SKKN Giáo dục học sinh phân biệt tin giả và một số vấn đề về luật an ninh mạng khi sử dụng Internet

Internet là một liên mạng máy tính toàn cầu được hình thành từ các mạng nhỏ hơn, liên kết hàng triệu máy tính trên thế giới thông qua cơ sở hạ tầng viễn thông. Internet là mạng của các mạng máy tính. Trong mạng này, các máy tính và thiết bị mạng giao tiếp với nhau bằng một ngôn ngữ thống nhất. Đó là bộ giao thức TCP/IP (Transmision Control Protocol – Internet Protocol).

Trước khi tìm hiểu định nghĩa mạng xã hội (social network), cần tìm hiểu khái niệm truyền thông xã hội (social media) bởi hiện nay ở Việt Nam, hai khái niệm này dang được sử dụng chưa có sự phân biệt rõ ràng.

Theo Ruth Page, truyền thông xã hội là các ứng dụng trên Internet nhằm thúc đẩy các mối tương tác xã hội giữa các thành viên tham gia. Theo Kaplan và Haenlein, định nghĩa truyền thông xã hội là một nhóm ứng dụng trên Internet được xây dựng trên nền tảng công nghệ và lý tưởng của web 2.o nhằm tạo điều kiện cho sự sáng tạo và trao đổi thông tin của người sử dụng. Truyền thông xã hội là công cụ truyền thông và công chúng có thể tạo ra và trao đổi thông tin trên mạng Internet.

Theo định nghĩa chính thức của Bộ Thông tin và Truyền thông, mạng xã hội "là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác".

 

docx 46 trang Nhật Nam 03/10/2024 500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục học sinh phân biệt tin giả và một số vấn đề về luật an ninh mạng khi sử dụng Internet", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giáo dục học sinh phân biệt tin giả và một số vấn đề về luật an ninh mạng khi sử dụng Internet

