SKKN Vận dụng phương pháp “ Bàn tay nặn bột” vào giảng dạy môn Hóa học 9 ở trường THCS

1. Lựa chọn bài học và nội dung trong bài để vận dụng phương pháp BTNB

1.1 Mục tiêu: Việc lựa chọn bài, nội dung bài nhằm đảm bảo thời gian liên tục cho các hoạt động dạy học trong thời lượng nhất định và việc thiết kế bài giảng của giáo viên thuận lợi, suôn sẻ hơn.

1.2 Cách thực hiện:

 Hóa học lớp 9 được chia làm 5 chương:

 - Chương I: Các loại hợp chất vô cơ

 - Chương II: Kim loại

 - Chương III: Phi Kim

 - Chương IV: Hiđro cacbon

 - Chương V: Dẫn xuất hi đrocacbon

 Mỗi chương thường có cấu trúc chung như sau: Đầu chương thường những bài nghiên cứu tính chất chung (tính chất mới) sau đến bài nghiên cứu một số chất quan trọng (điển hình) của mỗi loại chất đó. Sau đó đến tiết luyện tập và thực hành. Trong mỗi bài học thường nghiên cứu: Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế chất.

 Những yêu cầu mang tính nguyên tắc của phương pháp BTNB là sự định hướng quan trọng cho việc lựa chọn nội dung để vận dụng. Các bài dạy, nội dung bài dạy phải gần gũi với đời sống mà học sinh dễ cảm nhận và đã có ít nhiều những quan niệm ban đầu về chúng, học sinh phải tự đề xuất được các phương án thí nghiệm và tự lực tiến hành các thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu. Chính vì vậy, khi giảng dạy môn Hóa học không nhất thiết bài nào cũng vận dụng hoặc phải dạy toàn bộ nội dung bài học trong sách giáo khoa bằng phương pháp BTNB. Có thể lựa chọn bài hoặc 1 vài đơn vị kiến thức trong bài để thực hiện .

2. Lựa chọn và sử dụng thiết bị dạy học trong phương pháp BTNB

2.1. Mục tiêu:

Việc kết hợp hài hòa các loại TBDH sẽ tạo được hứng thú, tăng hiệu quả học tập cho học sinh và giảm sự vất vả cơ bản của giáo viên trong quá trình dạy học.

2.2 Cách thực hiện

 Trong phương pháp BTNB, thiết bị dạy học (TBDH) được sử dụng bao gồm các TBDH truyền thống và các thiết bị dạy học hiện đại. Khi sử dụng phương pháp BTNB, giáo viên cần phải sử dụng thiết bị dạy học phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, để tạo được hiệu quả cao nhất.

2.2.1. Ở pha1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề

 Có thể sử dụng tranh ảnh hay video về trạng thái tự nhiện, ứng dụng quan trọng của chất cần nghiên cứu để kích thích hứng thú nhận thức và khơi dậy những quan niệm ban đầu vốn có của các em về chủ đề nghiên cứu.

2.2.2. Ở pha 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu

 Hình thành biểu tượng ban đầu từ đó hình thành các câu hỏi của học sinh là bước quan trọng, đặc trưng của phương pháp BTNB. Trong bước này, giáo viên cần khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình trước khi được học kiến thức. Khi yêu cầu học sinh trình bày biểu tượng ban đầu, giáo viên có thể yêu cầu nhiều hình thức biểu hiện của học sinh, có thể là bằng lời nói (thông qua phát biểu cá nhân), bằng cách viết vào phiếu học tập nhóm ( bảng phụ).

2.2.3. Ở pha 3: Đề xuất câu hỏi

 Trong bước hình thành câu hỏi của học sinh, giáo viên không nên sử dụng các tranh ảnh khoa học, vật thật hay mô hình Thường ở pha này tôi đã cho học sinh thảo luận nhóm và viết bảng phụ rồi yêu cầu cho học sinh tự giải đáp những thắc mắc đó. Những thắc mắc học sinh không tự trả lời được, giáo viên khéo léo gợi ý và nhóm lại thành những câu hỏi lớn mà học sinh cần phải nghiên cứu để trả lời.

