SKKN Ứng dụng trò chơi dân gian nhằm nâng cao khả năng nhanh nhẹn, khéo léo cho học sinh trường TIểu học Phúc Đồng
Nhiệm vụ cơ bản có tính chiến lược của Thể dục thể thao (TDTT) là góp phần bảo vệ, tăng cường sức khoẻ của nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên nhi đồng, đồng thời góp phần giáo dục đạo đức, xây dựng nhân cách, nâng cao dân trí xã hội.
GDTC trong nhà trường là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. GDTC có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện cá tính, nhân cách, những phẩm chất cần thiết phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ vững an ninh, quốc phòng. Đó là lớp người “phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.
Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của GDTC trong nhà trường các cấp là góp phần thực hiện mục tiêu của Giáo dục và Đào tạo theo tinh thần nghị quyết đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ và năng động sáng tạo.
Nghị quyết đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII, đã xác định mục tiêu của giáo dục là: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ và năng động sáng tạo. Nhận thức được điều đó, Đảng và nhà nước ta coi trọng vị trí và tác dụng của GDTC, coi như một mặt quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường xã hội chủ nghĩa. GDTC trong nhà trường các cấp còn giữ một vị trí quan trọng và then chốt trong chiến lược phát triển TDTT.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng trò chơi dân gian nhằm nâng cao khả năng nhanh nhẹn, khéo léo cho học sinh trường TIểu học Phúc Đồng
lớn các em đến trường. Điều đó nói lên quan điểm đúng đắn của Đảng và nhà nước ta đối với giáo dục đào tạo nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng. 2. Nhiệm vụ củ GDTC cho học sinh Tiểu học. Mục tiêu chung của giáo dục Tiểu học là : “Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên về nhân cách con người Việt Nam mới, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hoà cân đối, giàu lòng thương, biết quan tâm nhường nhịn, giúp đỡ mọi người, thật thà lẽ phép, mạnh dan và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kỹ năng cơ bản cần thiết để vào trường phổ thông Bởi vậy công tác GDTC trong nhà trường các cấp phải hướng vào thực hiện 4 nhiệm vụ chính: + Góp phần phát triển đúng đắn thể chất và củng cố sức khỏe. + Phát triển các tố chất thể lực + Hoàn thiện các kỹ năng và kỹ xảo dân gian. + Hình thành hứng thú bền vững và nhu cầu tập luyện một cách có hệ thống. 3.Vai trò của trò chơi dân gian trong GDTC cho các em học sinh Tiểu học. 3.1. Khái quát về trò chơi dân gian 3.1.1. Khái niệm về trò chơi dân gian: Tùy thuộc vào góc độ quan sát và hướng tiếp cận vấn đề mà có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trò chơi. Nhưng trong hầu hết các định nghĩa về trò chơi, người ta đều gắn nó với mục đích vui chơi giải trí. Theo quan điểm của giáo dục học, trò chơi vừa là phương tiện phát triển toàn diện nhân cách, vừa là hình thái tổ chức cuộc sống. Đối với trẻ em, trò chơi là hoạt động giúp trẻ tái tạo các hoạt động của người lớn và các quan hệ giữa họ, định