Báo cáo biện pháp Hướng dẫn học sinh lớp 9 làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Có lẽ trong nhà trường không có môn khoa học nào có thể thay thế được môn Ngữ văn bởi vì đó là môn học vừa hình thành nhân cách, vừa hình thành tâm hồn. Trong chương trình Tập làm văn cấp Trung học cơ sở, học sinh đã được làm quen với văn nghị luận. Các em được bộc lộ thái độ, suy nghĩ của mình về nhiều vấn đề trong xã hội. Đồng thời với xu thế xã hội ngày nay thì nghị luận xã hội - nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ngày càng có vài trò thiết thực, giúp các em không chỉ hoàn thiện kĩ năng trình bày quan điểm của mình mà còn cung cấp tri thức vô cùng phong phú về những vấn đề xã hội.

 Khi viết văn nghị luận, các em không cần phải thuộc lòng những tri thức đọc hiểu trong sách lí thuyết nhiều mà vẫn có thể làm được bài. Các em có thể tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình một cách khách quan mà không bị giới hạn, quy định nào ràng buộc. Đồng thời có thể thể hiện sự hiểu biết phong phú của mình cho bài viết sinh động hơn. Bởi dạng bài này thuộc dạng đề mở nên rất phù hợp với mọi đối tượng học sinh

 

doc 24 trang Chí Tường 21/08/2023 5620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Hướng dẫn học sinh lớp 9 làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo biện pháp Hướng dẫn học sinh lớp 9 làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Báo cáo biện pháp Hướng dẫn học sinh lớp 9 làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
ào? (dựa vào yêu cầu của đề).
+ Từ nhận thức đến hành động.
+ Từ giảng giải đến chứng minh.
+ Hoặc hướng lập ý: đối lập.
+ Hoặc hướng lập ý theo trình tự thời gian, không gian...
Bước 2: Lập dàn bài (Dàn bài chung)
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề
- Giới thiệu sự việc, hiện tượng đời sống cần nghị luận.
b. Thân bài:
- Khái niệm và bản chất của hiện tượng (giải thích) mô tả hiện tượng
- Nêu thực trạng và nguyên nhân (khách quan, chủ quan) của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh.
- Nêu tác dụng – ý nghĩa (hiện tượng tích cực)
- Nêu tác hại – hậu quả (hiện tượng tiêu cực)
- Giải pháp phát huy (hiện tượng tích cực)
- Biện pháp khắc phục (hiện tượng tiêu cực)
c. Kết bài:
- Bày tỏ ý kiến của bản thân về sự việc, hiện tượng vừa nghị luận.
- Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân.
a) Cách viết mở bài
           - Nghị luận về một hiện tượng đời sống cũng là một dạng văn bản. Vì vậy, nó cũng cần bắt đầu bằng một mở bài. Và phần mở bài của nó dĩ nhiên không thể đi ngược lại những nguyên tắc chung của mở bài.
           - Nghị luận là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người muốn được bàn luận và đánh giá về một hiện tượng (hoặc vấn đề) nào đấy. Mở bài của một bài nghị luận hiện tượng đời sống phải thể hiện được định hướng đánh giá và bàn luận đó thông qua những câu hỏi, hoặc những câu có tác dụng gợi suy nghĩ, trăn trở trong người đọc (người nghe).
b) Cách viết thân bài
            - Thân bài phải gồm đủ hai thành phần là bàn luận và đánh giá, để có thể đáp ứng yêu cầu bình luận.
            - Các ý của thân bài cần được sắp xếp sao cho người đọc (người nghe) có thể tiếp nhận sự đánh giá, bàn luận của người làm văn một cách dễ dàng và hứng thú, vì sự bình luận chỉ có ý nghĩa khi nó thực sự hướng tới người đọc (người nghe). Chẳng hạn:
            - Người đọc (người nghe) sẽ không thể tiếp nhận, và càng không thể tiếp nhận một cách hứng thú những lời bình luận về một hiện tượng nếu họ còn mơ hồ về cái hiện tượng được đưa ra bình luận ấy. Vì thế, trước khi bắt tay vào đánh giá hay bàn bạc, người bình luận nên trình bày một cách trung thực, đầy đủ, rõ ràng về hiện tượng đời sống mà mình sẽ đem ra bàn luận cùng người đọc (người nghe).