2.2.4. Ở pha 4: Đề xuất thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu

 Cần có chỗ để các vật dụng dự kiến làm thí nghiệm cho học sinh. Không nên để sẵn các vật dụng thí nghiệm lên bàn của học sinh trước khi dạy học vì có thể sẽ mất tập trung với học sinh và có thể sẽ làm lộ ý đồ dạy học của giáo viên khi giáo viên muốn học sinh tự đề xuất thí nghiệm nghiên cứu. Giáo viên phải lường trước được những yêu cầu của học sinh để chuẩn bị đồ dùng và hóa chất cho các thí nghiệm . Theo kinh nghiệm, tôi đã chuẩn bị một số dụng cụ và hóa chất có tính khả thi nhưng số lượng hóa chất nhiều hơn so với số thí nghiệm có trong nội dung sách giáo khoa để học sinh có sự lựa chọn phù hợp với câu hỏi đề xuất.

 Ví dụ trong bài “ Tính chất hóa học của axit “ học sinh thắc mắc: axit có tác dụng với kim loại ? sản phẩm là gì ? điều kiện để phản ứng xảy ra?

 Chuẩn bị + Axit : dd HCl, dd H2SO4 loãng.

 + Kim loại: sắt, nhôm, magie, kẽm, đồng ,.

Căn cứ vào dụng cụ, hóa chất có trong PTN (có trong danh mục) học sinh được thông báo để lựa chọn phương án thí nghiệm. Học sinh có thể lựa chọn 1 trong 4 kim loại trên cho tác dụng 1 trong 2 dd axit trong hoặc có thể làm nhiều thí nghiệm để trả lời cho câu hỏi thắc của mình. Tránh tình trạng chỉ có 1 kim loại và 1 dd axit thì học sinh không có sự lựa chọn hoặc học sinh đề xuất thí nghiệm khó khả thi ngoài khả năng cho phép của nhà trường, chẳng hạn như đề xuất cho vàng, bạch kim tác dụng với dd HCl .

 Ở pha này, giáo viên cũng cần phải kiểm tra các TBDH, làm trước các thí nghiệm để không lúng túng trong việc kiểm tra xem kết quả thí nghiệm của học sinh có như yêu cầu đặt ra không. Khi sử dụng phương pháp BTNB, học sinh cần phải tự tiến hành thí nghiệm và tiến hành nhiều lần để có kết quả tốt, vì vậy giáo viên cần phải chú ý vấn đề an toàn khi các em làm thí nghiệm.

 

doc 43 trang daohong 10/10/2022 9400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp “ Bàn tay nặn bột” vào giảng dạy môn Hóa học 9 ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Vận dụng phương pháp “ Bàn tay nặn bột” vào giảng dạy môn Hóa học 9 ở trường THCS

