SKKN Nâng cao hứng thú học tập của học sinh thông qua tổ chức trò chơi học tập trong dạy học toán 11
Để góp phần đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo và mục tiêu giáo dục nói chung, giáo dục trung học phổ thông nói riêng được xác định trong Luật giáo dục 2019, trong hoạt động dạy học (DH) cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng hiện đại; Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
Một trong những giải pháp được đưa ra là: Tiếp tục đổi mới và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Trong đó tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Nâng cao hứng thú học tập của học sinh thông qua tổ chức trò chơi học tập trong dạy học toán 11
học tập tốt sẽ giúp học sinh khắc sâu và mở rộng kiến thức đã học; tạo niềm tin trong học tập từ đó tạo sự yêu thích và hứng thú trong học tập bộ môn. Mặt khác, học sinh thường hào hứng, có tâm thế sẵn sàng khi tham gia các trò chơi học tập. Do vậy việc tổ chức các trò chơi học tập sẽ giúp đáp ứng được những yêu cầu của bài học. Song để làm được việc đó, giáo viên cần: có kiến thức rất chắc chắn về những vấn đề trọng tâm, linh hồn của bài dạy, có khả năng bao quát và liên kết các vấn đề cũ - mới trong bộ môn rất tốt; có khả năng nắm bắt tâm lí rất tốt vì đòi hỏi luôn phải hiểu học sinh cần gì, muốn gì, đang như thế nào ; có khả năng nghiên cứu, tìm tòi các hình thức tổ chức trò chơi; có phong cách tự tin, trẻ trung, khả năng tổ chức chuyên nghiệp, tư duy sáng tạo để mỗi trò chơi khi củng cố bài học đều không lặp lại và nhàm chán. Tổ chức các trò chơi học tập trong dạy học Toán 11 Trò chơi “Hình bí ẩn” - Mục đích của trò chơi: Giúp học sinh ghi nhớ và vận dụng được các công thức Toán học. Trò chơi được tổ chức trong các tiết dạy học quy tắc, dạy học giải bài tập ở mức độ thông hiểu và vận dụng thấp. Trò chơi phù hợp với những bài có dạng tính toán hoặc có đáp án ngắn gọn, súc tích. GV có thể tổ chức trò chơi như hoạt động luyện tập, hoạt động củng cố bài học, hay thậm chí là khởi động cho một tiết học mới. Ngoài ra, khi tham gia trò chơi, học sinh được rèn khả năng quan sát, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin với các phần mềm như Paint 3D, Snip & Sketch. Các bước thiết kế trò chơi “Hình bí ẩn”: Bước 1: GV xác định kiến thức, kĩ năng gắn liền với bài học. Soạn hệ thống bài tập ở mức độ thông hiểu, vận dụng thấp. Bước 2: Thiết kế phiếu học tập bằng phần mềm Word. Dùng Draw Table để tạo ra các lưới ô vuông rồi chèn bài tập vào các miếng ghép. Bước 3: Dùng phần mềm Paint để đổ mực, hoàn thiện phiếu học tập. Cách thức tổ chức trò chơi: Tùy theo số lượng câu hỏi, GV có thể tổ chức hoạt động theo nhóm hoặc theo cá nhân. Ví dụ 2.1.1. Tổ chức trò chơi “Hình bí ẩn” khi dạy học bài “Một số phương trình lượng giác thường gặp”. Mục đích của trò chơi là: Học sinh ghi nhớ và vận dụng được công thức nghiệm của phương trình lượng giác cơ bản; Giải được các phương trình lượng giác thường gặp vận dụng trực tiếp phương trình lượng giác cơ bản; Rèn khả năng quan sát, kĩ năng làm việc nhóm và khả năng mỹ thuật. Cách chơi như sau: Chia lớp thành các đội chơi, mỗi đội khoảng 4 học sinh. Mỗi đội chơi được phát 1 tờ phiếu bài tập, thực hiện nhiệm vụ trong 5 phút: Giải phương trình lượng giác, tìm kết quả trong hình vuông và tô theo hình tương ứng với kết quả. Đội nào sau 5 phút có kết quả chính xác sẽ thắng cuộc. Bảng 1. Phiếu học tập - Trò chơi “Hình bí ẩn” Phiếu học tập Đáp án Qua quá trình tổ chức trò chơi “Hình bí ẩn”, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau. Về thuận lợi: Trò chơi mới lạ nên việc tìm “Hình bí ẩn” kích thích sự tò mò và gây