SKKN Một số giải pháp đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực trong dạy học môn Toán Lớp 11
Các nguyên tắc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực
- Nội dung dạy học, giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, hiện đại
Năng lực được coi là sự huy động kiến thức, kĩ năng, niềm tin để HS thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Theo đó, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực đặt ra yêu cầu cốt lõi là tập trung vào những gì HS cần có (kiến thức, kĩ năng, niềm tin
) để từ đó họ có thể “làm” được những việc cụ thể, hữu ích hơn là tập trung vào những gì mà HS biết hoặc không biết.
- Đảm bảo tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập
- Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS
- Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp
- Tăng cường dạy học, giáo dục phân hóa
- KT, ĐG theo năng lực là điều kiện tiên quyết trong dạy học phát triển phẩm chất, năng lực
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực trong dạy học môn Toán Lớp 11
bảo các yêu cầu: Trò chơi phải được sử dụng đúng thời điểm. Có thể là dùng để KT bài cũ, hình thành kiến thức bài mới, củng cố, luyện tập Hình thức tổ chức phải gọn nhẹ, dễ hiểu, dễ nhớ, hấp dẫn, vui tươi, lành mạnh và thời lượng vừa phải, hợp lí; Trò chơi phải thu hút đông đảo HS tham gia, nhằm phát huy sự ham hiểu biết, giàu trí tưởng tượng, biết suy luận, nhanh trí, khéo léo, sôi nổi nhưng không ồn ào, tư duy sâu sắc nhưng không quá trầm lặng. Trong trò chơi, người làm chủ là HS, song GV có vai trò rất quan trọng: là người hướng dẫn HS tổ chức trò chơi, khéo léo dẫn dắt HS tự giác tham gia. * Quy trình tổ chức Để thực hiện một trò chơi nhằm mục đích ĐG thường xuyên, GV cần thực hiện theo một quy trình cụ thể như sau: Bước 1: Lựa chọn trò chơi Xác định thời điểm cần tổ chức trò chơi; Lựa chọn trò chơi phù hợp với yêu cầu, mục tiêu cần đạt được, điều kiện thực tế. Bước 2: Chuẩn bị tổ chức trò chơi Thiết kế kế hoạch dạy học có tích hợp trò chơi để KT, ĐG, trong đó cần: Xác định mục tiêu cần đạt, nội dung kiến thức kĩ năng cần KT, ĐG; Xây dựng tên trò chơi, luật chơi, cách ĐG và bộ câu hỏi cần sử dụng; Chuẩn bị các phương tiện vật chất để thực hiện trò chơi (máy tính, ti vi, bảng phụ, mạng internet, ...). Bước 3: Thiết kế trò chơi trên phần mềm Lựa chọn phần mềm thích hợp sao cho đảm bảo dễ thiết kế, dễ sửa chữa, hiệu chỉnh, giao diện đẹp; Phần mềm cần đảm bảo tính tương tác giữa GV và HS; mình. Đảm bảo phản hồi nhanh chóng kết quả để HS biết được kết quả câu trả lời của Bước 4: Tổ chức trò chơi Đặt vấn đề: GV giới thiệu tên trò chơi, nêu yêu cầu của trò chơi. Hướng dẫn trò chơi: GV giới thiệu rõ ràng nội dung chơi và phổ biến luật chơi. GV có thể làm mẫu, hướng dẫn chơi thử nếu cần thiết... Thực hiện chơi: Cho HS thực hiện trò chơi theo các hoạt động đã nêu. GV theo dõi quá trình hành động, thực hiện luật chơi của HS để động viên khuyến khích hoặc uốn nắn kịp thời để trò chơi đạt hiệu quả; theo dõi tiến độ chơi để có thể điều chỉnh nếu cần. Bước 5: Tổng kết và rút kinh nghiệm Sau khi HS thực hiện trò chơi, GV gợi ý cho HS nhận xét về: Mức độ nắm vững luật chơi và thực hiện trò chơi; thành tích của HS trong trò chơi. GV nhận xét tổng kết: Kết luận, bổ sung, điều chỉnh những nhận xét của HS; ĐG chung về cuộc chơi, ghi điểm cho HS; phát phần thưởng (nếu có). Như vậy, quy trình tổ chức trò chơi có 5 bước thực hiện cụ thể cho việc tổ chức trò chơi nói chung. Tuy nhiên, tùy điều kiện, chúng ta có thể linh hoạt thay đổi để đem lại hiệu quả cao nhất. Ví dụ 1: Vận dụng “học tập dựa trên trò chơi” hỗ trợ ĐG kết quả học tập HS bằng Plickers Việc tổ chức