SKKN Vận dụng phương pháp “ Bàn tay nặn bột” vào giảng dạy môn Hóa học 9 ở trường THCS
a học sinh có như yêu cầu đặt ra không. Khi sử dụng phương pháp BTNB, học sinh cần phải tự tiến hành thí nghiệm và tiến hành nhiều lần để có kết quả tốt, vì vậy giáo viên cần phải chú ý vấn đề an toàn khi các em làm thí nghiệm.
2.2.5. Ở pha 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức
	Trong quá trình thực hiện thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, giáo viên yêu cầu HS ghi kết quả vào phiếu học tập ( bảng nhóm). Học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm nghiên cứu, đối chiếu với dự đoán ban đầu, nhận xét và đưa ra kết luận. 
	Khi học sinh đưa ra được đơn vị kiến thức mới, giáo viên cần kết hợp với các phương tiện hiện đại khác như: máy chiếu đa vật thể, máy projecter... để tổng hợp kiến thức của bài, củng cố bài, đánh giá mục tiêu của bài học, giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh , ...
3. Các bước thực hiện khi giảng dạy môn Hóa có vận dụng phương pháp BTNB
	3.1. Mục tiêu: Giúp giáo viên thực hiện rõ ràng các pha khi vận dụng PPBTNB vào giảng dạy môn Hóa, đồng thời rèn luyện các kĩ nói và viết cho học sinh trong quá trình hoạt động.
3.2. Cách thực hiện:
Mục tiêu
HĐ của GV
HĐ của HS
 Pha 1
Tình huống xuất phát (Tình huống nêu vấn đề)
 Giáo viên chủ động đưa ra tình huống như là một cách dẫn nhập vào bài học.
Tình huống xuất phát nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề.
Cho học sinh xem đoạn video clip hoặc tranh ảnh tư liệu liên quan tới vấn đề của bài học
- Đoạn Video đề cập tới vấn đề gì ?
HS có thể đưa ra những nhận xét:
- Đoạn video đề cập về về tính chất vật lí, ứng dụng, cách điều chế chất....
- Đoạn video nói về chất...
Pha 2
Bộc lộ hiểu biết ban đầu
- HS nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình trước khi được học.
 Em đã biết những gì về chất đó?
Giáo viên cần khéo léo chọn lựa một số quan niệm ban đầu của HS nhóm lại thành từng nhóm và khéo léo xoáy sâu vào những quan niệm liên quan đến kiến thức trọng tâm của bài học ( thường hướng về tính chất hóa học của chất hoặc xây dựng một khái niệm nào đó).
- HS có thể nêu những hiểu biết ban đầu của chất được nghiên cứu trong bài: 
+ Một số hiểu biết về tính chất vật lí
+ Một số hiểu biết về tính chất hóa học
+ Một số hiểu biết về ứng dụng
Pha 3
Đề xuất câu hỏi
Giáo viên cần giúp học sinh đặt được câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.
Còn những gì chưa rõ...Các em hãy đặt câu hỏi để giải đáp những băn khoăn thắc mắc đó
Giáo viên yêu cầu HS giải thích những câu hỏi trong khả năng của mình. 
HS có thể đưa ra những câu hỏi liên quan tới nội dung bài học như:
- Chất đang nghiên cứu có tác dụng được với oxi (phi kim, oxit axit, oxit bazơ, dd axit, bazơ, muối)? sản phẩm của PƯ là gì ? Điều kiện để phản ứng xảy ra --- Chất đang nghiên cứu có tính chất gì khác với tính chất chung?
Pha 4
 Đề xuất
 thí nghiệm nghiên cứu
 Học sinh đề xuất phương án thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu. 
 Giáo viên nêu nhận xét chung và tổ chức cho học sinh tiến hành những thí nghiệm đã đề xuất.
 Giáo viên khéo léo loại trừ các câu hỏi đề xuất của HS nhóm các câu hỏi liên quan tới nội dung cần nghiên cứu thành nhóm và đề xuất thí nghiệm tìm tòi, nghiên cứu.
Để trả lời các câu hỏi trên chúng ta cần tiến hành những thí nghiệm nào?
