hợp, bằng những vật liệu đơn giản trong đời sống hàng ngày, các vật liệu lấy từ các thí nghiệm hư hỏng không khắc phục được để làm ra thí nghiệm mới, thí nghiệm cải tiến. Qua việc tự làm thiết bị thí nghiệm không những tạo ra thí nghiệm mới phục vụ cho dạy học mà còn góp phần nâng cao kiến thức, tính sáng tạo, kích thích hứng thú, hăng say làm việc, gần gũi của giáo viên và học sinh. Từ đó, các thiết bị thí nghiệm trở nên phong phú, hiệu quả, phục vụ tốt trong hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Việc tổ chức sắp xếp bàn ghế, lắp đặt trang thiết bị nghe nhìn hợp lí, kho lưu giữ đồ dùng dạy học gọn gàng, đảm bảo tính khoa học, tiện cho việc sử dụng.
- Nhân viên phụ trách công tác thiết bị chịu trách nhiệm trước nhà trường về quản lý tài sản, tham mưu mua sắm, sửa chữa các thiết bị dạy
 học nhỏ.
2/ Sử dụng các phòng học bộ môn:
 	Hiệu quả sử dụng và khai thác thiết bị giáo dục nói chung, phòng học bộ môn nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đối với việc đổi mới phương pháp dạy và học, đối với công tác tổ chức quản lý nghiệp vụ thiết bị dạy học( TBDH), khả năng và trình độ chuyên môn quản lý nghiệp vụ của cán bộ phụ trách thiết bị, sự nhiệt tình và trách nhiệm của các giáo viên bộ môn, cách bố trí sắp xếp các thiết bị giáo dục của nhà trường, tổ chức sử dụng và khai thác hợp lý các thiết bị dạy học  Để việc sử dụng các thiết bị dạy học, phòng học bộ môn có hiệu quả, nhà trường đã xây dựng một số quy định và giao trách nhiệm cho các thành viên như sau:
2.1 Cấu trúc phòng thiết bị giáo dục, phòng học bộ môn:
 Để nâng cao chất lượng sử dụng và khai thác có hiệu quả các TBDH được trang bị, BGH nhà trường chỉ đạo tất cả CBGV trong trường cùng nhân viên phụ trách Thiết bị bố trí, sắp xếp hợp lý, khoa học các phòng học bộ môn và phòng Thiết bị. Một số yếu tố cơ bản mang tính nguyên tắc tác động đến hiệu quả hoạt động của phòng Thiết bị, phòng học bộ môn ở trường THCS là: Phòng thiết bị giáo dục  phải tuân theo một số nguyên tắc sau: dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy.
Sắp xếp đồ dùng thiết bị theo nguyên tắc này, trước hết người giáo viên bộ môn và nhân viên quản lý phòng học bộ môn cần hướng dẫn sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, đáp ứng được nhu cầu của giáo viên và học sinh khi cần sử dụng. Áp dụng linh hoạt các kiểu sắp xếp: thấp ở ngoài, cao ở trong, bé ở ngoài, to ở trong.
Những đồ vụn vặt có thể để trong khay như nút cao su, ống hút, ống dẫn khí, quỳ tím Nhà trường trang bị cho phòng TBDH tủ kính khung nhôm được chia ra nhiều ngăn, nhiều tầng để sắp xếp sẽ dễ dàng và thuận lợi.Ngoài những đồ dùng dạy học sử dụng thường xuyên, còn chuẩn bị sẵn những dụng cụ mẫu để trưng bày hay khi cần gấp thì có sẵn (khay dự trữ).
Các dụng cụ được làm bằng các chất liệu dễ vỡ như thủy tinh, sứ, cần có chỗ để riêng nhưng vẫn phải dễ tìm, dễ lấy.