Người bình luận không nên cố trình bày hiện tượng đời sống đó sao cho phù hợp nhất với quan điểm của mình, vì việc làm ấy có thể sẽ mâu thuẫn với yêu cầu khách quan, trung thực và từ đó sẽ khiến người đọc (người nghe) hoài nghi, cảm thấy sự bình luận không thật công bằng, không vô tư.
Người bình luận cũng nên vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong lúc trình bày để bài văn của mình thêm chính xác, rõ ràng, sinh động và do đó, thêm sức thuyết phục người đọc (người nghe).
- Người đọc (người nghe) sẽ không thể thực sự tin vào ý kiến của người nghị luận, nếu cảm thấy ý kiến ấy chỉ là sự áp đặt một chiều. Sức thuyết phục của bài nghị luận sẽ cao hơn nhiều khi người nghe có điều kiện so sánh ý kiến của người nghị luận với những ý kiến đã được nêu ra trước đó. Do vậy, người làm văn nên làm công việc điểm lại và nhận xét một cách hợp tình hợp lí các quan điểm chính đã có về hiện tượng đời sống được đưa ra bình luận, trước khi đưa ra quan điểm của bản thân mình.
Việc điểm lại và nhận xét các quan điểm chính đã có về hiện tượng đời sống nêu ở đề bài rõ ràng cũng cần phải đạt được các yêu cầu khách quan, trung thực, như vừa nêu ở điểm trên. Vì có thế thì người nghị luận mới mong đạt được mục đích của mình.
- Khi nêu ra và bảo vệ quan điểm của riêng mình, người bình luận có thể đứng hẳn về một phía, ủng hộ phía mình cho là đúng và phê phán phía mà mình chắc chắn là sai. Người bình luận cũng có thể kết hợp những phần đúng và loại bỏ phần còn hạn chế của mỗi phía để đi tới một sự đánh giá mà mình tin là thực sự hợp lí, công bằng. Và cũng không loại trừ khả năng người bình luận đưa ra một cách đánh giá khác biệt của riêng mình, sau khi đã phân tích các quan điểm ý kiến khác nhau về đề tài cần bình luận.
Việc lựa chọn cách làm nào trong cách kể trên cũng hoàn toàn chỉ xuất phát từ một và chỉ một cơ sở duy nhất - cơ sở chân lí. Và sau khi đã lựa chọn được một cách thức phù hợp với chân lí (lẽ phải) rồi thì nhiệm vụ của người bình luận là thuyết phục người nghe (người đọc) đặt niềm tin vào sự đánh giá của mình, như chính mình đã từng có niềm tin như thế.
- Khi tiếp tục luận bàn sâu rộng hơn, người làm văn có thể đề cập tới thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét, đánh giá, cũng có thể bày tỏ những cảm nhận, suy nghĩ mà mình đã rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa tuổi của mình và của người đang lắng nghe mình bình luận. Sự bàn luận còn có thể đạt tới tầm vóc lớn hơn, có giá trị cao hơn nếu người bình luận có thể mở ra những ý nghĩa sâu rộng, sâu sắc và bất ngờ nữa từ hiện tượng đời sống mà mình đang bình luận.
c) Cách viết kết bài
- Phần kết bài phải đóng được bài văn lại bằng một khẳng định chắc chắn, không thể nào bác bỏ.
- ở một bài nghị luận hay, phần kết không chỉ làm một nhiệm vụ duy nhất là chốt lại bài văn. Một phần kết chỉ thật hay khi nó còn mở ra được một phạm vi rộng lớn hơn cho những suy ngẫm, những điều cần bàn luận tiếp.
* Lưu ý: Khi có đề văn yêu cầu nghị luận về một hiện tượng đời sống thì trước hết phải tìm hiểu hiện tượng đời sống được nêu trong đề, phân tích các biểu hiện của nó, lí giải các nguyên nhân và hậu quả.
