SKKN Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua chủ đề tin học và xã hội - Tin học 10 - THPT

Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh sẽ được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phát triển các kĩ năng và tích lũy kinh nghiệm riêng của cá nhân. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn học, trong kế hoạch giáo dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiến thức, kĩ năng khác nhau, là những hoạt động giáo dục có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành phẩm chất và năng lực cho người học đảm bảo ba yếu tố Hoạt động – Trải nghiệm – Sáng tạo.

Theo Bùi Ngọc Diệp (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) "hoạt động trải nghiệm là một biểu hiện của hoạt động giáo dục đang tồn tại trong chương trình giáo dục hiện hành. Hoạt động trải nghiệm mang tính xã hội, thực tiễn đến với môi trường giáo dục trong nhà trường để học sinh tự chủ trải nghiệm trong tập thể, qua đó hình thành và thể hiện được phẩm chất, năng lực, nhận ra năng khiếu, sở thích, đam mê, bộc lộ và điều chỉnh cá tính, giá trị; nhận ra chính mình cũng như khuynh hướng phát triển của bản thân; bổ trợ cho và cùng với các hoạt động dạy học trong chương trình giáo dục thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục."

Nhìn chung trải nghiệm sáng tạo được coi là hoạt động giáo dục, được tổ chức theo hình thức trải nghiệm và sáng tạo nhằm góp phần phát triển toàn bộ nhân cách học sinh.

Mặc dù được diễn đạt bằng các cách khác nhau nhưng quan điểm chung chúng ta có thể thấy rằng: "Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục tích cực, tự giác, có mục đích, được tổ chức theo phương thức tạo điều kiện cho học sinh tham gia trực tiếp vào các loại hình hoạt động và giao lưu, nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, kỹ năng sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại, nhằm mục đích tạo nhiều cơ hội để học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động và phát huy khả năng sáng tạo ra cái mới có giá trị đối với bản thân và xã hội".

 

docx 54 trang Nhật Nam 03/10/2024 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua chủ đề tin học và xã hội - Tin học 10 - THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua chủ đề tin học và xã hội - Tin học 10 - THPT

SKKN Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua chủ đề tin học và xã hội - Tin học 10 - THPT
ác trường và các địa phương không đồng đều, một số giáo viên chưa thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục, giảng dạy do chưa quan tâm đến quá trình đổi mới, cải cách của Bộ giáo dục.
Việc thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm đòi hỏi có sự chuẩn bị đầu tư rất kĩ về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, dụng cụ ... mất nhiều thời gian của giáo viên .
Bản thân phụ huynh chưa có sự đồng thuận cao trong tổ chức hoạt động: như sợ ảnh hưởng đến thời gian học chính khóa, hay khi tham gia các hoạt động dã ngoại sợ mất an toàn, kinh phí tổ chức ...
Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, trong công cuộc thực hiện cuộc cách mạng 4.0 chúng ta cần nhìn nhận lại cách truyền thụ kiến thức cho học sinh. Quá trình hình thành năng lực chính là quá trình phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Quá trình bồi dưỡng giáo dục năng lực là quá trình tác động sư phạm của nhà giáo một cách đúng quy luật, đảm bảo tính khoa học và mang tính thực tiễn.
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TIN HỌC VÀ XÃ HỘI - TIN HỌC 10
Phân tích nội dung và cấu trúc của chủ đề Tin học và xã hội – Tin học 10 Chủ đề: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI
Thông tin bài học
Chủ đề lớn: Chủ đề D (Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số). Chủ đề E (Ứng dụng tin học).
Nội dung dạy học cụ thể: Phần mềm máy tính; Những ứng dụng của Tin học; Tin học và xã hội.
Yêu cầu cần đạt của chủ đề:
Trình bày được khái niệm phần mềm máy tính.
Phân biệt được chức năng của phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
Nêu được ứng dụng chủ yếu của MTĐT trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
Nêu được có thể sử dụng một số chương trình ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập, làm việc và giải trí.
Trình bày được ảnh hưởng của Tin học đối với sự phát triển của xã hội.
Trình bày được những vấn đề thuộc văn hoá và pháp luật trong xã hội tin học
hoá
Có hành vi và thái độ đúng đắn về những vấn đề đạo đức liên quan đến việc
sử dụng máy tính.
Thời lượng: 3 tiết gồm Tiết 19, tiết 20, tiết 21 trong kế hoạch dạy học nhóm Tin năm học 2021-2022
Mục tiêu dạy học
STT
Phẩm chất, năng lực
Mục tiêu
Phẩm chất chủ yếu
1
Trách nhiệm
Tự giác đề xuất giải pháp và lập kế hoạch để thực hiện giải pháp.
2
Trung thực
Có ý thức báo cáo kết quả chính xác và khách quan để chứng minh hoặc phủ nhận giải pháp đã nêu.
3
Chăm chỉ
Chăm học, ham học, có tinh thần tự học, nhiệt tình tham gia hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Năng lực chung
4
Năng lực tự học và tự chủ
Thông qua việc tìm kiếm tài liệu ở sách giáo khoa và ở mạng Internet
5
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Phát hiện các vấn đề giáo viên nêu trong quá trình học và giải quyết linh hoạt, sáng tạo.
6
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Thông qua việc thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi của giáo viên, trình bày bài khi được giáo viên yêu cầu
7
Năng lực thẩm mỹ
Thiết kế, trình bày kết quả nội dung thảo luận nhóm khoa học, đẹp, rõ ràng.
Năng lực tin học
8
NLb
Nêu được sơ lược lí do cần bảo vệ và biết bảo vệ thông tin số hoá của cá nhân, biết và thực hiện được quyền sở hữu trí tuệ ở mức đơn giản. Ví dụ: Biết sản phẩm số (bài làm, tranh vẽ, bài thơ, video, chương trình máy tính,...) của mỗi người thuộc quyền sở hữu của người đó, không được sao chép khi không được phép. Tránh được những vi phạm khi sử dụng thông tin , tài nguyên số. Hiểu được rõ ràng những mặt trái của Internet, nhận diện được những hành vi lừa đảo, thông tin mang nội dung xấu và biết cách xử lí phù hợp; thể hiện tính nhân văn khi tham gia thế giới ảo.
9
NLa và NLc
Có những hiểu biết ban đầu về trí tuệ nhân tạo và nêu được một số ứng dụng điển hình của trí tuệ nhân tạo; và biết được vai trò quan trọng của các hệ thống tự động hóa xử lí và truyền thông tin trong xã hội tri thức.
Biết được một số thành tựu của Khoa học dữ liệu và Học máy.

