SKKN Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát huy năng lực của học sinh thông qua dạy học môn Toán
Tiến trình dạy học gồm các chuỗi hoạt động sau: Hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập, hoạt động vận dụng, hoạt động tìm tòi và mở rộng.
Hoạt động khởi động là hoạt động đầu tiên của tiến trình dạy học của một bài dạy nên nó có vai trò rất lớn giúp tiết học thành công. Theo tiến sỹ Đặng Thị Thu Hương, Học viện quản lý giáo dục, một trong những nội dung của phương pháp giảng dạy mà giáo viên cần chú trọng tới, đó là tổ chức các hoạt động khởi động trong giờ học. Hoạt động này có vai trò làm “tan băng” (ice-breaking), xoá đi sự ngại ngùng, e dè của người học và thu hẹp khoảng cách giữa người dạy - người học, người học - người học. Thay vào đó, nó giúp làm “ấm lên” bầu không khí trong lớp học. Hoạt động này cũng có lúc được dùng đan xen trong giờ nếu giáo viên nhận thấy người học đang chán nản hoặc mệt mỏi.
Hoạt động khởi động rất cần thiết trong tiết dạy nhằm phát triển năng lực cho học sinh, phát triển năng lực tư duy nêu vấn đề để giải quyết vấn đề. Hoạt động này cần tạo ra những tình huống, những vấn đề ở đó người học cần được huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống của mình để cố gắng nhìn nhận và giải quyết theo cách riêng của mình và cảm thấy thiếu hụt kiến thức, thông tin để giải quyết. Do đó, giáo viên phải chuyển giao nhiệm vụ một cách rõ ràng và học sinh phải được bày tỏ ý kiến riêng của mình cũng như ý kiến của nhóm
về vấn đề đó cũng như việc trình bày báo cáo kết quả. Vì vậy, hoạt động khởi động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kích hoạt sự tích cực của người học.
- Trước hết, hoạt động khởi động có vai trò tạo hứng thú cho học sinh. Một khởi động bài học có hiệu quả trước hết phải tạo hứng thú cho học sinh. Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động, là động lực thúc đẩy chủ thể tạo ra những sản phẩm góp phần vào sự phát triển của xã hội. Vì vậy, hoạt động khởi động phải khơi gợi hứng thú của học sinh đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học. Dạy học không có hứng thú cũng chỉ như “đạp búa trên sắt nguội” mà thôi. Bởi vậy, người thầy trước hết phải là người “thắp lửa đam mê”.
- Thứ hai, hoạt động khởi động có vai trò huy động vốn kiến thức, kỹ năng nền tảng của học sinh. Bởi dạy học là một quá trình kiến tạo mà quan điểm kiến tạo đặc biệt chú ý đến việc huy động kiến thức, kỹ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học để tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới. Vì vậy, một hoạt động khởi động bài học có hiệu quả là tạo cơ hội cho học sinh tự làm “sống lại” những kiến thức nền đã có và cần thiết cho việc học bài mới.
- Thứ ba, vai trò của hoạt động khởi động là tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học. Học tập là một quá trình khám phá. Quá trình ấy bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu hiểu biết, mong muốn khám phá và giải quyết mâu thuẫn giữa những điều đã biết và những điều chưa biết. Một hoạt động khởi động thành công là cần phải khơi gợi ở học sinh mong muốn tìm hiểu, khám phá những hoạt động tiếp theo trong giờ học, thậm chí là cả sau giờ học. Muốn vậy, hoạt động khởi động cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức cho học sinh. Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Để làm được điều đó, giáo viên phải là người có ý tưởng, biết gieo vấn đề để khơi gợi trong học sinh sự tò mò, mong muốn được tìm hiểu, khám phá và giải quyết các mâu thuẫn, .