 GV chuẩn bị và thông báo cho HS: dụng cụ, hóa chất để HS có thể lựa chọn phương án thí nghiệm thích hợp
 GV tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm đã đề xuất.
 Từ các dụng cụ và hóa chất có trong danh mục ( GV chuẩn bị), HS có thể lựa chọn các phương án thí nghiệm khác nhau để trả lời câu hỏi thăc mắc của nhóm mình.
 HS có thể chọn 1 hay nhiều thí nghiệm khác nhau để nghiên cứu.
 HS dự đoán hiện tượng, kết quả xảy ra ghi vào phiếu học tập.
 HS tiến hành thí nghiệm theo phương án đã đề xuất.
Pha 5
Kết luận, hợp thức hóa kiến thức
 Yêu cầu HS báo cáo kết quả thí nghiệm và so sánh với dự đoán trước khi làm thí nghiệm để rút ra kết luận về kiến thức mới từ kết quả của mỗi TN.
 Yêu cầu HS báo cáo kết quả thí nghiệm và so sánh với dự đoán trước khi làm thí nghiệm để rút ra kết luận về kiến thức mới từ kết quả của mỗi thí nghiệm.
 GV chốt kiến thức mới và kiến thức của cả bài.
Sau khi làm thí nghiệm, HS thảo luận và ghi vào phiếu học tập.
Các nhóm báo KQ
(Đại diện nhóm trình bày)
Nhóm khác nhận xét
Bổ sung và rút ra kết luận chung.
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA
1. Lựa chọn bài học để dạy
Ví dụ 1 . TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức
HS Nêu được tính chất hóa học của kim loại
Viết các phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của kim loại
2. Kỹ năng 
Đề xuất ý kiến, đề xuất TN, tiến hành TN.
Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng các TN và kết luận được tính chất hóa học của kim loại
Viết các phương trình hóa học của kim loại với oxi , một số phi kim khác và một số dd axit, dd muối,
Hợp tác, thảo luận nhóm, nghiên cứu tài liệu 
3. Thái độ
Vận dụng tính chất của kim loại biết ứng dụng vào thực tiễn
II.Trọng tâm
 Nghiên cứu tính chất hóa học của kim loại
III. PP
 Phương pháp “ Bàn tay nặn bột”
IV.
Chuẩn bị
Dụng cụ
Hóa chất
Kẹp sắt (1 cái )
Kẹp gỗ ( 1 cái)
Ống nghiệm ( 5 cái)
Cốc thủy tinh 100ml ( 2 cái)
Đinh sắt có́ dây buộc ( Fe)
Sợi dây bạc (Ag)
Kẽm ( Zn)
Sợi dây đồng , bột đồng (Cu)
Lưu huỳnh (S)
Lọ khí Clo (Cl2)
dd Đồng sunfat (CuSO4)
dd Bac nitrat (AgNO3)
V. Nội dung và tiến trình bài giảng ( 45-50 phút)
Ổn định tổ chức lớp(1’)
Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1: Tính chất hóa học của kim loại ( 30’)
Mục tiêu : HS nghiên cứu và kết luận về tính chất hóa học của kim loại
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
1. Tình huống xuất phát ( 3’)
Cho HS quan sát một số hình ảnh về kim loại và ứng dụng của kim loại
Những hình ảnh trên đề cập tới vấn đề gì ?
Học sinh QS và đưa ra NX:
Kim loại
ƯD của kim loại
Bài 16:
TÍNH CHẤT
HÓA HỌC
CỦA KIM LOẠI
Nêu ý kiến ban đầu của HS (3’)
Yêu cầu HS thảo luận nhóm (3’) theo nội dung:
Nêu những hiểu biết của em về kim loại? 
Chiếu phiếu học tập của 1 nhóm đại diện lên màn hình, HS các nhóm khác nhận xét và bổ sung
GV định hướng HS nhóm các ý kiến trên thành nhóm đơn vị kiến thức là tính chất vật lý, tính chất hóa học của kim loại 
GVchốt: Nghiên cứu tính chất hóa học của kim loại.
Học sinh nêu ý kiến:
Kim loại có ánh kim , 
dẫn điện , dẫn nhiệt tốt
Kim loại có tính dẻo
Kim loại TD với dd axit
Kim loại TD với muối
Kim loại TD với oxi
I> Tính chất hóa hoc
3. Đề xuất các câu hỏi (3’)
GV hướng dẫn học sinh đề xuất câu hỏi cho các tính chất hóa học của kim loại
GV hướng dẫn học sinh thảo luận để loại đi những câu hỏi trùng nhau còn lại 3 câu hỏi chính : 
