Xây dựng tính tích cực trong học tập của học sinh thông qua đội ngũ cán bộ lớp
+ Nhóm 1: Những học sinh có hoàn cảnh bình thường và những học sinh cốt cán của lớp. Đây là những học sinh gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên, gia đình hoà thuận, bố mẹ quan tâm đến con cái. Các em ở trong các gia đình này thường có ý thức học tập, chăm ngoan, nhiều em là cán bộ lớp.
Ví dụ: Từ lớp 6 đến lớp 7 các học sinh sau đây rất tích cực trong học tập cũng như trong các hoạt động tập thể: Em Nguyễn Hồng Nhung–lớp Trưởng, là học sinh giỏi nhất khối trong năm học lớp 6, 7; Em Nguyễn Nhật Hạ- lớp phó học tập là học sinh giỏi nhiều năm, học sinh giỏi nhì khối trong năm học lớp 6,7; các em Nguyễn Anh Đức, Nguyễn Thị Phương Ánh, Lê Khánh Bảo Vân. luôn là những học sinh gương mẫu, học giỏi đều các môn
+ Nhóm 2: Những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt:
+ Đối tượng 1: Những học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình ở mức trung bình hoặc khá nhưng bố mẹ do công việc bận không quản lí được giờ của con cái, ít quan tâm đến con cái hoặc bố mẹ không thống nhất trong cách dạy con nên học sinh hay tự do, nói truyện nhiều, hay cãi lại giáo viên. Ví dụ: Em Phạm Minh Đức, em Đinh Bá Minh.
+ Đối tượng 2: Những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (bố mất sớm, bố mẹ ly thân, bố mẹ bỏ nhau.) những học sinh này gia đình kinh tế khó khăn, thiếu sự quan tâm đầy đủ của gia đình. Ví dụ: em Đỗ Thanh Lâm, Bùi Khánh Linh. Vì vậy những học sinh này luôn cần sự quan tâm thường xuyên của tập thể lớp của các thầy cô giáo để động viên nhắc nhở kịp thời.
Mặc dù thực tế lớp là như vậy nhưng tôi vẫn luôn thấy được ở các em vẫn có những ưu điểm. Làm thế nào để các em tự giác, chủ động trong từng hoạt động, trong từng môn học thì sẽ hạn chế đi những nhược điểm của các em thì chắc chắn sẽ giúp các em học tập tốt hơn.
* Bầu cán bộ lớp:
Chọn cán bộ lớp là khâu rất quan trọng bởi vì giáo viên chủ nhiệm không thể có mặt trên lớp cả tuần nên thông qua cán bộ lớp sẽ cơ bản nắm được tình hình chung của lớp khi mình vắng mặt cũng như khi có sự cố nào đó xảy ra.
Ngay từ đầu năm học, khi đại hội chi đội các em bầu ra ban cán sự lớp; giáo viên chủ nhiệm kết hợp với phiếu điều tra thông tin các nhân sẽ chọn được học sinh làm lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng và các cán sự phụ trách từng môn học.
Cán bộ lớp không nhất thiết phải là học sinh giỏi trong lớp mà cần em đó học khá, tự tin và quan trọng là được tập thể lớp tin tưởng ủng hộ. Lớp trưởng cần phải chọn được học sinh học khá, tự tin, có khả năng lãnh đạo các bạn trong lớp. Cán sự của từng môn học nhất thiết phải là học sinh học giỏi môn học đó.
Học sinh được phân công làm cán bộ lớp sẽ có khả năng lãnh đạo, mạnh dạn, tự tin hơn, có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân hơn. Như vậy các em được rèn luyện kĩ năng sống tốt hơn các bạn học sinh trong cùng lớp.