Chính vì vậy, hoạt động khởi động có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quá trình dạy học của một bài học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát huy năng lực của học sinh thông qua dạy học môn Toán
ện nhóm nêu kết quả mà nhóm đã chấm bài cho nhóm bạn. Các nhóm kiểm tra và phản biện (nếu có). Đánh giá, nhận xét, tổng hợp Giáo viên nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương đội có điểm cao nhất và trao thưởng. Phần thưởng cho đội chiến thắng là được cộng 10 điểm. Giáo viên động viên học sinh còn lại tích cực hơn, cố gắng hơn trong các hoạt động tiếp theo. Giáo viên củng cố lại cách giải phương trình lượng giác cơ bản và dẫn dắt vào hoạt động hình thành kiến thức. Ví dụ 1.2: Thiết kế hoạt động khởi động bằng trò chơi “Lucky number” khi dạy tiết luyện tập “Một số phương trình lượng giác thường gặp”. Mục tiêu: Kích thích khả năng tư duy, sự tò mò của học sinh; tạo cho mọi thành phần học sinh trong lớp cùng vui vẻ, tích cực tham gia học tập; Luyện tập và củng cố bài tập về phương trình bậc nhất đối với một hàm số lượng giác; phương trình bậc hai đối với một hàm số lượng giác; phương trình quy về phương trình bậc nhất, bậc hai đối với một hàm số lượng giác và phương trình bậc nhất đối với sin x và cos x ; Rèn luyện khả năng tư duy và trình bày ngắn gọn trong thời gian ngắn; Nội dung: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là hoàn thành các câu hỏi. Giáo viên chuẩn bị các con số gắn với các câu hỏi liên quan đến nội dung tiết dạy, máy tính, Học sinh chuẩn bị giấy, bút để làm câu hỏi mà mình chọn được. Giáo viên nêu luật chơi: + Trò chơi này gồm có 8 con số, đằng sau các con số là các phương trình lượng giác và có 2 con số may mắn; + Lần lượt đại diện mỗi nhóm 1, 2, 3, 4 chọn 1 con số. Nếu chọn vào con số may mắn thì không cần trả lời câu hỏi và được cộng 10 điểm. Nếu chọn vào con số có phương trình lượng giác thì phải giải phương trình lượng giác đó. Nếu đúng thì được 10 điểm, nếu sai thì các đội khác được trả lời. + Mỗi đội có 60 giây để suy nghĩ và chọn đáp án. Cứ xoay vòng như vậy đến khi các con số được chọn hết. Đội nào có điểm cao nhất thì đội đó chiến thắng và nhận được một phần quà. Các câu hỏi trong trò chơi như sau: Câu 1: Giải phương trình: sin x + cos x = 0 Câu 2: Giải phương trình: sin 2x + 3 cos 2x = -1 Câu 3: Giải phương trình: 3sin x - 4cos x = 5 Câu 4: Con số may mắn Câu 5: Giải phương trình: 3 sin 4x + 2 cos2 2x = 2 Câu 6: Giải phương trình: sin x cos 2x + Câu 7: Con số may mắn 3 cos 3x = 1- sin 2x cos x Câu 8: Tìm m để phương trình: 3sin x + 4cos x = m có nghiệm Sản phẩm: Sản phẩm trình bày của các nhóm học sinh: Câu trả lời của các nhóm . Tổ chức thực hiện: Chuyển giao Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm tạo thành 4 đội chơi. Giáo viên đánh số cho từng đội. Giáo viên làm quản trò, bấm thời gian, quan sát các đội và trình chiếu đề tương ứng với các con số mà các đội chọn được. Giáo viên nêu luật chơi. Giáo viên chiếu các con số trên màn hình máy chiếu và các đội sẽ chọn một con số. Bắt đầu từ đội 1 chọn và giải phương trình lượng giác trong con số đó trong vòng 60 giây. Nếu chọn con số may mắn thì không cần trả lời mà được ghi 10 điểm. Tiếp tục đội 2, 3, 4, cho đến khi chọn hết các con số thì trò chơi kết thúc. - Các nhóm học sinh thảo luận và hoàn thành câu hỏi. Thực hiện Học sinh thảo luận theo nhóm và trình bày đáp án. Học sinh nêu cách khác (nếu