SKKN Khai thác hiệu quả một số công cụ hỗ trợ việc dạy học trực tuyến môn Tin học Khối 10, Khối 11
Một số hình thức E-learning
– Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT- Technology -Based Training): Sử dụng công nghệ thông tin làm nền tảng, như là web, mạng nội bộ, DVD, CD để tạo ra bất cứ chủ đề gì.
– Đào tạo dựa trên máy tính (CBT -Computer- Based Training): Thực hiện chương trình đào tạo dựa trên các phần mềm, ứng dụng, hoặc CD-ROM được cài đặt trên máy tính. Sử dụng offline là chính, không có kết nối mạng, không tương tác với bất kỳ ai bên ngoài.
– Đào tạo dựa trên Web (WBT – Web-Based Training): Là hình thức sử dụng website để đào tạo. Người học truy cập trang web để tham gia học tập. Các thông tin của người học, tài liệu sẽ được lưu trữ trên máy chủ.
– Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training): Hình thức này yêu cầu người dạy và người học phải có kết nối mạng. Người dạy và người học sẽ tham gia cùng lúc, cho phép cả hai trao đổi với nhau khi học.
– Đào tạo từ xa (Distance Learning): Là hình thức đào tạo mà cả người dạy và người học không nhất thiết phải xuất hiện cùng một lúc, và cùng một chỗ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Khai thác hiệu quả một số công cụ hỗ trợ việc dạy học trực tuyến môn Tin học Khối 10, Khối 11
trưng bộ môn để việc thiết kế và mô phỏng thuật toán trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn đối với học sinh, giúp học sinh hiểu bài, tự giác, tích cực, chủ động học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên và thông qua phương tiện máy tính kết hợp với Ứng dụng phần mềm Crocodile ICT 605 để diễn tả và mô phỏng thuật toán bằng sơ đồ khối giúp học sinh có cái nhìn trực quan sinh động, quan sát được từng bước thực hiện của thuật toán, từ Input được nhập vào từ bàn phím phần mềm tự động thực hiện lần lượt từng bước để tìm ra Output của bài toán và có thể thực hiện được với nhiều bộ Input khác nhau. Trong khi vẽ và mô phỏng thuật toán bằng phần mềm Crocodile ICT 605, sử dụng phần mềm Camtasia Studio để quay lại thành video làm tài liệu hướng dẫn học sinh cách thực hiện. Kết hợp sử dụng 2 phần mềm Crocodile ICT 605 và Camtasia Studio trong mô phỏng thuật toán để học sinh quan sát được hình ảnh một cách trực quan cách thực hiện lấy từng khối lệnh trong phần mềm Crocodile ICT 605 để tạo thành chương trình mô phỏng. Còn nếu chỉ sử dụng mình phần mềm Crocodile ICT 605 thì học sinh chỉ nhìn thấy cách phần mềm chạy từng bước để từ Input đưa ra Output chứ không biết cách thực hiện đưa ra các khối lệnh đó. Qua đó phát huy vai trò tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, rèn luyện tư duy khoa học, logic, tác phong sáng tạo, say mê, giúp các em có hứng thú, yêu thích môn học và hiệu quả học tập cao hơn. Một số kinh nghiệm trong một số bài học cụ thể: Tìm nghiệm của phương trình bậc 2. Bài toán: Cho phương trình bậc 2 dạng tổng quát ax2+bx+c=0 (với a, b, c là các hệ số, a≠0). Viết thuật toán tìm nghiệm của phương trình bậc 2. Xác định bài toán: + Input: 3 số thực a, b, c (a≠0) + Output: Kết luận về nghiệm của phương trình bậc 2 Ý tưởng: + Nhập các hệ số a, b, c ( a≠0) + Tính D= b2-4ac + So sánh D với 0 để tìm ra nghiệm của phương trình bậc 2 nếu có. Thuật toán: Vẽ sơ đồ khối Các bước thực hiện mô phỏng trên phần mềm Crocodile ICT 605 và quay video bằng phần mềm Camtasia Studio: Bước 1: Khởi động phần mềm Camtasia studio bằng cách kích đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình làm việc. Nháy, chọn Full screen để chọn chế độ quay toàn bộ màn hình. Giao diện làm việc của phần mềm Camtasia Studio Bước 2: Khởi động phần mềm Crocodile ICT 605 bằng cách kích đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình làm việc. Nháy File → chọn New. Giao diện làm việc của phần mềm Crocodile ICT 605 Bước 3: Nháy chuột vào nút rec để bắt đầu thực