* Ban cán sự lớp đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước nhà trường về toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện của lớp. Gồm:
Lớp trưởng: Nguyễn Hồng Nhung: Phụ trách chung
Ba lớp phó: + Nguyễn Nhật Hạ: Phụ trách học tập
+ Ngô Thị Tú: Phụ trách Văn-Thể-Mỹ
+ Trần Diệp Anh: Phụ trách về Lao động-Vệ sinh
Ba cán sự phụ trách môn học:
+ Lê Tuấn Phương- Môn Tiếng Anh
+ Nguyễn Thị Phương Ánh - Các môn Xã hội
+ Trương Tiến Nam- Các môn Tự nhiên
Tổ trưởng: Tổ 1: Hoàng Việt Anh
Tổ 2: Lê Khánh Bảo Vân
Tổ 3: Nguyễn Thu Trang
Tổ 4: Đoàn Minh Quang
3.1.2 Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp:
Đầu năm học phải có được nội quy quy định riêng của lớp lồng ghép trong nội qui chung của nhà trường. Trong nội quy của lớp, học sinh thấy có những điểm chung của trường và những điểm riêng do giáo viên chủ nhiệm và các em học sinh trong lớp cùng xây dựng nên học sinh sẽ nhắc nhau nghiêm túc thực hiện. Cả tập thể lớp cần phải hướng theo yêu cầu nề nếp chung của nhà
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng tính tích cực trong học tập của học sinh thông qua đội ngũ cán bộ lớp
Chức vụ em đã làm:................................................................................................. Em có sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới không?........................................................... Năng khiếu, sở thích của em?.................................................................................. Mục tiêu em mong muốn đạt được trong học tập?.................................................. Sức khoẻ của em?.........................Em có cận thị không?........................................ Đề nghị của em về chỗ ngồi trong lớp?................................................................... Em đến trường bằng phương tiện gì?...................................................................... Tên và địa chỉ người bạn thân nhất của em............................................................. Khi gặp khó khăn trong học tập hoặc quan hệ bạn bè em thường chia sẻ với ai?............................................................................................................................ Em giới thiệu bạn nào trong lớp vào ban cán sự lớp? (Nêu rõ lí do)........................................................................................................................... Em mong muốn gì về trường, lớp và giáo viên chủ nhiệm?...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Học sinh kí tên. Sau đó có thể tìm hiểu thêm hoàn cảnh cụ thể của từng học sinh qua qusa trình giảng dạy hoặc trong các buổi học ngoại khoá. Dựa vào phiếu điều tra, dựa vào quá trình làm công tác chủ nhiệm sau một năm học lớp 6 tôi chia học sinh lớp tôi thành hai nhóm: + Nhóm 1: Những học sinh có hoàn cảnh bình thường và những học sinh cốt cán của lớp. Đây là những học sinh gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên, gia đình hoà thuận, bố mẹ quan tâm đến con cái. Các em ở trong các gia đình này thường có