Tiến trình tổng quát của hoạt động học
Hoạt động học
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm

PP, KTDH
Phương án đánh giá
HĐ1: Khởi động
2, 3, 4,
5,6
Khởi động, kết nối chủ đề, định hướng bài học
Dạy học hợp tác
Quan sát quá trình thảo luận nhóm, kết quả thảo luận của nhóm.
HĐ2: Tìm
hiểu về khái niệm phần mềm, Nhận biết và phân loại phần mềm
1, 2, 3, 4
Trình bày được khái niệm phần mềm.
Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
Dạy học khám phá, hợp tác nhóm, thuyết trình
Thiết kế bài thuyết trình bằng phần mềm PowrePoint, báo cáo sản phẩm
HĐ3: Những ứng dụng của Tin học
5,6,7,8
Biết được một số ứng dụng của tin học.
Hiểu rõ hơn hiệu quả của việc ứng dụng vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Dạy học khám phá, hợp tác nhóm, thuyết trình
Thiết kế bài thuyết trình bằng phần mềm PowrePoint, báo cáo sản phẩm
HĐ4: Ảnh
hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội; Xã hội tin học hóa.
2, 3,
4,5,6,9
Biết ảnh hưởng của Tin học đối với sự phát triển của xã hội.
Dạy học khám phá, hợp tác nhóm, thuyết trình
Thiết kế bài thuyết trình bằng phần mềm PowrePoint, báo cáo sản phẩm
HĐ5: Văn
hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa
2, 3,
4,5,6,9
Biết những vấn đề thuộc văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa.
Dạy học khám phá, hợp tác nhóm, thuyết trình
Thiết kế bài thuyết trình bằng phần mềm PowrePoint, báo cáo sản phẩm

HĐ6: Hệ
thống hóa kiến thức - Luyện tập
2, 3,
4,5,6,8,9
Củng cố lại kiến thức
Dạy	học
thông	qua trò chơi.
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của GV qua phần mềm Quizizz.
HĐ7: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, mở rộng
4,5,6,8
Vận dụng phân tích tình huống trong thực tế. HS nhận thức được các mặt đúng, sai về vấn đề văn hóa và pháp luật trong các tình huống có liên quan đến Tin học.
Dạy	học
thông	qua diễn kịch.
Dựa vào cách giải quyết tình huống của học sinh.

Kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
(Trích kế hoạch nhóm Tin năm học 2021-2022)
I . MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Mục đích
Góp phần đổi mới phương pháp hình thức dạy học, hình thức tổ chức các hoạt động trong nhà trường
Hình thành phẩm chất, năng lực, nhân cách kĩ năng sống cho học sinh, đồng thời hình thành cho học sinh lối sống tích cực, biết cách hoàn thiện bản thân, tổ chức cuộc sống và làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm có ý thức công dân, và tích cực tham gia các hoạt động xã hội
Cụ thể hóa việc thực hiện nguyên lí giáo dục ”Học đi đôi với hành”
Tiếp thu và vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn cuộc sống, từ đó có những sáng tạo trong các hoạt động thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn trong nhà trường
Tạo không khí thân thiện, thoải mái trong môi trường học tập
Yêu cầu
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải hướng tới mục tiêu phát triển năng lực cá nhân; năng lực tham gia và tổ chức các hoạt động; năng lực quản lí và tổ chức cuộc sống cá nhân; năng lực định hướng nghề nghiệp; năng lực khám phá và sáng tạo... gắn với thực tiễn nhà trường và địa phương
Các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú và việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh
Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo phải đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả giáo dục; học sinh phải tích cực tham gia, chủ động sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết giúp đỡ nhau khi tham gia hoạt động
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Tổ chức diễn đàn, thảo luận - Tổ chức trò chơi - Tham quan, ngoại khóa - Trải nghiệm STEM qua dự án, tổ chức diễn kịch.
Nguồn kinh phí dự trù cho các hoạt động được huy động từ sự hỗ trợ kinh phí của nhà trường (mỗi lớp lập kế hoạch cụ thể), kinh phí do phụ huynh đóng góp, sự hổ trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức khuyến học trong nhà trường
Mỗi chương trình sẽ được cụ thể trong kế hoạch chi tiết trước khi thực hiện
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Nhóm trưởng chuyên môn có trách nhiệm báo cáo và duyệt kế hoạch với Ban giám hiệu nhà trường, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng giáo viên phụ trách
Các đồng chí giáo viên được phân công thực hiện nghiêm túc kế hoạch
Học sinh các khối lớp, giáo viên chủ nhiệm phối hợp và thực hiện nghiêm túc
Tổ chuyên môn có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá báo cáo kết quả thực hiện
Quỳnh Lưu, ngày 05 tháng 09 năm 2021
Duyệt của BGH	Nhóm trưởng CM	Thư ký
Hoàng Nguyên Tuấn	Nguyễn Thị Lam
Triển khai thực hiện các HĐTNST khi dạy chủ đề Tin học và xã hội - Tin học 10
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên:
Báo cáo với Ban giám hiệu, cha mẹ học sinh về việc thực hiện hoạt động thông qua bản kế hoạch cụ thể.
Xin hỗ trợ kinh phí (khoảng 300.000 đồng) từ quỹ lớp để mua giấy A0, chi phí in, phô tô tài liệu, mua các loại nguyên, vật liệu.
Xây dựng phiếu điều tra, phiếu đánh giá, bảng tiêu đánh giá.
Chia nhóm HS: 4 nhóm theo tổ
Học sinh:
Các văn phòng phẩm, vật liệu cần thiết để thực hiện sản phẩm.
Máy tính, máy quay phim, máy ảnh.
Thiết kế các HĐTN theo chủ đề
Hoạt động chính
Thời lượng
Hoạt động 1: Khởi động, kết nối chủ đề, giao nhiệm vụ
30 phút tiết 19
Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ tư duy về phần mềm máy tính
15 phút tiết 19
Hoạt động 3: HS thực hiện dự án tìm hiểu, sử dụng phần mềm Powerpoint để giới thiệu về khái niệm phần mềm, các loại phần mềm, những ứng dụng của tin học, ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội, văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa.
1 tuần
Hoạt động 4: Trình bày thảo luận kết quả trải nghiệm, kết luận khái quát hóa kiến thức thu được qua trải nghiệm dự án và vận dụng.
Tiết 20
Hoạt động 5: Thực hiện nhiệm vụ cho hoạt động trải nghiệm tham quan, ngoại khóa
1 buổi tham quan
Hoạt động 6: Báo cáo kết quả buổi tham quan thực tế
25 phút tiết 21
Hoạt động 7: HĐTN trò chơi “Quizizz”
10 phút tiết 21
Hoạt động 8: Diễn kịch
10 phút tiết 21
Gợi ý tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động – Kết nối chủ đề - giao nhiệm vụ (thực hiện 1 tiết trên lớp học)
Mục tiêu
Tạo hứng thú, huy động kinh nghiệm liên quan đến chủ đề
Nội dung
GV chiếu video, triển khai chủ đề “Tin học và xã hội”
HS xem video, lắng nghe, thảo luận và phát vấn những thắc mắc
Sản phẩm
Ý kiến của HS.
Tổ chức hoạt động:
Bước thực hiện
Nội dung các bước

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV giới thiệu và mở video “tầm quan trọng của tin học trong xã hội” trên youtube, yêu cầu HS x

File đính kèm:

  • docxskkn_to_chuc_cac_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao_qua_chu_de_t.docx
  • pdfNguyễn Thị Lam, Nguyễn Tất Phương - THPT Quỳnh Lưu 2 - Tin học.pdf