hiện quay màn hình. Bước 4: Chọn Parts Library/ Flowcharts/Start and Stop. Nháy chuột vào Start và kéo thả ra màn hình soạn thảo. Bước 5: Nhập các hệ số a, b, c: Nhập hệ số a: + Chọn Parts Library/ Flowcharts/ Inputs and Outputs. Nháy chuột vào Get property và kéo thả ra màn hình rồi nối với Start. Nháy chuột vào x, đổi tên biến thành a. + Chọn Parts Library/ Presentation/ Input - Outputs. Nháy chuột vào Edit box và kéo thả ra màn hình soạn thảo. Nháy chuột vào trên thành phần Get property và kéo thả đến Edit box để liên kết 2 thành phần này lại với nhau. Tiếp tục click vào property chọn Value. Thành phần Get property dùng để gán giá trị vừa nhập từ bàn phím vào hộp thoại Edit box cho biến a. Nháy chuột để chọn Edit box trên màn hình soạn thảo. Chọn Properties/Label, gõ vào: “Nhập a:”. Để nhập hệ số b và c ta làm tương tự. Bước 6: Thực hiện gán D←b*b-4*a*c. Chọn Parts Library/ Flowcharts/ Processes. Nháy chuột vào Set variable kéo thả ra màn hình soạn thảo, nối vào sơ đồ. Nháy chuột vào x, đổi tên biến thành D. Nháy chuột vào 0, đổi giá trị thành b*b-4*a*c. Bước 7: Kiểm tra điều kiện D>0? Chọn Parts Library/ Flowcharts/ Decisions. Nháy chuột vào Test kéo thả ra màn hình soạn thảo rồi nối với sơ đồ. Nháy vào x, đổi tên biến thành D, Kích vào dấu =, đổi tên thành dấu >. + Nếu điều kiện đúng thì: Bước 7.1: Thực hiện tương tự bước 6 để gán: x1←(-b+sqrt(D))/(2*a); x2←(- b-sqrt(D))/(2*a) Bước 7.2: Chọn Parts Library/ Flowcharts/ Inputs and Outputs. Nháy chuột vào Set property và kéo thả ra màn hình rồi nối với sơ đồ. Nháy chuột vào 0 đổi thành “PT có 2 nghiệm phân biệt”. Chọn Parts Library/ Presentation/ Input - Outputs. Nháy chuột vào Text và kéo thả ra màn hình soạn thảo. Nháy chuột vào trên thành phần Set property và kéo thả đến Text để liên kết 2 thành phần này lại với nhau. Tiếp tục click vào property chọn Text. Bước 7.3: Chọn Parts Library/ Flowcharts/ Inputs and Outputs. Nháy chuột vào Set property và kéo thả ra màn hình rồi nối với sơ đồ. Nháy chuột vào 0 đổi thành x1. Chọn Parts Library/ Presentation/ Input - Outputs. Nháy chuột vào Edit box và kéo thả ra màn hình soạn thảo. Nháy chuột vào trên thành phần Get property và kéo thả đến Edit box để liên kết 2 thành phần này lại với nhau. Tiếp tục click vào property chọn Value. Nháy chuột để chọn Edit box trên màn hình soạn thảo. Chọn Properties/Label, gõ vào: “x1=”. Bước 7.4: Thực hiện tương tự bước 7.4 để gán giá trị cho x2. Bước 8: Chọn Chọn Parts Library/ Flowcharts/ Start and Stop. Nháy chuột vào Stop và kéo thả ra màn hình nối với sơ đồ. Bước 9: Nếu điều kiện sai. Thực hiện tương tự Bước 7 để kiểm tra tiếp điều kiện D=0? Sau đó nối với Stop để có sơ đồ hoàn chỉnh. Bước 10: Thực hiện chạy chương trình: Nhập các hệ số a=1, b=-2, c=1, sau đó nhấn Start, chương trình tự động thực hiện từng bước và đưa ra kết quả x1=x2=1 và thông báo: “PT có nghiệm kép”. Nhập các hệ số a=1, b=-4, c=3, sau đó nhấn Start, chương trình tự động thực hiện từng bước và đưa ra kết quả x1= 3; x2=1 và thông báo: “PT có 2 nghiệm phân biệt”. Nhập a=1, b=-4, c=3, sau đó nhấn Start, chương trình tự động thực hiện từng bước và đưa ra thông báo: “PT vô nghiệm”. Trong quá trình chạy chương trình, để thấy được sự thay đổi giá trị của các biến qua từng bước một, chọn Parts Library/ Flowcharts/ Programming Environment. Nháy chuột vào Monitor box và kéo thả ra màn hình. Bước 11: Quay lại phần mềm Camtasia nháy Stop và chọn Save and Edit để thực hiện lưu lại video. Trong mục File name gõ tên file: video3.1, trong mục Save as type chọn: *.avi, sau đó chọn Save. Mô phỏng thuật toán: + Nhập a=1, b=-2, c=1, sau đó nhấn Start, chương trình tự động thực hiện từng bước và đưa ra kết quả x1=x2= 1 và thông báo: “PT có nghiệm kép”. + Nhập a=1, b=-4, c=3, sau đó nhấn Start, chương trình tự động thực hiện từng bước và đưa ra kết quả x1= 3; x2=1 và thông báo: “PT có 2 nghiệm phân biệt”. + Nhập a=1, b=-4, c=3, sau đó nhấn Start, chương trình tự động thực hiện từng bước và đưa ra thông báo: “PT vô nghiệm”. Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên. Bài toán: Cho số nguyên dương N và dãy gồm N số hạng a1, a2,, aN. Viết thuật toán tìm giá trị lớn nhất của dãy số trên. Xác định bài toán: + Input: Số nguyên dương N và dãy gồm N số hạng a1, a2,, aN. + Output: Giá trị lớn nhất Max của dãy số. Ý tưởng: + Khởi tạo giá trị Max = a1. + Lần lượt i từ 2 đến N, so sánh giá trị số hạng ai với giá trị Max, nếu ai>Max thì Max nhận giá trị mới là ai. Thuật toán:Vẽ sơ đồ khối Cách làm tương tự như ở mục 3.1. Thực hiện mô phỏng bằng phần mềm Crocodile ICT 605 và quay video bằng phần mềm Camtasia Mô phỏng thuật toán: + Nhập N=7, dãy số: 4, 7, 7, 15, 8, 30, 23, sau đó nhấn Start, chương trình tự động thực hiện từng bước và đưa ra kết quả giá trị lớn nhất là: 30. + Nhập N=7, dãy số: 4, 80, 7, 15, 8, 30, 23, sau đó nhấn Start, chương trình tự động thực hiện từng bước và đưa ra kết quả giá trị lớn nhất là: 80 + Nhập N=7, dãy số: 100, 80, 7, 15, 8, 30, 23, sau đó nhấn Start, chương trình tự động thực hiện từng bước và đưa ra kết quả giá trị lớn nhất là: 100 Kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương N. Bài toán: Cho N là số nguyên dương. Kiểm tra tính nguyên tố của số nguyên dương N. Xác định bài toán: Input: Số nguyên dương N Output: “N là số nguyên tố” hoặc “N không là số nguyên tố”. Ý tưởng: Nếu N=1 thì N không là số nguyên tố; Nếu 1 < N < 4 thì N là nguyên tố; Nếu N ≥ 4 và không có ước số trong phạm vi từ 2 đến phần nguyên căn bậc hai của N thì N là số nguyên tố. Thuật toán: Vẽ sơ đồ khối Cách làm tương tự như ở mục 3.1. Thực hiện mô phỏng bằng phần mềm Crocodile ICT 605 và quay video bằng phần mềm. Mô phỏng thuật toán: + Nhập N=3, sau đó nhấn Start, chương trình tự động thực hiện từng bước và đưa ra kết quả “N là số nguyên tố”. + Nhập N=18, sau đó nhấn Start, chương trình tự động thực hiện từng bước và đưa ra kết quả “N không phải là số nguyên tố”. + Nhập N=29, sau đó nhấn Start, chương trình tự động thực hiện từng bước và đưa ra kết quả “N là số nguyên tố” Bài toán sắp xếp tráo đổi Bài toán: Cho dãy A gồm N số nguyên a1, a2,, aN. Cần sắp xếp các số hạng để dãy A trở thành dãy không giảm. Xác định bài toán: + Input: Dãy A gồm N số nguyên a1, a2,, aN. + Output: Dãy A được sắp xếp tăng dần. Ý tưởng: Với mỗi cặp số hạng đứng liền kề trong dãy, nếu số trước lớn hơn số sau ta đổi chỗ chúng cho nhau. Lặp lại quá trình này cho đến khi không có sự đổi chỗ nào xảy ra nữa. Thuật toán: Vẽ sơ đồ khối Cách làm tương tự như ở mục 3.1. Thực hiện mô phỏng bằng phần mềm Crocodile ICT 605 và quay video bằng phần mềm Mô phỏng thuật toán: + Nhập N=7, dãy số: 4, 7, 7, 15, 8, 30, 23, sau đó nhấn Start, chương trình tự động thực hiện từng bước và đưa ra kết quả dãy số sau khi được sắp xếp: 4 7 7 8 15 23 30 và thông báo ra màn hình: “Dãy A đã sắp xếp”. Bài toán tìm kiếm tuần tự Bài toán: Cho dãy A gồm N số nguyên khác nhau a1, a2,, aN và số nguyên k. Cần biết có hay không chỉ số i (1≤i≤N) mà ai=k. Nếu có hãy cho biết chỉ số đó. Xác định bài toán: + Input: Dãy A gồm N số nguyên khác nhau a1, a2,, aN và số nguyên k + Output: Chỉ số i mà ai=k hoặc thông báo không có số hạng nào có giá trị bằng k. Ý tưởng: Ta so sánh giá trị k với lần lượt các số hạng của dãy bắt đầu từ a1. Nếu có giá trị nào bằng k thì dừng, ngược lại thì dãy A không có số hạng nào bằng k. Thuật toán: Vẽ sơ đồ khối Cách làm tương tự như ở mục 3.1. Thực hiện mô phỏng bằng phần mềm Crocodile ICT 605 và quay video bằng phần mềm Camtasia. Mô phỏng thuật toán: + Nhập N=7, dãy số:
File đính kèm:
- skkn_khai_thac_hieu_qua_mot_so_cong_cu_ho_tro_viec_day_hoc_t.docx
- Nguyễn Quang Tuấn - THPT Thanh Chương 1_ Nguyễn Thị Hồng Sâm - THPT Cát Ngạn - Tin học.pdf