Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phần mềm mới của Microsoft vào dạy học Ngữ văn để phát huy năng lực của học sinh

1. Xuất phát từ định hướng đổi mới dạy và học trong trường phổ thông:

 Trong bối cảnh mới của xã hội hiện đại, nền kinh tế tri thức phát triển, để đáp ứng yêu cầu của xu hướng toàn cầu hóa, đổi mới là một đòi hỏi bức thiết, trong đó giáo dục được ưu tiên hàng đầu. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.

 

doc 64 trang Phúc Lộc 31/03/2025 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phần mềm mới của Microsoft vào dạy học Ngữ văn để phát huy năng lực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phần mềm mới của Microsoft vào dạy học Ngữ văn để phát huy năng lực của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phần mềm mới của Microsoft vào dạy học Ngữ văn để phát huy năng lực của học sinh
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG
SÁNG KIẾN DỰ THI CẤP TỈNH
VẬN DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM MỚI CỦA MICROSOFT VÀO DẠY HỌC NGỮ VĂN 
ĐỂ PHÁT HUY NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
Đồng tác giả: Vũ Thanh Huyền
 Nguyễn Thị Hồng
 Trần Hải Tú
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Ngữ văn
Chức vụ: Giáo viên 
Nơi công tác: THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định
Nam Định, ngày 5 tháng6 năm 2016
(TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN)
(TÊN CƠ QUAN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN)
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
 (Tên sáng kiến)
Tác giả:...................................................................
Trình độ chuyên môn:...........................................
Chức vụ:.................................................................	
Nơi công tác:...................................................................
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Vận dụng một số phần mềm mới của Microsoft vào dạy học Ngữ văn để phát huy năng lực của học sinh
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn THPT
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: 
Từ ngày 20 tháng 10 năm 2015 đến ngày 20 tháng 4 năm 2016
4. Tác giả: 
	 Họ và tên: Vũ Thanh Huyền
	 Năm sinh: 1979
	 Nơi thường trú: 153/703 Trường Chinh- phường Hạ Long- TP Nam Định
	 Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Ngữ Văn
	 Chức vụ công tác: Giáo viên
	 Nơi làm việc: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
 Địa chỉ liên hệ: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
	 Điện thoại: 0915362802
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: .%
5. Đồng tác giả 
 Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng
	 Năm sinh: 1981
	 Nơi thường trú: 53 Nguyễn Thi, Thống Nhất, Nam Định
 Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Ngữ Văn
	 Chức vụ công tác: Giáo viên
	 Nơi làm việc: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
	 Địa chỉ liên hệ: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
	 Điện thoại: 0917350299
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: .%
6. Đồng tác giả 
Họ và tên: Trần Hải Tú
	 Năm sinh: 
	 Nơi thường trú:
 Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Ngữ Văn
	 Chức vụ công tác: Giáo viên
	 Nơi làm việc: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
	 Địa chỉ liên hệ: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
	 Điện thoại: 
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: .%
7. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
	Tên đơn vị: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
Địa chỉ: Phường Vị Xuyên- Nam Định
	Điện thoại: 03503640297
MỤC LỤC
STT

TRANG

Chương I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
5

Chương II Mô tả giải pháp
7

I. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 
7

II. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
9

1. Về nhận thức tư tưởng
9

2. Giải pháp trọng tâm
25

a. Học và thực hành đồng bộ các phần mềm mới trong giáo viên và học sinh
25

 b. Ứng dụng một số phần mềm trong dạy học Ngữ văn để phát huy năng lực người học sinh
31