hướng nhận thức đồ vật và nhận thức xã hội. Trong trò chơi, nhu cầu và các phẩm chất của trẻ em về thể lực, trí tuệ, đạo đức và ý chí được hình thành. Trẻ em do được chơi nên phát triển, được phát triển nhờ chơi. Do vậy, chơi là một hoạt động chủ đạo trong giáo dục trẻ. 3.1.2. Phân lọai trò chơi dân gian Cũng theo các tác giả trình bày thì trò chơi dân gian có thể được phân loại như sau: + Dựa vào những động tác cơ bản để phân loại như trò chơi chạy, nhảy, ném, leo trèo, mang vác, . Cách phân nhóm này có lợi cho người dạy chọn lọc có sử dụng trong rèn luyện kỹ năng cơ bản cho học sinh. + Dựa vào lượng dân gian để phân nhóm như trò chơi lượng dân gian lớn, nhỏ, vừa phải, trình độ, lứa tuổi. + Dựa vào định hướng phát triển một tố chất nào đó để phân loại trò chơi phát triển sức bền, sức nhanh, mềm dẻo Hai loại phân nhóm này thường khó phân định khó chính xác, nhất là gặp những trò chơi khó phân rõ lượng dân gian hoặc chủ yếu các tố chất thể lực nào. + Cách phân loại trò chơi dân gian thành hai nhóm chính, phụ tức là trò chơi chia đội và không chia đội, chia đội. Một số trò chơi như Hoàng Anh, Hoàng Yến. Trò chơi không chia đội như ném trúng đích, nhắm mắt thổi còi. Hiện nay ở Việt Nam phổ biến nhất trong cách phân lọai trò chơi dân gian là trò chơi dân gian cho học sinh Tiểu học. 3.1.3. Đặc điểm hoạt động của trò chơi: Hầu hết các trò chơi đều hoạt động rõ ràng. Do vậy trò chơi thường có các đặc điểm sau: + Các trò chơi thường có tính tư tưởng cao, tính tư tưởng thể hiện ở giúp các em hình thành được các phẩm chất tinh thần trong sáng, lành mạnh. + Các trò chơi thường có tính cạnh tranh ganh đua rất cao. Do trò chơi có phân thắng thua nên làm cho tính cạnh tranh giữa các cá nhân, các đội trở nên quyết liệt hơn. + Các trò chơi có tính hấp dẫn cao nên cân đảm bảo thời gian, khối lượng, cường độ (tức lượng dân gian) hợp lý mới có thể tạo ra hiệu quả tốt. Điều đó đòi hỏi giáo viên khi tổ chức trò chơi cho các em ở trường cũng như ở nhà phải được hấp dẫn chu đáo. 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả GDTC của trò chơi ở học sinh Tiểu học. Như đã trình bày ở trên, trò chơi dân gian nếu được tiến hành một cách khoa học hợp lý sẽ tạo ra những hiệu quả to lớn. Ngược lại sẽ có hại cho việc hình thành nhân cách, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển cơ thể và phát triển thể chất của các em. Vì vậy khi lựa chọn trò chơi ta phải hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của trò chơi dân gian. Tính chất của trò chơi ảnh hưởng tới hiệu quả GDTC của các trò chơi. Trong trò chơi dân gian, nếu xem xét về mặt tính năng của trò chơi ta thấy có trò chơi chỉ đơn thuần giáo dục về mặt tố chất thể lực nào đó như phản xạ hoặc định hướng. Song lại có những trò chơi mang tính tư tưởng, mang tính phát triển cùng lúc vài ba yếu tố thể chất thể lực như trò chơi “nhanh lên bạn ơi”, “giành cờ chiến thắng”. Có những trò chơi lấy hình thức tập luyện cá nhân là chính như vật tay, ai nhiều điểm nhất. Song lại có những trò chơi lấy hình thức chơi tập thể như nhảy dây, kéo co Vì vậy có thể nói tính chất của trò chơi rất đa dạng, nếu chúng ta cho