Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số bài tập nhằm phát triển sức bền tốc độ cho học sinh đội tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy
A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH RA ĐỜI SÁNG KIẾN:
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành TDTT đã tạo được những bước tiến đáng kể và khẳng định được vị trí của mình trên đấu trường khu vực và quốc tế. Ngày nay, con người đều dễ dàng nhận thấy TDTT nhằm nâng cao sức khỏe, hoàn thiện phẩm chất trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, lối sống lành mạnh, tăng sức sáng tạo cho con người. Người ta còn nhận thấy hoạt động TDTT là động lực thúc đẩy, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và là phương tiện hữu hiệu để giao lưu quốc tế, đưa các dân tộc ngày một xích lại gần nhau.
Cầu lông là một môn học quan trọng nằm trong chương trình. Trong quá trình giảng dạy, huấn luyện thể thao nói chung và Cầu lông nói riêng đòi hỏi phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu lĩnh kỹ thuật, chiến thuật, trạng thái tâm lý, môi trường và phương tiện tập luyện với phát triển tố chất thể lực. Một vận động viên (VĐV) có thể lực tuyệt vời nhưng nếu thiếu kỹ thuật, chiến thuật, yếu tố tâm lý. thì không thể chiến thắng được đối phương. Ngược lại, nếu một VĐV có các yếu tố kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý. tốt mà thiếu thể lực thì cũng khó có thể chiến thắng được đối phương. Hai VĐV có trình độ kỹ thuật, chiến thuật, trạng thái tâm lý và các điều kiện khác như nhau, song VĐV nào có thể lực tốt hơn thì VĐV đó sẽ có nhiều cơ hội dành chiến thắng ở các hiệp sau, cho nên có thể khẳng định rằng, thể lực là nền tảng và chỗ dựa để phát huy kỹ, chiến thuật.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng một số bài tập nhằm phát triển sức bền tốc độ cho học sinh đội tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy

SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG THÚY SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DỰ THI CẤP TỈNH BÁO CÁO SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN SỨC BỀN TỐC ĐỘ CHO HỌC SINH ĐỘI TUYỂN CẦU LÔNG TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG THÚY Tác giả: Hoàng Thị Hải Trình độ chuyên môn: cử nhân SP GDTC Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: THPT Nguyễn Trường Thúy Xuân Trường, ngày 25 tháng 05 năm 2016 SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG THÚY THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DỰ THI CẤP TỈNH 1. Tên sáng kiến: Xây dựng một số bài tập nhằm phát triển sức bền tốc độ cho học sinh đội tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Thể dục. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 8 năm 2015 đến thánh 5 năm 2016. 4. Tác giả: Họ tên: Hoàng Thị Hải Ngày sinh: 25/10/1987 Nơi thường trú: Xuân Trung, Xuân Trường, Nam Định Trình độ chuyên môn: Cử nhân SP GDTC Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc, địa chỉ liên hệ: Trường THPT Nguyễn Trường Thúy Điện thoại: 0975762196 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến. 5. Nơi áp dụng sáng kiến: Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Trường Thúy Địa chỉ: Xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định Điện thoại: 0350.887.0006 A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH RA ĐỜI SÁNG KIẾN: Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành TDTT đã tạo được những bước tiến đáng kể và khẳng định được vị trí của mình trên đấu trường khu vực và quốc tế. Ngày nay, con người đều dễ dàng nhận thấy TDTT nhằm nâng cao sức khỏe, hoàn thiện phẩm chất trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, lối sống lành mạnh, tăng sức sáng tạo cho con người. Người ta còn nhận thấy hoạt động TDTT là động lực thúc đẩy, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và là phương tiện hữu hiệu để giao lưu quốc tế, đưa các dân tộc ngày một xích lại gần nhau. Cầu lông là một môn học quan trọng nằm trong chương trình. Trong quá trình giảng dạy, huấn luyện thể thao nói chung và Cầu lông nói riêng đòi hỏi phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu lĩnh kỹ thuật, chiến thuật, trạng thái tâm lý, môi