hứng thú cho học sinh. Về khó khăn, việc soạn phiếu học tập cho trò chơi “Hình bí ẩn” mất nhiều thời gian, đòi hỏi giáo viên phải có kĩ năng tin học tốt về Word, Paint. Ngoài ra, để tổ chức hiệu quả trò chơi này, giáo viên nên sử dụng đồng hồ đếm ngược 5 phút để tăng phần kịch tính. Kết thúc trò chơi, ngoài việc khen ngợi nhóm chiến thắng, giáo viên cũng nên lưu ý với học sinh những lỗi sai thường gặp khi tính toán như lỗi quên tìm điều kiện xác định, quên đối chiếu điều kiện xác định để kết luận nghiệm. GV cũng có thể giao bài thông qua Google Classroom để các em tự luyện tập ở nhà. Thay vì để HS tô màu trực tiếp vào phiếu, các em có thể hoàn thiện Hình bí ẩn bằng các phần mềm tin học giúp phát triển năng lực số cho HS. Hình 1. Sản phẩm học tập “Hình bí ẩn” qua Google Classroom Ví dụ 2.1.2. Tổ chức trò chơi “Hình bí ẩn” khi dạy học bài “Quy tắc tính đạo hàm”. Do đề bài cũng như kết quả các bài toán của bài học “Quy tắc tính đạo hàm” khá ngắn nên chúng ta cũng có thể tổ chức trò chơi “Hình bí ẩn” khi củng cố bài học này. Qua quá trình tổ chức trò chơi, tôi nhận thấy học sinh rất thích thú với hình tìm được là “Minion”, nhân vật hoạt hình nổi tiếng trong bộ phim Kẻ cắp mặt trăng. Song do bài toán có nhiều câu hỏi nên để phù hợp với thời gian củng cố bài, khi sử dụng trò chơi này, giáo viên cần chia nhóm sao cho mỗi nhóm khoảng 8 học sinh. Bảng 2. Phiếu học tập - Trò chơi “Hình bí ẩn” Phiếu học tập Đáp án Khi được giao nhiệm vụ theo nhóm, học sinh phải tìm cách phân chia khối lượng công việc hợp lí. Sản phẩm cuối cùng của nhóm là sản phẩm chung mà mỗi cá nhân đều góp phần hoàn thiện. Hình 2. Sản phẩm học tập “Hình bí ẩn” Giáo viên có thể dựa vào những gợi ý trên để thiết kế các trò chơi tương tự. Song để tăng tính hấp dẫn của trò chơi, giáo viên cần lựa chọn các hình bí ẩn gây thú vị với học sinh như các nhân vật hoạt hình nổi tiếng, các loại hình đối xứng mang tính thẩm mĩ cao. Trò chơi “Ô chữ kì diệu” Mục đích của trò chơi: Giúp học sinh ghi nhớ và vận dụng được các công thức Toán học. Trò chơi được tổ chức trong các tiết dạy học quy tắc, phương pháp, dạy học giải bài tập ở mức độ vận dụng thấp. Các bước thiết kế trò chơi “Ô chữ kì diệu”: Bước 1: GV xác định kiến thức, kĩ năng gắn liền với bài học. Soạn hệ thống bài tập ở mức độ vận dụng thấp. Bước 2: Tìm hiểu các ô chữ chứa đựng thông tin thú vị để lồng ghép bài tập. Có thể tìm các thông tin bằng tiếng Anh để tạo sự mới mẻ cho học sinh. Bước 3: Thiết kế phiếu học tập trên phần mềm Word. Cách thức tổ chức trò chơi: Theo nhóm 4 - 5 học sinh. Ví dụ 2.2.1. Tổ chức trò chơi “Ô chữ kì diệu” khi luyện tập bài “Tính giới hạn hàm số”. Mục đích của trò chơi là: Luyện tập tính giới hạn hàm số, bao gồm tính giới hạn hàm số tại một điểm và tính giới hạn hàm số tại vô cực; cung cấp thông tin bổ ích cho học sinh (Ai có thể sử dụng hai tay để vẽ và viết cùng một lúc?). Cách chơi như sau: Chia lớp thành các đội chơi, mỗi đội khoảng 4 - 5 học sinh. Mỗi đội chơi được phát 1 tờ phiếu bài tập, thực hiện nhiệm vụ trong 3 phút: Tính giới hạn hàm số, đối chiếu với kết quả trong bảng để tìm chữ cái tương ứng, sau đó viết đáp án vào dòng cuối để tìm câu trả lời. Đội nào sau 3 phút có kết quả chính xác sẽ thắng cuộc. Qua quá trình tổ chức trò chơi “Ô chữ kì diệu”, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau. Về thuận lợi: trò chơi mới lạ nên việc tìm ô chữ nhờ vào việc giải Toán đã kích thích sự tò mò và gây hứng thú cho học sinh; trò chơi có thể áp dụng với những bài có dạng tính toán hoặc có đáp án ngắn gọn, súc tích. Về khó khăn, việc soạn phiếu học tập cho trò chơi “Ô chữ kì diệu” mất nhiều thời