SKKN Tổ chức dạy học dự án chủ đề: Trải nghiệm thực tế về xác suất thống kê, góp phần bồi dưỡng năng lực cho học sinh THPT

Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án

+) Vai trò của học sinh:

- Học sinh là người quyết định cách tiếp cận vấn đề cũng như phương pháp và các hoạt động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề đó.

- HS tập giải quyết các vấn đề của cuộc sống thực bằng các kĩ năng của người lớn thông qua làm việc theo nhóm.

- HS là người lựa chọn các nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu từ những nguồn khác nhau đó, rồi tổng hợp, phân tích và tích lũy kiến thức từ quá trình làm việc của chính các em.

- HS hoàn thành việc học với các sản phẩm cụ thể (dự án) và có thể trình bày, bảo vệ sản phẩm đó.

- HS cũng là người trình bày kiến thức mới mà họ đã tích lũy thông qua dự án

- HS là người đánh giá và được đánh giá dựa trên những gì đã thu thập được, dựa trên tính khúc chiết, tính hợp lý trong cách thức trình bày của các em theo những tiêu chí đã xây dựng trước đó.

+) Vai trò của giáo viên:

Khác với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên đóng vai trò trung tâm, là chuyên gia và nhiệm vụ chính là truyền đạt kiến thức, trong DHDA, GV

chỉ là người hướng dẫn và tham vấn chứ không phải là "cầm tay chỉ việc" cho HS của mình. Theo đó, giáo viên không dạy nội dung cần học theo cách truyền thống mà từ nội dung nhìn ra sự liên quan của nó tới các vấn đề của cuộc sống, hình thành ý tưởng về một dự án liên quan đến nội dung học, tạo vai trò cho học sinh trong dự án, làm cho vai trò của học sinh gắn với nội dung cần học

Tóm lại, giáo viên không còn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học mà trở thành người hướng dẫn, người giúp đỡ học sinh, tạo môi trường thuận lợi nhất cho các em trên con đường thực hiện dự án.

+) Vai trò của công nghệ:

Mặc dù công nghệ không phải là vấn đề cốt yếu đối với phương pháp DHDA nhưng nó có thể nâng cao kinh nghiệm học tập và đem lại cho học sinh cơ hội để hòa nhập với thế giới bên ngoài, tìm thấy các nguồn tài nguyên và tạo ra sản phẩm.

 

docx 59 trang Nhật Nam 03/10/2024 400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức dạy học dự án chủ đề: Trải nghiệm thực tế về xác suất thống kê, góp phần bồi dưỡng năng lực cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tổ chức dạy học dự án chủ đề: Trải nghiệm thực tế về xác suất thống kê, góp phần bồi dưỡng năng lực cho học sinh THPT

