SKKN Tổ chức hoạt động mở đầu theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong các bài dạy môn Tin học ở trường Trung học Phổ thông

Theo TS Đặng Thị Thu Hương, Học viện quản lý giáo dục, một trong những nội dung của PP giảng dạy mà GV cần chú trọng tới đó là tổ chức các HĐ mở đầu trong giờ học. HĐ này có vai trò làm “tan băng” (ice-breaking), xóa đi sự ngại ngùng, e dè của người học và thu hẹp khoảng cách giữa người dạy - người học,

người học - người học. Thay vào đó, nó giúp làm “ấm lên” bầu không khí trong lớp học. HĐ này thường được sử dụng trước khi bắt đầu buổi học, trước một nội dung học nhưng cũng có lúc được dùng đan xen trong giờ nếu GV nhận thấy người học đang chán nản hoặc mệt mỏi. Có rất nhiều HĐ mở đầu được tổ chức trong giờ học. Chẳng hạn, HĐ “Giới thiệu bản thân” của GV, GV ghi lên bảng một số từ khóa về bản thân. GV cho HS làm việc theo cặp để đoán thông tin trên bảng, sau đó mời một số HS đặt câu.

HĐ mở đầu rất cần thiết trong dạy học nhằm phát triển năng lực cho HS, phát triển năng lực tư duy nêu để giải quyết vấn đề. HĐ này cần tạo ra những tình huống, những vấn đề ở đó người học cần được huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn nhận và giải quyết theo cách riêng của mình và cảm thấy thiếu hụt kiến thức, thông tin để giải quyết. Như vậy, HĐ “mở đầu” nêu vấn đề là một HĐ học tập, nhiệm vụ chuyển giao của GV phải rõ ràng, HS phải được bày tỏ ý kiến riêng của mình cũng như ý kiến của nhóm về vấn đề đó cũng như việc trình bày báo cáo kết quả. HĐ mở đầu bài học thường chỉ chiếm một vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người học.

HĐ mở đầu có vai trò tạo hứng thú học tập cho HS. Một mở đầu bài học hiệu quả trước hết phải tạo được hứng thú cho HS. “Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một hiện tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa mang lại cảm xúc cho cá nhân trong quá trình học tập”. Hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình HĐ của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào HĐ, là động lực thúc đẩy chủ thể tạo ra những sản phẩm góp phần vào sự phát triển của xã hội.

Trong HĐ học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tế cho thấy hứng thú đối với các bộ môn của HS tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em. Không phải bất cứ HS nào đều có sẵn niềm say mê, yêu thích đối với môn học. Vì vậy, nhiệm vụ của HĐ mở đầu là khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học. Dạy học trò không có hứng thú cũng chỉ như “đập búa trên sắt nguội” mà thôi. Bởi vậy, người thầy trước hết phải là người “thắp lửa đam mê”.

 

docx 69 trang Nhật Nam 03/10/2024 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động mở đầu theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong các bài dạy môn Tin học ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tổ chức hoạt động mở đầu theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong các bài dạy môn Tin học ở trường Trung học Phổ thông