- Kim loại TD với phi kim? SP? đk PƯ?
- Kim loại Td với dd axit ? SP? Đk PƯ?
- Kim loại TD với muối ? SP? đkPƯ?
HS thảo luận và ghi vào bảng phụ
Đại diện nhóm trình bày, sau đó gọi nhóm khác bổ sung 
 Các câu hỏi có thể như sau:
- kim loại có TD với oxi không?
- Kim loại TD với phi kim khác ? SP là gì ? đk PƯ
- Kim loại nào tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường?
- KL nào tác dụng được với dd axit ?
- Kim loại TD với muối ? điều kiện PƯ ? SP tạo thành là gì ?
4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu (30’)
Để trả lời các câu hỏi trên chúng ta cần tiến hành những TN nào?
Chiếu danh mục dụng cụ và hóa chất cho HS lựa chọn
GV hướng dẫn để HS đề xuất các thí nghiệm thích hợp. 
TN1: Kim loại + phi kim
TN2: Kim loại + dd axit
TN3: Kim loại + dd muối
Yêu cầu HS nêu cách tiến hành TN, HS khác NX và bổ sung
Yêu cầu HS ghi dự đoán hiện tượng trước khi tiến hành TN
Tổ chức cho HS tiến hành TN theo đề xuất
. Đề xuất TN ( 5’)
Dựa trên cơ sở các hóa chất có trong PTN để đề xuất các TN thích hợp.
HS thảo luận nhóm và ghi vào bảng phụ (3phút)
HS có thể đề xuất TN:
TN1. 
Cu +S 
Fe + S
Fe + Cl2
Cu + Cl2
TN 2. 
Zn + H2SO4
Cu + H2SO4
TN3. 
Fe + CuSO4
Cu + AgNO3
Ag + CuSO4
4.2.Tiến hành TN (20’)
HS nêu cách tiến hành TN
HS ghi dự đoán vào vở TN
Tiến hành TN theo nhóm, QS hiện tượng ghi và̀o phiếu học tập và viết PTHH xảy ra.
1. Kim loại TD với phi kim?
a. Kim loại TD với oxi
b. Kim loại TD với phi kim khác
5. Kết luận kiến thức mới (5’)
Yêu cầu HS báo cáo kết quả thí nghiệm và so sánh với dự đoán trước khi làm thí nghiệm để rút ra kết luận về kiến thức mới từ kết quả của mỗi thí nghiệm.
GV chốt kiến thức mới và kiến thức của cả bài.
Các nhóm báo cáo KQ
HS thảo luận và ghi vào phiếu học tập
Đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
KL tác dụng với PK
a. TD với oxi 
 Fe + 2O2 Fe3O4
b. TD với phi kim khác Fe + 3Cl2 2FeCl3 Fe + S FeS
2. Tác dụng với dd axit
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
3.Tác dụng với 1 số muối 
Fe+CuSO4FeSO4+Cu 
Ag+CuSO4không PƯ 
Kiểm tra đánh giá (7’)
Bài tập 1: Đánh dấu (x) vào ô có phản ứng xảy ra. 
Viết PTHH của PƯ xảy ra
Chất
K
Mg
Cu
Cl2
x
x
x
H2O
x
 dd HCl
x
x
 dd AgNO3
x
x
 Bài 2: Cho 10g hỗn hợp bột sắt và đồng vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng kết thúc, thu được 2,24 lit khí ( đktc)
Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. 
Tính thể tích dd HCl 1M cần để phản ứng vừa đủ với lượng hỗn hợp trên.
4. Kết luận về tính chất hóa học của kim loại ( 2’ )
 5. Dặn dò: (1’)
 - Sưu tầm tư liệu về ứng dụng của kim loại
 - Nêu tính chất hóa học của kim loại, viết PTHH minh họa.
 - BTVN: 2,4,6/51/ SGK.
VI > Lợi ích của việc ứng dụng phương pháp BTNB vào bài dạy
Theo phân phối chương trình, bài “ Tính chất của kim loại ” được phân bổ dạy trong 1 tiết. Nội dung của chủ yếu nghiên cứu về tính chất hóa học của kim loại. Do đó tôi vận dụng phương pháp BTNB vào dạy cả bài để học sinh tự tìm tòi nghiên cứu và khắc sâu phần tính chất hóa học. Trong phần tính chất hóa học lựa chọn 3 trong số các tính chất của kim loại để nặn bột.
	+ Tính chất “Kim loại tác dụng với phi kim” gồm có 2 nội dung: Kim loại TD với oxi và kim loại TD với phi kim khác. Phần kim loại TD với oxi được nghiên cứu ở bài “ Tính chất hóa học của oxi” - Hóa học lớp 8). HS có thể đưa vào phần kiến thức đã biết nên có thể tự giải thích và loại trừ trong quá trình đề xuất câu hỏi và đề xuất thí nghiệm .