Các thiết bị là tranh ảnh, biểu bảng, bảng phụ  cần được treo vào các giá tự thiết kế gắn trên tường hoặc giá treo theo từng môn cụ thể và được phân theo chương trình, theo học kỳ, theo từng tuần để giáo viên dễ tìm, dễ lấy, tránh sự quá tải cho các loại giá treo. Theo dõi phân phối chương trình của từng môn, hết tuần này thì xếp tranh ảnh lại rồi đưa tiếp
 tuần kế tiếp ra để thuận tiện cho việc dạy học.
 Những đồ dùng thường xuyên được sử dụng thì để tại vị trí dễ lấy nhất như ở môn Hóa học, xếp riêng hóa vô cơ và hóa hữu cơ, theo dãy hoạt động hóa học từ kim loại mạnh đến kim loại yếu, từ muối mạnh đến muối yếu, lọ đựng hóa chất lớn xếp  ở trong, lọ nhỏ xếp ở phía ngoài, hoặc ở vị trí vừa tầm lấy.
* Thiết bị dạy học sắp xếp theo từng khối lớp.
 Tức là phân theo khu vực ví dụ : Sinh 6, Sinh 7, Sinh 8, Sinh 9. Môn Hóa  ( Hóa 8, Hóa 9)vừa để trưng bày cho phòng học bộ môn vừa tạo điều kiện dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy và mang tính khoa học của việc sắp xếp.
* Phòng học bộ môn phải đảm bảo an toàn
 Đó là vị trí để hoá chất độc hại, hoá chất dễ gây cháy nổ, đồ dùng dễ vỡ đều phải để nơi an toàn, nhất là an toàn về điện và chống cháy.
 Phòng chuẩn bị đồ dùng  được trang bị bình chữa cháy và luôn ngăn ngừa hoả hoạn bằng cách loại trừ nguy cơ chập điện và cháy nổ do hoá chất gây nên.
 An toàn còn phải xét ở việc chống mối mọt, ẩm mốc cho vỏ gỗ đựng thiết bị như các hòm đựng đồ dùng môn Vật lý, hòm đụng hoá chất
 An toàn đặc biệt với thiết bị quang học của kính hiển vi. Có thể bị hỏng ngay sau khi tiếp xúc với không khí ẩm. Vì vậy sau khi dùng, kính hiển vi phải được bảo quản ngay bằng cách sấy khô hoặc bảo quản trong hộp xốp, bọc thêm túi chống ẩm và cất trong tủ. Các hóa chất phải được cất trữ trong tủ hóa chất riêng và có hệ thống thông gió, hút mùi theo đúng quy định. An toàn còn đảm bảo yếu tố an ninh, khi ra khỏi phòng cần kiểm tra, tắt điện, dập cầu dao và khóa cửa cận thận.
* Phòng học bộ môn đảm bảo tính thẩm mỹ.
 Phòng thí nghiệm là nơi học và thực hành của học sinh nên ngoài tiêu chuẩn về ánh sáng, thông gió thoáng mát, thì việc trưng bày đồ dùng dạy học hợp lí trên các giá, tủ đẹp cũng tạo nên tâm thế tốt cho việc học tập của học sinh, tạo cho các em cảm thấy sự sinh động, hứng thú trong mỗi tiết học.
* Thiết bị dạy học được lập theo danh mục đồ dùng.
 Thiết bị và dụng cụ đồ dùng dạy học nhất thiết phải ghi rõ tên và công dụng để giúp công tác bảo quản, không bị nhầm lẫn nhất là đối với các đồ dùng, thiết bị mới mua về của các bộ môn . Đó cũng là tạo điều kiện dễ tìm, dễ lấy mỗi khi sử dụng.
* Thiết bị dạy học được vào sổ và kí mượn trả.
 Thiết bị và dụng cụ khi giáo viên sử dụng phải kí vào sổ theo dõi và khi trả phải kiểm tra lại đồ dùng xem có hư hỏng mất mát gì không. Nếu coi thường công việc này sẽ dẫn đến tài sản thiết bị sẽ bị thất thoát, xếp đặt lộn xộn hậu quả mất nhiều công tìm kiếm ảnh hưởng tới các hoạt động tiếp theo .
