Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống câu hỏi thực tiễn trong dạy học môn Hóa học THPT

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến

 Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đang là xu thế chung của sự phát triển giáo dục. Bên cạnh đó, việc định hướng cho học sinh phương pháp tự học là rất cần thiết, nó giúp cho giờ dạy trên lớp đạt hiệu quả cao hơn. Do vậy, việc hướng dẫn học sinh tự học nhằm định hướng một cách hệ thống và khắc sâu kiến thức trong mỗi chương là công việc không bao giờ thiếu trong nhà trường.

 Kiến thức hóa học luôn luôn gắn liền với thực tiễn xuyên suốt chương trình hóa học phổ thông từ lớp 8 đến lớp 12, chúng đều có cả một hệ thống vấn đề thực tiễn liên quan đến mỗi bài học. Chúng ta phải luôn kết hợp được kiến thức thực tiễn vào trong bài học thì mới đạt được mục đích cao nhất trong dạy học. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến môi trường và sản xuất công nghiệp. Chúng ta cần tích cực hơn nữa trong việc đưa các kiến thức về môi trường và các quy trình sản xuất trong công nghiệp vào trong các bài học cho học sinh phổ thông thường xuyên, liên tục, xuyên suốt chương trình.

Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những cải cách lớn trong toàn ngành giáo dục nói chung và đặc biệt là trong việc dạy và học ở trường phổ thông nói riêng; nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. Nội dung giáo dục, đặc biệt là nội dung, cơ cấu sách giáo khoa được thay đổi một cách hợp lý vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản; có hệ thống vừa tạo điều kiện để phát triển năng lực của mỗi học sinh, nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng thực hành, tăng tính thực tiễn. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

 

doc 50 trang Phúc Lộc 31/03/2025 520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống câu hỏi thực tiễn trong dạy học môn Hóa học THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống câu hỏi thực tiễn trong dạy học môn Hóa học THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng hệ thống câu hỏi thực tiễn trong dạy học môn Hóa học THPT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG
SÁNG KIẾN DỰ THI CẤP TỈNH
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI THỰC TIỄN
TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC THPT
Tác giả:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ:
Nơi công tác:
 LẠI THỊ THU THUỶ
Thạc sĩ khoa học
Giáo viên
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong

&
Nam Định, ngày 05 tháng 6 năm 2016
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: 
HỆ THỐNG CÂU HỎI THỰC TIỄN
TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC THPT
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chương trình hóa học THPT 
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9/2015 đến tháng 6/2016
4. Tác giả: 
	Họ và tên: Lại Thị Thu Thủy
	Năm sinh: 1978
	Nơi thường trú: 20B- ô 19- phường Hạ Long, TP Nam Định
	Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ khoa học
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
Địa chỉ liên hệ: 20B- ô 19- phường Hạ Long, TP Nam Định
Điện thoại: 03503.500 542
5. Đồng tác giả: Không 
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
	Tên đơn vị: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong 
Địa chỉ: 76 Vị Xuyên, TP Nam Định
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến	
II. Các giải pháp
CHƯƠNG I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA BÀI TẬP THỰC TIỄN
CHƯƠNG II: SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN MÔN HÓA HỌC 
 	II.1. SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY BÀI MỚI
 	II.2. SỬ DỤNG KHI LUYỆN TẬP, KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ
 	II.3. SỬ DỤNG THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA 
CHƯƠNG III: HỆ THỐNG CÂU HỎI THỰC TIỄN MÔN HÓA HỌC THPT
III.1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 III.1.1. BÀI GIẢNG VỀ PHI KIM
 III.1.2. BÀI GIẢNG VỀ KIM LOẠI
 III.1.3. BÀI GIẢNG VỀ CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ
 III.1.4. BÀI GIẢNG VỀ CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ
III.2. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ
 III.2.1. CÂU HỎI TỰ LUẬN
 III.2.2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
IV. Cam kết không sao chép và vi phạm bản quyền
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
4
4
5
7
8
8
12
14
17
17
17
18
19
24
32
32
45
48
48
49