ý thức học tập, chăm ngoan, nhiều em là cán bộ lớp. Ví dụ: Từ lớp 6 đến lớp 7 các học sinh sau đây rất tích cực trong học tập cũng như trong các hoạt động tập thể: Em Nguyễn Hồng Nhung–lớp Trưởng, là học sinh giỏi nhất khối trong năm học lớp 6, 7; Em Nguyễn Nhật Hạ- lớp phó học tập là học sinh giỏi nhiều năm, học sinh giỏi nhì khối trong năm học lớp 6,7; các em Nguyễn Anh Đức, Nguyễn Thị Phương Ánh, Lê Khánh Bảo Vân.... luôn là những học sinh gương mẫu, học giỏi đều các môn + Nhóm 2: Những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt: + Đối tượng 1: Những học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình ở mức trung bình hoặc khá nhưng bố mẹ do công việc bận không quản lí được giờ của con cái, ít quan tâm đến con cái hoặc bố mẹ không thống nhất trong cách dạy con nên học sinh hay tự do, nói truyện nhiều, hay cãi lại giáo viên. Ví dụ: Em Phạm Minh Đức, em Đinh Bá Minh.... + Đối tượng 2: Những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (bố mất sớm, bố mẹ ly thân, bố mẹ bỏ nhau...) những học sinh này gia đình kinh tế khó khăn, thiếu sự quan tâm đầy đủ của gia đình. Ví dụ: em Đỗ Thanh Lâm, Bùi Khánh Linh. Vì vậy những học sinh này luôn cần sự quan tâm thường xuyên của tập thể lớp của các thầy cô giáo để động viên nhắc nhở kịp thời. Mặc dù thực tế lớp là như vậy nhưng tôi vẫn luôn thấy được ở các em vẫn có những ưu điểm. Làm thế nào để các em tự giác, chủ động trong từng hoạt động, trong từng môn học thì sẽ hạn chế đi những nhược điểm của các em thì chắc chắn sẽ giúp các em học tập tốt hơn. * Bầu cán bộ lớp: Chọn cán bộ lớp là khâu rất quan trọng bởi vì giáo viên chủ nhiệm không thể có mặt trên lớp cả tuần nên thông qua cán bộ lớp sẽ cơ bản nắm được tình hình chung của lớp khi mình vắng mặt cũng như khi có sự cố nào đó xảy ra. Ngay từ đầu năm học, khi đại hội chi đội các em bầu ra ban cán sự lớp; giáo viên chủ nhiệm kết hợp với phiếu điều tra thông tin các nhân sẽ chọn được học sinh làm lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng và các cán sự phụ trách từng môn học. Cán bộ lớp không nhất thiết phải là học sinh giỏi trong lớp mà cần em đó học khá, tự tin và quan trọng là được tập thể lớp tin tưởng ủng hộ. Lớp trưởng cần phải chọn được học sinh học khá, tự tin, có khả năng lãnh đạo các bạn trong lớp. Cán sự của từng môn học nhất thiết phải là học sinh học giỏi môn học đó. Học sinh được phân công làm cán bộ lớp sẽ có khả năng lãnh đạo, mạnh dạn, tự tin hơn, có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân hơn. Như vậy các em được rèn luyện kĩ năng sống tốt hơn các bạn học sinh trong cùng lớp. * Ban cán sự lớp đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước nhà trường về toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện của lớp. Gồm: Lớp trưởng: Nguyễn Hồng Nhung: Phụ trách chung Ba lớp phó: + Nguyễn Nhật Hạ: Phụ trách học tập + Ngô Thị Tú: Phụ trách Văn-Thể-Mỹ + Trần Diệp Anh: Phụ trách về Lao động-Vệ sinh Ba cán sự phụ trách môn học: + Lê Tuấn Phương- Môn Tiếng Anh + Nguyễn Thị Phương Ánh - Các môn Xã hội + Trương