SKKN Giáo dục học sinh phân biệt tin giả và một số vấn đề về luật an ninh mạng khi sử dụng Internet
vào phương pháp dạy học của giáo viên và điều kiện của nhà trường. Các em có sự hứng thú học tập sâu sắc hơn so với các lứa tuổi trước đó, thậm chí trở thành niềm đam mê của các em. Năng lực nhận thức của các em cũng phát triển ở mức độc cao và đa dạng. Nhiều em đã bộc lộ tài năng của mình qua một số lĩnh vực nào đó. Các hoạt động cảm giác, tri giác đạt tới độ tinh tế và nhạy cảm cao. Óc quan sát phát triển mạnh. Tri nhớ logic, ngôn ngữ trừu tượng ngày càng được bổ sung. Hơn nữa, việc học thuộc lòng máy móc, không suy luận như THCS nhiều khi còn bị xem thường. Các em có thể một lúc thực hiện được nhiều công việc, như một lúc có thể tính toán được nhiều phép toán, hay là vừa nghe giảng, vừa chép bài, vừa tư duy. Và các em cũng bắt đầu có sự lựa chọn môn học gây hứng thú cho mình, và môn học phù hợp với ngành nghề của mình. Các bạn nam thường thiên về trí tuệ trừu tượng, logic nên sẽ chọn những bộ môn liên quan đến tư duy nhiều như các môn tự nhiên, còn các bạn nữ lại thiên về tư duy sự kiện, nên sẽ hứng thú với với các môn xã hội. Do phải làm việc với lượng tri thức lớn so với THCS nên các em THPT phát triển nhanh về tính sáng
tạo và phân tích. Các em có thể độc lập đưa ra lý luận của mình, không nhất nhất là đồng tình với giáo viên, có khi còn biện luận cho ý kiến của mình. Và ở độ tuổi này, tư duy đã đạt tới mức độ trưởng thành.
Đây cũng là thời điểm quan trọng để hình thành nhân cách của một công dân chính thức trong tương lai. Giai đoạn quyết định lối suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm, thế giới quan chủ đạo trong mọi hoạt động sau này. Nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi giúp cho nhà trường, giáo viên có phương pháp giáo dục phù hợp. Đặc biệt là giúp học sinh có được các kiến thức thông tin, nhìn nhận xã hội, nắm bắt thời cuộc, định vị bản thân một cách đúng đắn.
Các nhóm giải pháp được thực hiện
Thực hiện công tác tuyên truyền
Để ngăn chặn tin giả và tác hại trực tiếp đến công chúng nói chung, học sinh THPT nói riêng, biện pháp khả thi là không ngừng nâng cao nhận thức của người tiếp nhận thông tin, biết sàng lọc các nguồn thông tin để tiếp nhận, lĩnh hội và chia sẻ lại trên các mạng xã hội, đồng thời tránh tung tin thất thiệt vi phạm pháp luật.
Tuyên truyền Luật An ninh mạng và phòng chống tin giả trong HĐTT
Giải pháp đầu tiên khả thi nhất, đó là tham mưu, thực hiện công tác tuyên truyền đến tận các em học sinh. Thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt lớp, nội dung giáo dục nhận biết, phòng chống tin giả và các vấn đề về Luật An ninh mạng đã được nhà trường, cán bộ tư vấn và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm các lớp thực hiện đều đặn, hiệu quả. Thông qua công tác tuyên truyền định kỳ, bước đầu giáo dục, nhắc nhở các em học sinh luôn có tư tưởng, tác phong, tâm thế đề kháng với các loại tin giả, tin độc hại. Từ đó các em
có ý thức tốt nhằm ngăn ngừa, đẩy lùi việc phát tán tin giả, tạo môi trường thông tin an toàn, lành mạnh trong nhà trường, đồng thời giúp các em bước đầu có tác phong sống, học tập, lao động theo đúng Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam.
Giải pháp trang bị kiến thức thông tin cho học sinh THPT
Song song với công tác giáo dục và đào tạo kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông, việc phát triển, lồng ghép một chương trình bổ trợ "kiến thức thông tin" cho học sinh là vấn đề được đặt ra cấp thiết. Trong thời gian qua, trường chúng tôi đã xây dựng và hoàn thiện chương trình trang bị kiến thức thông tin cho học sinh, bước đầu thực hiện và cho một số tác dục tích cực nhất định. Qua kinh nghiệm triển khai chương trình cho thấy, các trường THPT cần lưu ý và chuẩn bị một số yếu tố, điều kiện sau:
Xây dựng cơ chế, chính sách cho chương trình bổ trợ kiến thức thông tin và nâng cao nhận thức của học sinh về kiến thức thông tin. Để học sinh có khả năng tư duy, sáng tạo, phản biện và tự chủ trong suốt quá trình học tập, các trường THPT cần chú trọng vào chương trình bổ trợ kiến thức thông tin cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau. Sự quan tâm và định hướng của nhà trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai đưa kiến thức thông tin vào quá trình học tập và phát triển của học sinh, góp phần phát triển năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh, tạo cơ sở để học sinh tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực bản thân.
Kiến thức thông tin giỏi sẽ có khả năng tìm tòi, nhận biết thông tin nào đáng tin cậy, thông tin nào bổ ích, thông tin nào phục vụ tốt cho môn học, cho vấn đề mình đang cần.
Bên cạnh đó, để phát triển kiến thức thông tin cho học sinh thì điều quan trọng đầu tiên học sinh phải nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa, cách thức thực hiện và có ý thức rèn luyện tư duy phản biện và nâng cao năng lực thông tin. Việc phát triển mỗi kĩ năng thông tin đều liên quan đến nhận thức về tính cần thiết và vai trò của kĩ năng đó đối với cá nhân. Từ đó, mới nảy sinh nhu cầu mong muốn được phát triển kiến thức thông tin.