	+ Tính chất “ Kim loại TD với dd axit học sinh cũng có thể đã biết khí học bài điều chế hiđro ở lớp 8. Tuy nhiên học sinh còn thắc mắc và đưa ra câu hỏi như “ kim loại nào thì có thể TD với dd axit và điều kiện để PƯ xảy ra” ....? 
	+ Cũng tương tự như vậy kim loại có thể tác dụng với muối như thế nào , điều kiện để phản ứng xảy ra....học sinh có thể đưa ra những câu hỏi thắc mắc và đưa ra yêu cầu được nghiên cứu.
Sau khi đối chiếu cách làm thí nghiệm và kết quả với các nhóm khác; nếu không phù hợp học sinh phải quay lại điểm xuất phát, tiến hành lại các thí nghiệm như đề xuất của các nhóm khác để kiểm chứng; rút ra kết luận và giải thích cho thắc mắc và dự đoán đã đặt ra ban đầu. Trong quá trình này, học sinh luôn luôn phải động não, trao đổi với các học sinh khác trong nhóm, trong lớp, hoạt động tích cực để tìm ra kiến thức mới của bài. 
	Như vậy trong giờ học, học sinh được rèn luyện các kỹ năng kỹ xảo thực hành, thí nghiệm đồng thời tích cực tham gia các hoạt động cá nhân, hoạt động tập thể để lĩnh hội tri thức. Qua giờ học, học sinh cũng được rèn luyện kĩ năng nói và kỹ năng viết đồng thời học sinh biết vận dụng kiến thức vào giải thích và ứng dụng vào thực tế, có ý thức tiết kiệm hóa chất, bảo vệ môi trường.
2. Lựa chọn 1 phần đơn vị kiến thức của bài để áp dụng phương pháp BTNB
Ví dụ 2. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT
I. Mục tiêu
bài dạy
1. Kiến thức
HS nêu được tính chất hóa học của axit
Viết PTHH thể hiện tính chất hóa học của axit
Nhận biết được axit và biết phân loại axit mạnh , axit yếu dựa vào khả năng PƯ với kim loại và muối cacbonat.
Biết phản ứng trung hòa là PƯ giữa axit với bazơ tạo thành muối và nước
 2. Kỹ năng 
Đề xuất ý kiến, đề xuất TN, tiến hành TN.
Dự đoán, kiểm tra dự đoán bằng các TN và kết luận được tính chất hóa học của axit 
Hợp tác, thảo luận nhóm, nghiên cứu tài liệu 
3. Thái độ
Biết sử dụng axit an toàn
Biết ứng dụng của PƯ trung hòa
II.Trọng tâm
 Nghiên cứu tính chất hóa học của axit
III.
Phương pháp
Vận dụng phương phỏp “ Bàn tay nặn bột” vào phần tính chất hóa học của axit
IV.
Chuẩn bị
Dụng cụ
Hóa chất
Ống nghiệm (4 cái)
Ống hút ( 4 cái)
Kẹp gỗ ( 1 cái)
Thìa xúc hóa chất (1 cái )
Cốc thủy tinh ( 1 cái )
Giấy quỳ tím
dd Phenolphtalein
dd axit Clohiđric HCl
dd axit Sunfuric H2SO4 loãng
dd Natri hiđroxit NaOH
dd Canxi hiđroxit Ca(OH)2
Đồng (II) hiđroxit Cu(OH)2
Đá vôi CaCO3
dd Bari clorua BaCl2
V. Nội dung và tiến trình bài giảng 
Ổn định tổ chức lớp(1’)
Tiến trình bài dạy(45’)
Hoạt động 1: Tính chất hóa học của axit ( 30 phút)
Mục tiêu: Học sinh nghiên cứu và đưa ra kết luận về tính chất hóa học của axit
(Phương pháp bàn tay nặn bột)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Pha 1: Tình huống xuất phát ( 3’) 
Gọi tên các chất sau và cho biết chúng thuộc loại chất nào?
HCl 
HNO3 
H2SO4 
H3PO4 
H2CO3 
HS: 
HCl axit Clohi đric
HNO3 axit Nitric 
H2SO4 axit Sunfuric
H3PO4 axit Photphoric
H2CO3 axit Cacbonic
Tiết 5:
TÍNH CHẤT
HÓA HỌC CỦA AXIT
Pha2: Nêu ý kiến ban đầu của HS (3’)
Yêu cầu HS thảo luận nhóm (3’) theo nội dung:
Nêu những hiểu biết của em về axit ? 
Chiếu phiếu học tập của 1 nhóm đại diện lên màn hình, HS các nhóm khác nhận xét bổ sung
GVchốt: Nghiên cứu tính chất hóa học của axit.