Tiến Nam- Các môn Tự nhiên Tổ trưởng: Tổ 1: Hoàng Việt Anh Tổ 2: Lê Khánh Bảo Vân Tổ 3: Nguyễn Thu Trang Tổ 4: Đoàn Minh Quang 3.1.2 Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp: Đầu năm học phải có được nội quy quy định riêng của lớp lồng ghép trong nội qui chung của nhà trường. Trong nội quy của lớp, học sinh thấy có những điểm chung của trường và những điểm riêng do giáo viên chủ nhiệm và các em học sinh trong lớp cùng xây dựng nên học sinh sẽ nhắc nhau nghiêm túc thực hiện. Cả tập thể lớp cần phải hướng theo yêu cầu nề nếp chung của nhà trường. Trong buổi học nội quy đầu năm, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn cho học sinh nhận thức rõ nội quy trường lớp. Tuy nhiên, với đội ngũ cán bộ lớp đặc biệt chú trọng đến việc nắm rõ quy định, quy chế thi đua của trường lớp để theo dõi các bạn. Chính vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần có những buổi họp với cán bộ lớp để bồi dưỡng, kiểm tra nghiệp vụ của các em. Với cán bộ lớp các em nắm chắc nội quy giúp các em thực hiện nghiêm túc noi gương cho các bạn, nhanh chóng phát hiện được vi phạm của các bạn và nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời. Nội quy trường, lớp cần thực hiện như sau: NỘI QUY HỌC SINH LỚP 7ª2 Điều 1: Đi học chuyên cần, đúng giờ, nghỉ học phải có đơn xin phép do cha, mẹ học sinh viết. Học sinh không bỏ học, trốn tiết. Trong giờ học, nếu cần nghỉ phải có đơn xin phép do giáo viên bộ môn, Ban Giám Hiệu nhà trường duyệt. Điều 2: Học sinh đi học phải có đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập. Trong giờ học phải có ý thức giữ gìn kỉ luật trật tự, chú ý nghe giảng. Điều 3: Học sinh phải biết kính trọng thày cô giáo, cán bộ công nhân viên của trường, đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện. Điều 4: Thực hiện mặc đồng phục tất cả các ngày trong tuần. Đi giày hoặc dép có quai hậu. Không tô son, đánh phấn, sơn móng tay chân, nhuộm tóc; không nghe và gọi điện thoại trong giờ học. Điều 5: Không nói tục, chửi bậy gây mất đoàn kết bạn bè; không uống rượu bia, hút thuốc và sử dụng các chất kích thích khác. Điều 6: Không viết vẽ bậy lên tường, bảng, bàn ghế. Giữ gìn bảo vệ tài sản cá nhân và tài sản chung. Nghiêm cấm việc lấy cắp tài sản của trường và của cá nhân. Để xe đạp đúng nơi qui định. Điều 7: Tham gia đầy đủ các hoạt động tập thể của trường, lớp và của Đội. Giữ vệ sinh môi trường. Điều 8: Tích cực hưởng ứng các cuộc vận động của trường, Phòng giáo dục, Sở giáo dục. NHỮNG QUY ĐỊNH XẾP HẠNH KIỂM THEO TUẦN-THÁNG. Tổng điểm tối đa mỗi học sinh có: 70điểm/1 tuần Đi học đúng giờ: Có mặt tại lớp trước 7h15’ Đi học muộn lần 1/tuần: -4điểm; đi học muộn lần 2/tuần: -6điểm Đồng phục: Mặc quần áo đúng quy định của nhà trường, đeo khăn đỏ, đi dép quai hậu, có giầy thể thao trong giờ học Thể dục. Vi phạm lần 1/tuần: -4điểm; Vi phạm lần 2/tuần:-6điểm Giờ chuyển tiết-Nếp sống văn minh: - Yêu cầu học sinh không di chuyển ra khỏi chỗ ngồi, chuẩn bị sách vở cho giờ học kế tiếp - Nếp sống văn minh: Thực hiện văn minh trong giao tiếp