học sinh chơi các trò chơi dân gian mà không xem xét tới tính chất của từng trò chơi sẽ có thể dẫn tới các em tập quá nhiều về trò chơi phát triển một mặt thể chất nào đó, từ đó có thể làm cho các em phát triển không đồng đều giữa các mặt tố chất thể lực của cơ thể. Mặt khác nếu sử dụng trò chơi quá nhiều mang tính tập thể, sẽ khó phát huy được tính độc lập, sáng tạo của các em. Song nếu chỉ chơi trò chơi cá nhân thì tinh thần tập thể lại khó được xây dựng. Do vậy trong quá trình ứng dụng trò chơi dân gian để GDTC cho học sinh Tiểu học, để có thể phát triển hài hòa cơ thể cũng như để giáo dục đạo đức tốt đẹp cho các em. Trong GDTC, ở giai đoạn từ 6 – 7 tuổi cần lựa chọn bài tập có tính chất giáo dục tình cảm tập thể, lòng dũng cảm độc lập, tính sáng tạo đồng thời cần có tác dụng phát triển tố chất thể lực cho các em, nhất là tố chất nhanh, năng lực dân gian khéo léo Trên cơ sở đó, củng cố các kỹ năng cơ bản cho các em đã học trong giờ thể dục như: đi, nhảy, leo trèo, ném, Lượng dân gian có ảnh hưởng tới hiệu quả GDTC đối với học sinh Tiểu học. Lượng dân gian của trò chơi dân gian chủ yếu chỉ về thời gian, khối lượng (cự ly, số lần lặp lại), cường độ (tốc độ, thời gian nghỉ giữa) của trò chơi. Lượng dân gian phải dựa vào sức chịu đựng của các em hay nói cách khác là phải dựa vào trình độ phát triển về mặt thể lực, lứa tuổi, sức khỏe và vào đặc điểm tâm, sinh lý của các em sẽ gây ra stress dân gian. Các kích thích này lặp lại nhiều lần hoặc quá lớn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và phát triển cơ thể của các em, thậm chí tổn hại sức khỏe và gây ra các chấn thương dân gian khác. Vì vậy phải dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của các em, dựa vào đặc điểm phát triển cơ thể, trình độ thể lực để lựa chọn sử dụng thời gian, số lần lặp lại cự ly, trọng lượng dụng cụ, thời gian nghỉ giữa hợp lý để có lợi cho sự phát triển thể chất của các em. Nguyên tắc chung trong việc lựa chọn lượng động hợp lý của các em, dựa vào sự phát triển của cơ thể,trình độ thể lực để lựa chọn sử dụng thời gian, số lần lặp lại cự ly, trọng lượng dụng cụ, thời gian nghỉ giữa hợp lý để có lợi cho sự phát triển thể chất của các em. Do vậy, phải dựa vào mục đích của GDTC ở giai đoạn lớp học và từng lớp học: giáo dục phẩm chất đạo đức tinh thần tập thể, tính độc lập sáng tạo, kỹ năng cơ bản chạy, nhảy, ném, leo trèo, phát triển thể chất cho các emđể lựa chọn các trò chơi có độ thích hợp mới có thể làm cho hiệu quả của giáo dục thể chất của các trò chơi dân gian đạt hiệu quả mong muốn. Thông thường độ khó của trò chơi dân gian dựa vào trình độ, lứa tuổi, lớp học, thể lực. Điều kiện sân bãi, dụng cụ thời tiết, khí hậu ảnh hưởng tới hiệu quả của trò chơi dân gian đối với các em. Bất kỳ một trò chơi dân gian nào cũng cần phải có sân bãi, dụng cụ phục vụ cho việc triển khai trò chơi. Đối với nước ta, do nền kinh tế xã hội còn chưa phát triển tốt nên phần lớn các trường Tiểu học không có phòng tập trong nhà bị ảnh hưởng rất lớn bởi thời tiết mưa, nắng, nóng, lạnh Do vậy có thể hạn chế những bất lợi do thời tiết làm ảnh hưởng tới hiệu quả của các trò chơi dân