Học sinh nêu ý kiến:
Axit là chất lỏng gây nguy hiểm
 Axit tác dụng được với oxit bazơ ( bài tính chất hóa học của oxit)
 Axit tác dụng được với kim loại ( điều chế Hiđro-lớp 8)
Axit làm đổi màu quỳ tím ( tính chất hóa học của nước – lớp 8)
I> Tính chất hóa hoc
1.Axit TD với kim loại ?
2.Axit TD với oxit bazơ ?
Pha 3: Đề xuất các câu hỏi (3’)
GV hướng dẫn học sinh đề xuất câu hỏi cho các tính chất hóa học của axit.
GV gọi HS giải đáp thắc mắc của các nhóm và loại bỏ những câu hỏi trùng nhau còn lại câu hỏi chính : 
- Axit tác dụng với chất chỉ thị màu ?
- Axit tác dụng với bazơ? sản phẩm tạo thành là gì?
- Axit tác dụng với muối? sản phẩm tạo thành? điều kiện phản ứng xảy ra?
HS thảo luận và ghi vào bảng phụ
Đại diện nhóm trình bày, sau đó gọi nhóm khác BS
 Các câu hỏi có thể như sau: 
- Axit có tác dụng với những kim loại nào ?
- Axit có tác dụng với tất cả oxit ba zơ ?
- Axit tác dụng với bazơ không? sản phẩm tạo thành là gỡ ?
- Axit tác dụng được với muối không? 
Có phải axit tác dụng được với tất cả các muối không?
- Axit có tác dụng được với oxi không ?
- Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu như thế nào ?
Pha 4: Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu (15’)
Để trả lời các câu hỏi trên chúng ta cần tiến hành những thí nghiệm nào?
Chiếu phần dụng cụ và hóa chất cho HS lựa chọn
GV hướng dẫn để HS đề xuất các TN thích hợp
Yêu cầu HS treo bảng phụ
Axit tác dụng với chất chỉ thị màu?
Axit TD với bazơ ?
Axit TD với muối ? 
Yêu cầu HS nêu cách tiến hành TN, HS khác NX và bổ sung
Yêu cầu HS ghi dự đoán hiện tượng trước khi tiến hành TN
4.1. Đề xuất TN (3’)
Dựa trên cơ sở các hóa chất có trong PTN để đề xuất các thí nghiệm thích hợp
HS thảo luận nhóm (3phút)
- Đại diện nhóm trình bày và yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS có thể tiến hành thí nghiệm như sau:
4.2. Tiến hành TN (10’)
HS nêu cách tiến hành TN
HS ghi dự đoán vào vở TN
Tiến hành TN theo nhóm, QS hiện tượng ghi vào phiếu học tập và viết PTHH xảy ra.
TN1. 
dd axitTD với chất chỉ thị màu?
- dd axit HCl + quỳ tím 
- dd axit H2SO4+ quỳ tím
- ddaxit HCl (hoặc H2SO4) + phenolphtalein(PP)
TN 2. 
- dd HCl + Cu(OH)2
-ddHCl (+quỳtím) +ddNaOH 
-ddH2SO4+(ddNaOH+dd PP) 
TN3. 
- dd HCl + CaCO3
- dd HCl + dd NaCl
- dd H2SO4 + Na2CO3
- dd H2SO4 + BaCl2
1.dd axit TD với chất chỉ thị màu 
- Quỳ tím " đỏ
-Không làm đổi màu dd phenolphtalein
2.dd axit tác dụng vớibazơ 
H2SO4+Cu(OH)2"CuSO4+2H2O
HCl + NaOH " NaCl + H2O
H2SO4+2NaOH"Na2SO4+2H2O
3.dd axit TD với 1số dd muối 
2HCl+CaCO3 "CaCl2+H2O+CO2
HCl + NaCl " Không PƯ
H2SO4+Na2SO3"Na2SO4+H2O+SO2
H2SO4+BaCl2" BaSO4+2HCl
Pha 5. Kết luận kiến thức mới (5’)
Yêu cầu HS báo cáo kết quả thí nghiệm và so sánh với dự đoán trước khi làm thí nghiệm để đưa ra kết luận về kiến thức mới từ kết quả của mỗi thí nghiệm.
Các nhóm báo cáo KQ
HS thảo luận và ghi vào phiếu học tập
Đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét và bổ sung
1. dd axit TD với chất chỉ thị màu: Quỳtím " đỏ
2. dd axit+bazơ" muối +nước
3.ddaxit+1sốddmuối"muối+ax 
GV chốt kiến thức mới và kiến thức của cả bài.
4. Kết luận về tính chất hóa học của axit ( 3’)
dd axit tác dụng với chất chỉ thị màu (Quỳ tím → đỏ)
dd axit tác dụng với bazơ → muối + nước
 ( PƯ trung hòa)
dd axit tác dụng với 1 số muối → muối (mới) + axit ( mới)
dd axit tác dụng với kim loại → muối + hiđro