trò chơi bằng Plickers có thể triển khai theo 9 bước, chia thành 2 giai đoạn: 1. Giai đoạn chuẩn bị ở nhà 2. Giai đoạn triển khai trên lớp Bước 1: Đăng kí tài khoản Trên máy tính truy cập “Plickers.com” và đăng kí tài Thẻ được phát theo thứ tự của HS theo danh sách của khoản bằng cách click “Sign up” hoặc “Sign in with Google” Bước 2: Tạo đề thi Tạo bộ đề thi trong Your Library/ New Folder/New. Question/ Save and create new Bước 3: Tạo danh sách lớp Chọn “Classes”/ “Add new class”/ Nhập danh sách lớp Bước 4: Chuẩn bị thẻ Plickers Bước 6: Phát thẻ Plickers và hướng dẫn sử dụng Thẻ được phát theo thứ tự của HS theo danh sách của lớp học. Bước 7: KT các điều kiện trước khi KT Kết nối máy tính với ti vi, máy tính và điện thoại cùng vào Plickers Bước 8: Cho HS làm bài, dùng điện thoại để quét thẻ, nhận kết quả trả lời GV chọn bộ câu hỏi, chọn lớp cho tiến hành. HS quan sát trên màn hình, chọn kết quả đưa thẻ trả lời. Tải file từ trang “Plickers.com” và in thẻ Plickers phù hợp với sĩ số của lớp Bước 5: Cài đặt app Plickers trên điện thoại Tải từ CH Play hoặc App store Bước 9: Xem tổng hợp kết quả và nhận xét Chọn nút “Reports” trên giao diện của trang web Chọn tiếp “Scoresheet” Chọn tên lớp, ngày thi rồi nhấn “Apply” Sau đây, chúng tôi tổ chức ĐG thường xuyên sau khi học xong bài “Quy tắc đếm” (Đại số và Giải tích 11) Giai đoạn 1: Chuẩn bị ở nhà. Giai đoạn 2: Tiến hành trên lớp (thông qua hệ thống các bài tập trắc nghiệm) Kết nối máy tính với máy chiếu. Kết nối điện thoại và máy tính với mạng Internet Trên máy tính, truy cập vào trang web “Plickers.com”; trên điện thoại, mở phần mềm “Plickers”. Đảm bảo máy tính và điện thoại của bạn đã đăng nhập vào “Plickers” trên cùng một tài khoản. Đảm bảo đã chọn đủ số lượng câu hỏi cho lớp, nhóm của bạn. Đảm bảo đã phát thẻ trả lời cho HS và HS đã biết cách đưa bảng để trả lời. Giai đoạn 3. KT, ĐG Chọn lớp, nhóm HS trên màn hình điện thoại. Phần mềm sẽ chuyển đến danh mục các câu hỏi đã được chọn cho lớp, nhóm đó. Hình 1. Gói câu hỏi của một lớp Chọn “Play now” trên giao diện trang web của máy tính để HS xem câu hỏi. Click vào chấm tròn trước câu hỏi trên màn hình điện thoại hướng camera điện thoại đối diện với thẻ của HS để máy nạp câu trả lời vào hệ thống. Hình 2. Màn hình điện thoại của GV khi quét kết quả trên thẻ Trên màn hình điện thoại, GV có thể đọc được số liệu các đáp án HS đã chọn, những HS nào trả lời đúng, máy đã nạp được bao nhiêu HS, Màu xanh lá cây biểu thị câu trả lời đúng, màu đỏ biểu thị câu trả lời không chính xác. HS trả lời xong câu 1, GV sẽ click vào biểu tượng dừng lại trên điện thoại và “next” để chuyển sang câu khác cho đến hết. Giai đoạn 4. Tổng hợp kết quả Chọn nút “Reports” trên giao diện của trang web. Chọn tiếp “Scoresheet”, sau đó chọn ngày đã KT. Hệ thống sẽ báo điểm của ngày đó. Chọn tên lớp, ngày thi rồi click vào để xem kết quả. Hình 3. Bảng kết quả bài làm của một lớp Kết quả thi của HS được hiện ra chỉ rõ HS trả lời các câu hỏi theo các đáp án. Nếu HS trả lời đúng câu đó thì đáp án đúng ứng với câu đó hiện màu xanh và đáp án sai hiện màu đỏ nằm trong ô vuông, qua đó GV sẽ biết HS trả lời đúng và sai câu nào và thống kê theo tỉ lệ phần trăm trả lời đúng của HS theo từng câu. Qua hoạt động này, ĐG được mức độ nắm vững các khái niệm, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác. Ví dụ 2: Trò chơi ô chữ bí mật Mục đích Giúp HS luyện tập giới hạn của dãy số, hàm số. Giúp HS nhớ được ý nghĩa của đội mũ bảo hiểm. Rèn luyện phản xạ nhanh nhạy, chú ý cho HS. Chuẩn bị: Các câu hỏi, ô chữ. Cách chơi: Chia lớp thành 6 nhóm. Các nhóm giải bài tập trong vòng 10 phút. Nhóm nào tìm được từ khóa nhanh nhất thì nhóm