III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
52

 1. Hiệu quả kinh tế 
52

2. Hiệu quả về mặt xã hội
52

Chương III. Kết luận
61

TÀI LIỆU THAM KHẢO
62

Chương I Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
1. Xuất phát từ định hướng đổi mới dạy và học trong trường phổ thông:
 Trong bối cảnh mới của xã hội hiện đại, nền kinh tế tri thức phát triển, để đáp ứng yêu cầu của xu hướng toàn cầu hóa, đổi mới là một đòi hỏi bức thiết, trong đó giáo dục được ưu tiên hàng đầu. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.
2. Xuất phát từ yêu cầu của giáo dục hiện đại:
Hội nhập là xu thế tất yếu của các nước đang phát triển trên thế giới. Để trở thành một công dân toàn cầu năng động, những người có thể nhanh chóng thích nghi và hòa nhập tại những đất nước khác biệt hoàn toàn so với quê hương của họ; nhanh chóng hội nhập vào thế giới phẳng, hội nhập vào từng quốc gia mà họ đến; xây dựng sự nghiệp cho công ty, đại diện cho đất nước họ mang quốc tịch. Trong xã hội ngày càng hội nhập và phát triển, trở thành một Công Dân Toàn Cầu đang là một xu hướng và mục tiêu hướng tới của nhiều người, nhiều bạn trẻ. Để đón đầu xu hướng này, nhiều trường phổ thông đã chủ trương ngoài việc giáo dục các năng lực đặc thù, chuyên biệt cho người học, còn quan tâm sâu sắc đến các năng lực giúp người học mở rộng không gian lớp học, mở rộng khả năng thích ứng và giải quyết vấn đề của mình trong những tình huống khác nhau. Trong đó năng lực sử dụng công nghệ thông tin để học tập, kết nối đặc biệt có vai trò quan trọng. Đồng thời, xu hướng công nghệ đang phát triển như vũ bão, đòi hỏi người dạy và học phải không ngừng trau dồi, cập nhật những tính năng mới nhất, đáp ứng yêu cầu của xã hội, hiện đại.
3. Xuất phát từ đặc thù của bộ môn Ngữ văn: 
Đối với môn Ngữ văn trong nhà trường, mục tiêu cơ bản và đặc thù là: Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giao tiếp, trong đó có cả kĩ năng thu thập và xử lí thông tin để triển khai những bài viết hay bài nghiên cứu nhỏ;  Thông qua những tác phẩm văn học đặc sắc, giúp học sinh phát triển năng lực thẩm mỹ, khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu giá trị nhân bản và thân phận của con người; Giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, đặc biệt là tư duy phản biện, sự tự tin, tính tự lập và tinh thần cộng đồng; Trang bị cho học sinh uyđặc thù môn học. Đặt ra vấn đề là sử dụng các phần mềm mới của Microsoft như thế nào cho phù hợp với đặc thù bộ môn? Vận dụng như thế nào để phát huy năng lực trên? 
Chương II Mô tả giải pháp
I. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 
1. Việc vận dụng công nghệ thông tin vào dạy và học môn Ngữ văn hiện nay:
a. Do đặc thù môn học là quá trình làm thức dậy những xúc cảm thẩm mỹ, hình thành những năng lực chuyên biệt như ngôn ngữ, giao tiếp, tạo lập văn bảnnên vận dụng công nghệ thông tin (CNTT) không được nhiều, là công việc đòi hỏi sự khéo léo, linh hoạt của người giáo viên. Mặt khác, trong quá trình vận dụng, còn tồn tại nhiều quan điểm cực đoan. Đôi khi, giáo viên coi việc sử dụng CNTT là để thay thế cho phần viết bảng và lời trình bày của mình nên đã chuyển toàn bộ nội dung bài học vào máy, rồi chiếu lên màn hình.
Vì thế, khi lên lớp, giáo viên Ngữ văn trở thành kỹ thuật viên điều khiển chương trình hoạt động; còn học sinh, thay vì tham gia các hoạt động khám phá bài học, thực hiện các thao tác cụ thể để nắm bắt kiến thức khoa học và kỹ năng thực hành, các em chỉ việc ngồi đọc màn hình, nghe phần âm thanh cài sẵn, đơn thuần như là những khán giả. Với quan niệm giản đơn này, CNTT gần như không có ý nghĩa gì đối với việc góp phần thay đổi phương pháp dạy học thụ động. 
Ở một trình độ sử dụng CNTT khá hơn, đôi khi giáo viên thiết kế những bài học với những chế độ kỹ thuật phức tạp; trang trí cầu kì, bắt mắt; nhiều hình ảnh, nhiều chuyển động, nhiều đường link. 
Hình 1: Một slide của bài học Văn học Việt Nam từ X – XIX.
Theo quan điểm này, giờ học Ngữ văn không còn thể hiện tính đặc thù của bộ môn, không xuất phát và hướng tới các tri thức Ngữ văn cần đạt mà đơn thuần là buổi trình diễn thành tựu của CNTT. Điều này chỉ có tác dụng kích thích tính tò mò, hiếu kì của học sinh, làm phân tán sự chú ý từ bài học Ngữ văn sang các kỹ năng CNTT, làm giảm sút chất lượng và hiệu quả dạy học Ngữ văn. 
Một bộ phận không nhỏ giáo viên có ý thức vận dụng nhưng không chịu cập nhật những phần mềm mới, những tính năng tiện ích của công nghệ thông tin cho nên dễ bị tụt hậu, không theo kịp xu hướng của thời đại mới
Bởi vậy, thay đổi quan niệm, nhìn nhận đúng vai trò của việc ứng dụng CNTT như một xu thế tất yếu là điều cần thiết phải chuyển đổi nhanh chóng trong dạy học Ngữ văn hiện nay
b. Trình độ, kiến thức về CNTT, kỹ năng sử dụng máy tính và các phương tiện hỗ trợ của giáo viên không đồng đều, thậm chí có người chỉ dùng máy tính với mục đích duy nhất là soạn thảo văn bản. Vì thế, muốn vận dụng những tính năng mới, phần mềm mới, cần có giải pháp mang tính đồng bộ.
c. Về phía học sinh: một số ít có điều kiện sử dụng máy tính, đặc biệt học sinh nông thôn. Do vậy, việc giao bài, trao đổi bài học qua mạng Internet còn hạn chế và gặp khó khăn khi tiến hành đồng bộ. Tuy vậy, có một tín hiệu đáng mừng là đại bộ phận các bạn trẻ đang hoàn thiện kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin khá tốt; phần lớn các em được trang bị thiết bị di động thông minh; nhà trường có chỉ đạo quyết liệt trong trang bị cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ, trong đào tạo năng lực sử dụng công nghệ cho giáo viên và học sinh; Có nhiều cuộc thi về sử dụng thành thạo tin học văn phòng cấp quốc gia đã kích thích sự ham học hỏi và rèn luyện CNTT của học sinh.
d. Dạy học Ngữ văn trên cơ sở vận dụng một số phần mềm mới 
- Chúng tôi đã ứng dụng một số phần mềm mới nhất của Microsoft một cách hợp lý vào dạy học Ngữ văn theo các hình thức: tổ chức dạy học trên lớp; quản lý việc tự học, tự nghiên cứu ở nhà; dạy học dự án. Bước đầu áp dụng ở một số lớp như : 11 A2, 11 Anh 2, 10 Anh 1, 10 A2,trong năm học vừa qua 2015-2016.
- Quá trình vận dụng đã đem 

File đính kèm:

  • docvan_dung_mot_so_phan_mem_moi_cua_microsoft_vao_day_hoc_ngu_v.doc