với thầy cô giáo, nhân viên nhà trường, khách đến trường, bạn bè. Vi phạm 1 lần: -2đ Giờ học: Không nói chuyện riêng, không nói leo. Vi phạm 1 lần: -4điểm Bài tập: Hoàn thành các bài tập về nhà trước khi đến lớp Vi phạm 1 lần: -4điểm Điểm kém: điểm <5 (điểm hệ số I, hệ số II): 1 lần: -4điểm Lao động – Vệ sinh: Thực hiện đầy đủ các buổi trực nhật lớp, lao động theo quy định.Giữ gìn vệ sinh chung. Vi phạm 1lần: -2điểm Điểm tốt: Điểm 9,10: 1 lần: +1điểm * Quy định xếp loại tuần: + Mức điểm > 65đ: Hạnh kiểm tốt +Mức điểm từ 60 => 65: Hạnh kiểm khá + Mức điểm < 60: Hạnh kiểm trung bình * Quy định xếp loại tháng: + 3 tuần tốt trở lên: Hạnh kiểm tốt + 2tuần tốt, 2 tuần khá; 3 tuần tốt, 1 tuần trung bình: GVCN đánh giá theo sự tiến bộ của học sinh + 1 tuần tốt, 3 tuần khá;4 tuần khá; 2 tuần tốt, 1 tuần khá, 1 tuần trung bình; 2 tuần tốt, 2 tuần trung bình : Hạnh kiểm khá + Các trường hợp còn lại: Hạnh kiểm trung bình. * Riêng các trường hợp liên quan đến đánh nhau: Tối thiểu xếp hạnh kiểm tháng Trung bình. 3.1.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lớp: Khi mới nhận lớp , tôi trao đổi với học sinh nói rõ với học sinh biết mong ước, dự đinh của mình trong việc xây dựng kế hoạch trong năm học. Từ đó các em sẽ chung một mục tiêu phấn đấu rèn luyện với cô giáo để xây dựng tập thể lớp. Tôi thống nhất với các em cách thức làm việc của mình, tổ chức tập thể lớp theo hướng tự quản tích cực, phát huy tiềm năng, vai trò của học sinh vai trò cuả đội ngũ cán bộ lớp trong việc nâng cao chất lượng học tập Để cán bộ lớp làm việc hiệu quả thì giáo viên chủ nhiệm phải hướng dẫn các em cách làm việc. Mọi hoạt động của lớp trong những giờ giáo viên không có mặt sẽ do cán bộ lớp chỉ đạo. Để làm được việc này tôi sẽ hướng dẫn cán bộ lớp các công việc, cách làm. Biết nhìn người giao việc, chẳng hạn giờ tự quản cán bộ học tập của lớp có thể cho các bạn ôn bài hoặc giải đáp các thắc mắc của các bạn. Trong giờ sinh hoạt, tôi để cán bộ lớp lên điểu khiển. Tôi lắng nghe và tham gia ý kiến cùng các em. Những lần đầu các em còn bỡ ngỡ sau đó quen dần và thành nếp tốt. Những hoạt động tự quản của lớp cần thực hiện: + Tự quản 15 phút truy bài đầu giờ: Tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài của tổ viên- đủ hay thiếu-lý do; kiểm tra lẫn nhau theo nhóm. Kết quả sẽ ghi vào sổ theo dõi của tổ trưởng. + Tự quản các giờ học trên lớp: Giữ trật tự và tham gia phát biểu xây dựng bài. + Tự quản trong giờ trống giáo viên: Khi thầy cô giáo vắng mặt, lớp vẫn phải giữa kỉ luật để không ảnh hưởng đến lớp khác, không được ra khỏi lớp. Lớp trưởng hội ý cán bộ lớp, yêu cầu cán sự môn học chữa bài khó cho lớp, tổ chức đọc báo, đọc sách. Cần tránh các hoạt động gây ồn ào. + Tự quản tiết sinh hoạt lớp hàng tuần, tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng tuần. Giáo viên chủ nhiệm chỉ giữ vai trò cố vấn và cũng chỉ xuất hiện khi th ật cần thiết để giúp học sinh giải quyết những tình huống phức tạp mà các em lúng túng. + Tự quản trong các hoạt động lao động, vui chơi, thể thao, tham quan