Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Giáo dục công dân được đưa vào chương trình dạy học từ rất lâu. Có thể khẳng định rằng, môn học này có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Tầm quan trong đặc biệt của môn học này ở cấp Trung học cơ sở đó chính là nó góp phần hình thành thế giới quan lành mạnh cho học sinh giúp học sinh hiểu biết phân biệt lẽ phải trái; biết tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác; biết sống trung thực, khiêm tốn, dũng cảm, biết yêu thương và vị tha.
Hơn nữa, Giáo dục công dân còn đóng vai trò chính trong việc tích hợp rất nhiều vấn đề như: Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục về an toàn giao thông . đặc biệt khi kết hợp với các môn học khác có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức của học sinh. Nội dung các bài học đã trực tiếp xây dựng nên nền tảng tư tưởng, tình cảm đạo đức, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với gia đình, học đường và cộng đồng xã hội. Như vậy theo tôi dạy bộ môn này cần phải thấy rõ và đánh giá đúng được vị trí, tầm quan trọng của môn học nhằm góp phần vào nhiệm vụ thực hiện mục tiêu giáo dục, góp phần đào tạo nên những công dân toàn diện cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng kiến thức liên môn nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7

MỤC LỤC ---Z--- Trang Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................2 II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI ..............4 III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................4 IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................................................5 Phần hai: NỘI DUNG ..............5 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............5 II. THỰC TRẠNG HIỆN NAY ..............6 III. NỘI DUNG THỰC HIỆN ..............7 1. CHUẨN BỊ.......................................................................................................8 1.1 GIÁO VIÊN...................................................................................................8 1.2 HỌC SINH...................................................................................................16 IV. HIỆU QUẢ ............18 Phần ba: KẾT LUẬN ............26 Tài liệu tham khảo ............28 Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn Giáo dục công dân được đưa vào chương trình dạy học từ rất lâu. Có thể khẳng định rằng, môn học này có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Tầm quan trong đặc biệt của môn học này ở cấp Trung học cơ sở đó chính là nó góp phần hình thành thế giới quan lành mạnh cho học sinh giúp học sinh hiểu biết phân biệt lẽ phải trái; biết tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác; biết sống trung thực, khiêm tốn, dũng cảm, biết yêu thương và vị tha. Hơn nữa, Giáo dục công dân còn đóng vai trò chính trong việc tích hợp rất nhiều vấn đề như: Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục về an toàn giao thông.. đặc biệt khi kết hợp với các môn học khác có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức của học sinh. Nội dung các bài học đã trực tiếp xây dựng nên nền tảng tư tưởng, tình cảm đạo đức, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với gia đình, học đường và cộng đồng xã hội. Như vậy theo tôi dạy bộ môn này cần phải thấy rõ và đánh giá đúng được vị trí, tầm quan trọng của môn học nhằm góp phần vào nhiệm vụ thực hiện mục tiêu giáo dục, góp phần đào tạo nên những công dân toàn diện cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề bức thiết trong giáo dục ở mọi quốc gia, mọi thời đại. Bởi xã hội luôn phát triển, luôn đổi mới, con người cũng phải đổi mới để bắt kịp với xu thế của thời đại. Nhưng đổi mới như thế nào để đạt hiệu quả cao? Một trong những định hướng đổi mới của giáo dục là: dạy học theo hướng vận dụng kiến thức liên môn, trong đó kiến thức liên môn Giáo dục bảo vệ môi trường là hai nội dung được áp dụng vào trong giảng dạy tất cả các phân môn trong hệ thống giáo dục. Môn GDCD cấp Trung học cơ sở cũng không phải là một ngoại lệ. Vậy vì sao lại phải tích hợp hai nội dung này vào quá trình giảng dạy các môn học nói chung và môn GDCD nói riêng? Trước tiên, vì sao phải vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy môn GDCD cấp THCS. Bởi mục tiêu chung của giáo dục hiện nay là: dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh (trong đó năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống rất được đề cao. Bởi nó góp phần hình thành những con người mới, phù hợp với xu thế mới của thời đại. Để giải quyết những vấn đề này (cả về tự nhiên và xã hội) có hiệu quả đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức liên quan đến nhiều môn học. Chúng ta biết, môi trường có tác động trực tiếp đối với đời sống con người. Thế nhưng, môi trường