SKKN Tổ chức hoạt động mở đầu theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong các bài dạy môn Tin học ở trường Trung học Phổ thông
 bị:
GV: các ví dụ thực tiễn và bài toán thực tiễn phù hợp kiến thức bài mới.
HS: SGK Tin học 10 và các dụng cụ học tập khác.
Tiến hành:
GV chiếu các ví dụ và bài toán thực tiễn.
GV chia nhóm học tập và nhiệm vụ của mỗi nhóm.
HS làm việc nhóm và báo cáo kết quả, có thể lấy thêm ví dụ thực tiễn hoặc bài toán thực tiễn tương tự.
GV điều khiển, hướng dẫn để đưa ra đáp án cuối cùng
GV đặt vấn đề cho bài học mới dựa trên nội dung kiến thức có trong ví dụ và bài toán thực tiễn.
Ví dụ
Thiết kế HĐ mở đầu bằng bài toán thực tiễn trong bài cấu trúc lặp (tiết 1), Tin học 11.
Bài 10: cấu trúc lặp (tiết 1 – Tin học 11)
HĐ 1: Mở đầu (10 phút)
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được nhu cầu sử dụng và ý nghĩa của cấu trúc lặp. HS hiểu hai loại cấu trúc lặp: Lặp với số lần biết trước và lặp với số lần chưa biết trước.
Nội dung:
HS làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi của ví dụ và bài toán thực tiễn.
Câu hỏi:
Ví dụ thực tiễn: Em hãy nhóm các ví dụ sau thành 2 nhóm có cùng đặc điểm và nêu đặc điểm mỗi nhóm?
HS A bị phạt trực nhật trong 7 ngày.
Một bể nước rỗng không rõ dung tích và một can 1 lít. Sau bao nhiêu lần thì đổ đầy bể?
HS B bị phạt trực nhật cho đến khi nào cô giáo thấy bạn có ý thức tốt thì mới không phải trực nhật nữa.
Trong giờ học thể dục, Thầy thể dục yêu cầu HS chạy 3 vòng quanh sân.
Một xô nước rỗng có dung tích là 30 lít nước và một can 1 lít. Sau bao nhiêu lần thì đổ đầy xô?
Trong giờ học thể dục, Thầy thể dục yêu cầu HS chạy vòng quanh sân cho đến khi nào mệt.
Bài toán thực tiễn: “Cô có số tiền là A, đem gửi ngân hàng với lãi suất mỗi năm là 5,6%. Biết rằng tiền gốc và tiền lãi của năm trước sẽ làm tiền gốc của năm tiếp theo. Tính số tiền cô có được sau n năm?”
Sản phẩm:
Ví dụ thực tiễn
Nhóm 1 gồm các ví dụ: 1, 4, 5 (Lặp với số lần biết trước) Nhóm 2 gồm các ví dụ: 2, 3, 6 (Lặp với số lần chưa biết trước)
Bài toán thực tiễn: (Lặp với số lần biết trước)
Input: Số tiền A, số năm n (lãi suất k=5,6%);
Output: Số tiền có được sau n năm (A:=A+A* 5.6%;)
Tổ chức thực hiện
GV giao nhiệm vụ: GV chiếu các ví dụ. GV phân nhóm, mỗi nhóm 8-10 HS. GV hướng dẫn HS thao tác và quản lí, theo dõi làm việc nhóm. GV nêu bài toán thực tế, dẫn dắt để HS tìm hiểu bài toán và nhận ra được dạng của bài toán.
GV chiếu lại hình ảnh tiết kiệm ngân hàng, sau đó nêu bài toán thực tiễn, GV đặt câu hỏi: Bài toán đặt ra có giống với tình huống chúng ta gặp không? Vậy Input, Output của bài toán là gì?
Hãy tính giúp cô số tiền: Cô gửi sau 3 năm (n=3)? Nếu số tiền cô có ban đầu A= 1 triệu? Nếu là n năm thì sao?
HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc theo nhóm hoàn thiện kết quả vào bảng học tập. HS theo dõi dẫn dắt của GV và trả lời câu hỏi của GV.
GV tổ chức báo cáo và thảo luận: GV chọn ngẫu nhiên 2 HS lên trình bày đáp án của nhóm mình, GV yêu cầu các HS khác cùng quan sát, lắng nghe. GV yêu cầu HS khác trong lớp nhận xét.
Kết luận: GV nhận xét, trình chiếu đáp án để cả lớp cùng quan sát.
GV dẫn dắt vào bài mới: Trong những tình huống đó, có tình huống trong đời thường, có tình huống trong toán học cần máy xử lý, tình huống nào cần máy xử lý ta phải sử dụng NNLT để giải quyết, và cấu trúc để mô tả các mệnh đề trên được gọi là cấu trúc lặp, có hai dạng: với số lần biết trước và với số lần không biết trước. Để mô tả cấu trúc lặp với số lần biết trước, Pascal dùng câu lệnh For-do.
Kết quả đạt được
Khảo sát sau tiết học: 2 lớp cơ bản tại trường THPT Tây Hiếu: 11A (38 HS), 11B (39 HS).
Tiêu chí

Mức độ
Tỉ lệ %
11A
11B

Mức độ hứng thú với HĐ mở đầu
Không hứng thú
5,3
10,3
Bình thường
15,8
17,9
Hứng thú
44,7
43,6
Rất hứng thú
34,2
28,2
Mức độ xác định nội dung chính của bài học mới
xác định đúng
76,3
69,2
chưa xác định được hoặc còn mơ hồ
23,7
30,8