đó dành chiến thắng. Nội dung: Ô chữ: Vật dụng trong tham gia giao thông. Được mã hóa bởi số: 584276315. Giải mã bằng cách giải các bài toán sau: 5 n - 2 n + 7 M = lim , A = lim 2n -1 , n + 2 B = lim 4n -1 , n2 + 2n n + 2 U = lim 3n - 8.4n , 1- 4n I = lim(x + 2) , x®1 H = lim x®2 x2 + x + 6 x , O = lim x®1 x2 + 5x - 6 , x2 - x E = lim( - n) . Đáp án: MŨ BẢO HIỂM. Sản phẩm Nhóm 2 đã dành chiến thắng với thời gian 4 phút 35 giây. Trong trò chơi này, nhóm hợp tác tốt sẽ có phân chia nhiệm vụ tốt, mỗi người một câu, người bấm máy tính, người sắp xếp, sẽ nhanh chóng tìm ra đáp án. Ví dụ 3: Trò chơi: Đèn hiệu giao thông (luyện tập cấp số cộng, cấp số nhân) Mục đích Giúp HS luyện tập cấp số cộng, cấp số nhân. Giúp HS nhớ được luật an toàn giao thông. Rèn luyện phản xạ nhanh nhạy, chú ý cho HS. Chuẩn bị:1 đèn đỏ, 1 đèn xanh bằng bìa có tay cầm. Cách chơi : Chia lớp thành 6 nhóm. Ba nhóm 1,2,3: ra đề toán . Cụ thể: nhóm 1: tìm số hạng thứ 5 của 1 cấp số cộng biết số hạng đầu và công sai; nhóm 2: tìm số hạng thứ 5 của 1 cấp số nhân biết số hạng đầu và công bội; nhóm 3: tính tổng 5 số hạng đầu của 1 cấp số cộng biết số hạng đầu và công sai. Nhóm 4,5,6: trả lời câu hỏi. Đứng thành 3 hàng thẳng. Người đứng đầu trả lời câu hỏi, trả lời xong thì xuống cuối hàng, đến người tiếp theo. Thời gian: 10s. Đúng thì trọng tài giơ đèn xanh và được bước lên 1 bước, Sai thì giơ đèn đỏ và đứng yên. Sau 10 câu, đội nào đứng ở vị trí cao nhất sẽ thắng. Hình ảnh lớp 11A8 tham gia trò chơi đèn hiệu giao thông Qua 2 hoạt động này, ĐG được mức độ nắm vững các khái niệm, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác. Đồng thời giúp nâng cao ý thức chấp hành an toàn giao thông cho HS. Ứng dụng công nghệ thông tin trong ĐG Mục đich Công nghệ ĐG dựa trên máy tính tỏ rõ những ưu điểm vượt trội như: Khả năng ĐG diện rộng mạnh, tiết kiệm chi phí, thời gian, sức lực; an toàn, bảo mật cao; tính chính xác, khách quan, công bằng, phân hóa và khả năng hồi đáp tức thời (trả kết quả ngay sau khi làm bài); có thể áp dụng cho nhiều loại ĐG; có thể áp dụng nhiều lần, vào những thời điểm khác nhau Đặc biệt, hiện nay trong bối cảnh đại dịch Covid-19 với những diễn biến khó lường, nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng công nghệ này như một phương án tối ưu cho ĐG kết quả học tập của HS. Cách thực hiện Cách 1: Sử dụng phần mềm hỗ trợ ĐG Google Forms: Miễn phí, thông dụng, đơn giản, dễ sử dụng. Trong thống kê kết quả có ĐG chi tiết về : thời gian làm bài, điểm số, phổ điểm, tỉ lệ đúng sai của các câu, tỉ lệ HS chọn các đáp án, Thiết kế bài tập trắc nghiệm online, bài KT trắc nghiệm online Ví dụ 1: Thực hiện KT 15 phút. Kết quả Qua kết quả này ĐG nhanh được mức độ nắm kiến thức, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán, năng lực tin học, năng lực tư duy và tính toán. Ví dụ 2: Dùng trong hoạt động khởi động của một tiết học kiến thức mới Cho các nhóm vào thực hiện để ĐG chính xác điểm làm bài và cộng điểm cho nhóm làm nhanh nhất Nhìn vào bảng kết quả, nhóm 1 làm nhanh nhất và đúng cả 3 câu đạt 9 điểm nên tổng điểm nhóm 1 nhận được là 10 điểm. Cách 2: Dùng phần mềm azota, lms GV ra đề trên azota, HS làm bài. Kết quả Để cách KT ĐG này đạt kết quả chính xác, khách quan, GV cần chú ý: Xây dựng ngân hàng đề chất lượng theo đúng chuẩn, sử dụng phần mềm Conquest để ĐG câu hỏi trước khi đưa vào đề thi. - Chuẩn bị không gian, điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ. Thiết kế công cụ ĐG phù hợp với từng đố
File đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_doi_moi_hoat_dong_kiem_tra_danh_gia_ho.docx
- Nguyễn Thị Liên- Hoàng Văn Sinh - Trường THPT Nghi Lộc 5 - Lĩnh vực Toán học.pdf