gian của đối với giáo dục thể chất cho các em học sinh. Các giáo viên cần có phương án chơi các trò chơi trong điều kiện thời tiết khác nhau mới có thể đạt được hiệu quả cao trong giáo dục thể chất cho các em. 3.3. Vai trò của trò chơi dân gian với việc GDTC cho học sinh Tiểu học. - Thúc đẩy sự phát triển của hệ xương, cơ, khớp. - Thúc đẩy việc tuần hoàn máu. - Thúc đẩy sự phát triển của hệ hô hấp. - Thúc đẩy nhanh quá trình cân bằng của hệ thần kinh. - Thúc đẩy các hệ thống tiêu hoá nội tiết của trẻ. Do tác dụng quan trọng đó của TDTT trong đó có trò chơi dân gian mà TDTT cũng như trò chơi đã góp phần tăng cường thể chất cho các em Tiểu học. Mặt khác do trò chơi là một hoạt động tập thể, trò chơi có thể có chủ đề tư tưởng và chủ đích giáo dục cụ thể nên qua trò chơi có thể giáo dục cho các em những nhân cách tốt đẹp như tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần dũng cảm cũng như các phẩm chất đạo đức tốt đẹp khác. Chính do tác dụng to lớn đó mà nhiều chuyên gia giáo dục Tiểu học đã đánh giá vai trò của trò chơi là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong GDTC cho học sinh Tiểu học trong đó các chuyên gia như Lưu Tân, Iôtômôsu cho rằng nội dung trò chơi trong GDTC phải được coi ngang hàng với giáo dục tư thế và kỹ năng cho các em. Tóm lại, trò chơi dân gian là một bộ phận rất quan trọng và có vai trò to lớn chẳng những GDTC mà còn để giáo dục nhân cách. 4. Đặc điểm quá trình phát triển thể chất của học sinh trường Tiểu học (lứa tuổi 6 – 7 tuổi). Thể chất là một khái niệm chỉ về chất lượng cơ thể. Nói một cách tổng thể là chỉ tổng thể các đặc trưng ổn định tương đối cấu trúc hình thái chức năng sinh lý và nhân tố tâm lý của cơ thể. Nó là cơ sở vật chất của tất cả các hoạt động sống và năng lực làm việc hoạt động của con người. Phạm trù thể chất bao gồm các mặt như sau: Tầm vóc cơ thể Năng lực cơ thể Năng lực thích ứng của cơ thể Trạng thái tâm lý 4.1. Đặc điểm quá trình phát triển tầm vóc cơ thể Tầm vóc cơ thể còn gọi là hình thái cơ thể gồm sự phát triển cơ xương, cơ ở các bộ phận cơ thể. Trong đó đặc điểm của sự phát triển hình thái cơ thể biểu hiện ở sự phát triển hệ xương, cơ, khớp. - Về hệ xương: Đặc điểm chủ yếu của học sinh Tiểu học là tính cứng chắc còn tương đối kém, dễ phát sinh biến đổi hình dạng. Quá trình cốt hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Sụn xương mềm và nhỏ. Thành phần hoá học của xương còn nhiều nước và chất hữu cơ. - Về hệ cơ: Tổ chức cơ bắp của học sinh Tiểu học các sợi cơ còn nhỏ, mảnh, thành phần trong cơ tương đối nhiều nên sức mạnh cơ bắp yếu, dự trữ năng lượng của cơ bắp cũng tương đối kém. Các nhóm cơ lưng, bụng yếu nên dễ bị cong vẹo cột sống nếu ngồi nhiều tư thế sai lệch. Nhóm cơ cổ và chân phát triển nên thường tạo ra khó khăn trong các dân gian phức tạp. Cơ bắp còn là quả tim thứ hai của trẻ để giúp các em thoả mãn lượng máu đòi hỏi của cơ thể nên nếu dân gian thoả đáng sẽ làm giảm áp lực của mạch máu và tim. - Phát triển các ổ khớp của học sinh Tiểu học chưa phát triển hoàn chỉnh, ổ khớp tương đối nông, cơ bắp dây chằng xung quanh khớp xương tương đối yếu và lỏng, vì