Tâm thế cho bài học mới
sẵn sàng, mong muốn học bài mới
76,4
76,9
bình thường như các tiết học khác
15,8
12,8
không muốn học tiếp
7,8
10,3

Hiệu quả tiết học
Hiểu bài và hứng thú
81,5
71,8
Chưa hiểu rõ
13,2
15,4
không hiểu
5,3
12,8
Kết thúc tiết học có 86,9% (11A), 74,4% (11B) HS sử dụng được cấu trúc mới (cấu trúc lặp) để giải được bài toán thực tiễn trong HĐ mở đầu, giải được các bài tập cùng dạng lặp với số lần biết trước
Việc lấy các ví dụ thực tiễn và bài toán thực tiễn trong HĐ mở đầu giúp HS cảm thấy tiết học mới nhẹ nhàng, gần gũi, dễ hình dung, dễ khắc sâu kiến thức. Cũng giống như khi dạy bài: Giải bài toán trên máy tính, Tin học 10. Nếu cô giáo cho HS đi từ ví dụ thực tiễn là công việc nấu cơm thường ngày qua các bước nào, rồi đi vào các bước giải bài toán thông thường thì việc tìm hiểu các bước giải bài toán trên máy tính sẽ trở nên dễ hình dung hơn.
Kĩ thuật mở đầu bằng phân tích phim video
Mục đích, yêu cầu
Mục đích
Mọi sự hiểu biết ban đầu về sự vật, hiện tượng mà con người có được chủ yếu nhờ sự quan sát bằng mắt, nghe bằng tai, cảm nhận bằng tình cảm. Từ những hiểu biết ban đầu đó, với những kinh nghiệm đã có của bản thân hoặc dưới sự định hướng
của người khác, con người sẽ hình thành được những kiến thức mới, những kỹ năng cần thiết. Hiện nay, nhờ phát triển của khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, GV ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục HS ngày càng nhiều và thuận tiện. Một trong những phương tiện truyền tải thông tin tác động mạnh đến nhận thức cũng như tình cảm của HS chính là video, hình thức nắm bắt thông tin qua nghe và nhìn. Sử dụng video trong dạy học hiện nay càng có nhiều thuận lợi vì ở đa số các trường, lớp học đều có máy tính, tivi thông minh còn HS, GV có điện thoại thông minh. Trong giới hạn đề tài này, chúng tôi sử dụng kĩ thuật phân tích video cho HĐ mở đầu bài học với những mục đích sau:
Định hướng, tạo động cơ học tập tích cực cho HS, đó là:
+ Khơi dậy những kinh nghiệm, kiến thức đã có.
+ Tạo tình huống có vấn đề.
+ Gây ra mâu thuẫn giữa thực tế với kiến thức đã học.
Kích thích hứng thú học tập cho HS: tò mò, thích thú, tập trung.
Rèn luyện kĩ năng sáng tạo, kĩ năng khai thác kiến thức từ video nói riêng và học liệu số nói chung.
Rèn luyện kĩ năng khai thác kiến thức từ video nói riêng và học liệu số nói chung.
Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, trình bày ý kiến từ những gì quan sát được.
Yêu cầu:
Phim nên ngắn gọn (5-10 phút).
GV cần xem qua trước để đảm bảo là phim phù hợp về nội dung học tập cũng như tâm sinh lí lứa tuổi để chiếu cho các em xem.
Nếu tự quay thì GV cũng cần có ý tưởng kịch bản trước, và phải tinh chỉnh để phù hợp nội dung cũng như hoàn cảnh.
Trước khi cho HS xem phim, GV cần nêu một số câu hỏi thảo luận hoặc liệt kê các ý mà các em cần tập trung, làm như vậy sẽ giúp các em chú ý tốt hơn.
Sử dụng video phối hợp với các phương tiện dạy học khác như máy tính, tivi thông minh, điện thoại, phần mềm phát video.
Tùy từng bài học để lựa chọn sử dụng hay không sử dụng video.
Tùy đặc điểm video để GV lựa chọn kết hợp PP dạy học phù hợp như vấn đáp, HĐ nhóm, thuyết trình,