MỞ ĐẦU
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
 	Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đang là xu thế chung của sự phát triển giáo dục. Bên cạnh đó, việc định hướng cho học sinh phương pháp tự học là rất cần thiết, nó giúp cho giờ dạy trên lớp đạt hiệu quả cao hơn. Do vậy, việc hướng dẫn học sinh tự học nhằm định hướng một cách hệ thống và khắc sâu kiến thức trong mỗi chương là công việc không bao giờ thiếu trong nhà trường.
 Kiến thức hóa học luôn luôn gắn liền với thực tiễn xuyên suốt chương trình hóa học  phổ thông từ lớp 8 đến lớp 12, chúng đều có cả một hệ thống vấn đề thực tiễn liên quan đến mỗi bài học. Chúng ta phải luôn kết hợp được kiến thức thực tiễn vào trong bài học thì mới đạt được mục đích cao nhất trong dạy học. Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến môi trường và sản xuất công nghiệp. Chúng ta cần tích cực hơn nữa trong việc đưa các kiến thức về môi trường và các quy trình sản xuất trong công nghiệp vào trong các bài học cho học sinh phổ thông thường xuyên, liên tục, xuyên suốt chương trình.
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những cải cách lớn trong toàn ngành giáo dục nói chung và đặc biệt là trong việc dạy và học ở trường phổ thông nói riêng; nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. Nội dung giáo dục, đặc biệt là nội dung, cơ cấu sách giáo khoa được thay đổi một cách hợp lý vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản; có hệ thống vừa tạo điều kiện để phát triển năng lực của mỗi học sinh, nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng thực hành, tăng tính thực tiễn. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Muốn vậy, trong quá trình dạy học các môn học nói chung và hóa học nói riêng cần xây dựng hệ thống bài tập một cách hợp lý và đáp ứng được các yêu cầu trên.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã tiến hành đề tài: 
‘Xây dựng hệ thống câu hỏi thực tiễn trong dạy học môn Hóa học THPT’ nhằm giúp người dạy và người học có định hướng và nâng cao hiệu quả giờ học.
Sử dụng hệ thống câu hỏi thực tiễn trong dạy học môn Hóa học THPT phần nào thực hiện được điều đó. Ngoài ra, hệ thống câu hỏi thực tiễn là nền tảng vững chắc cho học sinh lớp 10, 11, 12 và đặc biệt dùng để ôn thi THPT Quốc gia trong 2 năm gần đây. Việc xây dựng một bài giảng có hiệu quả cần dành nhiều thời gian và tâm sức, tôi mong rằng các đồng nghiệp hãy chung sức cùng tôi để nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy. 
II. Các giải pháp 
- Nội dung chính của sáng kiến:
CHƯƠNG I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA BÀI TẬP THỰC TIỄN
CHƯƠNG II: SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN MÔN HÓA HỌC 
 	 	II.1. SỬ DỤNG BTTT TRONG GIẢNG DẠY BÀI MỚI
 	II.2. SỬ DỤNG BTTT KHI LUYỆN TẬP, KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ
 	II.3. SỬ DỤNG BTTT THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA 
CHƯƠNG III: HỆ THỐNG CÂU HỎI THỰC TIỄN MÔN HÓA HỌC THPT
III.1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
III.1.1. BÀI GIẢNG VỀ PHI KIM
III.1.2. BÀI GIẢNG VỀ KIM LOẠI
III.1.3. BÀI GIẢNG VỀ CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ
III.1.4. BÀI GIẢNG VỀ CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ
III.2. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ
III.2.1. CÂU HỎI TỰ LUẬN
III.2.2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
- Trong đó, tôi xác định được tầm quan trọng của việc sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy và học ở trường phổ thông cũng như trong cuộc sống.
- Tôi đã lấy dẫn chứng cụ thể các câu hỏi thực tiễn sau bài học được cụ thể hóa khi ta dạy bài mới, khi luyên tập- kiểm tra- đánh giá và nhất là thông qua các hoạt động ngoại khóa.
- Trên cơ sở đó, tôi đã xây dựng những câu hỏi thực tiễn môn Hóa học (Hóa-Sinh) để phục vụ cho việc giảng dạy những bài giảng về phi kim, kim loại, hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ theo đối tượng và cập nhật vấn đề nóng hổi liên quan đến giao thông – vệ sinh an toàn thực phẩm – y tế- môi trường...
Mặt khác, tôi cũng đề xuất câu hỏi kiểu đánh giá dạng tự luận để người học phần nào hiểu rõ bản chất vấn đề liên quan đến hóa học như: giải thích, gợi ý, chỉ rõ ở phần kiến thức nào đã học trong chương trình; bổ trợ câu hỏi trắc nghiệm kiểu phát biểu đúng sai để củng cố phần kiến thức đã học.