và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác. Ngoài ra, tôi thường xuyên đối thoại với cán bộ lớp, cứ cách hai tuần, giáo viên chủ nhiệm lại có một cuộc đối thoại với cán bộ lớp trong khoảng 10 đến 15 phút. Trong cuộc trao đổi đó giáo viên chủ nhiệm cần khéo léo, tạo được sự gần gũi với học sinh, đưa ra các gợi ý để các em cán bộ lớp tự nói ra những suy nghĩ của mình về bạn bè trường lớp và các thày cô đang giảng dạy trên lớp. Qua đó giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm được chi tiết hơn tình hình học sinh trên lớp và cũng tạo được cơ hội cho cán bộ lớp thể hiện tâm tư nguyện vọng của mình đồng thời giải quyết ngay được những vấn đề mới nảy sinh trong tuần học đó. Từ những cuộc trao đổi giữa cô và trò, giáo viên chủ nhiệm cần có biện pháp làm sao để phát huy tối đa sự chủ động, sáng tạo của học sinh, để cán bộ lớp tự đưa ra các biện pháp cải thiện tình hình của lớp về kết quả thi đua trong học tập hay trong kỉ luật, đó cũng là một cách gían tiếp để các em tự đòi hỏi bản thân mình hay các bạn trong lớp phải thực hiện được những yêu cầu đề ra đó. Để khai thác khả năng của cán bộ lớp, giáo viên chủ nhiệm cần chú ý tới những yếu tố sau: Phải đặt niềm tin ở các em. Chúng ta chỉ có thể quản lý được lớp tốt khi chúng ta biết đặt niềm tin vào đội ngũ cán bộ lớp. Đây không phải là phó thác trách nhiệm cho các em mà phải thực sự tin tưởng vào các em. Tôi tin ở các em bởi các em là những cán bộ lớp gương mẫu. Có những việc tôi chỉ cần giao cho lớp trưởng, các em tự triển khai đôn đốc lẫn nhau. Để tạo được sự chủ động cho các em làm việc và phát huy vai trò của cán bộ lớp đồng thời giảm bớt cường độ lao động của giáo viên chủ nhiệm, trong những đợt thi đua giáo viên chủ nhiệm vạch ra kế hoạch để cán bộ lớp điều hành. Ví dụ: Trong đợt thi đua “Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam”, hưởng ứng đợt thi đua do nhà trường phát động, lớp tôi sẽ tham gia các phong trào thi đua như “Bông hoa điểm tốt”,“Tuần học tốt-Giờ học tốt”, thi làm báo tường, thi văn nghệ, vẽ tranh...tôi giao việc cho cán bộ lớp tuỳ theo năng lực của từng em. Báo tường tôi giao cho em Vân, Hạ, Nhung,... là các cán bộ lớp có năng khiếu văn học, mỹ thuật. Tôi giao cho em Ngô Thị Tú là lớp phó học tập theo dõi hoa điểm tốt của các bạn học sinh trong lớp. Cứ như vậy tôi giao từng việc cụ thể cho các em đều hoàn thành xuất sắc với kết quả cụ thể: - Giải nhất về bông hoa điểm tốt. - Giải nhất về báo tường. - Giải nhất về văn nghệ. - Giải nhì về nề nếp. Rõ ràng thông qua các hoạt động tập thể cán bộ lớp đã thể hiện được tính tự giác, chủ động hoạt động sáng tạo, tạo ra không khí đầm ấm trong tập thể, các bạn thêm gắn bó với lớp, từ đó góp phần phát huy tính tập thể trong lớp. Trong quá trình học tập, nếu cán bộ lớp không đáp ứng được yêu cầu của tập thể lớp thì giáo viên chủ nhiệm cần mạnh dạn thay đổi, cho học sinh tự đề cử hoặc bầu cán bộ lớp khác chứ không nhất thiết phải hết năm học mới thay đổi. 3.2 Vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp trong việc xây dựng