2.2 Trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh
 khi sử dụng phòng học bộ môn
a. Trách nhiệm của phó hiệu trưởng chuyên môn:
Để việc sử dụng các Phòng học bộ môn có hiệu quả, Hiệu trưởng nhà trường phân công Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất theo dõi và đôn đốc các công việc sau:
 - Thường xuyên kiểm tra (có biên bản kèm theo) việc mượn đồ dùng dạy học và việc sử dụng Phòng học bộ môn để cuối học kì đánh giá ý thức và phân loại thi đua giáo viên. Bên cạnh đó, cùng với tổ trưởng chuyên môn thanh tra, dự giờ thường xuyên, đột xuất có đánh giá qua việc sử dụng Thiết bị dạy học và nhất là khẳ năng khai thác hiệu quả sử dụng phòng học bộ môn của giáo viên thông qua việc kiểm tra, đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức và kỹ năng thực hành của học sinh.
 b. Đối với giáo viên phụ trách bộ môn:
- Cuối tuần giáo viên bộ môn cùng nhân viên phụ trách Thiết bị chuẩn bị các TBDH kịp thời cho tuần tiếp theo dựa vào nội dung các tiết dạy. Để tránh việc tiến hành thí nghiệm không thành công thì giáo viên phải kiểm tra chất lượng của hoá chất, kiểm tra sự thiếu đủ của hoá chất và các dụng cụ thiết bị và nên bố trí thực hành trước khi tổ chức lớp học.
Mỗi lớp học được chia thành 6 nhóm học tập hay thí nghiệm thực hành. Giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng lên bàn chuẩn bị sẵn đồ dùng dạy học đem xuống cho từng nhóm thực hành. Mỗi nhóm có 6 đến 8 em chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập, ngồi đúng vị trí quy định để dễ quan sát và tiến hành thí nghiệm.
Giáo viên bộ môn cùng giáo viên phụ trách hướng dẫn cho học sinh có ý thức giữ gìn tài sản của nhà trường, tác phong học tập nghiêm túc trong các Phòng học bộ môn.
 - Tổ chức các tiết dạy theo đúng đặc trưng bộ môn học, quản lý hướng dẫn học sinh sử dụng TBDH đảm bảo kết quả, phát huy tính tích cực, tự giác, tìm hiểu kiến thức bài học tinh thần hợp tác hỗ trợ nhóm học tập của học sinh.
 - Sau mỗi tiết học, giáo viên hướng dẫn học sinh thu dọn đồ dùng dạy học, vệ sinh sạch sẽ rồi nhóm trưởng đem để lên phòng chuẩn bị như ban đầu để cho lớp sau lên học. Sau đó các em sắp xếp lại dụng cụ học tập, dọn vệ sinh xung quanh chỗ ngồi rồi về lớp.
 - Dạy học ở Phòng học bộ môn giúp cho trình độ chuyên môn GV được nâng cao, năng lực thực hành, năng lực tư duy logic, tư duy sáng tạo của HS không ngừng được phát triển. Khi tiếp xúc và sử dụng TBDH nhiều lần, chính bản thân GV sẽ gắn bó với bài giảng, không ngại làm thí nghiệm, qua đó tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn . HS được làm nhiều thí nghiệm, tư duy logic có điểm tựa chắc chắn, kĩ năng thưc hành ngày một thành thục. Đó chính là nguồn nuôi dưỡng quý báu cho lòng say mê, trí sáng tạo không ngừng của người học.