Tiếp đến nêu ý kiến nhận xét, đánh giá hiện tượng đó tốt, xấu, lợi, hại như thế nào. Chúng ta cần có thái độ ra sao đối với hiện tượng đó. Trên cơ sở suy nghĩ đó mà lập dàn ý để cho bài viết mạch lạc, vận dụng kết hợp hợp lí các thao tác nghị luận.
Bước 3: Viết bài
- Học sinh viết từng phần, từ mở bài cho đến kết bài.
- Mở bài: Có thể chọn mở bài bằng nhiều cách: Đi thẳng vào vấn đề, suy từ chung đến riêng, suy từ tâm lí con người, dùng phép đối lập, có thể dùng cách tương đồng/ tương phản, xuất xứ/ đại ý, diễn dịch/ quy nạp...
- Thân bài: Trước hết, phải có từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nối phần mở bài. Sau đó phân tích, đánh giá...sự việc, hiện tượng đó.
- Kết bài: Có thể sử dụng từ ngữ chuyển đoạn, hoặc nhắc lại ý trong phần mở bài. Chú ý kết bài nên hô ứng với mở bài.
Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa
- Đọc lại bài viết và có thể sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp.
- Chú ý liên kết, mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn và giữa các phần của bài văn.
6.3.3. Những lưu ý khi làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
 Về nội dung
 Kiểu bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống đề cập và có liên quan tới rất nhiều phương diện của đời sống (bao gồm đời sống tự nhiên và xã hội). Thông thường, những hiện tượng mà đề bài đề cập tới thường là những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống xã hội.
Tính chất đa dạng, phong phú của hiện tượng đời sống cũng được thể hiện trong nội dung đề bài. Không chỉ đề cập đến những hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống, kiểu bài nghị luận này còn lứu ý học sinh những hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán. Vì vậy, để làm tốt kiểu bài này, học sinh cần lưu ý những nội dung sau:
 Tích luỹ thông tin
- Dù có thể ra đề vào bất cứ vấn đề gì, nhưng chắc chắn người ra đề sẽ tính toán rất kĩ để chọn vấn đề phù hợp với khả năng, điều kiện, môi truờng tiếp nhận và xử lí thông tin của học sinh. Hầu hết tất cả những đề nghị luận xã hội hiện nay đều gắn những vấn đề "nóng" của đời sống xã hội. Bởi thế, để giải quyết được những tình huống khác nhau, không có cách nào khác, học sinh phải thường xuyên tích luỹ thông tin, hiểu biết về những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống xung quanh bằng cách đọc sách báo, tài liệu, những chương trình truyền hình: Người xây tổ ấm, Người đương thời, An toàn giao thông, Café sáng với VTV3, Chuyển động 24h,...Trong thời đại bùng nổ thông tin này, có cả "ngàn lẻ một" cách cho học sinh tiếp cận, tìm hiểu thời sự. Nên có hướng, phương pháp tiếp cận thông tin. Những gì mình đọc được, hoặc tận mắt nhìn thấy, nghe thấy, nên ghi lại để có dịp sử dụng. Bản thân quá trình ghi chép đã là một loạt các thao tác tư duy: mô tả, phân tích, tổng hợp... Ghi chép là một động tác cần thiết, không nên dựa vào khả năng của trí nhớ. Khi đã được ghi chép, thì những hiểu biết thực tế đó sẽ thẩm thấu vào chúng ta, trở thành kiến thức xã hội của ta, đến khi sử dụng vào bài nghị luận, những hiểu biết đó sẽ được tái hiện một cách nhuần nhuyễn, thuyết phục.
 Bình tĩnh khi nhận đề bài và thận trọng phân tích đề
 Khi nhận đề bài, học sinh đừng vội viết, hãy dành ít phút đọc đi đọc lại yêu cầu của đề, lưu ý gạch chân những từ, cụm từ quan trọng, suy ngẫm về yêu cầu của đề bài, sau đó lập dàn ý cho bài viết.