tính tích cực trong học tập của tập thể lớp: * Nhiệm vụ của lớp trưởng: Tổ chức theo dõi chung hoạt động tự quản của lớp, điều khiển các tiết sinh hoạt tập thể lớp hàng tuần, chủ động hội ý cán bộ lớp, tổng hợp đánh giá kết quả thi đua các mặt của lớp hàng tháng, kì học, năm học * Nhiệm vụ của lớp phó học tập: Tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập tốt, hội vui học tập, các giờ tự học khi vắng giáo viên, có kế hoạch giúp đỡ bạn học yếu, đánh giá kết quả học tập của lớp hàng tuần, hàng tháng báo cáo cho lớp trưởng tổng hợp. * Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách lao động- vệ sinh: Nhận nhiệm vụ, phân công công việc, điều khiển các hoạt động lao động vệ sinh của lớp, điều hành theo dõi công việc thường xuyên thông qua các tổ trưởng. Tổng hợp báo cáo hàng tháng cho lớp trưởng. * Nhiệm vụ của lớp phó Văn-Thể -Mỹ: Điều hành và theo dõi các hoạt động văn nghệ, thể thao trực tiếp hoặc thông qua các tổ trưởng. Hàng tháng tổng hợp báo cáo cho lớp trưởng. * Nhiệm vụ của tổ trưởng: Theo dõi, điều khiển chung các mặt hoạt động và sinh hoạt của tổ, nắm được kết quả cụ thể về từng mặt của các bạn trong tổ về học tập, về nề nếp...tổng hợp kết quả từng tuần, từng tháng, từng kì báo cáo cho lớp phó, lớp trưởng, cho giáo viên chủ nhiệm. Khi phân công nhiệm vụ cho cán sự lớp, tôi luôn yêu cầu cán bộ lớp phải nêu gương đi đầu, cán bộ lớp mà vi phạm nội quy sẽ phạt nặng hơn các tổ viên và ngược lại cán bộ lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ có phần thưởng xứng đáng. Mặc dù với mỗi cán bộ lớp phụ trách những công việc khác nhau nhưng nhìn chung cán bộ lớp cần có năng lực học tập nổi trội so với các bạn cùng lớp. Bên cạnh đó là ý thức kỷ luật, tinh thần tự giác, tích cực, sáng tạo, mạnh dạn trong công việc được giao. 3.3 Các hoạt động của cán bộ lớp trong việc khích lệ tính tích cực học tập của học sinh trong lớp: * Theo khối, trường: - Hàng tuần, hàng tháng cán bộ lớp đều tham gia họp để trao đổi, tổng kết thi đua giữa các lớp với Giáo viên Tổng phụ trách (Cán bộ lớp toàn trường). Qua đó, học sinh có sự học tập, thi đua với cán bộ các lớp khác trong trường, trong khối: + Trong trường: với các lớp trên (lớp 8, 9) các em sẽ có sự học tập tác phong làm việc, ý thức phấn đấu, gương sáng học tập trong nhiều năm liền. Đặc biệt, những trường hợp học sinh lớp trên làm lớp trưởng, lớp phó học tập 4 năm liền(từ lớp 6 đến lớp 9) là những tấm gương sáng để học sinh noi theo. Để giữ vững chức vụ, sự tín nhiệm từ phía thầy cô giáo và các bạn thì Học sinh đó cần có ý thức học tập và kỷ luật rất nghiêm túc. Ngược lại có những trường hợp làm cán bộ lớp trong thời gian rất ngắn, các em cần có sự quan sát tìm hiểu lý do? + Trong khối: Cán bộ lớp cùng khối cần trao đổi chặt chẽ và học tập lẫn nhau. Bởi đa phần các em đều cùng học các thầy cô giáo bộ môn, có môn học, kiến thức học giữa các lớp như nhau. Từ đó, dễ so sánh học hỏi lẫn nhau. Ví dụ: Kiểm tra định kỳ các môn trong học kỳ, cán bộ lớp có thể tham khảo điểm của lớp khác trong khối và trong giờ sinh