CHƯƠNG I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA BÀI TẬP THỰC TIỄN (BTTT)
Việc lồng ghép các BTTT vào trong quá trình dạy và học, trước hết: 
1. Tạo điều kiện cho việc học và hành gắn liền với thực tế, tạo cho học sinh sự hứng thú, hăng say trong học tập.
2. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
3. Giúp cho học sinh có được những hiểu biết về hệ tự nhiên và hoạt động của nó, tác động của nó đối với cuộc sống của con người; những ảnh hưởng của những hoạt động của con người lên hệ tự nhiên. Từ đó, học sinh ý thức được hoạt động của bản thân trong cuộc sống, đặc biệt là đối với vấn đề môi trường.
4. BTTT còn xây dựng cho học sinh những kĩ năng quan sát, thu nhập thông tin và phân tích thông tin, dần hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học.
5. BTTT phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn và kĩ năng tư duy để giải thích các hiện tượng thực tiễn, luôn chủ động trong cuộc sống; nuôi dưỡng nhận thức và các quan niệm đúng đắn về các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống.
6. BTTT phát triển sự đánh giá thẫm mĩ.
7. Bài tập về các hiện tượng tự nhiên làm cho học sinh thấy các quá trình hóa học luôn xảy ra xung quanh ta. Khi giải thích được các hiện tượng tự nhiên, học sinh sẽ yêu thích môn hóa học hơn.
8. Vấn đề về môi trường hiện nay đang trở thành vấn đề cấp bách và mang tính toàn cầu.
Do vậy, môn hóa học có nhiệm vụ và có nhiều khả năng giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường. Cần tích hợp nội dung về bảo vệ môi trường vào việc dạy học hóa học.
CHƯƠNG II: SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN MÔN HÓA HỌC
Với đặc điểm đa dạng và phong phú của BTTT, việc truyền đạt cho học sinh những kiến thức thực tiễn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, thông qua nhiều hình thức khác nhau; có thể đưa vào khi giảng bài mới thông qua các câu hỏi, cách đặt vấn đề, hay một bài tập nhỏ, cũng có thể giáo viên thông tin cho học sinh; cũng có thể đưa vào trong các giờ luyện tập thông qua các bài tập hay đưa vào đề kiểm tra với một dung lượng nhất định. Đặc biệt là tổ chức các hoạt động ngoại khóa như các cuộc thi, các câu lạc bộ hóa học,.
II.1. SỬ DỤNG BTTT TRONG GIẢNG DẠY BÀI MỚI
Trong các giờ giảng bài mới, giáo viên có thể linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau để kết hợp các kiến thức thực tiễn vào bài giảng; thuận lợi nhất là hai phương pháp tích hợp và lồng ghép.
Tích hợp: là kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức hóa học với kiến thức thực tiễn, làm cho chúng hòa quyện vào nhau thành một thể thống nhất.
Ví dụ 1: Chương trình lớp 11 cơ bản có bài “Photpho”. Giáo viên giải thích hiện tượng “Ma trơi”; qua đó còn giáo dục cho học sinh cách nhìn nhận đúng đắn và khoa học các vấn đề trong cuộc sống, tránh những tư tưởng sai lầm, mê tín dị đoan do kém hiểu biết.
Ví dụ 2: Chương trình lớp 11 cơ bản có bài “Các hợp chất của cacbon”
+ CO: có vai trò làm chất khử trong công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp luyện kim. Giáo viên phối kết hợp với kiến thức thực tiễn: khả năng gây ngộ độc của CO, triệu chứng bị ngộ độc, các nguồn sinh CO thường có trong cuộc sống để phòng tránh. 
+ CO2: song song với việc giảng về vai trò của CO2 đối với quá trình quang hợp của cây xanh, người giáo viên phải đề cập đến vấn đề gây “hiệu ứng nhà kính” của CO2, giáo dục học sinh và mọi người nên trồng cây xanh, bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ môi trường và cuộc sống.
** Đôi khi chỉ một vài câu liên hệ thực tiễn cũng gây được ảnh hưởng tốt cho học sinh.
Lồng ghép: là thể hiện sự lắp ghép nội dung bài học về mặt cấu trúc để có thể đưa vào bài học một đoạn, một mục, một số câu hỏi có nội dung liên quan đến thực tiễn.
Ví dụ 3: Khi giảng về pH của dung dịch ta có thể hỏi học sinh “Vì sao chúng ta lại bị sâu răng, đặc biệt là khi ăn các thức ăn nhiều đường?” 
Ví dụ 4: Hay khi dạy về sự thủy phân của các muối; giáo viên có thể đặt câu hỏi “Vì sao phèn chua lại có thể làm trong nước”. 
Ví dụ 5: Bài “muối amoni”  giáo viên có thể yêu cầu học sinh giải thích “tại sao NH4HCO3 được dùng làm

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_he_thong_cau_hoi_thuc_tien_tr.doc