 Ghi nhớ những nội dung cơ bản của dàn ý một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
 Khéo léo lồng ghép, đưa dẫn chứng khi viết
 Bài nghị luận không thể thiếu dẫn chứng. Nguồn dẫn chứng ở đâu, chúng ta đã biết. Khi sử dụng dẫn chứng, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không nên quá tham lam đưa thật nhiều dẫn chứng.
- Không nên đưa quá ít dẫn chứng làm cho lí lẽ của chúng ta trở nên khô khan, thiếu thực tế, thiếu sức thuyết phục.
- Đưa dẫn chứng vừa đủ, cùng với việc nêu dẫn chứng cần chú ý phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ hơn luận điểm, luận cứ của bài viết. Mức độ phân tích dẫn chứng này cũng tuỳ từng tình huống mà thực hiện, nhưng dù thế nào cũng không nên sa đà hoặc đừng sơ sài qua loa.
. Chú ý đầu tư cho những ý nêu giải pháp, biện pháp khắc phục thực trạng và những ý thể hiện quan điểm chủ quan của người viết:
- Đây là những ý thể hiện đậm nét tư chất, năng lực, hiểu biết, trình độ nghị luận xã hội của người làm bài. Nếu chúng ta biết cách đầu tư thoả đáng cho những ý này, bài nghị luận xã hội sẽ có chiều sâu trí tuệ, sẽ được nâng tầm và đương nhiên được điểm cao.
6.3.4. Về kĩ năng
Diễn đạt, ngôn ngữ 
- Cần trang trọng, linh hoạt và giàu cảm xúc; ngôn ngữ phải chính xác, có sức thuyết phục.
Bố cục
- Bố cục phải theo một cấu trúc chặt chẽ, phù hợp với dạng bài và nhận định đưa ra bàn luận. Phần thân bài phải tách thành nhiều đoạn và trình bày nội dung đoạn theo kiểu đoạn văn phù hợp: đoạn diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp
Nhận định
- Nhận định phải được trích đúng nguyên văn như đã nêu trong đề bài. Khi nêu các nhận định khác nhằm bàn luận mở rộng, đối chiếu, so sánh, cũng phải trích dẫn chính xác, nêu rõ tác giả hoặc xuất xứ. Phải biết cách nêu và phân tích dẫn chứng
6.3.5. Bài tập ứng dụng:
Đề bài: 
Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Hãy trình bày ý kiến của em.
Tìm hiểu đề và tìm ý
 Tìm hiểu đề
- Đề yêu cầu trình bày ý kiến về hiện tượng vứt rác không đúng nơi quy định.
- Đề bài tập trung bàn về rác thải sinh hoạt liên quan nhiều đến ý thức của mỗi người dân.
- Vấn đề nghị luận về một hiện tượng một cách đầy đủ, cần quan sát, tập hợp các hiện tượng vứt rác bừa bãi (ở khu vực sinh sống, những nơi công cộng)
- Với đề bài này, cần phân tích hiện tượng, rồi tổng hợp thành nhận xét, đánh giá, đưa ý kiến
Tìm ý:
- Thực trạng vứt rác bừa bãi ở mọi nơi: khu dân cư, khu vui chơi, danh lam thắng cảnh
- Nguyên nhân của việc vứt rác đó: ý thức con người, vi phạm quy tắc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
- Tác hại của việc vứt rác bừa bãi: ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đến nguồn nước, mĩ quan môi trường
- Các giải pháp để xử lí rác thải.
- Mọi người cần có ý thức trong việc vứt rác đúng nơi quy định để đảm bảo cuộc sống chung.
Lập dàn bài
a. Mở bài:
- Ở mỗi quốc gia, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên.