SKKN Tổ chức dạy học dự án chủ đề: Trải nghiệm thực tế về xác suất thống kê, góp phần bồi dưỡng năng lực cho học sinh THPT
rúng thưởng của các doanh nghiệp.
Làm bài kiểm tra trắc nghiệm
Trong sinh học: Giới tính trong sinh sản, bệnh di truyền,
Cách thức tổ chức hoạt động:
*) Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu câu hỏi
*) Thực hiện: tổ chức cho HS hoạt động cá nhân nghiên cứu SGK, vở ghi cá nhân, kết hợp hoạt động nhóm đưa ra các kết quả theo yêu cầu. GV theo dõi, bao quát lớp, hướng dẫn HS.
*) Báo cáo, thảo luận:
HS các nhóm báo cáo kết quả hoạt động: viết kết quả gạch đầu dòng vào giấy, nạp lại cho GV sau 7 phút trao đổi.
GV trình chiếu tổng hợp nội dung về xác suất
GV lần lượt đọc và viết các kết quả tình huống thực tế được chấp nhận lên bảng.
*) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động các nhóm, sau đó chốt kiến thức.
Nhóm nào nêu được phần lí thuyết đầy đủ, chính xác và nêu được nhiều tình huống thực tế hơn là nhóm thắng cuộc.
GV bổ sung thêm: ứng dụng xác suất trong các bài toán ước lượng tổng thể (cách đếm cá trong hồ chẳng hạn); Bài toán phân chia công bằngđể đưa ra hình thức trải nghiệm về xác suất thống kê trong thực tế.
Hoạt động 2: Hoạt động xác định tình huống trải nghiệm
Mục tiêu:
Hình thành ý tưởng dự án cho HS, tạo hứng thú và kích thích sự tò mò, muốn tìm hiểu của HS.
Phân chia nhóm học tập và hướng dẫn HS phân công nhiệm vụ thực hiện.
Chú trọng phát triển năng lực tư duy toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực làm việc nhóm.
Nội dung:
+) GV kết hợp với học sinh lựa chọn các nội dung thích hợp, đặt tên chủ đề và cách thức tiến hành trải nghiệm (GV có dự định trước để định hướng) và tiến hành bốc thăm chủ đề cho 3 nhóm:
Chủ đề 1: Thực nghiệm xác suất thống kê trong thực tế.
Chủ đề 2: Trải nghiệm qua trò chơi ‘ Kinh doanh Xổ số”
Chủ đề 3: Trải nghiệm qua trò chơi ‘ Vòng quay kỳ diệu”
+) GV trình chiếu một số gợi ý về cách thực hiện các chủ đề để HS tham khảo: Chủ đề 1: Tập làm kinh doanh Xổ số
Hình thức: Làm tại lớp (Tối đa 12 phút)
Nội dung:
+ Chuẩn bị: - 1 bạn dẫn chương trình
100 tờ vé số loại chỉ có 2 số
Phần mềm quay số trúng thưởng
(Lưu ý: bán trước một số vé, giá vé thích hợp, trong tiết học bán hết vé còn lại)
+ Cơ cấu giải thưởng: có thể chỉ 1 giải đặc biệt
+ Liên hệ với xác suất trúng thưởng, lời, lỗ của người mua và nhà sản xuất, ý nghĩa xổ số.
+ Liên hệ với tệ nạn Lô, Đề, Cá độ,.
Chủ đề 2: Thực nghiệm xác suất thống kê trong thực tế.
+) Hình thức: nhóm thực hiện trải nghiệm tại nhà, quay Clip, trình chiếu trước lớp ( video tối đa 7 phút + thuyết trình 3 phút)
+) Nội dung: thực hiện làm ngẫu nhiên bài thi trắc nghiệm, tung đồng xu, gieo súc sắc...để đưa ra sự so sánh giữa kết quả thực nghiệm và kết quả trong lí thuyết.
Có hoạt cảnh dẫn đến việc thực nghiệm (hài hước, dí dỏm...)
Tiến hành thực nghiệm: nhiều bạn cùng làm, có thư kí ghi chép, ...liên hệ với kiến thức xác suất
- Rút ra bài học, cảm nghĩ....
*Gợi ý hoạt động:
Điền chừng hoặc bốc thăm đáp án, tính điểm.....
tung đồng xu 100 lần, 200 lần, 1000 lần, đếm số lần mặt ngửa xuất hiện...
