SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tại trường THPT Nam Đàn 2

Bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ mũi nhọn quan trọng trong trường phổ thông. Để đạt kết quả tốt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây: Các giáo viên chiếm lĩnh được các kỹ năng CNTT để hỗ trợ các phương pháp dạy và học hiệu quả. Ở mức Chiếm lĩnh Tri thức, CNTT được tích hợp vào các phương pháp dạy học truyền thống. Trong khi ở mức Chiếm lĩnh Tri thức, các phương pháp dạy học thường là để dạy và học theo đặc tính, thì các mức tiếp theo khuyến khích các giáo viên nắm lấy các phương pháp sư phạm lựa chọn thay thế lấy học sinh làm trọng tâm - lý tưởng các phương pháp luận dựa vào dự án và vấn đề kết hợp sự cộng tác và hợp tác. Ở mức đô lý tưởng, giáo viên có được các năng lực số cơ bản để hỗ trợ thực hiện chương trình giảng dạy phù hợp điều kiện thực tế. Điều này sẽ dẫn đến cần thiết dành thời gian trong chương trình giảng dạy thông thường và thời gian để sử dụng kết hợp một số các công cụ và các tài nguyên số có hiệu quả. Việc sử dụng các công nghệ mới khuyến khích việc chấp nhận vai trò mới của giáo viên bao gồm các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới và các tiếp cận mới cho giáo viên bồi dưỡng học sinh. Việc ứng dụng thành công CNTT vào môi trường học tập sẽ phụ thuộc vào khả năng của giáo viên để tổ chức dạy học theo các cách thức mới.

Vì vậy, yêu cầu mỗi giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, kĩ năng ngôn ngữ, tổ chức hợp lí các hoạt động dạy học, xử lí linh hoạt, sáng tạo các tình huống có vấn đề trong từng tiết học. Bằng những kiến thức, giáo viên bồi dưỡng cho học sinh một cách có hệ thống giúp học sinh có tình cảm đúng đắn đối với môn học. Ngược lại, tình cảm yêu mến môn học giúp các em có ý thức cao hơn trong quá trình bồi dưỡng. Các kỹ năng dạy học của tương lai sẽ bao gồm khả năng phát triển việc đổi mới phương pháp sử dụng công nghệ để cải thiện môi trường học tập, trợ giúp việc chiếm lĩnh tri thức, đào sâu tri thức và tạo lập tri thức. Việc học tập bồi dưỡng nghề nghiệp của giáo viên sẽ là thành phần quyết định cho sự tiến bộ giáo dục.

Trong quá trình dạy học, hoạt động học đóng vai trò chủ đạo. Học sinh tự giác, tự lực tiếp thu kiến thức dưới tác động của giáo viên. Thông qua vai trò của người giáo viên, học sinh phát huy được tính tự giác, tích cực, ham mê tìm kiếm thức mới. Đảm bảo tính khoa học với tính vừa sức: đây là một nguyên tắc vô cùng quan trọng khi bồi dưỡng học sinh giỏi. Bởi yêu cầu, nhiệm vụ học tập phải phù hợp với trí tuệ học sinh.

Dạy học phù hợp khả năng, năng lực, trình độ phát triển của đối tượng học sinh, đảm bảo học sinh đều được phát triển ở mức cao nhất. Những kiến thức chúng ta truyền tải đến học sinh phải được học sinh tiếp thu trên cơ sở phát huy hết khả năng của mình. Bồi dưỡng học sinh giỏi không phải là dạy những bài quá khó, những lý luận xa vời mà phải bắt đầu từ dạy chuẩn kiến thức, kỹ năng theo khung chương trình giới hạn mà kế hoạch của Sở Giáo dục đã ban hành từng khối lớp. Trên cơ sở chuẩn kiến thức, giáo viên có thể mở rộng, khắc sâu kiến thức cho học sinh. Nếu đưa những kiến thức quá cao đối với các em, các em không những không hiểu mà còn dẫn đến việc chán học, lâu dần các em sẽ cảm thấy quá áp lực, xa vời không hứng thú với việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Hoặc nếu chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức theo chuẩn thì khó có học sinh giỏi và không phát huy được tính sáng tạo, tích cực học tập của học sinh.