Nội dung của video phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, lượng thông tin trình bày vừa đủ, tránh dài dòng, phức tạp làm cho HS dễ bị nhiễu, khó hiểu.
Sau khi xem phim video, yêu cầu HS làm việc một mình hoặc theo cặp và
trả lời các câu hỏi hoặc viết tóm tắt những ý cơ bản về nội dung phim đã xem.
Cách tiến hành
Chuẩn bị:
GV chuẩn bị trước video, máy tính, tivi, thiết bị kết nối máy tính với ti vi, mạng Internet (nếu cần), các câu hỏi. Video được lấy nguyên vẹn trên Internet hoặc GV có thể tự quay. Sau đó, dùng các phần mềm như CapCut, Video Editor,  để chỉnh sửa, biên tập video cho phù hợp với nội dung, bối cảnh của bài học.
HS: SGK Tin học 10 và các dụng cụ học tập khác.
Tiến hành:
GV nêu nội dung của video (nếu cần nêu trước)
GV chiếu lên màn hình và đọc chậm, rõ ràng các câu hỏi mà HS cần trả lời sau khi xem video.
GV nêu các yêu cầu đối với HS:
+ Chú ý xem video
+ Sau khi xem xong video cần trả lời các câu hỏi đã nêu trên
HS xem video
GV điều khiển để cá nhân/nhóm HS lần lượt trả lời các câu hỏi thông qua vấn đáp, thuyết trình, phiếu học tập.
Qua câu trả lời của HS, GV phân tích để HS phát hiện tình huống có vấn đề mà HS dùng các kiến thức đã học chưa giải quyết được hoặc làm được nhưng còn nhiều hạn chế. Từ đó phát sinh nhu cầu cần có kiến thức mới để giải quyết vấn đề. Từ đó HS chuyển vào bài học mới một cách tự nhiên, có động cơ.
Ví dụ
Chúng tôi đã áp dụng kĩ thuật phân tích phim video ở một số bài học, ở một số HĐ dạy học trong suốt quá trình giảng dạy. Ở đây chúng tôi xin trình bày cách chúng tôi đã sử dụng video như thế nào để mở đầu bài học 19: Tạo và làm việc với bảng ở lớp 10A2, 10D2 tại trường THPT Thanh Chương 3.
Video được GV tự quay lại, chỉnh sửa, biên tập theo trình tự như sau:
Ý tưởng của GV: Trước khi học bài 19: Tạo và làm việc với bảng, ở bài tập thực hành 8, GV đưa ra yêu cầu: Em hãy soạn thảo văn bản là thời khóa biểu của lớp em (sử dụng máy tính hoặc không sử dụng máy tính). GV quay video HĐ và sản phẩm của HS khi thực hiện yêu cầu này và dùng chính video đó làm học liệu cho HĐ mở đầu của bài 19. Khi xem video, mỗi HS tự so sánh trải nghiệm của mình với trải nghiệm của bạn có sự định hướng của GV. Từ đó củng cố kiến thức đã học và xuất hiện nhu cầu tìm phương án giải quyết tốt hơn ở bài học mới.
Xây dựng và quay video:
GV tổ chức tại phòng thực hành trường THPT Thanh Chương 3.
Thứ nhất, GV lấy 1 nhóm HS thực hiện yêu cầu trên bằng cách truyền thống với bút, vở, thước mà không sử dụng máy tính.
Thứ hai, số HS còn lại thực hiện yêu cầu trên bằng máy tính.
Cơ sở cho ý tưởng: GV dựa vào dự đoán của mình về sản phẩm khi HS thực hiện yêu cầu này, đó là:
Nếu không dùng máy tính, HS sẽ viết thời khóa biểu theo hàng hoặc dùng thước kẻ thành bảng (kẻ bảng khoa học hơn).
Nếu dùng máy tính, dựa vào những kiến thức đã học ở bài 14, 15, 16 Tin học 10 HS có thể thực hiện được trên máy tính bằng cách gõ thời khóa biểu theo dòng như Thứ 2: Chào Cờ, Toán, Lí, Hóa, Tinhoặc theo cột nhưng dùng dấu cách để tạo khoảng cách giữa các thứ (rất vất vả và tốn thời gian).
Đến đây sẽ xuất hiện mâu thuẫn là: trong suy nghĩ HS, nếu dùng máy tính cũn

File đính kèm:

  • docxskkn_to_chuc_hoat_dong_mo_dau_theo_huong_phat_trien_pham_cha.docx
  • pdfLê Thị Anh Đức (THPT Tây Hiếu) & Trần Thị Huệ (THPT Thanh Chương 3) - Tin học.pdf