gian, đòi hỏi giáo viên phải có kĩ năng tin học tốt về Word. Đôi khi, học sinh có thể không giải toán mà sẽ ngồi đoán câu trả lời dựa vào những chữ cái có sẵn trong bảng. Bởi vậy, khi tổ chức trò chơi này, giáo viên cần chọn câu hỏi lạ, thú vị, có chứa thông tin mới, bổ ích để tránh tình trạng học sinh chỉ đoán ô chữ mà không giải bài. Ngoài ra, để tổ chức hiệu quả trò chơi này, giáo viên nên sử dụng đồng hồ đếm ngược 3 phút để tăng phần kịch tính. Kết thúc trò chơi, ngoài việc khen ngợi nhóm chiến thắng, giáo viên cũng nên lưu ý với học sinh những lỗi sai thường gặp khi tính toán như lỗi sai về thay số khi tính giới hạn tại một điểm, lỗi sai về dấu khi tính giới hạn tại vô cực. Ví dụ 2.2.2. Tổ chức trò chơi “Ô chữ kì diệu” khi luyện tập bài “Đạo hàm của hàm số lượng giác”. Hình 3. Sản phẩm học tập “Ô chữ kì diệu” Trò chơi “Ô số kì diệu” Mục đích của trò chơi: Giúp học sinh ghi nhớ và vận dụng được các công thức Toán học. Trò chơi được tổ chức trong các tiết dạy học quy tắc, phương pháp, dạy học giải bài tập ở tất cả các mức độ từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng (vận dụng thấp, vận dụng cao). GV có thể tổ chức trò chơi như hoạt động luyện tập, hoạt động củng cố bài học, hay thậm chí là khởi động cho một tiết học mới. tơn”. Các bước thiết kế trò chơi “Ô số kì diệu”: Bước 1: GV xác định kiến thức, kĩ năng gắn liền với bài học. Soạn hệ thống bài tập ở mức độ phù hợp. Bước 2: Tìm hiểu ô số chứa đựng thông tin thú vị để lồng ghép bài tập. Bước 3: Thiết kế phiếu học tập trên phần mềm Word. Cách thức tổ chức trò chơi: Theo nhóm 4 - 5 học sinh. Ví dụ 2.3.1. Tổ chức trò chơi “Ô số kì diệu” khi dạy học bài “Nhị thức Niu Mục đích của trò chơi là: Vận dụng công thức nhị thức Niutơn để giải các bài tập: khai triển nhị thức Niutơn; tính tổng hệ số trong khai triển; tìm hệ số của số hạng bất kì trong khai triển; xác định số số hạng của khai triển nhị thức Niutơn, ... Cách chơi như sau: Chia lớp thành các đội chơi, mỗi đội khoảng 4 - 5 học sinh. Mỗi đội chơi được phát 1 tờ phiếu bài tập, thực hiện nhiệm vụ trong 5 phút: Giải 8 bài toán tương ứng với 8 ô số hàng ngang, từ đó tìm ra được ô số kì diệu của hàng dọc - ngày chung đôi của Toán học và ẩm thực. Đội nào sau 5 phút có kết quả chính xác sẽ thắng cuộc. Hình 4. Sản phẩm học tập “Ô số kì diệu” Qua quá trình tổ chức trò chơi “Ô số kì diệu”, tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau. Về thuận lợi: Trò chơi mới lạ nên việc tìm ô số nhờ vào việc giải Toán đã kích thích sự tò mò và gây hứng thú cho học sinh. Về khó khăn, việc soạn phiếu học tập cho trò chơi “Ô số kì diệu” mất nhiều thời gian, đòi hỏi giáo viên phải có kĩ năng tin học tốt về Word. Đôi khi, học sinh có thể không giải Toán mà sẽ ngồi đoán để tìm được ô số hàng dọc. Việc hứng thú của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào độ hay của ô số hàng dọc. Bởi vậy, khi tổ chức trò chơi này, giáo viên cần chọn thông tin để ô số hàng dọc có thể có tính giải trí hoặc những con số ấn tượng cung cấp những thông tin bổ ích cho học sinh. Ngoài ra, để tạo không khí hồ hởi, hào hứng hơn, giáo viên có thể tổ chức trò chơi này theo cách khác: Chia lớp thành 2 nhóm. Các nhóm lần lượt chọn hàng ngang để giải. Nếu trả lời đúng ghi được 10 điểm, nếu trả lời sai thì phần trả lời thuộc về đội còn lại. Ô số sẽ không được mở nếu đội còn lại cũng trả lời sai. Trong quá trình trả lời ô hàng ngang, các đội được quyền trả lời ô hàng dọc. Nếu trả lời sai, đội đó bị dừng cuộc chơi. Để tổ chức trò
File đính kèm:
- skkn_nang_cao_hung_thu_hoc_tap_cua_hoc_sinh_thong_qua_to_chu.docx
- Nguyễn Thị Thùy Linh -THPTDTNT Tỉnh - Toán học.pdf