sống của con người trên trái đất nói chung và của Việt Nam nói riêng - một quốc gia đang phát triển thì vấn đề môi trường cũng đang trở thành một vấn đề nóng bỏng một trong những quốc gia chịu sự tác động, ảnh hưởng của biển đổi khí hậu mạnh mẽ nhất thế giới. Thế nên việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường và tích hợp liên môn vào trong giảng dạy môn GDCD là một cấp thiết: giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho con người. Nhận thức được tầm quan trọng đó của đề tài, là một giáo viên môn GDCD trong Sáng kiến kinh nghiệm lần này tôi mạnh dạn bày tỏ một số kinh nghiệm Giáo dục bảo vệ môi trường và vận dụng kiến thức liên môn vào trong giảng dạy GDCD với sáng kiến: “Vận dụng kiến thức liên môn nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”. II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Sáng kiến này nhằm tạo cho học sinh có khả năng nhận biết các yếu tố thuộc về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường qua đó liên hệ đến tình hình ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. Chủ đề này giáo dục cho học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí hơn; biết đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường ở địa phương. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài được ứng dụng trên đối tượng là học sinh khối 7. Học sinh từ giỏi đến yếu đều có thể tham gia tích cực. Phương pháp nghiên cứu là sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức các môn liên quan trong tiến trình giảng kiến thức mới, thông qua tổ chức tiết học của giáo viên, giáo viên sử dụng kiến thức các môn học và GDCD cho học sinh giải quyết vấn đề được đặt ra. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 7. Phần hai: NỘI DUNG CƠ SỞ LÝ LUẬN Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề, qua đó đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng, thuộc nhiều lĩnh vực (môn học hay hoạt động giáo dục) khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống. Ở mức độ thấp: lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học. Ví dụ: thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông, Mức độ tích hợp cao: xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội. Ví dụ: Kiến thức Vật lí và Công nghệ trong động cơ, máy phát điện; kiến thức Vật lí và Hóa học trong nguồn điện hóa học; kiến thức Lịch sử và Địa lí trong chủ quyền biển, đảo; kiến thức Ngữ văn và GDCD trong giáo dục đạo đức, lối sống. Các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức máy móc. Học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, gây quá tải, nhàm chán, không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình; góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn trong chương trình sách giáo khoa mới. THỰC TRẠNG HIỆN NAY Thực tiễn cho thấy dạy học liên môn là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại (trong đó có cả vấn đề về môi trường ô nhiễm môi trường vấn đề bức thiết và nóng bỏng với mọi thời đại, mọi quốc gia trên toàn cầu. Giáo dục tích hợp liên môn góp phần hoàn thiện nhân cách, kỹ năng sống cho thế hệ trẻ để họ có thể làm chủ cuộc sống của mình, bảo vệ và phát triển ngôi nhà chung của mình. Môn GDCD là môn học giúp con người có được hiểu biết cụ thể về cuộc sống nên đưa Giáo dục tích hợp vào môn học này góp phần tạo nên con người hoàn thiện hơn, chuẩn mực hơn, có kỹ năng và thái độ ứng xử đúng đắn hơn trong cuộc sống. Nhưng việc đưa nội dung dạy học liên môn mặc dù đã được tập huấn ở tất cả các cấp trong hệ thống giáo dục. Trên thực tế việc đưa nội dung dạy liên môn chưa thực sự sát sao và chưa đem lại hiệu quả cao. Trường THCS Chánh Phú Hòa đóng trên địa bàn phường kinh tế tương đối phát triển có nhiều công ty xí nghiệp nhưng đi đôi với sự phát triển là vấn đề môi trường như: ô nhiễm môi trường nước , vấn đề rác thải sinh hoạt của các hộ dân, rác thải của khu chợ, ô nhiễm môi trường không khí với khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm môi trường đất Một số hình ảnh về vấn đề ô nhiễm môi trường của địa phương Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài này vận dụng dạy học liên môn theo các hoạt động, giáo viên tổ chức, học sinh đóng vai trò chủ đạo, có sự chuẩn bị, chủ động tìm tòi kiến thức và tự giải quyết vấn đề. Tiến hành tổ chức lớp học với các hoạt động sau: Kết hợp giáo dục văn hóa với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và nội dung của các môn học có liên quan trong môn GDCD (giáo dục tri thức kết hợp với đạo đức và lối sống). - Thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp mang tính thực tiễn (phần này sẽ được phân tích rõ hơn ở các mục sau). - Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, cá nhân để hoạt động này mang tính hiệu quả cao.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_kien_thuc_lien_mon_nham_giao.doc