vậy tính vững chắc của các em tương đối kém. Do vậy, các hoạt động có sức nặng hoặc quá đột ngột sẽ ảnh hưởng xấu tới khớp thậm chí gây chấn thương khớp. 4.2. Đặc điểm hệ thống nội tạng cơ thể học sinh Tiểu học (lứa tuổi 6 – 7 tuổi). + Hệ tuần hoàn máu (hệ tim mạch) và hệ hô hấp của 6 – 7 tuổi. Sự co bóp cơ tim của trẻ còn yếu, thể tích tương đối nhỏ, trọng lưọng tim khoảng 80 – 85 gram, trong khi đó đòi hỏi trao đổi chất lại rất mạnh mẽ. Vì vậy, mạch đập nhanh (96 – 1021/p). Thành mạch máu của học sinh Tiểu học còn rất mỏng, tính đàn hồi kém nên chịu áp lực kém, huyết áp khoảng 80mmHg. + Hệ hô hấp: Đường hô hấp của học sinh Tiểu học còn tương đối hẹp, niêm mạc đường hô hấp tương đối mềm mại, niêm mạc phong phú dễ phát sinh cảm nhiễm. Tính đàn hồi ở trẻ phát triển tương đối kém, cơ hô hấp yếu, trường lực cơ kém, dung lượng và số lượng phế bào tương đối ít, dung tích tương đối nhỏ, nên thwờng nông và nhanh, ở độ tuổi 6 – 7 tuổi dung tích sống của các em chỉ đạt 690 – 710 cm3. Trong khi đó nhu cầu ôxy lại cao nên các em phải tăng tần số hô hấp, nhịp thở của các em có thể đạt tới 23 – 25 l/p. + Hệ thần kinh: Hệ thần kinh của các em chưa ổn định rất dễ thay đổi vì vậy giáo viên khi giảng dạy phải ngắn gọn, dễ hiểu. 4.3. Nguyên tắc vệ sinh trong tập luyện + Tự giác kiên trì tập luyện thường xuyên + Tập luyện từng bước từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. + Phải có kế hoạch chương trình hệ thống tập luyện phù hợp + Tập luyện vừa sức kết hợp với vui chơi nghỉ ngơi tích cực mới có hiệu quả + Chú ý đến đặc điểm giải phẫu cơ thể, tình trạng sức khỏe tránh quá sức và các chấn thương đáng tiếc xảy ra. + Kết hợp tập luyện thể dục thể thao với vệ sinh phòng bệnh và kiểm tra sức khỏe thường xuyên. + Tập luyện thể dục thể thao chủ yếu ngoài trời nên giáo viên phải chọn nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và tiếng ồn 4.4. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của học sinh Tiểu học + Đặc điểm phát triển các tố chất sức mạnh của học sinh Tiểu học (lứa tuổi 6–7). Sức mạnh là nền tảng dân gian của cơ thể, là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài để chống lại nó bằng sự nỗ lực cơ bắp. Đặc điểm của sự phát triển sức mạnh của học sinh Tiểu học: mặc dầu là vẫn còn tương đối kém, tốc độ phát triển của cơ không nhanh nhưng nếu tham gia dân gian cơ thể thoải mái, tố chất sức mạnh của học sinh Tiểu học cũng được nâng cao và phát triển ở mức độ nhất định. Từ đó làm nền móng để tiến hành dân gian thể lực và các hoạt động cơ thể trong sinh hoạt. + Đặc điểm phát triển tố chất sức bền của học sinh Tiểu học (lứa tuổi 6 – 7) Sức bền là năng lực duy trì khả năng dân gian trong thời gian dài nhất mà cơ thể có khả năng chịu đựng được. Dựa vào sự cung cấp năng lượng khi cơ thể hoạt động, sức bền có thể chia thành 2 loại lớn: Sức bền ưa khí và sức bền yếm khí. + Đặc điểm phát triển sức bền của học sinh Tiểu học: Do công năng của hệ tuần hoàn và hô hấp tương đối kém, quá trình giáo dục chưa hoàn thiện nên năng lực trao đổi chất khí còn đang ở trình độ thấp. Sức bền yếm khí của trẻ lại càng kém hơn do hoạt động yếm khí tạo