SKKN Khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến môn Tin học cấp THPT

Vai trò công nghệ thông tin trong dạy học

- Giúp hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao hơn

Sự ra đời của công nghệ thông tin là sự tích hợp đồng thời các tiến bộ về công nghệ và tổ chức thông tin, đem đến nhiều ảnh hưởng tích cực cho sự phát triển của giáo dục.

Công nghệ thông tin và đặc biệt là sự phát triển của internet mở ra một kho kiến thức vô cùng đa dạng và phong phú, hỗ trợ cho người học và người dạy để tìm hiểu kiến thức một cách nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả.

- Thúc đẩy giáo dục mở

Công nghệ thông tin thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp con người tiếp cận thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian. Từ đó con người phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức và tư duy.

Chương trình giáo dục mở giúp con người trao đổi và tìm kiếm kiến thức một cách hiệu quả. Đi kèm với giáo dục mở là tài nguyên học liệu mở, giúp người học, người dạy kết nối với kiến thức hiệu quả dù họ ở đâu và trong khoảng thời gian nào. Tài nguyên học liệu mở là một xu hướng phát triển tất yếu của nền giáo dục hiện đại.

- Kiến thức đa dạng và được cập nhật thường xuyên

Nếu như trước đây, việc tiếp thu kiến thức được cung cấp từ sách vở và giáo viên thì hiện nay, nguồn kiến thức đa dạng này được cung cấp trực tuyến qua kết nối internet.

Đổi mới giáo dục phải chuyển nền giáo dục từ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, bằng cách giúp người học phương pháp tiếp cận và cách tự học, cách giải quyết vấn đề. Việc truyền thụ, cung cấp kiến thức, dần dần sẽ do công nghệ thông tin đảm nhận, giải phóng người thầy khỏi sự thiếu hụt thời gian, để người thầy có thể tập trung giúp học sinh phương pháp tiếp cận và

giải quyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễn nhằm phát triển năng lực của học sinh.

 

docx 69 trang Nhật Nam 03/10/2024 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến môn Tin học cấp THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến môn Tin học cấp THPT