c. Đối với cán bộ phụ trách thiết bị thí nghiệm
 Đây là yếu tố tiên quyết hàng đầu của mỗi nhà trường khi muốn nâng cao chất lượng sử dụng và khai thác TBDH. Để thuận lợi cho việc quản lý và sử dụng có hiệu quả TBDH, người cán bộ phụ trách TBDH phải có những yếu tố sau đây:
 - Hiểu được kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý nghiệp vụ công tác thiết bị trường học. Người phụ trách TBDH cần phải hiểu tầm quan trọng của công việc chuẩn bị thiết bị phục vụ cho dạy của thầy và học của trò trong một tiết học thành công hay thất bại. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đang thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, người cán bộ TBDH phải nắm chắc kiến thức chuyên môn, phương pháp dạy học có sử dụng các thiết bị giáo dục. Chúng ta chưa bàn đến tâm lí của người làm công tác TBDH hoặc về vị trí của công việc này mà chỉ nói đến việc nếu quản lý TBDH tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
 - Đầu năm học, thông báo trước cờ cho học sinh về nội quy, quy định khi học tại Phòng học bộ môn để các em nắm rõ và thực hiện .
 - Hàng tháng tổng kết số lượt mượn ĐDDH và số tiết thực hành của giáo viên bộ môn. Kiểm tra và bảo dưỡng những thiết bị sử dụng, cập nhật những thiết bị hư hỏng vào sổ sách để cuối học kì đề nghị thanh lý, mua sắm và bổ sung kịp thời để phục vụ cho việc dạy và học.
 - Người phụ trách phải có tinh thần, thái độ và trách nhiệm cao với công việc quản lý nghiệp vụ thiết bị giáo dục của trường học. Vì vậy, phẩm chất bền bỉ, tỉ mỉ, nhiệt tình và cần cù làm việc, xây dựng tác phong làm việc khoa học là yếu tố thành công của người phụ trách phòng TBDH. Có tinh thần đoàn kết thân ái giữ đúng nguyên tắc xuất nhập các thiết bị thí nghiệm với thái độ ôn hoà khi chuẩn bị thiết bị giáo dục, đóng một vai trò quan trọng trong việc hoàn thành chất lượng các bài lên lớp.
d. Đối với học sinh:
 - Nghiêm túc thực hiện nội quy Phòng học bộ môn, đảm bảo trật tự, không nô đùa nghịch làm hư hại tài sản, trang thiết bị của nhà trường.
 - Có ý thức tự giác học tập, chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập theo hướng dẫn của giáo viên, các nhóm trưởng phụ giúp giáo viên chuẩn bị đồ dùng và thu dọn sau mỗi tiết học; ghi chép đầy đủ nội dung tiến trình buổi học, mạnh dạn trao đổi thảo luận nhóm về những kiến
 thức trong bài học.
 - Tổ chức thí nghiệm thực hành an toàn theo sự hướng dẫn của giáo viên. Khi có sự cố xảy ra phải bình tĩnh, trật tự để giáo viên xử lý.
III. Kết quả đạt được 
Qua quá trình tổ chức quản lý và sử dụng đó, các phòng học bộ môn của nhà trường luôn được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Giáo viên có tinh thần trách nhiệm chuẩn bị giờ dạy, học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo quản đồ dùng, kỹ năng sử dụng các loại đồ dùng học tập đã được nâng lên.