5. dd axit tác dụng với oxit bazơ → muối + nước
Hoạt động 2: Phản ứng trung hòa( 3’)
Mục tiêu: Học sinh nêu được khái niệm PƯ trung hòa , nhận biết được phản ứng trung hòa với các loại PƯHH khác và biết một số ƯD của PƯ trung hòa
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
- Yêu cầu học sinh mô tả hiện tượng của các thí nghiệm 2, giải thích hiện tượng và đưa ra khái niệm phản ứng trung hòa.
- Lấy VD về một số ứng dụng của PƯ trung hòa
Thí nghiệm: 
- (dd HCl +quỳ tím), quỳ tím đổi thành màu đỏ ( MT axit)
- Nhỏ từ từ dd NaOH vào thấy màu đỏ nhạt dần thành màu tím ( MT trung hòa). 
Nếu tiếp tục nhỏ dd NaOH vào thấy quì tím đổi dần thành xanh (MT bazơ), dư bazơ.
Khái niệm: Phản ứng trung hòa (sgk)
Hoạt động 3: Axit mạnh – axit yếu ( 5 phút)
Mục tiêu: Dựa vào khả năng phản ứng với kim loại và muối cacbonat
học sinh nhận biết được Axit mạnh - Axit yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
 Yêu cầu HS làm thí nghiệm so sánh khả năng PƯ nhanh hay chậm của dd axit HCl với dd axit axetic
HS làm thí nghiêm: 
HCl + Zn
CH3COOH + Zn
HCl + CaCO3
CH3COOH + CaCO3
dd HCl phản ứng nhanh với kim loại và muối cacbonat
dd axit axetic phản ứng chậm với kim loại và muối cacbonat
II. Axit mạnh – axit yếu
Dựa vào tính chất hóa học để phân loại axit mạnh – axit yếu:
axit mạnh: HCl,H2SO4,HNO3....
axit yếu: CH3COOH, H2CO3, H2S...
Tổng kết bài học: (5’)
Bài 1 : Chọn đáp án đúng (Đ) 
 A xit có tác dụng với chất chỉ thị màu làm cho: 
Qùi tím đổi màu thành xanh 
Qùi tím đổi màu thành đỏ
Phenolphtalein không màu, đổi màu thành màu hồng 
Không làm đổi màu của phenolphtalein 
Bài 2: Đánh dấu (x) vào ô có PƯHH xảy ra. Viết PTHH của PƯ xảy ra. Trong các phản ứng xảy ra, PƯ nào thuộc loại PƯ trung hòa?
A
B
C
D
E
G
H
Fe
Cu
S
CuO
CO2
NaOH
Fe(OH)3
HCl
Bài 3. Thể tích dd NaOH 1M cần để trung hòa hết 100 ml dd H2SO4 0,5M là:
 A. 50 ml B. 100 ml C. 150ml D.200ml
6. Dặn dò: (2’)
 - Nêu tính chất hóa học của axit, viết PTHH minh họa.
 - Nêu khái niệm PƯ trung hòa , phân biệt PƯ trung hòa với các loại PƯHH khác
 - BTVN: 1,3/ 14 sgk và 3.1; 3.2 BTHH
VI. Lợi ích của việc ứng dụng phương pháp BTNB vào bài dạy
	Theo phân phối chương trình, bài “ Tính chất hóa học của axit” được phân bổ dạy trong 1 tiết. Nội dung của bài gồm 2 phần: Tính chất hóa học và axit mạnh – axit yếu. Trong đó trọng tâm của bài là phần tính chất hóa học của axit. Nếu cả bài học đều vận dụng phương pháp BTNB thì mất rất nhiều thời gian và làm cho tiết học trở lên nặng nề , quá tải. Trong bài, tôi chỉ vận dụng phương pháp BTNB vào dạy phần tính chất hóa học của axit để học sinh tự tìm tòi nghiên cứu và khắc sâu phần tính chất hóa học. Trong phần tính chất hóa học lựa chọn 3/5 tính chất để nặn bột. Phần axit mạnh - axit yếu và khái niệm phản ứng trung hòa dạy theo phương pháp thông thường. Học sinh đưa ra những băn khoăn thắc mắc về tính chất hóa học của axit , để xuất và tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu về tính chất hóa học của axit sau đó đối chiếu cách làm thí nghiệm và kết quả với các nhóm khác; nếu không phù hợp học sinh phải quay lại điểm xuất phát, tiến hành lại các thí nghiệm như đề xuất của các nhóm khác để kiểm chứng; rút ra kết luận và giải thích cho thắc mắc và dự đoán đã đặt ra ban đầu. 

File đính kèm:

  • docskkn_van_dung_phuong_phap_ban_tay_nan_bot_vao_giang_day_mon.doc