SKKN Phát triển năng lực và phẩm chất thông qua một số biện pháp hỗ trợ học sinh trung bình và yếu trong dạy học chuyên đề Hình học không gian Lớp 11
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 đã công bố mục tiêu giáo dục phổ thông để rèn luyện tốt 5 phẩm chất và 10 năng lực. Trong đó, 5 phẩm chất: Nhân ái, yêu nước, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; 10 năng lực bao gồm 3 năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và 7 năng lực chuyên môn.
Dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất là mô hình dạy học hướng tới mục tiêu phát triển tối đa phẩm chất và năng lực của ngưới học thông qua cách thức tổ chức các hoạt động học tập độc lập, tích cực, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức hướng dẫn và hỗ trợ hợp lý của giáo viên. Trong mô hình này, người học có thể thể hiện sự tiến bộ bằng cách chứng minh năng lực của mình. Điều đó có nghĩa là ngưới học phải chứng minh mức độ nắm vững và làm chủ các kiến thức và kỹ năng (được gọi là năng lực); huy động tổng hợp mọi nguồn lực (kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng, hứng thú, niềm tin, ý chí,.) trong một môn học hay bối cảnh nhất định, theo tốc độ riêng của mình.
Những yêu cầu cần đạt một giờ học theo quan điểm phát triển phẩm chất, năng lực người học.
- Phát huy tính tích cực của người học.
Trong quan niệm dạy học mới, tổ chức một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học.
Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh; giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học).
Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kĩ năng, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị
dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin; chú trọng cả hoạt động đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh.
- Dạy học tích hợp và phân hóa.
- Đa dạng hóa các phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học.
Ngoài việc nắm vững những định hướng đổi mới PPDH, để có được những giờ dạy học tốt, giáo viên cần phải nắm vững các kĩ thuật dạy học. Chuẩn bị và thiết kế một giờ học cũng là một hoạt động cần có những kĩ thuật riêng. Có rất nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học đáp ứng quan điểm phát triển năng lực cho người học. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc là học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát triển năng lực và phẩm chất thông qua một số biện pháp hỗ trợ học sinh trung bình và yếu trong dạy học chuyên đề Hình học không gian Lớp 11
u trả lời của các câu hỏi: Câu 1: mặt bàn, mặt bảng. TL1.1: Nêu thêm một số hình ảnh về mặt phẳng. TL1.2: Để biểu diễn mặt phẳng, ta thường sử dụng một hình bình hành hoặc một miền góc. TL1.3: Tên của mặt phẳng kí hiệu vào một góc của hình biểu diễn. TL1.4: Nêu cách kí hiệu mặt phẳng bằng chữ cái in hoa hoặc chữ cái La tinh đặt trong dấu (..). Câu 2: Từ câu trả lời của học sinh giáo viên chốt kiến thức. TL2.1: Cho điểm A và (P). Mối quan hệ có thể xảy ra: Điểm A thuộc mặt phẳng (P) hoặc điểm A không thuộc mặt phẳng (P). TL2.2: Nêu kí hiệu thể hiện mối quan hệ: AÎ( P ); AÏ( P ) Câu 3: Nêu được cách xác định một mặt phẳng qua ba điểm không thẳng hàng cho trước. Câu 4: Nêu được một số quy tắc biểu diễn hình không gian. Câu 5: Nêu được nội dung bức ảnh và trả lời các câu hỏi H5.1, H5.2. Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ. Tham gia trò chơi theo hoạt động cá nhân. Trả lời các câu hỏi. Thực hiện nhiệm vụ. Tích cực tham gia trả lời các câu hỏi. Báo cáo, thảo luận. Trao đổi thảo luận để có câu trả lời. Lắng nghe, nhận xét và bổ sung. Kết luận, nhận định. Giáo viên nhận xét, chính xác. Chú ý dành nhiều thời gian để học sinh vẽ hình. Yêu cầu học sinh ghi nhận. Thiết kế hoạt động mở đầu trong bài “Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song” Mục tiêu Tạo hứng thú cho học sinh. Nhận biết được các vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và giao tiếp Toán học thông qua việc phát biểu được định nghĩa hai đường thẳng song song và hai đường thẳng chéo nhau. Phát triển phẩm chất về tinh thần đoàn kết, sự dũng cảm và quyết tâm Nội dung Giáo viên định hướng học sinh tiếp cận bài mới thông qua xem video kể về câu chuyện: CÓC KIỆN TRỜI (Nhóm làm đề tài thiết kế video tải lên hệ thống theo đường link https://www.canva.com/design/DAE8u4N7-wk/-bpOFce-i- QhyDG5JrzW6Q/watch?utm_content=DAE8u4N7- wk&utm_campaign=share_your_design&utm_medium=link&utm_source=sh areyourdesignpanel). CÓC KIỆN TRỜI Ngày xửa ngày xưa, trời hạn hán khủng khiếp. Muôn loài nằm thè lưỡi mà thở để chờ chết. Không ai nghĩ được kế gì để cứu mình. Duy chỉ có anh cóc tía xấu xí tính lên thiên đình kiện trời. Khởi đầu chỉ có một mình nhưng anh không nản. Đi qua một vùng đầm khô cóc tía gặp cua càng. Và cua tình nguyện đi theo cóc. Đi một đoạn nữa, cóc lại gặp cọp và gấu đang thoi thóp thở. Cóc rủ chúng cùng đi. Cả bọn nhập lại thành một đoàn. Đi thêm một chặng nữa thì cóc gặp ong và cáo. Cả hai con vật này cũng hăng hái nhập vào đoàn đi lên trời để kiện Ngọc Hoàng. Cuối cùng, Ngọc Hoàng cũng cho mưa xuống và còn dặn thêm cóc: “lần sau, hễ muốn mưa, cậu chỉ cần nghiến răng báo hiệu cho ta là được, không cần lên đây nữa”. Chúng ta hình dung lại hành trình của cóc lên trời để kiện Ngọc Hoàng như sau: Cóc xuất phát từ vị trí A. Đến vị trí B thì cóc gặp cua. Sau đó gặp cọp và gấu ở vị trí C. Rồi ở vị trí D cóc gặp ong và cáo. Cuối cùng, ở vị trí D cóc và các bạn từ từ đi lên trời gặp Ngọc Hoàng. Học sinh theo dõi xong video và hoàn thành phiếu học tập 1. Nối cột I, II với các ý tương ứng I II ĐÁP ÁN 1. AB , BC A. Cắt nhau 2. AB, CD B. Song song 3. AB, DM C. Trùng nhau D. Ví trí khác Giáo viên tổ chức cho đại diện một số học sinh trình bày sản phẩm của phiếu học tập số 1, nhận xét và chính xác. H1: Nêu tên gọi của vị trí tương đối giữa hai đường thẳng AB và DM? H2: Nêu các vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian? Giáo viên nêu ý nghĩa của câu chuyện: Bằng sự gan dạ, thông minh, dám nghĩ dám làm; cùng với sức mạnh của sự đoàn kết chúng ta có thể làm được những điều tưởng chừng như không thể. Sản phẩm Tạo được hứng thú để học sinh tiếp cận bài mới, qua đó giáo dục cho các em thấy rõ được sức mạnh của sự đoàn kết, cần thiết trau dồi sự gan dạ và trí thông minh. Đồng thời phát triển cho các em năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp Toán học. Sản phẩm phiếu học tập số 1. TL1: AB, DM: chéo nhau. TL2: Có 4 vị trí tương đối: cắt nhau, chéo nhau, trùng nhau và song song. Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện. Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ. Yêu cầu học sinh xem video. Trả lời các câu hỏi H1,H2. Tiếp nhận ý nghĩa của câu chuyện. Thực hiện nhiệm vụ. Xem video và trả lời các câu hỏi. Báo cáo thảo luận. Trả lời, lắng nghe, nhận xét. Kết luận, nhận định. Giáo viên, nhận xét và chốt kiến thức, ý nghĩa của câu chuyện. Thiết kế hoạt động mở đầu trong bài “Đường thẳng và mặt phẳng song song” Mục tiêu Phát triển năng lực mô hình hóa toán học: Nhận biết được các vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng thông qua câu chuyện do nhóm làm đề tài sáng tác: “Aladin và cây tre trăm đốt”. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp Toán học: Phát biểu được được định nghĩa đường thẳng song song với mặt phẳng. Phát triển phẩm chất nhân ái, yêu nước, lòng tự hào dân tộc, giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc thông qua câu chuyện được thiết kế trên video. Tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Nội dung Giáo viên tổ chức học sinh xem video câu chuyện: “Aladin và cây tre trăm đốt”. (Nhóm làm đề tài thiết kế video tải lên hệ thống theo đường link https://www.canva.com/design/DAE8u5- sWxQ/BZKwtK58S9l_ENJa94zVLw/watch?utm_content=DAE8u5- sWxQ&utm_campaign=share_your_design&utm_medium=link&utm_source =shareyourdesignpanel). Một hôm aladin hỏi thần đèn: Ta nghe nói ở nước Việt Nam có cây tre trăm đốt hay lắm. Ngươi đưa ta sang đó xem sao. Thế rồi dưới sự giúp đỡ của thần đèn, aladin nhảy lên tấm thảm và bắt đầu cuộc “viếng thăm” Việt Nam để khám phá cây tre trăm đốt. Bay qua bao sa mạc, núi sông và làng mạc, cuối cùng aladin cũng đến được Việt Nam. Chàng tìm đến anh nông dân Khoai lúc trời đã xế chiều. Anh Khoai cũng vừa đi làm đồng về. Nhìn thấy 1 đống các đốt tre xếp thành bó ở trong góc sân, aladin nói: Tưởng nhà anh có cây tre trăm đốt thật, hóa ra cũng chỉ như thế này thôi à. Ngờ đâu sau câu thần chú của anh Khoai: “khắc nhập, khắc nhập”, tấm thảm của aladin đã bị kẹt ở giữa cây tre trăm đốt cao vút. Aladin vô cùng kinh ngạc và thích thú. Lập tức thương lượng với anh Khoai: Dù sao anh cũng không dùng đến nó, cứ xếp cả bó lại như thế thật là lãng phí. Chi bằng anh bán nó cho tôi. Nhưng mà có thật là có một trăm đốt tre không thế? Anh Khoai tiếp lời, không tin nhà ngươi cứ việc đếm đi. Ngay lập tức tấm thảm thần đưa ra 2 que đếm để đếm đốt tre. Rồi quay lại gật đầu với aladin. Và cuối cùng, anh Khoai cũng đồng ý để Aladin mượn cây tre trăm đốt đưa sang đất nước Ba Tư xinh đẹp. H1: Tấm thảm và cây tre trong câu chuyện trên tương ứng với đối tượng cơ bản nào đã được học trong hình học không gian? H2: Từ hình ảnh đó, hãy nêu các ví trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng trong không gian? Giáo viên nêu ý nghĩa câu chuyện: Trong câu chuyện, chúng ta lại một lần nữa thấy được con người Việt Nam luôn thông minh sáng tạo, với ý chí kiên cường, bất khuất, quân dân cả nước đã đánh thắng các chiến lược chiến tranh hiện đại nhất của kẻ thù, lập nên mọi chiến thắng hào hùng của dân tộc. Ngoài ra, nhìn ở góc độ phát triển kinh tế, trong câu chuyện này cây tre của đất nước chúng ta đã được xuất khẩu “nguyên cây” ra nước ngoài; còn thực tế cây tre Việt Nam đã trở thành nguyên vật liệu của ngành - mây tre đan - một ngành xuất khẩu có tiềm năng phát triển. Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh của một số làng nghề. Sản phẩm TL1: Cây tre: đường thẳng. Tấm thảm: là một phần của mặt phẳng. TL2: Nêu được 3 ví trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng. Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ. Yêu cầu học sinh xem video. Trả lời các câu hỏi H1, H2, H3. Tiếp nhận ý nghĩa của câu chuyện. Thực hiện nhiệm vụ. Xem video và trả lời các câu hỏi. Báo cáo thảo luận. Trả lời, lắng nghe, nhận xét. Kết luận, nhận định. Giáo viên, nhận xét và chốt kiến thức, ý nghĩa của câu chuyện. Giới thiệu một số hình ảnh giới thiệu về ngành nghề mây tre đan. Thiết kế hoạt động mở đầu trong bài “Hai mặt phẳng song song”. Mục tiêu Phát triển năng lực mô hình hóa Toán học thông qua việc nhận biết được các vị trí tương đối của hai mặt phẳng thông qua tình huống thực tế. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp Toán học thông qua việc phát biểu được được định nghĩa hai mặt phẳng song song. Tạo hứng thú cho học sinh. Nội dung Giáo viên tổ chức trò chơi. + Luật chơi: Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm chọn 2 bạn lần lượt tham gia, mỗi bạn sẽ được phát 1 quả bóng bàn và 1 tấm gỗ, nhiệm vụ của mỗi bạn là đặt quả bóng lên tấm gỗ mỏng hình chữ nhật và di chuyển theo chiều dài lớp học, bạn nào có thể giữ quả bóng trên tấm gỗ đi đến đích thì sẽ chiến thắng. + Sau hoạt động trò chơi, giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: H1: Để đưa quả bóng về đích nhanh nhất mà không bị rơi, chúng ta cần làm gì? H2: Các em có nhận xét gì về vị trí của tấm ván và sàn nhà để quả bóng không bị rơi? GV đặt vấn đề vào bài mới: Tấm gỗ mỏng và mặt sàn phòng học song song với nhau. Sản phẩm Biết giải quyết nhiệm vụ bằng cách giữ tấm gỗ mỏng và mặt sàn phòng học song song với nhau. Học sinh hào hứng với tiết học. Tổ chức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ. Giáo viên nêu luật chơi, yêu cầu các nhóm thực hiện. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi H1,H2. Thực hiện nhiệm vụ. Các nhóm cử đại diện tham gia trò chơi. Trả lời các câu hỏi. Báo cáo thảo luận. Suy nghĩ để chiến thắng. Trả lời, lắng nghe, bổ sung. Kết luận nhận định. Giáo viên quan sát, động viên, nhận xét các đội chơi. Chốt kiến thức: 3 vị trí tương đối, đặc biệt lưu ý trường hợp hai mặt phẳng song song. Biện pháp 2: Rèn luyện và nâng cao kĩ năng vẽ hình không gian Việc phát triển trí tưởng tượng không gian và việc rèn luyện kĩ năng vẽ hình cho học sinh có liên hệ mật thiết với nhau. Điều này sẽ hỗ trợ và bổ sung cho điều kia, vì vậy giáo viên cần chú trọng tới việc phát triển hai khả năng này cùng một lúc. Phát triển trí tưởng tượng không gian cho học sinh Trí tưởng tượng không gian đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định khả năng đọc hình không gian hay nhận xét giả thiết để hình thành nên hình
File đính kèm:
- skkn_phat_trien_nang_luc_va_pham_chat_thong_qua_mot_so_bien.docx
- Hoàng Thị Thùy Dung, Chu Thị Kiều Hạnh, Phan thị Thương- THPT Cửa Lò 2- Toán học.pdf