- Đáng buồn ở nước ta có một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng.
b. Thân bài:
- Thực trạng vứt rác bừa bãi: 
Rác gồm nhiều loại: lá cây, túi ni-lông, các vật dụng đã qua sử dụng Rác thường thấy ở khắp nơi: ngoài đường, nơi công cộng, trên mặt ao hồ hay sông biển
- Nguyên nhân: Đa phần do sự chưa ý thức của con người: tiện tay vứt rác, mặc dù có thùng rác công cộng. Thấy người khác vi phạm nên bản thân dần cũng làm theo. Chưa có biện pháp xử lí rác hợp lí, cụ thể ở nông thôn thường bãi rác ở gần ao, sông, ngòi
- Tác hại: Ô nhiễm môi trường – làm mất vẻ mĩ quan của môi trường nói chung. Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Tạo cách nghĩ không tốt cho khách du lịch khi đến Việt Nam
- Biện pháp: Mỗi người tự ý thức trong việc vứt rác đúng nơi quy định. Có thể: tự chế lại các vật dụng như: lon, chai; tình nguyện viên quét dọn đường làng, đường phố; sử dụng nhiều thùng rác công cộng; đặc biệt chính quyền nên có biện pháp xử lí nghiêm ngặt các trường hợp vi phạm vứt rác không đúng nơi quy định
c. Kết bài:
- Hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng là hành động xấu, đáng chê trách.
- Mỗi người hãy góp phần nhỏ bé của mình làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh – sạch – đẹp và trái đất sẽ luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại. 
Viết bài
Mở bài
(- Cách 1:) Ngày nay, môi trường bị ô nhiễm có nhiều tác nhân, một trong số đó là rác thải sinh hoạt. Hiện tượng vứt rác bừa bãi khá phổ biến hiện nay là hiện tượng đáng phê phán nhất.
(- Cách 2:) Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng chạp nói riêng, các ngày lễ lớn; nơi vui chơi giải trí khác thì xung quanh và trên mặt nước của ao, hồ, sôngđều đón nhận lượng rác khổng lồ. Đây không chỉ là hiện tượng cá biệt. Vậy là người dân, sao ta có thể chịu nổi hiện tượng này!
Thân bài
	Thật vậy, hiện tượng không giữ gìn vệ sinh chung có rất nhiều biểu hiện, nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ăn một que kem hay một chiếc kẹo, người ta vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà dính lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch, phế thải ở các công trình xây dựng đem đổ khắp nơi và để rơi vãi trên đường. Có người còn vô ý thức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột ném xuống ao, hồ, sông, ra đường. Đáng sợ hơn, ở một số dòng sông, hồ, ao vào ngày rằm, mùng một hàng tháng (Âm lịch)người ta vứt rác trôi đầy mặt nước và xung quanh bờ.
	Những việc làm trên tuy nhỏ nhưng lại gây tác hại vô cùng lớn. Người ta vô tư vứt rác xuống sông nhưng họ có nghĩ rằng bao nhiêu người sử dụng nguồn nước này để ăn uống, tắm giặt? Một con đường đang sạch đẹp bỗng dưng phải chịu vô số đất đá. Chúng vương vãi khắp nơi gây ùn tắc giao thông. Không chỉ có gạch đá bị thải ra đường mà còn có cả xác súc vật nữa. Nếu lỡ con gà hay vịt ấy mang trong mình mầm bệnh thì dịch bệnh sẽ phát tán trên cả khu vực rộng lớn do nước từ các ao, hồ này sẽ chảy ra sông – nguồn nước sinh hoạt của rất nhiều gia đìnhKhông chỉ có vậy, việc vứt rác còn ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường như: thành phố Nha Trang là một trong những thành phố đang có tiềm năng du lịch, thu hút nhiều khách tham quan. Nếu việc vứt rác bừa bãi của chúng ta sẽ khiến cho khách du lịch có cái nhìn không tốt về nơi đây, đặc biệt là người dân đang sinh sống, học tập, làm việc ở đó. Họ sẽ đánh giá là thành phố kém văn hóa và không lịch sự. Vậy liệu họ có dám đến đây tham quan nghỉ ngơi nữa không? Chúng ta hãy đặt ra câu hỏi như vậy và hãy tự trả lời trước những hành động và việc làm của mình.