ra axit lactic mà năng lực chịu đựng axit lactic và năng lực chịu đựng ôxy của trẻ cũng tương đối kém. + Đặc điểm phát triển khả năng phối hợp dân gian của học sinh Tiểu học. Khả năng phối hợp dân gian gồm các yếu tố là năng lực thăng bằng, tốc độ, mềm dẻo, nhanh, chạy nhịp nhàng. *Về năng lực thăng bằng: là chỉ năng lực chống lại lực bên ngoài phá vỡ sự thăng bằng nhằm duy trì cơ thể đang ở trạng thái ổn định, năng lực thăng bằng phụ thuộc vào chức năng cơ tiền đình, công năng của hệ dân gian, sự điều tiết của hệ thần kinh đối với cơ bắp và các cơ quan hệ nội tạng, năng lực thăng bằng của học sinh Tiểu học còn tương đối kém song nếu được tập luyện khoa học năng lực này sẽ phát triển với nhịp độ nhanh. * Về năng lực tốc độ Năng lực tốc độ bao gồm tốc độ phản ứng, tốc độ động tác đơn giản và tốc độ chuyển dịch vị trí cơ thể. Năng lực tốc độ phụ thuộc rất lớn vào năng lực nhịp nhàng của hệ thần kinh trung ương, thần kinh cơ. Đặc điểm của hoạt động tốc độ là mặc dù thời gian hoạt động ngắn nhưng cường độ dân gian rất lớn, năng lực tiêu hao trong một đơn vị thời gian lớn nên phải dựa vào sự cung cấp năng lượng của hệ trao đổi chất yếm khí. Song do sức chịu đựng nợ ôxy của lứa tuổi Tiểu học kém nên các em chưa có cơ sở sinh lý để hoạt động tốc độ với thời gian tương đối dài. * Về tính mềm dẻo Tính mềm dẻo là năng lực vươn duỗi hoặc phạm vi hoạt động của các khớp, gân, dây chằng khi cơ thể dân gian. Năng lực này không chỉ quyết định bởi cấu trúc cơ thể mà còn phụ thuộc vào trạng thái cơ của hệ thần kinh chi phối cơ bắp. Do đặc điểm ở khớp của học sinh Tiểu học còn tương đối nông, tính đàn hồi cơ bắp khá tốt nên tính mềm dẻo của các em tốt hơn người lớn. 4.5. Đặc điểm phát triển tâm lý học sinh Tiểu học. Tâm lý là chỉ tình cảm, ý chí cá tính sự yêu thích của con người. Các trạng thái tâm lý và tinh thần vui vẻ, sảng khoái, ý chí kiên cường dũng cảm, tính tình chân thành cởi mở là các tiêu chí biểu hiện trạng thái tốt của con người. Nếu trạng thái tâm lý không tốt sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tới sự phát triển toàn bộ cơ thể của trẻ. Mối quan hệ giữa cơ thể và tâm lý là mối quan hệ hữu cơ. Trạng thái tâm lý tốt là tiền đề, là sự đảm bảo quan trọng cho cơ thể khỏe mạnh. III. Kết quả và phân tích kết quả nghiên cứu 1. Nghiên cứu lựa chọn trò chơi dân gian nhằm nâng cao khả năng nhanh nhẹn, khéo léo cho học sinh trường Tiểu học. 1.1. Nghiên cứu lựa chọn trò chơi dân gian nhằm khả năng nhanh nhẹn, khéo léo. * Bước 1: Xác định các cơ sở và yêu cầu đối với việc lựa chọn trò chơi dân gian nhằm nâng cao khả năng nhanh nhẹn, khéo léo cho học sinh Tiểu học. Thông qua lý luận và phương pháp GDTC cho học sinh Tiểu học và lý thuyết trò chơi, nhằm phát triển năng lực nhanh nhẹn, khéo léo cho các em tôi dựa vào 4 cơ sở sau: - Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 6 – 7: Cơ sở này cần được quán triệt khi lựa chọn các trò chơi phù hợp với mục đích phát triển và khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, chức năng hình thái cơ thể, sự phát triển về thần kinh tâm lý như sức chú ý năng lực nhận thức, sự hứng thú để làm cơ sở