Chuẩn bị nội dung bổ trợ kiến thức thông tin. Do đặc thù lứa tuổi của đối tượng học sinh ở nhà trường THPT cơ bản đã có nhận thức riêng, có vốn kiến thức nền cơ bản với những hiểu biết nhất định về phương thức làm việc với các nguồn tin (xử lí, phân tích, đánh giá), các trường THPT có thể cân nhắc mức độ triển khai các nội dung bổ trợ kiến thức thông tin vào thực tiễn. Cần làm cho học sinh hiểu rõ được khái niệm cơ bản và các bước chính để có kiến thức thông tin. Từ lí thuyết nền về kiến thức thông tin, có thể tiến hành triển khai theo các bước
đề xuất của tổ chức Society of College, National and University Libraries. Đây là mô hình đã được các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới áp dụng rộng rãi.
1
Định nghĩa (define): Sử dụng các công cụ công nghệ thông tin và truyền
thông để xác định và thể hiện một cách thích hợp nhu cầu thông tin
2
Truy cập (Access): Biết cách thu thập và lấy thông tin
3
Quản lý (Manage): Tổ chức thông tin và phân loại thông tin
4
5
6
Tích hợp (Integrate): Phiên dịch tóm tắt, so sánh và đối chiếu thông tin bằng các hình thức mô tả tương tự hoặc khác nhau
Đánh giá (Evaluate): Đối chiếu để đưa ra đánh giá về chất lượng, mức độ phù hợp, tính hữu ích hoặc hiệu quả của thông tin
Truyền tin (Communicate): Truyền đạt thông tin và kiến thức cho nhiều cá nhân hoặc nhiều nhóm khác nhau.
Trước hết, có thể thấy, với việc các nguồn thông tin ngày càng đa dạng, phong phú và ngày càng được chú ý đầu tư, nguồn lực thông tin ở thư viện trong các trường THPT ngày càng lớn. Đây là điều kiện quan trọng để tăng cường hiệu quả sử dụng các dịch vụ thông tin có sẵn tại các thư viện của các trường THPT. Vì vậy, đây cũng là một trong những nội dung chính của các chương trình phát triển kiến thức thông tin cho học sinh ở các trường THPT. Ngoài ra, cũng cần chú trọng nâng cao kĩ năng truy cập, khai thác, quản lí thông tin cho học sinh qua các nội dung như: Phát triển kĩ năng nhận dạng nhu cầu tin, tìm kiếm và đánh giá thông tin, kiến thức về các nguồn thông tin, sử dụng và trao đổi thông tin; phát triển kĩ năng tư duy độc lập, kĩ năng giải quyết vấn đề; Nâng cao nhận thức các vấn đề kinh tế, pháp lí, xã hội, đạo đức có liên quan đến sử dụng, truy cập và trao đổi thông tin,... Chương trình bổ trợ nên hướng tới việc truyền cảm hứng cho học sinh khám phá những điều chưa biết, đưa ra hướng dẫn về cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu thông tin và theo dõi tiến trình của học sinh.
Tổ chức các hình thức bổ trợ kiến thức thông tin. Do mỗi nguồn thông tin đều có đặc thù khai thác khác nhau, việc trang bị phương pháp tiếp cận một cách có hệ thống tới các nguồn tin đó là điều hết sức cần thiết để giúp học sinh thu được lợi ích tối đa từ nguồn thông tin mà họ tiếp cận. Học sinh cần nắm được các phương thức tìm kiếm thông tin từ cơ bản đến nâng cao tùy thuộc vào nhu cầu và trình độ khai thác thông tin của học sinh. Tổ chức các buổi hướng dẫn cũng là một giải pháp khả thi cho học sinh ở các trường THPT. Có nhiều phương thức và kênh để tổ chức các hoạt động phát triển kiến thức thông tin cho học sinh, nhất là trong bối cảnh công nghệ thông tin - truyền thông phát triển mạnh mẽ. Nhà trường cần linh hoạt trong việc tổ chức các chương trình phát triển kiến thức thông tin; Tận
dụng các phương tiện thông tin truyền thông, đặc biệt là các dịch vụ web 2.0 và mạng xã hội vào xây dựng các chương trình phát triển kiến thức thông tin trực tuyến cũng nên được chú trọng.
Xây dựng đội đội ngũ giáo viên bổ trợ kiến thức thông tin. Để phát triển kiến thức thông tin cho học sinh, đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định bởi lẽ giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, tích hợp kiến thức thông tin vào mục tiêu mỗi môn học. Giáo viên phối hợp với cán bộ thư viện để đánh giá và lựa chọn các nguồn thông tin chất lượng cho các chương trình đào tạo, tổ chức và duy trì các bộ sưu tập và nhiều điểm truy cập thông tin và cung cấp hướng dẫn cho học sinh và giáo viên tìm kiếm thông tin. Tất nhiên, ở đây cũng cần nhấn mạnh đến vai trò tư vấn của người xây dựng và phát triển chương trình nhằm giúp học sinh có thể xây dựng cho mình một kế hoạch nâng cao kiến thức thông tin thật hiệu quả.
Xem xét các yếu tố tác động tới việc bổ trợ kiến thức thông tin. Phát triển kiến thức thông tin cho học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bao gồm: trình độ của giáo viên, phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá của giáo viên, nội dung chương trình đào tạo, công nghệ thông tin, văn hóa nhà trường, nhận thức của các bên liên quan (lãnh đạo ngành nhà trường, giáo viên, học sinh), động cơ học tập và tâm lí của học sinh, hoản cảnh kinh tế và đặc điểm vùng miền của học sinh,... Việc triển khai chương trình bổ trợ kiến thức thông tin sẽ cần sự phối hợp, hợp tác của nhiều bộ phận, tổ chức xã hội.
Trang bị kiến thức về Luật An ninh mạng cho học sinh
Tổ chức tìm hiểu và trang bị kiến thức về Luật An ninh mạng cho học sinh cũng được nhà trường quan tâm thực hiện. Chương trình được xây dựng và có sự điều chỉnh phù hợp cho mỗi năm học. Trang bị kiến thức khi sử dụng 

File đính kèm:

  • docxskkn_giao_duc_hoc_sinh_phan_biet_tin_gia_va_mot_so_van_de_ve.docx
  • pdfNguyễn Quang Bằng_ Nguyễn Thị Hạnh-THPT Anh Sơn 2-Tin học.pdf