có). Báo cáo thảo luận - Một học sinh đại diện nhóm trình bày đáp án. Đánh giá, nhận xét, tổng hợp Giáo viên nhận xét thái độ làm việc, khả năng trình bày lời giải của học sinh, ghi nhận và tuyên dương đội có điểm cao nhất và trao thưởng. Phần thưởng cho đội chiến thắng là một món quà (do giáo viên chuẩn bị). Giáo viên động viên học sinh còn lại tích cực hơn, cố gắng hơn trong các hoạt động tiếp theo. Giáo viên củng cố lại cách giải phương trình lượng giác thường gặp và dẫn dắt vào bài mới. Ngoài những trò chơi trên, khi dạy “Phương trình lượng giác” tôi đã sử dụng thêm các trò chơi như: trò chơi truyền điện, ai nhanh hơn, hái dừa, leo núi, lật mảnh ghép, hộp quà bí mật, vòng xoay diệu kỳ, . Bên cạnh đó, tôi còn cho học sinh xem video về ứng dụng của lượng giác trong cuộc sống để các em biết được lượng giác là gì? Nguồn gốc của lượng giác? Đặc biệt các em biết được lượng giác có nhiều ứng dụng trong cuộc sống như: đo chiều cao của một cây cao, một toà tháp, đo khoảng cách giữa các hành tinh với nhau trong thiên văn học, khoảng cách từ thuyền đến bờ biển; xác định độ dốc, chiều cao, cấu trúc, tải trọng cũng như lực của một toà nhà,Qua đó, học sinh thấy rằng lượng giác được dùng trong nhiều lĩnh vực như trong xây dựng, trong hằng hải, trong thiên văn học, trong lập trình trò chơi của các trò chơi game mà các em chơi hàng ngày, trong khảo cổ học, trong âm nhạc, trong lĩnh vực sinh học biển, trong máy tính, trong kỹ thuật chỉnh hình,. Từ đó, các em thấy sự cần thiết phải học lượng giác và yêu thích học lượng giác hơn. Qua theo dõi và thăm dò học sinh, tôi thấy các em hứng thú hơn, đam mê hơn, khi học lượng giác. Các em không còn cảm thấy nhàm chán khi học, việc ghi nhớ các công thức lượng giác được nhanh hơn, nhớ lâu hơn và chính xác hơn. Ví dụ 2: Thiết kế hoạt động khởi động bằng trò chơi khi dạy học Bài: “Ôn tập chương II - Tổ hợp - Xác suất - Đại số và Giải tích 11” Để tiết học ôn tập sôi nổi, hiệu quả và không bị nhàm chán, tôi thiết kế hoạt động khởi động bằng trò chơi “Đường lên đỉnh Olympia” Mục tiêu: Tạo cho học sinh hứng thú để bắt đầu tiết học. Ôn lại một số định nghĩa, khái niệm cơ bản; Ôn lại các dạng bài tập trọng tâm; Giới thiệu một số nhà toán học có liên quan. Nội dung: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là hoàn thành các câu hỏi. Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi, máy tính, Giáo viên nêu luật chơi: + Trò chơi của chúng ta gồm 4 vòng thi: Vòng 1 là khởi động, vòng 2 là vượt chướng ngại vật, vòng 3 là tăng tốc và vòng 4 là về đích. + Các đội sẽ trải qua các vòng thi, đội nào có tổng điểm cao hơn thì đội đó dành chiến thắng và nhận được phần quà. Giáo viên nêu thể lệ trò chơi: Vòng 1: Khởi động. Cách chơi: + Mỗi nhóm trả lời 4 câu hỏi trong vòng 60 giây + Trả lời đúng sẽ được cộng 10 điểm, trả lời sai hoặc không đưa ra được câu trả lời thì không được điểm, điểm được dành cho đội khác có câu trả lời nhanh và đúng nhất. Nhóm 1: Câu 1: Không gian mẫu ký hiệu là gì? Câu 2: Nêu công thức tính xác suất của biến cố A ? Câu 3: Cho một tập hợp A gồm n phần tử. Khi sắp xếp n phần tử này theo một thứ tự, ta được một . các phần tử của tập hợp A . Câu 4: Có bao nhiêu số tự nhiên có ba chữ số khác nhau? Nhóm 2: Câu 1: Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử gọi là gì? Câu 2: Trên đường tròn có 10 điểm. Hỏi có bao nhiêu tam giác được tạo thành từ 10 điểm trên? Câu 3: Cho một tập hợp A gồm n phần tử. Mỗi