Gieo xúc xắc 100 lần, 200 lần... đếm số lần xuất hiện của mặt 6 chấm...
Thống kê tỉ lệ nam, nữ trong các lớp học của trường, hoặc các địa phương
Chủ đề 3: Tổ chức trò chơi “Vòng quay kì diệu”.
Hình thức : Làm tại lớp (tối đa 17 phút) Nội dung:
+ Chuẩn bị: - 1 bạn dẫn chương trình
1 chiếc nón kì diệu (tự làm)
Phần thưởng (4 hộp quà)
10 câu hỏi cho trò chơi: dễ, liên quan đến xác suất kết hợp các câu hỏi vui...
- 6 câu hỏi phỏng vấn người chơi liên quan đến xác suất kết hợp câu hỏi vui.
* Yêu cầu làm chiếc nón kì diệu:
Hình thức đẹp, bắt mắt, đảm bảo tính ngẫu nhiên, khi quay có âm thanh phát ra.
Có 2 vòng thông tin: vòng nhỏ bên trong hiển thị số thứ tự của HS trong lớp (trừ 3 bạn trong ban tổ chức), vòng lớn bên ngoài hiện thị 10 ô: 4 ô phần thưởng, 3 ô mất lượt, 2 ô thêm lượt, 1 ô bí mật..
+ Gợi ý cách tổ chức:
Người dẫn chương trình quay vòng quay kì diệu để chọn bạn chơi, kim dừng ở số nào thì bạn có thứ tự số đó được tham dự .
Các bạn may mắn được chọn sẽ lần lượt lên trả lời các câu hỏi do mình tự chọn, chọn câu số từ 1 đến 10 (câu hỏi có thể trình chiếu hoặc in trong các lá phiếu để các bạn tự bốc), nếu trả lời được thì sẽ được 1 lượt quay vòng quay may mắn, nếu không trả lời được thì cơ hội được dành cho khán giả...
Sau cùng tiến hành quay vòng quay may mắn và trao thưởng.
Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
HS hình dung được nội dung hoạt động của nhóm mình thông qua gợi ý sau của GV.
Cách thức tổ chức hoạt động:
*) Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV kết hợp HS lựa chọn đưa ra các nội dung, đặt tên cho các chủ đề cần trải nghiệm.
GV gợi ý cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho mỗi chủ đề (trình chiếu hoặc thuyết trình)
GV chia lớp làm 3 nhóm, bầu nhóm trường.
*) Thực hiện: - HS suy thảo luận trên cơ sở gợi ý của GV
- HS lập nhóm học tập và bầu nhóm trưởng
Tiến hành bốc thăm chủ đề
*) Báo cáo, thảo luận:
GV yêu cầu nhóm trưởng đọc nội dung chủ đề của nhóm
- HS cho ý kiến bổ sung, sửa đổi (nếu có)
*) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
GV đánh giá thái độ làm việc, hợp tác của HS.
Hoạt động 3: Thảo luận xây dựng hoạt động trải nghiệm của nhóm
Mục tiêu:
Lập chương trình hoạt động trải nghiệm của từng nhóm, phân công nhiệm vụ cụ thể.
Thống nhất sản phẩm cần thu được, xác định nhiệm vụ của nhóm cần thực hiện, các tiêu chí đanh giá và các mốc thời gian quan trọng.
Lên kế hoạch thực hiện chi tiết: phân công nhóm trưởng, thư kí tổng hợp, phụ trách kịch bản, máy quay, dẫn chương trình, xác định nhiệm vụ cho mỗi thành viên trong nhóm, xây dựng kế hoạch cá nhân và các yêu cần cần hỗ trợ từ GV.
Hứng thú, tích cực bắt tay vào dự án.
Năng lực hướng tới: năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực lập kế hoạch hoạt động.
Nội dung:
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm
GV thông qua các tiêu chí đánh giá
HS thảo luận điền vào phiếu học tập các nội dung nhóm đã thống nhất
Lập nhóm messenger để trao đổi nội dung công việc.
Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Phiếu phân công nhiệm vụ nhóm:
Nội dung công việc
Người phụ trách chính
Thời gian thực hiện
Ghi chú
Nhóm trưởng:



