SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
Học sinh nhà trường được tổ chức và tích cực tham gia các hoạt động học tập và phong trào. Chất lượng đại trà ổn định, chất lượng học sinh giỏi trong các hội thi cao, luôn dẫn đầu quận, có nhiều giải cấp Thành phố. Học sinh được học tập và phát triển trong môi trường giáo dục toàn diện.
Trong hai năm trở lại đây, một số cuộc thi chọn học sinh giỏi gây áp lực cho học sinh, giáo viên, phụ huynh đã được thay thế bằng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các sân chơi trí tuệ phù hợp với tâm sinh lý của học sinh. Các em học sinh của nhà trường luôn được các thầy cô khuyến khích tham gia và tận tình hướng dẫn. Cùng sự phối hợp của cha mẹ, các em đã có nhiều kết quả đáng khích lệ ở tất cả các nội dung về học tập văn hóa cũng như hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao. Đến thời điểm hiện tại:
+ Về văn hóa: Cuộc thi “Trạng nguyên nhỏ tuổi” có 01 học sinh lớp 5 A2 đạt danh hiệu Hoàng Giáp ( giải Nhì) cấp Thành Phố, 02 học sinh tham gia thi cấp Quốc Gia; Cuộc thi “ Giải toán quốc tế Titan’ 01 học sinh đạt giải đồng. Cuộc thi Olympic Tiếng Anh, 01 giải Nhì, hai giải ba cấp quận
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
MỞ ĐẦU PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông; căn cứ Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội về việc điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội: Thời gian bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, đảm bảo tuần tự trong từng cấp học, chậm nhất từ năm học 2020-2021 đối với lớp đầu cấp của cấp tiểu học, từ năm học 2021-2022 đối với lớp đầu cấp của cấp trung học cơ sở và từ năm học 2022-2023 đối với lớp đầu cấp của cấp trung học phổ thông. Hiện nay Chương trình giáo dục phổ thông mới đã hoàn tất, chuẩn bị được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đưa vào tập huấn, bồi dưỡng và áp dụng đại trà trong toàn quốc. Để kịp thời tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông mới, tạo tiền đề cho giáo viên của Trường thích ứng và bắt nhịp ngay với trường giáo dục phổ thông mới, triển khai giảng dạy, học tập ổn định từ năm học 2020 tại trường, thiết nghĩ năm 2019 là năm bản lề cho các cấp quản lý giáo dục, đặc biệt là các cơ sở giáo dục tiểu học tập trung tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất để triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề: “Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông” PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC I.1. Sự hình thành và phát triển. Trường tiểu học Ngọc Lâm được phát triển từ trường Tiểu học phố Gia Lâm. Trường Tiểu học phố Gia Lâm được ra đời từ những năm thực dân Pháp xâm chiếm và đô hộ nước ta. Năm 1960, thị trấn phát triển, dân số tăng nhanh, để đáp ứng nhu cầu học tập của con em, trường cấp I Gia Lâm được xây dựng tại đất làng Cầu Cá. Trường được chính thức có tên gọi Tiểu học Ngọc Lâm vào ngày 26/11/1996 theo quyết định số 462/QĐ-TCUB của UBND Huyện Gia Lâm. Thời gian đó nhà trường học chung cơ sở vật chất với trường cấp 2 Ngọc Lâm. Năm 2000, trường được các cấp lãnh đạo quan tâm, đầu tư xây dựng một khu học mới khang trang với 30 phòng học và khu nhà làm việc tương đối đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy và học. Đến năm 2018, nhà trường tiếp tục được UBND Quận Long Biên đầu tư xây thêm một khối nhà 3 tầng với các phòng học chức năng, nhà thể chất hai tầng; cải tạo toàn bộ 3 dãy nhà học đã có. Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho dạy và học được đầu tư đồng bộ, đáp ứng cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, trường đã vượt qua rất nhiều khó khăn, không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, hiện đại, đội ngũ giáo viên đều có trình độ trên chuẩn, năng lực chuyên môn vững vàng, luôn yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với công việc. Với sự cố gắng nỗ lực phấn đấu không ngừng của các thế hệ thầy và trò, trường Tiểu học Ngọc Lâm đã vinh dự được tặng thưởng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quí. Để tạo điều kiện cho học sinh nhà trường phát triển toàn diện nhằm phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được, đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục, cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân phường Bồ Đề quyết tâm xây dựng trường Tiểu học Ngọc Lâm đạt chuẩn Quốc gia. Tháng 3/ 2012, trường được công nhận trường Chuẩn Quốc gia mức độ, công nhận lại vào tháng 12/2017 Hiện nay, nhà trường có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về đào tạo, trong đó trên chuẩn chiếm 92.4% Các thầy cô giáo đều nhiệt tình, năng động, yêu nghề, mến trẻ, năng lực sư phạm tốt, trình độ chuyên môn cao, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp đạt loại xuất sắc 93.4%, không có giáo viên xếp loại trung bình. Học sinh nhà trường chăm ngoan học giỏi, tích cực tham gia hoạt động Đội và công tác nhân đạo từ thiện. I.2. Các điều kiện về nhân sự và cơ sở vật chất Bảng 1: Cán bộ - giáo viên – nhân viên Nhân sự Số lượng Đảng viên Trình độ đào tạo Biên chế Hợp đồng Chuẩn Trên chuẩn SL TL % SL TL% Ban giám hiệu 3 0 3 3 100 Giáo viên cơ bản 36 0 21 2 5.6% 34 94,4 Giáo viên chuyên biệt Mĩ thuật 2 0 1 2 100 Âm nhạc 3 0 2 3 100 Thể dục 3 1 2 3 100 Ngoại ngữ 1 7 1 1 100 Tin học 1 1 0 1 100 Tổng phụ trách 1 0 1 1 100 Nhân viên Thư viện 1 1 1 1 100 Đồ dùng 1 0 0 1 100 Kế toán 1 0 1 1 100 Thủ quỹ 1 0 1 1 100 Y tế 1 0 1 100 Văn thư 0 1 1 100 Bảo vệ 0 5 Lao công 0 4 Tổng 55 20 34 4 Bảng 2: Học sinh (tính đến tháng 3/2019) Khối Số lớp Số học sinh Nữ Học 2 buổi/ngày Bán trú Dân tộc Con thương binh Trẻ khuyết tật Bình quân mỗi lớp 1 8 388 197 388 348 1 0 49 2 7 304 135 304 261 2 4 44 3 6 307 144 307 261 6 0 52 4 7 359 173 359 272 4 2 52 5 7 350 161 350 269 1 50 Tổng 1708 792 1708 1411 8 6 49 CHƯƠNG II BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA PHỔ THÔNG Căn cứ Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Chính phủ về việc phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Kế hoạch thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và chính quyền địa phương, chúng tôi thực hiện một số biện pháp tại Trường như sau: II.1. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và người lao động về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa a) Mục đích: Làm rõ chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước và của ngành về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa đến toàn thể cán bộ, giáo viên, người lao động trong Nhà trường, phụ huynh học sinh trên địa bàn tuyển sinh của Trường nhằm tạo đồng thuận cho toàn xã hội. b) Cách thức thực hiện - Phân công nhiệm vụ trong Ban giám hiệu, các tổ chức thuộc trường cùng tham phối hợp tham gia tuyên truyền và thực hiện. - Tổ chức sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa thường xuyên, đưa vào chương trình sinh hoạt hàng tháng đối với toàn thể cán bộ giáo viên, người lao động toàn trường. - Mời báo cáo viên, chuyên gia của ngành báo cáo, tập huấn về định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học theo chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới. - Trao đổi và định hướng về đổi mới chương trình, sách giáo khoa đến với toàn thể phụ huynh học sinh của trường trong buổi sinh hoạt, họp phụ huynh. Phát thanh theo chuyên đề ngoài giờ lên lớp tại Trường. - Phối hợp với Ủy ban nhân dân Phường tổ chức phát thanh, tuyên truyền về chủ trường, lộ trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đặc biệt là chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới. - Biểu dương kịp thời gương người tốt, việc tốt trong thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại Trường. II.2. Rà soát đội ngũ giáo viên, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới a) Mục đích: Rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên của trường, làm rõ nhu cầu ở từng môn học, lớp học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, có kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới b) Cách thức thực hiện - Ban giám hiệu và Hội đồng trường tổ chức họp, rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên của Trường, xác định nhu cầu giáo viên ở từng môn học, lớp học theo chương trình giáo dục phổ thông mới; cần đối giáo viên, đề xuất tuyển dụng bổ sung đối với những môn học mới, còn thiếu, đề nghị cơ quan quản lý bố trí sắp xếp với số giáo viên dôi dư, không phù hợp - Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch sắp xếp, bổ sung đội ngũ phù hợp với điều kiện của Trường, nhu cầu của cán bộ, giáo viên và người lao động. - Cử giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới hoặc chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo yêu cầu và đặc điểm của Trường khi được cơ quan quản lý nhà nước cho phép. II.3. Chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học sẵn sàng cho việc dạy học chương trình phổ thông mới a) Mục đích: Kịp thời chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất thiết bị để chủ động thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới của Trường b) Cách thức thực hiện - Điều chỉnh, sắp xếp để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có của Trường theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. - Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học trình với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân Quận xem xét đầu tư kịp thời để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. - Huy động các nguồn tài chính hợp pháp, xã hội hóa từng bước đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập theo chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. II.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông mới, kịp thời kiến nghị, phản ánh, đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện phù hợp a) Mục đích: Kịp thời tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông mới, kịp thời kiến nghị, phản ánh, đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện phù hợp b) Cách thức thực hiện - Phân công Ban giám hiện kiểm tra, giám sát từng nội dung cụ thể theo kế hoạch. - Thường xuyên họp, đánh giá, nhận xét và lắng nghe ý kiến của cán bộ, giáo viên và người lao động trong Trường. - Định kỳ hoặc đột xuất gửi báo cáo lên phòng giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân Quận. CHƯƠNG III KẾT QUẢ - KẾT LUẬN III.1. Kết quả III.1.1. Kết quả của học sinh Học sinh nhà trường được tổ chức và tích cực tham gia các hoạt động học tập và phong trào. Chất lượng đại trà ổn định, chất lượng học sinh giỏi trong các hội thi cao, luôn dẫn đầu quận, có nhiều giải cấp Thành phố. Học sinh được học tập và phát triển trong môi trường giáo dục toàn diện. Trong hai năm trở lại đây, một số cuộc thi chọn học sinh giỏi gây áp lực cho học sinh, giáo viên, phụ huynh đã được thay thế bằng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các sân chơi trí tuệ phù hợp với tâm sinh lý của học sinh. Các em học sinh của nhà trường luôn được các thầy cô khuyến khích tham gia và tận tình hướng dẫn. Cùng sự phối hợp của cha mẹ, các em đã có nhiều kết quả đáng khích lệ ở tất cả các nội dung về học tập văn hóa cũng như hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao. Đến thời điểm hiện tại: + Về văn hóa: Cuộc thi “Trạng nguyên nhỏ tuổi” có 01 học sinh lớp 5 A2 đạt danh hiệu Hoàng Giáp ( giải Nhì) cấp Thành Phố, 02 học sinh tham gia thi cấp Quốc Gia; Cuộc thi “ Giải toán quốc tế Titan’ 01 học sinh đạt giải đồng. Cuộc thi Olympic Tiếng Anh, 01 giải Nhì, hai giải ba cấp quận + Về văn nghệ: HS nhà trường đạt giải Nhất “ Giai điệu tuổi hồng’ cấp thành phố + Về thể dục thể thao: Giải Nhất toàn đoàn HKPĐ cấp Quận 02 huy chương vàng môn bơi lội cấp Thành Phố; HCĐ nội dung thể dục nhịp điệu cấp thành phố; Huy chương Vàng khiêu vũ thể thao cấp quốc gia + Vẽ tranh: 1 giải Ba, hai giải Khuyến khích cấp quốc gia trong cuộc thi “ Đan Mạch trong mắt em” III.1.2. Về chất lượng đội ngũ: - Cán bộ, giáo viên nhà trường chấp hành nghiêm túc mọi chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước. Thực hiện các qui định của ngành, của nhà trường, của địa phương nơi sinh hoạt và công tác. - Thực hiện nghiêm túc qui chế lao động, qui chế chuyên môn. Không có hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo và những điều qui định giáo viên không được làm. Mỗi thầy cô giáo thực sự là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo. - Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy thực hiện có hiệu quả, nhiều thầy cô giáo có khả năng thiết kế các tiết dạy giáo án điện tử sinh động, khai thác thông tin và tổ chức đưa vào bài dạy có hiệu quả - Việc thực hiện đổi mới PPDH được sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ ban giám hiệu và thực hiện nghiêm túc trong đội ngũ giáo viên của nhà trường. III.2. Kết luận Để nâng cao chất lượng của bất kỳ một hoạt động nào, cụ thể là chất lượng giáo dục trong thời kì đổi mới thì có nhiều con đường để thực hiện. Thực hiện công tác quản lý nâng cao chất lượng dạy học, cần phải đề ra được những biện pháp quản lý cụ thể, phù hợp quy luật, sát hợp với thực tiễn, đảm bảo tính cấp thiết và tính khả thi. - Coi trọng biện pháp tuyên truyền về đường lối chủ trương của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ về phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước đến cán bộ, giáo viên, công nhân viên, cha mẹ học sinh, đến nhân dân địa phương. - Tích cực tham mưu với Đảng, chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể để tranh thủ sự ủng hộ toàn diện cho công tác dạy học nhà trường. - Cán bộ quản lý nhà trường phải là những người có tâm với công việc và có ý thức học hỏi vươn lên trong công tác. Ngoài năng lực quản lý nhà trường, mọi thành viên trong Ban giám hiệu phải có năng lực chuyên môn thật vững vàng. Có như vậy mới đẩy mạnh công tác dạy học – Nhiệm vụ trung tâm của mỗi nhà trường. - Ban giám hiệu cần có quan niệm đúng đắn về quản lí hoạt động dạy học, xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên . Phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, có khen thưởng, động viên kịp thời để ngày càng có nhiều giáo viên dạy giỏi các bộ môn. - Lấy việc sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn và tăng cường việc thăm lớp, dự giờ là phương tiện hữu hiệu nhất để nâng cao năng lực chuyên môn của các thầy cô giáo. Đây cũng là phương pháp tốt nhất để xây dựng đội ngũ giáo viên. - Nhà trường và giáo viên có vai trò quan trọng trong việc tổ chức chặt chẽ để hợp nhất các yếu tố chủ quan, khách quan ( học sinh, nhà trường, gia đình ), tạo ra môi trường sư phạm với điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh để có thể phát huy hết nội lực của bản thân đạt hiệu quả cao nhất trong việc học tập. - Trong công tác giảng dạy, nhà trường giữ vai trò chủ đạo và quyết định thông qua việc tổ chức thực hiện kế hoạch; là nhân tố quy tụ các yếu tố hợp thành thể thống nhất, phát huy tổng hợp sức mạnh từng thành tố cùng hướng vào mục tiêu chung; kích thích tính tích cực cao độ nhân tố chủ quan học sinh để đạt hiệu quả, chất lượng học tập tốt. - Hệ thống các biện pháp cụ thể nêu trên là những lựa chọn tập trung vào nhữngvấn đề chính yếu, trong thực tiễn cần phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo. PHẦN III: KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục Kịp thời ban hành chi tiết kế hoạch triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới để các Trường chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện. Tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giảng dạy chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. 2. Đối với Ủy ban nhân dân Quận Long Biên Bố trí kinh phí, mua sắm cơ sở vật chất thiết bị và các điều kiện phục vụ thực hiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới cho các trường thuộc Quận kịp thời. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2019 Người viết Bùi Thị Thu Hằng
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_tai_truong_tieu.doc