tập con của A có k phần tử được gọi là một . chập k của A . Câu 4: Xác suất của biến cố nào thì bằng 0 ? Nhóm 3: Câu 1: Tập con của không gian mẫu được gọi là gì? Câu 2: Xác suất của biến cố có giá trị thuộc tập hợp nào? Câu 3: Cho một tập hợp A gồm n phần tử. Lấy ra k phần tử và sắp xếp theo một thứ tự, ta được một . chập k của n của tập A . Câu 4: Có bao nhiêu cách sắp xếp bốn bạn học sinh vào một bàn gồm 4 chỗ ngồi khác nhau? Nhóm 4: Câu 1: Hai biến cố A và B là hai biến cố độc lập khi và chỉ khi nào? Câu 2: Trong khai triển Newton, (a + b)n có bao nhiêu số hạng? Câu 3: Tập W \ A được gọi là . của biến cố A . Câu 4: Từ một hộp chứa ba viên bi xanh và hai viên bi đỏ, lấy ngẫu nhiên đồng thời hai viên bi. Tính xác suất sao cho hai quả đó cùng màu? Vòng 2: Vượt chướng ngại vật. Cách chơi: + Các nhóm lần lượt chọn các câu hỏi hàng ngang và trả lời câu hỏi. + Mỗi câu hỏi được trả lời trong vòng 30 giây. + Trả lời đúng sẽ được cộng 10 điểm, trả lời sai hoặc không đưa ra được câu trả lời thì không được điểm, điểm được dành cho đội khác có câu trả lời nhanh và đúng nhất. + Nhóm nào phát hiện ra từ chìa khoá trước sẽ được 50 điểm. Câu hỏi: Câu 1: Ai là tác giả của cuốn sách : “Nghệ thuật phỏng đoán”, xuất bản năm 1973, cuốn sách mở đầu cho lý thuyết xác suất. Câu 2: Pascal và nhà toán học nào là hai người đầu tiên đặt nền móng cho lý thuyết xác suất? Câu 3: Tên viết tắt của tổ chức y tế thế giới? Câu 4: Mỗi cách chọn 4 viên bi bất kỳ trong 10 viên bi là một . chập 4 của 10 phần tử. Câu 5: Bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông là định lý nổi tiếng của nhà toán học nào? Câu 6: Một lớp có 40 học sinh, giáo viên chủ nhiệm muốn chọn 4 học sinh vào ban cán sự lớp gồm 1 bạn làm lớp trưởng, 1 bạn làm lớp phó học tập, 1 bạn làm lớp phó lao động và 1 bạn làm lớp phó văn nghệ, thể thao. Số cách chọn là số . chập 4 của 40 phần tử. B E R N O U L L I F E R M A T W H O T Ổ H Ợ P P Y T H A G O R A S C H Ỉ N H H Ợ P Vòng 3: Tăng tốc. Cách chơi: + Các nhóm lần lượt bốc chọn bộ các câu hỏi và trả lời câu hỏi. + Mỗi bộ câu hỏi gồm 3 câu hỏi và được trả lời trong vòng 60 giây + Trả lời đúng sẽ được cộng 10 điểm, trả lời sai hoặc không đưa ra được câu trả lời thì không được điểm. Vòng 4: Về đích. Cách chơi: + Các nhóm lần lượt bốc chọn bộ các câu hỏi và trả lời câu hỏi. + Mỗi bộ câu hỏi gồm 2 câu hỏi và được trả lời trong vòng 60 giây + Trả lời đúng sẽ được cộng 10 điểm, trả lời sai hoặc không đưa ra được câu trả lời thì không được điểm. - Link trò chơi: https://docs.google.com/presentation/d/1rpnCX7QYuH- AAndpzcwvKLp04njBUPaR/edit?usp=sharing&ouid=113377390433162400153& rtpof=true&sd=true Sản phẩm: Sản phẩm trình bày của các nhóm học sinh: Câu trả lời của các nhóm và phiếu thu hoạch của các nhóm sau giờ học. Tổ chức thực hiện: Chuyển giao Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Giáo viên trình chiếu câu hỏi cho các nhóm (phụ lục số 3). Các nhóm học sinh thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thực hiện - Học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. Báo cáo thảo luận - Giáo viên gọi một học sinh đại diện nhóm trình bày trước lớp, các học sinh nhóm khác phản biện và góp ý kiến (nếu có). Đánh giá, nhận xét, tổng hợp Giáo viên nhận xét thái độ làm việc, phương án trả
File đính kèm:
- skkn_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_khoi_dong_nham_phat.docx
- NGUYỄN THỊ MINH-THPT NGUYỄN XUÂN ÔN- TOÁN.pdf