trường và phương tiện tập luyện với phát triển tố chất thể lực. Một vận động viên (VĐV) có thể lực tuyệt vời nhưng nếu thiếu kỹ thuật, chiến thuật, yếu tố tâm lý... thì không thể chiến thắng được đối phương. Ngược lại, nếu một VĐV có các yếu tố kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý... tốt mà thiếu thể lực thì cũng khó có thể chiến thắng được đối phương. Hai VĐV có trình độ kỹ thuật, chiến thuật, trạng thái tâm lý và các điều kiện khác như nhau, song VĐV nào có thể lực tốt hơn thì VĐV đó sẽ có nhiều cơ hội dành chiến thắng ở các hiệp sau, cho nên có thể khẳng định rằng, thể lực là nền tảng và chỗ dựa để phát huy kỹ, chiến thuật... Đối với học sinh giỏi đội tuyển Cầu lông, để phát triển thành tích, cùng với thể lực chung lại cần phải có tố chất thể lực chuyên môn như: sức mạnh tốc độ, sức nhanh động tác, sức bền tốc độ, khéo léo, khả năng phối hợp vận động... vì thế trong công tác giảng dạy và huấn luyện cần phải đặc biệt quan tâm phát triển các tố chất này cho người tập. Trong thực tế, qua quan sát các buổi tập và thi đấu của học sinh giỏi đội tuyển Cầu lông tôi thấy rằng, các học sinh bộc lộ nhiều điểm yếu cơ bản về kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý và thể lực đặc biệt là sức bền tốc độ, vì vậy các em không đủ khả năng duy trì vận động thi đấu trong các trận đấu căng thẳng kéo dài. Sức bền tốc độ là một yếu tố riêng biệt mang tính chất đặc thù của môn thể thao Cầu lông. Đặc biệt trong công tác giảng dạy và huấn luyện thể lực cho học sinh hiện nay còn bị xem nhẹ, chưa được sử dụng thường xuyên... Thể lực luôn được coi là nền tảng. Bởi vậy, sức bền tốc độ là yếu tố quyết định, không thể thiếu trong thi đấu Cầu lông. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng một số bài tập nhằm phát triển sức bền tốc độ cho học sinh đội tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy ”. Là tên Sáng kiến kinh nghiệm cũng là vấn đề tôi toàn tâm, toàn ý nghiên cứu và bằng các biện pháp chuyên môn cụ thể nhằm mục đích nâng cao thành tích đội tuyển học sinh giỏi TDTT của trường. Đề tài không đi sâu nghiên cứu về lý luận dạy học nói chung; không đi sâu vào phương pháp dạy học của bộ môn. Sáng kiến này chỉ giơi hạn cụ thể như tên đề tài: “Xây dựng một số bài tập nhằm phát triển sức bền tốc độ cho học sinh đội tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy ”. Vì vậy bản thân là một giáo viên Thể dục được đào tạo chính quy, cơ bản để giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất. Tôi quyết định nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm: “Xây dựng một số bài tập nhằm phát triển sức bền tốc độ cho học sinh đội tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy ”. Với mong muốn trước tiên là giúp thành tích thi học sinh giỏi môn Cầu lông của trường THPT Nguyễn Trường Thúy được nâng cao, bài học của học sinh sẽ phong phú và sinh động hơn. B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP: Cùng với hoạt động giáo dục khác, giáo dục thể chất góp phần giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện theo 5 tiêu chí Đức – Trí – Thể - Mỹ và Lao động, thực hiện mục tiêu đó và với mong muốn hướng học sinh đội tuyển theo thể thao chuyên nghiệp. Thông qua sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng một số bài tập nhằm phát triển sức bền tốc độ cho học sinh đội tuyển Cầu lông trường THPT Nguyễn Trường Thúy ”, nhằm tạo cho học sinh phương pháp tập luyện tự giác, tích cực, chủ động trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao. Từ đó nâng cao được thành tích học sinh giỏi TDTT của trường THPT Nguyễn Trường Thúy. I .MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN: 1. Vai trò, ý nghĩa của việc tập luyện sức bền tốc độ trong môn Cầu lông : a. Sơ lược về môn Cầu lông: Cầu lông là môn thể thao thi đấu đối kháng gián tiếp cá nhân. Đội hình chính trong thi đấu cầu lông là: Thi đấu đơn, thi đấu đôi (Thi đấu đơn nam, nữ, thi đấu đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ). Làm thế nào để tấn công đối phương dành quyền phát cầu về mình ghi điểm càng nhiều càng tốt. Vì vậy mà các tình huống thi đấu hầu như được diễn biến mang tính luân phiên ở cả hai phía sân Cầu lông của