xác định độ khó, lượng dân gian của trò chơi, hình thức và luật chơi. - Dựa vào cơ sở tính năng tác dụng và phân lọai trò chơi. Hiện nay các chuyên gia về trò chơi đã nghiên cứu các tính năng tác dụng của trò chơi để phân ra các loại hình trò chơi. - Dựa vào cơ sở mục tiêu yêu cầu là nâng cao khả năng nhanh nhẹn, khéo léo. - Qua phân tài kiệu tham khảo, ý kiếm chuyên gia và cơ sở lựa chọn trò chơi đã trình bày ở trên tôi thấy việc lựa chọn các trò chơi nói chung cho học sinh Tiểu học phải đảm bảo một số yêu cầu sau: + Yêu cầu 1: Các trò chơi được lựa chọn phải có mục đích rõ ràng cụ thể. Mục đích của trò chơi phải đựoc thể hiện ngay từ tên gọi, nội dung lượng dân gian và luật chơi của từng trò chơi. Mục đích của trò chơi sẽ được xác định cụ thể ví dụ: trò chơi nào đó lấy nội dung hoạt động tốc độ là chính thì mục đích sẽ là phát triển sức nhanh. Song luật chơi, thời gian chơi yêu cầu chơi phải lựa chọn phù hợp với phương pháp và nguyên tắc phát triển sức nhanh. + Yêu cầu 2: Nội dung, phương thức hoạt động của trò chơi phải phù hợp với trình độ phát triển đặc điểm và tình hình thực tế của học sinh Tiểu học. Làm sao cho trò chơi có tính hấp dẫn, khích lệ được sự hăng hái thích thú tham gia trò chơi, đồng thời thông qua trò chơi có thể đạt mục đích yêu trò chơi cầu đề ra. + Yêu cầu 3: Yêu cầu trò chơi phải phù hợp với sân bãi, dụng cụ. Khi lựa chọn trò chơi cần tận dụng triệt để điều kiện dụng cụ sân bãi sẵn có của trường đồng thời còn cần phù hợp với tập tục thói quen truyền thống của các em ở địa phương. Tránh chọn những trò chơi không chuẩn bị được dụng cụ hoạt có yêu cầu sân bãi vượt quá khả năng cho phép của nhà trường. + Yêu cầu 4: Trò chơi phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Việc lựa chọn trò chơi thể thao cho học sinh Tiểu học (lứa tuổi 6 – 7) cần phải xem xét đến đặc điểm nhận thức và trình độ phát triển về thể chất của các em. Do vậy phải lựa chọn những trò chơi có độ khó thích hợp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Điều này rất quan trọng nó có liên quan đến quy luật và nguyên tắc phát triển các tố chất cũng như năng lực, kỹ năng hoạt động cơ bản của các em để từ đó nâng cao dần tính tích cực hoạt động của trẻ. + Yêu cầu 5: Phải lựa chọn các trò chơi đảm bảo các yêu cầu cơ bản của một trò chơi dân gian hoàn chỉnh. Một trò chơi hoàn chỉnh bao gồm các phần sau. Tên gọi của trò chơi, đối tượng sử dụng, thời điểm sử dụng, mục đích (hoặc mục tiêu) của trò chơi, các dụng cụ cần chuẩn bị (sân bãi dụng cụ), phương pháp chơi của trò chơi, những điểm cần lưu ý, có giải thích bằng hình vẽ, sơ đồ đơn giản hoặc giáo viên hướng dẫn chơi thử. Sau khi tổng hợp tài liệu được 5 yêu cầu trên đối với việc lựa chọn trò chơi cho học sinh Tiểu học tôi tiến hành phỏng vấn các chuyên gia để có tính khách quan và tin cậy hơn. Đối tượng được phỏng vấn gồm 16 giáo viên, chuyên gia trực tiếp tham gia giảng dạy và các nhà quản lý của Trường Tiểu học của Quận Long Biên. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn các yêu cầu lựa chọn trò chơi dân
File đính kèm:
- skkn_ung_dung_tro_choi_dan_gian_nham_nang_cao_kha_nang_nhanh.doc