SỐ LẦN SỬ DỤNG PHÒNG HỌC BỘ MÔN CỦA GIÁO VIÊN
Phòng TH Hóa - Sinh
Phòng TH Lý - CN
2011-2012
2012-2013
2013-2014
2011-2012
2012-2013
2013-2014
203
224
263
196
221
255
Dạy học trong Phòng học bộ môn tạo ra không khí sinh động và khoa học cho mỗi tiết học. Ví dụ Phòng học bôn môn Hoá học với những thiết bị thí nghiệm về hoá vô cơ, hữu cơ, giúp cho các em biết và giải thích được những hiện tượng thực tế; Phòng học bộ môn Sinh với những thiết bị dạy học mô hình sinh động, học sinh có thể tháo lắp mô hình từ thực vật cho đến con người, sẽ tác động trực tiếp đến khả năng nhận thức của các em kỹ càng hơn. Không ở môi trường học tập nào, học sinh có cơ hội hoạt động nhiều như ở phòng học bộ môn, tránh được tình trạng dạy - học chay. Ở đây các em không chỉ được quan sát tận mắt, nhận xét, tranh luậnmà còn được đích thân thực hành. Chính nhờ đó khắc phục được những thói quen xấu cho học sinh trong học tập như: Thụ động, ỷ lại, tiếp thu một chiều. Không chỉ tác động tích cực đến học sinh mà ngay cả giáo viên cũng được “hưởng lợi” từ phòng học bộ môn, trình độ chuyên môn được nâng cao. Khi tiếp xúc với công nghệ thông tin và sử dụng thiết bị dạy học nhiều lần, chính bản thân giáo viên sẽ gắn bó với bài giảng, hứng thú với việc thiết kế bài giảng điện tử, không ngại làm thí nghiệm. Đối với thí nghiệm khó, giáo viên còn có thể dùng công nghệ thông tin để mô phỏng lạiqua đó tự bồi dưỡng được chuyên môn và nâng cao tay nghề. Qua đó, giáo viên có ý thức tự làm đồ dùng dạy học phục vụ cho bài giảng của mình. Chính vì vậy mà ngoài các loại đồ dùng hiện có, giáo viên đã làm được nhiều đồ dùng có giá trị thiết thực: Mô hình tế bào thực vật, động vật như tôm, cá, ếch trong các buổi thực hành mổ và soi kính hiển vi, các bộ sưu tập về đời sống động vật, thực vật của Tổ Tự Nhiên 2. Các giáo viên đã huy động học sinh sưu tầm được nhiều loại tranh ảnh, các mẫu vật sống như tôm, ếch, châu chấu, học sinh cùng giáo viên tham gia làm đồ dùng dạy học môn Vật Lý của cô Phạm Thu Hằng để phục vụ cho bài giảng. Kỹ năng thực hành của các giáo viên tương đối tốt cho nên các tiết dạy ở phòng học bộ môn đã mang lại niềm say sưa, hứng thú cho học sinh, chất lượng giờ dạy đạt hiệu quả hơn.
Chính nhờ việc sử dụng tích cực, hiệu quả phòng học bộ môn mà chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng cao thể hiện bằng những con số rất đáng tự hào qua các kì thi giáo viên dạy giỏi cấp Quận, cấp Thành phố, kì thi học sinh giỏi kĩ thuật cấp Quận và cấp Thành phố.
Năm học 2013-2014 trường THCS Phan Đình Giót có 9 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Quận môn Sinh học, Hóa học, Vật lý và Công nghệ, đặc biệt là trường có 01 giải Nhất giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố môn Hóa học của cô giáo Trịnh Thị Thu Hương. Nhờ sự chỉ dẫn nhiệt tình của giáo viên và sự đam mê học hỏi, tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị, đồ dùng dạy học bộ môn nên số lượng học sinh giỏi các môn kĩ thuật các cấp của nhà trường ngày càng tăng lên. Năm học 2013-2014 trường THCS Phan Đình Giót có 09 học sinh đạt học sinh giỏi kĩ thuật cấp Quận (Năm 2012 -2013 có 06 học sinh)
PHẦN THỨ BA:
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I/ Bài học kinh nghiệm 
 Từ thực tế đã làm tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm sau :
 - Trang thiết bị phòng học bộ môn phải đồng bộ, đảm bảo chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Việc sắp xếp đồ dùng dạy học hợp lý, khoa học, tiện lợi dễ tìm, dễ lấy.
 - Mỗi phòng học bộ môn phải có bảng nội quy gắn trước phòng, giáo viên và học sinh phải nắm vững nội quy và thực hiện nghiêm túc hàng ngày khi lên lớp; cần giáo dục cho học sinh ý thức tự giác, tôn trọng và làm theo hướng dẫn của giáo viên phụ trách, phòng học phải đảm bảo an toàn có hệ thống phòng cháy chữa cháy,

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_kinh_nghiem_quan_ly_va_su_dung_hieu_qua_ca.doc