	Những tác hại của việc vứt rác như vậy đều có nguyên nhân bắt nguồn từ con người. Đầu tiên là do thói quen xấu, lười biếng và lối sống lạc hậu, ích kỉ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người. Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch còn thì ai bẩn mặc ai. Những nơi công cộng không phải của mình, vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Nguyên nhân cuối cùng là do ý thức về vệ sinh của một số người chưa được tốt. Họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là vô ý thức, phản văn hóa, văn minh, phá hoại môi trường sống.
	Đất nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Đặc biệt là trong yêu cầu của cuộc sống ngày nay, con đường xanh – sạch – đẹp là một tiêu chuẩn không thể thiếu. Điều đó khiến mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và người khác. Chúng ta cần tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia, học tập và đề ra những biện pháp thiết thực nhất để bảo vệ môi trường như tổ chức các phong trào “mùa hè xanh”, quét dọn đường làng, đường phố, làm sạch sân trường Và đề ra những quy định chung như: đổ rác đúng nơi quy định, sử dụng nhiều thùng rác công cộng, phân loại rác trước khi đổ. Đặc biệt các cơ quan quản lí cần có những biện pháp cụ thể xử phạt người vi phạmđể giữ cho môi trường xanh – sạch – đẹp. 
Kết bài
	Hành vi vứt rác ra nơi công cộng là hành động xấu, đáng chê trách. Chúng gây hậu quả nghiêm trọng cho mọi người. Vì vậy mỗi người cần nhanh chóng khắc phục hiện tượng đó. Mỗi người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền cho mọi người khác cùng làm theo. Hi vọng rằng với việc làm nhỏ, mỗi người góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh – sạch – đẹp và trái đất luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại.
Đề Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mỹ A. Lin-côn (1809-1865) viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”. (Theo Ngữ văn10, tập 2, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135). Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết 1 bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.
Dàn ý
A. Mở bài
- Dẫn dắt, nêu đúng yêu cầu của đề: bàn luận về đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống.
B. Thân bài. Đảm bảo các ý chính sau
-  Trình bày thực trạng thiếu trung thực:
+ Trong thi cử, hiện tượng gian lận ngày càng phổ biến về đối tượng, tinh vi về hình thức, nghiêm trọng về mức độ.
+ Trong cuộc sống, sự gian dối thiếu trung thực cũng rất phổ biến từ gia đình đến xã hội với mọi lứa tuổi
Điều đó làm ảnh hưởng tới đạo đức xã hội, phần nào làm đổ vỡ niềm tin của con người vào những giá trị tốt đẹp, cản trở sự phát triển bền vững của đất nước.
-  Sự cần thiết của việc giáo dục, rèn luyện đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống:
+Trung thực là ngay thẳng, thật thà, đúng với sự thật, không làm sai lạcđi, không gian dối , thể hiện đúng trình độ năng lực của mình.
+Trung thực đánh giá đúng hiệu qủa giáo dục, giúp cho người học, ngườiday, các cơ quan quản lí nắm đúng thực trạng để đề ra các biện pháp phù hợp.
+ Trung thực là một trong những đức tính nền tảng của đạo đức con người, xây dựng một xã hội văn minh, thân thiện, đáng tin cậy
-   Biện pháp để giáo dục tính trung thực:
+ Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội
+ Cần xử lí nghiêm với những biểu hiện thiếu trung thực, gian dối
+ Cần biểu dương những tấm gương trung thực, dám đấu tranh với những biểu hiện gian dối.
-    Liên hệ thực tế rút ra bài học với bản thân.
C. Kết bài
Nhấn mạnh vấn đề bàn bạc
Đề: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.                                  
Dàn ý
A. Mở bài :
- Đặt vấn đề : trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang 1à điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.
- Tuổi trẻ học đường  những công dân tương lai của đất nước  cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
B. Thân bài:
1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt nam hiện nay:
+ Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 -34 người chết và bị thương/1 ngày
+ Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.
2. Hậu quả của vấn đề:
+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.
+ Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
3. Nguyên nhân của vấn đề :
+ ý thức tham gia giao thông của người dân còn

File đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_huong_dan_hoc_sinh_lop_9_lam_bai_van_nghi.doc