SKKN Khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến môn Tin học cấp THPT
 Open Zoom Meetings để vào lớp học.
Lúc này, phòng học của lớp sẽ xuất hiện như hình dưới đây:
Vận hành phòng họp Zoom
Khi lớp học bắt đầu, giáo viên có thể thay đổi các thiết lập cho lớp học.
+ Âm thanh và video:
Giáo viên và học sinh đều có thể tùy chỉnh âm thanh vào video của mình như hình dưới đây:
Mute/Unmute: Giáo viên tắt/bật micro của mình trong phòng họp, có thể chọn nút mũi tên hướng lên trên ở góc nút để vào tùy chọn micro.
Video: Giáo viên thiết lập video của mình trong phòng họp.
+ Bảo mật phòng họp:
Thiết lập bảo mật cho phòng họp Zoom, chức năng này chỉ người chủ trì (host) mới có thể sử dụng. Để thiết lập bảo mật, giáo viên chọn vào Security trên màn hình điều khiển.
Tại đây giáo viên có thể thiết lập các thông tin sau:
Lock Meeting: Khóa phòng họp, không cho phép học sinh mới vào phòng họp
Enable Waiting Room: Thiết lập phòng chờ
Hide Profile Pictures: Ẩn hình nền của mọi người trong phòng họp
Allow participants to: Thiết lập các hoạt động học sinh có thể sử dụng
Share screen: Chia sẻ màn hình
Chat: Nói chuyện
Rename Themselves: Tự thay đổi tên
Umute Themselves: Tự mở Micro
Start Video: Tự bật Video
Suspend Participants Activites: Cấm tất cả hoạt động của học sinh
+ Chia sẻ nội dung:
Để chia sẻ nội dung, giáo viên chọn Share screen () trong bảng điều khiển lớp học với 3 lựa chọn:
- Basic: Chia sẻ toàn bộ màn hình, một cửa sổ cụ thể, bảng trắng hoặc chia sẻ màn hình Iphone/Ipad.
Advanced: Chia sẻ âm thanh,video, trình chiếu Power Point thành hình nền ảo...
Files: Chia sẻ tệp từ Google Drive, Micrsoft OneDrive,...
+ Chia sẻ màn hình:
Khi giáo viên bắt đầu chia sẻ màn hình của mình, các chức năng điều khiển lớp học sẽ chuyển vào một menu mà giáo viên có thể kéo xung quanh màn hình của mình.
Lưu ý: Một số tùy chọn được nêu chi tiết bên dưới có thể không hiển thị do các hạn chế của quản trị viên tài khoản hoặc tính năng này chỉ hiển thị với người tổ chức lớp học hoặc người đồng tổ chức.
5. Tắt tiếng / Bật tiếng: Tắt tiếng hoặc bật tiếng micrô. 6.
Các tính năng khác
Ngoài một số tính năng chính, Zoom còn một số tính năng khác khi phòng họp đang diễn ra.
+ Chat:
Cho phép các thành viên chat, thả biểu cảm, gửi tệp cho nhau.
Giáo viên có thể giới hạn các đối tượng “chat” với nhau bằng cách: Nhấn vào nút lệnh Participants /tiếp tục nhấn nút More( ) trong mục Chat và chọn các thuộc tính:
+ Reaction: Cho phép các thành viên trong lớp học thể hiện biểu cảm hoặc giơ tay.
+ Breakout Room: Chia nhóm để thảo luận
Giáo viên có thể chọn chia những học sinh lớp học thành các phòng riêng biệt tự động, thủ công, hoặc có thể cho phép HS chọn và đăng nhập vào các phòng tùy ý.
Trong quá trình HS thảo luận nhóm, giáo viên có thể chuyển đổi giữa các phòng bất kỳ lúc nào.
Cách thực hiện chia các phòng như sau:
Bước 1. Trước hết thầy cô giáo cần phải kích hoạt tính năng Breakout Rooms. Để kích hoạt, tại giao diện này thầy cô đăng nhập thông tin tài khoản đã sử dụng để đăng kí phòng Zoom.
Bước 2. Sau khi đăng nhập thành công, thầy cô bấm vào Setting để cài đặt.
Bước 3. Vào In Meeting(Advanced), bật chế độ Breakout room.
Bước 4. Trên bảng điều khiển cuối cùng, chọn Breakout room.
Bước 5. Chọn số phòng muốn tạo và cách chỉ định người tham dự vào những phòng này:
- Assign automatically: Cho phép Zoom chia đều những người tham gia vào từng phòng.
Assign Manually: Chọn những người tham gia bạn muốn trong mỗi phòng.
Let participants choose room: Người tham gia có thể tự chọn và vào phòng phù hợp.
Sau đó chọn Create.
Bước 6. Thiết đặt thuộc tính cho các phòng:
Trước tiên thầy cô có thể thay đổi tên của từng phòng hoặc xóa phòng nếu muốn, bằng cách di chuyển chuột vào từng phòng cụ thể. Chọn Rename để đổi tên phòng, Delete để xóa phòng.
Tiếp theo thầy cô có thể thiết lập các tùy chọn trong Options:
Allow participants to choose room: Cho phép người tham gia được chọn phòng.
Allow participants to return to the main session at any time: Cho phép người tham gia thoát thảo luận nhóm và quay lại phòng họp chính bất cứ lúc nào.
Automatically move all assigned participants into breakout rooms: Tự động di chuyển tất cả người tham dự vào các phòng họp nhóm được chỉ định.
Breakout rooms close automatically after: Thời gian mà phiên thảo luận nhóm sẽ tự động kết thúc. Người tham dự sẽ tự động bị thoát ra khỏi phiên thảo luận nhóm.
- Notify me when the time is up: Thông báo cho chủ phòng khi thời gian họp nhóm đã hết.
Countdown after closing breakout room: Hiển thị màn hình đếm ngược sau khi thời gian họp nhóm đã hết.
Cuối cùng chọn Open All Rooms để hoàn thành việc chia nhóm.
Bước 7. Lúc này các phòng thảo luận nhóm đã được tạo. GV có thể bấm vào Join, chọn Yes để vào các nhóm.
Bước 8. Chọn Leave Room/Leave Breakout Room để thoát khỏi nhóm
Để dừng nhóm thảo luận, nhấn chọn Close All Rooms
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY TRỰC TUYẾN
Kế hoạch bài dạy trực tuyến
Quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy Bước 1. Xác định mục tiêu bài học