mỗi đôi: Quá trình thi đấu được xác định bằng kỹ thuật, chiến thuật, thể lực. Việc sử dụng khéo linh hoạt đôi chân để di chuyển, khéo léo của tay để đỡ, phòng thủ cầu tấn công đối phương trong thi đấu Cầu lông tạo lên sự sinh động, đa dạng cả kỹ thuật và làm tăng được tính hấp dẫn của môn thể thao thi đấu này. Do đặc điểm của loại hình thi đấu Cầu lông có sự đan xen giữa vận động và nghỉ ngơi hồi phục trong những khoảng thời gian ngắn (7 – 12 giây) như: Phán đoán, di chuyển, đánh cầu, cầu chết, nhặt cầu, chuẩn bị giao cầu cũng như tạm dừng chận đấu trong vận dụng khai thác luật để nghỉ ngơi Do đặc điểm vận động như vậy của hệ vận động nên khối lượng và cường độ trong các trận đấu cũng luôn khác nhau và sẽ không đều đối với từng đối thủ khối lượng đó phụ thuộc vào tình huống thi đấu cụ thể, chịu ảnh hưởng của từng đối phương về kế hoạch chiến thuật, trình độ, thể lực, kỹ thuật tính tích cực sáng tạo của mỗi VĐV. Lượng VĐV trong thi đấu Cầu lông cũng tương đối lớn là môn thể thao thi đấu đối kháng gián tiếp cá nhân, thời gian một trận đấu Cầu lông tuỳ thuộc vào trình độ giữa các VĐV song thời gian trung bình cho một hiệp đấu là từ 15 – 20 phút. Do đó một trận đấu có thể từ 30 – 60 phút thậm trí kéo dài tới 90 phút. Điều này đòi hỏi ở VĐV Cầu lông phải có một trình độ thể lực vững vàng để thi đấu trong những tình huống khó khăn căng thẳng nhất. Để phát triển các tố chất thể lực cho VĐV Cầu lông, trong giai đoạn đầu quá trình chuyên môn hoá, việc đào tạo toàn diện là một nguyên tắc cơ bản khi sử dụng lượng vận động lớn trong quá trình huấn luyện không ngừng nâng cao năng lực làm việc của hệ thống thần kinh trung ương và các trung khu của nó, nâng cao năng lực làm việc của các cơ quan nội tạng, nhất là cơ quan tuần hoàn, hô hấp dưới tác động của lượng vận động ngày càng lớn. Đó chính là quá trình làm biến đổi, thích nghi và không ngừng nâng cao giới hạn khả năng hoạt động của các cơ quan chức phận phù hợp với lượng vận động, duy trì trạng thái sung sức thể thao và có khả năng điều chỉnh trạng thái đó vào đúng thời kỳ thi đấu, kéo dài tuổi thọ thể thao, phòng tránh được chấn thương. Trong huấn luyện thể thao nói chung và Cầu lông nói riêng, huấn luyện thể lực có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt là cơ sở chính để thực hiện kỹ - chiến thuật và nâng cao hiệu quả thi đấu cho VĐV, là môn thể thao thi đấu đối kháng gián tiếp cá nhân, trong một giải thi đấu Cầu lông thường được diễn ra liên tục trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày, thậm trí từ 6 đến 10 ngày, mỗi ngày VĐV có thể phải thi đấu tới 3 – 5 trận. Trong những trận đấu căng thẳng với trình độ tương đương nhau có thể kéo dài tới 60-90 phút, với cường độ hoạt động lớn, thời gian và mật độ thi đấu như trên thì không còn cách nào khác là VĐV phải có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt thể lực, trong đó đặc biệt là sức bền mới có thể đáp ứng yêu cầu hoạt động thi đấu Cầu lông để đạt được thành tích cao nhất cho bản thân. Chính vì những lý do trên mà ngày nay một trong những xu hướng quan trọng để nâng cao thành tích thi đấu cho VĐV cầu lông được nhiều nước quan tâm hàng đầu là nâng cao trình độ thể lực đặc biệt là sức bền tốc độ để họ có thể thi đấu lâu dài . b. Các quan điểm về huấn luyện tố chất thể lực trong huấn luyện Cầu lông. Cầu lông là một môn thể thao có yêu cầu cao về kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và tâm lý. Khó đánh giá được mặt nào là quan trọng nhất bởi vì: Thứ nhất: Là một môn thể thao định tính không thể cân đo đong đếm được. Thứ hai: Nó phụ thuộc vào lứa tuổi và tiêu chuẩn của từng cá nhân VĐV. Đối với một người mới tập thì việc học kỹ thuật là phần quan trọng nhất. Tuy nhiên để đạt được trình độ thi đấu xuất sắc, thì các khía cạnh về thể lực và tâm lý vẫn là những phần quan trọng nhất cần phải quan tâm. Thứ ba: Kỹ thuật có thể bù đắp được một phần hoặc toàn bộ cho một trạng thái sung sức về thể lực còn thấp. Tuy nhiên, thể lực kém có thể làm hỏng những kỹ thuật tốt vào cuối hiệp thứ nhất, và trong suốt khoảng thời gian cuối cùng còn lại của trận đấu. Nó
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_mot_so_bai_tap_nham_phat_trie.doc