 

docx 56 trang Nhật Nam 03/10/2024 460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tại trường THPT Nam Đàn 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tại trường THPT Nam Đàn 2

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tại trường THPT Nam Đàn 2
 để vận dụng vào các bài toán của tin học để lựa chọn, động viên các em tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp trường tạo nguồn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh. Từ nguồn học sinh như trên, sau khi thi học sinh giỏi cấp trường tôi tiến hành lựa chọn danh sách đội tuyển, theo thang điểm từ cao xuống thấp và lấy từ 3 đến 5 em ngay từ khi còn ở lớp 10. 
Có thể nói rằng việc chọn nguồn học sinh giỏi và thành lập đội tuyển là khâu đầu tiên có vai trò rất quan trọng trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Bởi vì bên cạnh vai trò hướng dẫn của giáo viên thì học sinh là yếu tố quyết định đến sự thành công. Tuy nhiên việc chọn nguồn lại là một vấn đề gặp rất nhiều khó khăn đối với bộ môn của tôi. Cụ thể:
Về phía phụ huynh học sinh: Đa số tâm lí của phụ huynh không muốn cho con mình thi môn Tin học. Bản thân tôi đã từng gặp những phụ huynh như vậy trong thực tế, thậm chí khi tôi gọi điện trao đổi họ còn từ chối một cách thẳng thắn.
Về phía học sinh: Học sinh cảm thấy môn học này khó và mới mẻ với một số học sinh ở trường cấp 2 các em chưa được tiếp xúc hay làm việc nhiều với máy tính. Có nhiều em khi được chọn vào đội tuyển Toán, Lí, Anh, Sinh rất vui vẻ nhưng nếu được chọn vào đội tuyển thi môn Tin học thì các em đang đắn đo suy nghĩ.
 Về phía giáo viên bồi dưỡng: Ngoài những khó khăn gặp phải về phía phụ huynh, học sinh như đã nêu trên thì trong quá trình chọn nguồn vẫn còn không ít những khó khăn khác. Bởi lẽ thông thường các em có tố chất thông minh, học lực khá, giỏi đều muốn đăng kí dự thi vào các đội tuyển Toán, Văn, Ngoại ngữ, Sử, Địa Do vậy việc chọn nguồn học sinh giỏi môn Tin học bao giờ cũng là diễn ra sau cùng, các môn chọn ngược chọn xuôi, thậm chí loại ra khi đó mới đến lượt môn Tin học. Khi giáo viên đã chọn được rồi cũng đâu dễ dàng để học sinh theo mình và đi thi cho mình. Đứng trước những khó khăn đó bản tôi luôn trăn trở để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất và cuối cùng tôi đã có những bước đầu thành công trong việc chọn nguồn.
Ngoài ra, trong quá trình bồi dưỡng tôi còn tiếp tục thi khảo sát  ít nhất ba lần để đánh giá chính xác khả năng của từng em. Từ đó có thể lấy bổ sung thêm hoặc loại bớt một số em không tiến bộ trong đội tuyển. Như vậy, để chọn đội tuyển một cách hiệu quả cần thực hiện tốt các bước sau đây:
Người giáo viên phải làm cho học sinh hiểu và nhận thức đúng về tầm quan trọng của môn Tin học, yêu môn học, say mê từng tiết học. Muốn vậy giáo viên phải thật sự coi môn mình dạy như là một cái nghiệp của mình, chuyên tâm gắn bó, trau dồi chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, thiết kế bài giảng đa dạng, sáng tạo tránh nhàm chán cho học sinh. Từ đó sẽ cuốn hút học sinh khiến cho các em thích thú với môn học. Hầu hết các tiết dạy của tôi luôn diễn ra sôi nổi, học sinh phát huy hết năng lực của mình. Trên cơ sở đó tôi sẽ dễ dàng phát hiện ra những em học sinh có tố chất tốt, có tư duy thông minh động viên các em vào nguồn bồi dưỡng của mình. 