Mục tiêu bài học là phát biểu về những gì học sinh phải chỉ ra, phải thể hiện, phải làm được sau bài học. Mục tiêu dạy học cần được viết dưới góc độ người học để nhấn mạnh kết quả cuối cùng của bài dạy là ở phía học sinh chứ không phải ở phía giáo viên.
Bước 2. Xác định mục tiêu của từng hoạt động
Hoạt động 1 (Mở đầu): Có tính xác định vấn đề (nhiệm vụ) cần giải quyết. Vì vậy hoạt động này cần được thiết kế sao cho có thể huy động tối đa kiến thức và kinh nghiệm đã có của HS nhằm giúp HS có thể tích cực tham gia vào bài học.
Hoạt động 2 (Hình thành kiến thức mới): Để giải quyết vấn đề (nhiệm vụ) đặt ra. HS học kiến thức/ kĩ năng mới cốt lõi.
Hoạt động 3 (Luyện tập): Sau khi đã có kiến thức/kĩ năng mới cốt lõi, cần tổ chức hoạt động tiếp theo nhằm thực hiện mục tiêu kép: Vừa củng cố kiến thức cốt lõi, vừa rèn kĩ năng mới được trang bị ở hoạt động 2, vừa tiếp tục trang bị thêm những kiến thức/ kĩ năng mới khác.
Hoạt động 4 (Vận dụng): Khi HS đã có kiến thức và kĩ năng, cần tổ chức cho HS vận dụng để giải quyết vấn đề, những tình huống trong quá trình học tập ở trường cũng như các vấn đề trong cuộc sống nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho HS.
Bước 3. Thiết kế hoạt động
Bốn bước tổ chức thực hiện một hoạt động học:
Chuyển giao nhiệm vụ: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ; cách mà GV giao nhiệm vụ cho HS (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy học, học liệu cụ thể.
Thực hiện nhiệm vụ: Liệt kê hành động cụ thể mà HS phải thực hiện. Quan sát, dự kiến những khó khăn mà HS có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ, phát hiện.
Báo cáo và thảo luận: Trình bày cụ thể “ý đồ” lựa chọn HS/ nhóm báo cáo. Xử lí kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, đặt ra các thảo luận đòi hỏi HS phải huy động các thao tác tư duy ở bậc cao hơn.
Kết luận, nhận định: Phân tích kết quả, thực hiện nhiệm vụ; đối chiếu với các mục “sản phẩm”, đánh giá các mức độ hoàn thành. Chốt lại phần thảo luận, làm rõ vần đề cần giải quyết và nhiệm vụ tiếp theo.
Cấu trúc của kế hoạch bài dạy
TÊN BÀI DẠY: 
Môn học/Hoạt động giáo dục: .....; Lớp:.
Thời gian thực hiện: (số tiết)
Mục tiêu
Nêu cụ thể yêu cầu cần đạt về kiến thức, biểu hiện năng lực, phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài học trong quá trình chiếm lĩnh thực hiện nhiệm vụ học tập của
Thiết bị dạy học và học liệu
Nêu cụ thể các thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng trong bài dạy để tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu của bài dạy (muốn hình thành phẩm chất, năng lực nào thì hoạt động học phải tương ứng và phù hợp).
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1 (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động).
Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động 4: Vận dụng
Chú ý: Với mỗi hoạt động, cần nêu rõ mục tiêu, nội dung, sản phẩm, tổ chức thực hiện của hoạt động đó.
Thiết kế một số kế hoạch bài dạy trực tuyến
Kế hoạch bài dạy 1:
TÊN BÀI DẠY: BÀI 16. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
Môn: Tin học 10- Thời gian thực hiện: 1 tiết
MỤC TIÊU DẠY HỌC
Yêu cầu cần đạt:
Trình bày được khái niệm định dạng văn bản.
Trình bày được các thao tác định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản và định dạng trang văn bản.
- Thực hiện định dạng được văn bản theo mẫu.
Năng lực:
Năng lực tin học:
- NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của CNTT và truyền thông.
Cụ thể: Học sinh sử dụng phần mềm Word để định dạng kí tự, định dạng đoạn và định dạng trang cho văn bản.
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập.
Giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.
Phẩm chất:
Chăm chỉ: HS thực hiện công việc được giao, chú ý lắng nghe, ghi chép đầy đủ.
Trách nhiệm: Giúp đỡ bạn bè và hợp tác hoạt động nhóm.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU SỐ
Thiết bị công nghệ
Giáo viên: Máy tính cá nhân kết nối Internet, Ti vi hoặc máy chiếu.
Học sinh: Máy tính cá nhân, điện thoại kết nối Internet (Mỗi nhóm tối thiểu phải có 1 máy tính cá nhân).
Học liệu số
Bài giảng trình chiều Powerpoint
Phiếu học tập số 1, Phiếu học tập số 2, Phiếu học tập số 3 phần hình thành kiến thức mới, phần vận dụng của kế hoạch bài dạy.
Link Padlet: https://padlet.com/trantuyetql82/Lop10A1
- Các câu hỏi trên https://quizizz.com/
Link Quizizz: https://quizizz.com/join?gc=020698
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. Mở đầu (5 phút)
Mục tiêu: Gây hứng thú cho học sinh về định dạng văn bản
Nội dung: Lựa chọn văn bản với cách trình bày đẹp, hấp dẫn và phù hợp
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Tổ chức hoạt động:
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Để hoàn thành cuốn tập san kỉ niệm 60 năm thành lập trường THPT Quỳnh Lưu 1 đúng tiến độ, Đoàn trường đã chia nhiệm vụ cho một số em trình bày các văn bản với

File đính kèm:

  • docxskkn_khai_thac_va_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_nham_nang_cao.docx
  • pdfTRAN THI TUYET, BUI THI THU, PHAN THI TUYET - THPT QUYNH LUU 1- TIN HOC.pdf