hoạt trao đổi lại với các thành viên trong lớp. Nếu tỷ lệ điểm cao hơn thì các bạn cố gắng duy trì, ngược lại thấp hơn sẽ cần phải đưa ra hướng khắc phục và phấn đấu ở bài làm tiếp theo. * Theo lớp, tổ, nhóm: Như phần thực trạng đã trình bày đội ngũ cán bộ lớp chắc chắn không thể đồng bộ là lực học và mỗi học sinh cũng có thể mạnh riêng. Với lớp tôi để các em có thể học tập trao đổi lẫn nhau tôi thành lập các Câu lạc bộ nhỏ trong lớp. Học sinh có thể mạnh ở lĩnh vực đó sẽ làm nhóm trưởng: Khoa học tự nhiên; Khoa học xã hội; Môn học em yêu; Tủ sách tri trức; Nét chữ nét người... - Ví dụ: + Câu lạc bộ Tủ sách tri thức: các em có trách nhiệm chính trong việc bảo quản, giữ gìn giá sách của lớp. Mỗi tuần các em giới thiệu đến các bạn một cuốn sách. Sau tuần giới thiệu thì các em sẽ trao đổi với nhau về cuốn sách đó đồng thời lại giới thiệu một cuốn sách khác. Tập thể lớp có ý thức tự quản và đóng góp sách, thậm chí các em có thể chia sẻ sách tạm thời theo tuần cho các bạn ở lớp mượn. + Câu lạc bộ Nét chữ nét người: Ở cấp học THCS do đặc thù cấp học có sự thay đổi so với bậc Tiểu học nên chữ viết của học sinh có phần ẩu, xấu, trình bày lộn xộn. Trong lớp có những em chữ đẹp: Hồng Nhung, Nhật Hạ, Bảo Vân... (Đây cũng là những cán bộ lớp). Hàng tuần Cán bộ lớp kiểm tra vở sạch chữ đẹp của các bạn trong lớp (Chữ viết nếu xấu thì các bạn cần cố gắng viết sạch sẽ, ngay ngắn). Các buổi truy bài đầu giờ (15 phút) câu lạc bộ chữ đẹp sinh hoạt thứ 6 hằng tuần. Cán bộ lớp sẽ tổng kiểm tra vở viết, nhận xét và xếp loại của mỗi tổ. * Theo cặp: Vị trí sơ đồ lớp giáo viên chủ nhiệm xếp căn cứ trên thực tế tình hình của lớp: + Phân bố đồng đều cán bộ lớp ở các tổ. + Theo bàn: đôi bạn cùng tiến (Một Học sinh Khá- Giỏi; Một Học sinh Trung bình). => Các bộ lớp dễ dàng quan sát, kèm cặp các bạn trong lớp. Theo bàn học sinh sẽ có ý thức bảo ban nhau cùng cố gắng học tập. * Đánh giá các hoạt động: - Theo ngày (Đánh giá nhanh ở cuối buổi học) với những hiện tượng không soạn bài, ghi chép bài trên lớp không đầy đủ, lơ là học tập...: Cán bộ lớp ghi sổ nhật kí lớp và thông báo tới Giáo viên chủ nhiệm để trao đổi với phụ huynh qua Sổ liên lạc điện tử. Tránh hiện tượng lỗi vi phạm của học sinh không được xử lý ngay, kéo dài. Vì như vậy, dễ tái phạm, ảnh hưởng đến tâm lý học sinh khác. - Theo tuần: Tổng hợp các hiện tượng trong ngày vào giờ sinh hoạt lớp. Hàng tuần các tổ trưởng theo dõi các tổ viên của mình về điểm số cũng như về ý thức kỉ luật qua “Sổ theo dõi thi đua”. Nếu học sinh nào có từ hai điểm kiểm tra miệng kém trong một tuần giáo viên chủ nhiệm cần thông báo trực tiếp cho phụ huynh học sinh biết để nhắc nhở con em cố gắng hơn trong học tập. Bìa sổ: SỔ THEO DÕI THI ĐUA TỔ 1. Tổ trưởng: Hoàng Việt Anh Trang 1: Tuần 1 ( ngày .... đến ..... ) TT Tên Đi Học -4Đ Đồng phục -4Đ Ra 5’ NSVM -2Đ MTT -4Đ Bài tập -4Đ Điểm kém -4Đ LĐ VS -2Đ Điểm tốt +1Đ Tổng 70Đ Xếp loại 1 2 3 BẢNG TỔNG HỢP THÁNG... TT Tên Học tập Kỷ luật Tuần
File đính kèm:
- xay_dung_tinh_tich_cuc_trong_hoc_tap_cua_hoc_sinh_thong_qua.doc