Khi đã tìm được nguồn học sinh giỏi thì lúc này tôi nghĩ giáo viên phải là người truyền lửa cho học sinh, truyền sự say mê, niềm đam mê của mình cho học sinh. Khơi dậy trong các em niềm tin, tạo ra động lực để các em tự giác tham gia với động cơ đúng đắn và có quyết tâm cao. Giáo viên phân tích cho các em những lợi thế khi được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi tỉnh. Khi tham gia thi học sinh giỏi giúp các em có cơ hội để thể hiện mình, sẽ có những sự trải nghiệm thú vị, rèn luyện cho các em sự tự tin, có cơ hội gặp gỡ, tranh tài với các bạn đến từ những ngôi trường có tiếng trong tỉnh. Đặc biệt qua kỳ thi đó cũng chính là bước khởi đầu các em rèn luyện tâm thế thi cử để bước vào ký thi đại học với tâm thế tự tin hơn.
Việc chọn nguồn nên tập trung ở các lớp có nhiều học sinh khá giỏi của trường. Bởi vì những lớp này học sinh có sự cạnh tranh trong học tập cao. Tuy nhiên do đặc trưng của bộ môn Tin học thì rất đặc biệt là các em được chọn phải rất tâm huyết, có niềm đam mê với môn Tin va có tư duy logic của Toán học. Sau khi đã phát hiện nguồn tôi động viên các em tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi cấp trường và tranh thủ tiến hành quan sát, tiếp cận từng em để bồi dưỡng các em ngay từ lớp 10 vào những giờ ra chơi 5 phút để gặp gỡ các em tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu của các em. Thông thường việc lập đội tuyển diễn ra sau học kì I của lớp 10 và đội tuyển chính thức thì sau học kì II của lớp 10 sẽ đánh giá và chốt danh sách đội tuyển học sinh giỏi. Tất nhiên muốn chọn được đội tuyển có chất lượng thì giáo viên phải có những lần khảo sát thực chất để đảm bảo tính khách quan, chính xác. Đề ra phải chuẩn, chấm và chữa kịp thời thì mới đánh giá đúng năng lực học sinh.
2.1.4. Tạo sự kết nối gia đình học sinh để thúc đẩy, giám sát quá trình học.
Gia đình là yếu tố quan trọng là động cơ phấn đấu của mỗi em học sinh. Gia đình và những người thân đặc biệt là bố mẹ là những người có tiếng nói và vị trí đặc biệt trong lòng của các em.Vì vậy đây là tiền phương vững chắc nhất mà người giáo viên bồi dưỡng cần phải phát huy ở mỗi học sinh. Bởi thầy cô không thể giám sát các em và có nhiều thời gian bên cạnh các em ngoài những giờ lên lớp và thời gian ở trường. Thời gian các em tự học là quan trọng nếu được sự động viên giám sát của bố mẹ thì góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình bồi dưỡng.
Với bản thân mình, tôi đã tìm hiểu xem người có vị trí đặc biệt trong lòng học sinh mình là bố hay là mẹ để tôi tạo mối liên kết bền vững trong việc thúc đẩy việc tự học của học sinh mình bồi dưỡng.
Đặc biệt ở môn Tin khả năng tự học của học sinh đóng vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng. Nên việc giám sát việc học ở nhà của bố hoặc mẹ giúp người giáo viên nắm bắt được kịp thời tâm lý của học sinh để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Người giáo viên bồi dưỡng phải thường xuyên cập nhật thông tin thường xuyên như đề thi các năm của tỉnh mình ra, có khi là cập nhật đề thi của tỉnh bạn. Ngoài ra người giáo viên bồi dưỡng phải thực sự đồng cảm với học sinh của mình trong từng bài tập từng đề thi.Thấy học sinh mình đang gặp khó khăn ở phần xử lí nào. Có thể người giáo viên chưa giải quyết được ngay lúc đó thì cần kết nối với đồng nghiệp khác để được hỗ trợ. Những việc làm này để học sinh thấy được rằng thầy cô giáo cũng vì mình thì mình càng phải quyết tâm hơn nữa. Trong quá trình bồi dưỡng nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các em từ phía gia đình cũng như từ phát hiện của giáo viên bồi dưỡng rất quan trọng nó góp phần quan trọng trong kết quả của việc thi cử của học sinh.
Hình 6: Mẹ và cô đưa trò đi thi Tin học trẻ Tỉnh Nghệ An lần thứ XXVI năm 2020
2.1.5. Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi
Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những yếu tố quan trọng để người giáo viên xác định được nhiệm vụ của mình dạy cho học sinh nội dung gì và dạy như thế nào.
Để thực hiện nhiệm vụ này, giáo viên cần căn cứ vào kế hoạch của Sở Giáo dục & Đào tạo, nhiệm vụ của nhà trường về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, khung chương trình và cấu trúc đề thi để xây dựng chuyên đề bồi dưỡng cho đúng trọng tâm kiến thức.
Cụ thể, với kinh nghiệm của bản thân mình và tham khảo các đồng nghiệp của mình, tôi đã xây dựng hệ thống chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi như sau:
Chuyên đề 1: Các khái niệm cơ bản trong C++
Chuyên đề 2: Cấu trúc rẽ nhánh
Chuyên đề 3: Cấu trúc vòng lặp
Chuyên đề 4: Kiểu dữ liệu mảng 1 chiều
Chuyên đề 5: Kiểu dữ liệu mảng 2 chiều
Chuyên đề 6: Kiểu dữ liệu xâu kí tự
Chuyên đề 7: Kiểu dữ liệu tệp văn bản
Chuyên đề 8: Hàm và cấu trúc hàm
Chuyên đề 9: Kiểu dữ liệu struct
Chuyên đề 10: Một số thuật toán số học.
Chuyên đề 11: Chặt nhị phân và đệ quy
Chuyên đề 12: Các bài toán quy hoạch động điển hình.
Với 12 chuyên đề xây dựng theo cấu trúc thi học sinh giỏi đã khái quát toàn bộ khung chương trình thi. Trên cơ sở đó có sự phân bố thời gian hợp lý để học sinh có khả năng tiếp thu đầy đủ nội dung đã xây thông qua việc xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi tôi nhận thấy: Đây là bước quan trọng quyết định đến kết quả thi của học sinh. Nếu người giáo viên không có kế hoạch bồi dưỡng, không nắm chắc cấu trúc, yêu cầu của đề thi học sinh giỏi, thấy cái gì hay, cái gì khó thì dạy mà không có hệ thống thì sẽ dẫn đến học sinh không bao quát được kiến thức, nội dung, làm cho học sinh hoang mang, không khắc sâu nội dung giáo viên hướng dẫn.
Khi tôi xây dựng chuyên đề theo hệ thống đã phủ kín hết toàn bộ chương trình theo yêu cầu, các dạng đề thi học sinh giỏi. Vì vậy, khi học sinh bước vào kỳ thi cho dù bắt gặp đơn vị kiến thức nào, dạng đề nào thì học sinh không bị ngợp mà các em vẫn rất tự tin để làm bài.
Tuy nhiên, thông qua việc xây dựng chuyên đề cũng cần lưu ý rằng, sau bước xây dựng chuyên đề bồi dưỡng, giáo viên phải có kế hoạch dạy phù hợp, chuẩn bị tài liệu chu đáo. Giáo viên cần cung cấp và hướng dẫn tài liệu cho học sinh. Do đó ngoài việc giáo viên giới thiệu chương trình sách giáo khoa, các loại sách tham khảo thì giáo viên phải tự tìm tòi nguồn tài liệu bằng cách truy cập Internet để tìm tài liệu, video bài giảng, khai thác các thông tin để có thể vận dụng trong quá trình giảng dạy.
Với chuyên đề 11: Chặt nhị phân và đệ quy tôi tìm kiếm những bài toán điển hình như:
TÌM KIẾM
Cho dãy số a1,a2,...,an và t giá trị x. Hãy tìm xem trong dãy số có tồn tại phần tử bằng x hay không.
Dữ liệu:
Dòng đầu ghi số nguyên dương n (0< n ≤105).
Dòng 2 ghi n số nguyên dương là dãy số a1, a2, , an (0<ai ≤ 1018)
Dòng 3 ghi số nguyên dương t (0 < t ≤105)
t dòng sau mỗi dòng ghi số nguyên dương x (0< x ≤1018).
Kết quả: 
In ra t dòng, dòng thứ i ghi số kết quả tương ứng Y nếu tồn tại x trong dãy và ghi N nếu không tồn tại.
INPUT
OUTPUT
10
1 2 3 4 7 6 5 8 9 10
5
1
11
33
10
12
Y
N
N
Y
N
Có t truy vấn. Với mỗi truy vấn ta sẽ tìm xem trong dãy a có tồn tại x hay không. Nếu chúng ta dùng cách tìm kiếm tuần tự từ phần tử đầu đến phần tử cuối để tìm thì với n ≤ 105 và t ≤ 105. Thì khi đó độ phức tạp của nó lên đến 1010. Chắc chắn sẽ không thể ăn hết test. Từ đó chúng ta sẽ dùng thuật toán nhị phân.
Đầu tiên chúng ta phải sắp

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_trong_cong_tac.docx