Kịch bản



Đạo cụ



(Dẫn chương trình)











Cách thức tổ chức hoạt động:
*) Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra bảng các yêu cầu và tiêu chí đánh giá
*) Thực hiện: - HS căn cứ vào nội dung chủ đề và bảng tiêu chí để thảo luận hoạt động của nhóm mình.
GV gợi ý về một số phân công công việc cần làm: phụ trách máy quay, dẫn chương trình, phụ trách nội dung câu hỏi chương trình, phụ trách làm đạo cụ, phụ trách mảng công nghệ, hiệu ứng, phân vai,
HS lập nhóm messenger để hoạt động.
*) Báo cáo, thảo luận:
HS chụp lại phiếu phân công nhiệm vụ gửi cho GV sau khi hoàn thành kịch bản và phân công nhiệm vụ cụ thể.
*) Đánh giá, nhận xét, bổ sung:
GV đánh giá thái độ làm việc, ghi nhận và tổng hợp kết quả.
GV đưa ra các mốc thời gian quan trọng: duyệt kịch bản sau 1 ngày sau đó nhóm thực hiện trải nghiệm (tự sắp xếp). Tiến hành báo cáo hoạt động trải nghiệm sau 1 tuần.
(HS có thể về nhà trao đổi thêm trên nhóm về kế hoạch hoạt động của nhóm mình, có sự hỗ trợ của GV trong qua trình HS trải nghiệm)
TIẾT 2: thời gian 45 phút (Hoạt động báo cáo sản phẩm trải nghiệm)
Hoạt động 1: Kinh doanh xổ số (nhóm 1; Thời gian: 12 phút)
Mục tiêu:
- HS nắm được hình thức kinh doanh xổ số cũng như mối liên hệ giữa xổ số và xác suất.
- Trình bày được lí do tại sao có thể mua xổ số nhưng không nên chơi Lô, Đề và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Tạo niềm vui hứng thú trong học tập môn Toán.
Phát triển năng lực năng lực tính toán, năng lực phân tích và giải quyết vấn đề của học sinh.
Năng lực giao tiếp xã hội, năng lực làm việc và hợp tác, năng lực ứng dụng CNTT,
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: tuyên truyền giáo dục học sinh không nên chơi lô, đề.
Nội dung:
HS nhóm 1 trình bày hoạt động kinh doanh của nhóm theo kịch bản.
Đối tượng khách hàng là toàn thể HS và GV (nếu có).
GV theo dõi, khích lệ, hỗ trợ khi cần.
HS thuyết trình bài về tệ nạn lô, đề,
GV nhận xét củng cố, bổ sung thêm cho hoạt động trải nghiệm của nhóm 1 và bài thuyết trình của HS.
Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
+) Nhóm 1 hoàn thành việc kinh doanh xổ số, cố gắng bán hết vé, trao thưởng cho người trúng thưởng. Nắm được cách thức kinh doanh xổ số.
+) Cả lớp cùng tham gia trò chơi, biết được xác suất trúng thưởng, ý nghĩa của hoạt động xổ số. Hiểu được tại sao không nên tham gia các tệ nạn lô, đề, cá cược,
+) Bài thuyết trình phải nêu được các ý:
Thực trạng đánh đề hiện nay: đánh đề hiện nay là một vấn nạn trong xã hội, đặc biệt đã xuất hiện trong môi trường học đường. Tại sao gọi là tệ nạn? Hãy dùng kiến thức xác suất để giải thích.
Đánh đề là gì? Luật chơi đề như sau: bạn mua một con số từ 00 đến 99 với giá tiền x (đồng). Mục đích của người chơi đề là làm sao số này trùng vào 2 chữ số cuối cùng của giải xổ số đặc biệt do nhà nước phát hành trong ngày đó. Nếu số của bạn trùng, bạn sẽ được 70.x (đồng) (tức 70 lần số tiền đầu tư). Nếu không trúng, bạn sẽ mất x (đồng) lúc đầu bỏ ra mua số đó.
- Phân biệt đề và xổ số?
Xổ số là một việc làm ích nước lợi nhà, bởi vì mỗi vé chỉ bán 1 lần, mỗi người thường mua một số vé để lấy may, người chơi bỏ ra một số tiền rất nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều đến tài chính. Mặt khác số tiền lãi thu được từ những người chơi lại chủ yếu dành cho mục đích là từ thiện và nhân đạo.
Đánh đề thì người chơi có thể mua nhiều số hoặc một số nhưng số tiền tùy ý; nhiều người có thể cùng mua một số, rất ảnh hưởng đến tài chính cá nhân và gây nghiện.
Giải thích bằng lí thuyết xác suất tại sao không nên đánh đề?
Giả sử mua 1000đ một con số nào đó, trúng được 70.000đ, lời 69000đ; không trúng chỉ mất 1000đ.
Tuy nhiên xác suất để trúng là	1
100
, xác suất không trúng là 99
100
Số tiền mỗi lần người chơi được là:	1 .69000 - 99 .1000 = -3000 đ
100	100
- Ý nghĩa: nắm được bản chất của số đề thì chúng ta hãy ghi nhớ kiến thức đó để rèn luyện bản lĩnh của mình trước các tệ nạn và tuyên truyền việc không nên chơi số đề cho những người xung quanh.
d) Cách thức tổ chức

File đính kèm:

  • docxskkn_to_chuc_day_hoc_du_an_chu_de_trai_nghiem_thuc_te_ve_xac.docx
  • pdfNguyễn Thị Vân_Phan Đăng Lưu_Toán.pdf