Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi trong dạy toán lớp 1
Bước sang thế kỉ XXI, điều kiện kinh tế, xã hội của nước ta có nhiều thay đổi. Đất nước ta bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ cấu kinh tế, trình độ phát triển sản xuất, khoa học kĩ thuật, nhu cầu xã hội, . có những bước phát triển quan trọng. Vấn đề kiến thức tri thức, công nghệ thông tin, xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá đang thường xuyên đặt ra và ngày càng cấp bách.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đặt ra cho ngành Giáo dục là phải đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học trong các bậc học nói chung và bậc Tiểu học nói riêng để nền giáo dục nước nhà đem lại kết quả ngang tầm với các nước tiên tiến trên thế giới.
Bộ giáo dục đã triển khai đổi mới toàn diện và đồng bộ Giáo dục - Đào tạo. Trong đó, thực hiện chủ trương chung về đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học, chú trọng dạy học trên cơ sở hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh góp phần phát triển nhanh chóng quy mô cũng như chất lượng giáo dục phổ thông. Trước yêu cầu cấp bách ấy, nhiệm vụ dạy học nói chung và dạy Toán nói riêng, giúp các em học tốt là yêu cầu tất yếu.
Toán học là môn học vô cùng quan trọng đối với cuộc sống xã hội. Một xã hội tiến bộ, văn minh, giàu mạnh là nhờ những người hiểu biết kiến thức khoa học, kĩ thuật. Chính vì vậy, ngay từ khi bắt đầu đi học, cùng với việc học đọc, học viết, học sinh được học ngay môn toán.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức một số trò chơi trong dạy toán lớp 1
ết quả vào phép tính thứ nhất, sau đó quay lại trao bút cho em thứ 2 ... Cứ như vậy, cho đến hết, các em khác cổ vũ cho hai đội. + Cách đánh giá: Tôi gọi các em nhận xét 2 đội: Đội nào làm đúng, xong trước đội đó thắng cuộc và được khen. + Cuối cùng giáo viên tổng kết cuộc chơi. * Nhận xét: Tương tự như ở VD 1 sau khi làm xong bài toán ta thấy: - Học sinh làm bài tốt hơn - Học sinh hứng thú, sôi nổi tham gia. - Qua cách làm của bài toán trên ta rút ra được tính chất quan trọng của phép cộng : “Khi ta đổi chỗ các số trong phép tính cộng thì kết quả không thay đổi”, (chẳng hạn 9 + 1 = 1 + 9) ( đó là tính chất giao hoán của phép cộng, các em sẽ được học ở lớp 4)và tính chất của “ số 0 cộng với một số” trong phép cộng: “Khi cộng bất kỳ một số nào với số 0 thì cũng được kết quả bằng chính số đó” (Chẳng hạn 10 + 0 = 10). VD3: Bài mới “Bảng cộng và Bảng trừ trong phạm vi 10” toán 1 trang 86 có nội dung như sau: 1 + 9 = 0 10 - 1 = 2 + 8 = 0 0 10 - 2 = 3 + 7 = 0 0 0 10 - 3 = 4 + 6 = 0 0 0 0 10 - 4 = 5 + 5 = 0 0 0 0 0 10 - 5 = 6 + 4 = 0 0 0 0 0 0 10 - 6 = 7 + 3 = 0 0 0 0 0 0 0 10 - 7 = 8 + 2 = 0 0 0 0 0 0 0 0 10 - 8 = 9 + 1 = 0 0 0 0 0 0 0 0 0 10 -9 = * Hướng giải quyết: - Theo tôi sau khi học xong bài mới, người giáo viên kiểm tra kiến thức đã học và củng cố cho các em thông qua trò chơi toán học. Từ đó giúp học sinh biết suy luận lôgic, quyết đoán, tự tin trong cuộc sống. - Với nội dung trên tôi phổ biến cho học sinh chơi trò chơi: “Đối đáp toán học” như sau: + Mục đích: Luyện tập cho học sinh tính nhẩm cộng, trừ trong phạm vi 10. Giúp học sinh nhận biết về quan hệ giữa phép cộng và phép tính trừ. + Nội dung trò chơi: Học sinh cần học thuộc lòng bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10. Giáo viên xoá hết phần kết quả tính và để lại nội dung có như bảng nêu trên. + Cách chơi: Chia lớp học thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 2 bạn tham gia chơi. Một bạn hỏi chẳng hạn: “1 cộng 9 bằng mấy?” Bạn kia trả lời “Bằng 10” rồi đố lại bạn: “10 trừ 1 bằng mấy”... Cứ tiếp tục như vậy cho hết phép tính ở bảng nêu trên. Lưu ý nếu người đầu tiên hỏi về phép cộng thì người thứ hai lại hỏi về phép trừ, ngược lại với phép tính vừa đó. Nếu trả lời sai thì mất quyền hỏi, bạn kia có quyền hỏi tiếp theo quy tắc nêu trên. + Cách đánh giá: Bạn nào trả lời đúng và nhanh ghi được 1 bông hoa điểm tốt. Bạn nào được nhiều bông hoa điểm tốt hơn là thắng và được khen.Tôi đã khen các em như sau: “Hôm nay con trả lời rất đúng và nhanh. Cả lớp khen bạn”( Với emhọc sinh có tiến bộ). Hay “ Con trả lời rất tốt làm cô và các bạn ngạc nhiên đấy. Con tiếp tục phát huy nhé!” Lời động viên của tôi cũng là thực hiện TT/ 2016, lời động viên góp phần phát tiển học tập của học sinh, phát huy trí lực học sinh. - Sau đó, tôi tổng kết bài. + Nhận xét: Qua cách làm trên thì sau một bài mới các em một lần nữa được củng cố, khắc sâu thêm kiến thức. Đồng thời cũng qua đó mà tôi nhận biết đánh giá được kết quả học tập của các em. 2. Loại trò chơi: “Điền vào ô trống” a. Với nội dung, khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ nêu một số tóm tắt như sau: - Giáo viên hướng dẫn đọc thật kỹ cách làm nhưng trong quá trình hướng dẫn còn sơ sài, chưa nêu được tính gợi mở cho học sinh. - Chưa nêu được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ do đó học sinh làm bài chưa tốt. - Chưa củng cố và phát triển kỹ năng xem tranh vẽ, đọc và giải bài toán tương ứng, còn mang tính hình thức, hời hợt, chưa sâu (Chẳng hạn chưa nêu được đầu bài cho cái gì? hỏi cái gì? hướng làm bài như thế nào ...) - Hướng dẫn bài toán chưa rõ ràng khiến học sinh thực hiện phép tính và so sánh kết quả còn lúng túng (phần bài học điền dấu thích hợp vào ô trống). - Phân tích về tính chất của phép cộng như: Đổi chỗ các số hạng, cộng với số 0 chưa sâu, khiến học sinh chưa suy luận lôgíc (Chẳng hạn 3 + 5 = 8, 5 + 3 = 8, ta thấy hai số 5 và 3 ở 2 phép tính thực chất là một vì chúng đổi chỗ cho nhau. Vậy từ 3 + 5 = 8 ta suy ra ngay 5 + 3 = 8) - Giáo viên chưa tổ chức được “Hội vui học tốt” chưa tạo cho học sinh “Học mà chơi – chơi mà học” cho nên lớp học không sôi nổi, các em không hứng thú học bài ... b. Hướng giải quyết theo phạm vi đề tài nghiên cứu. VD1: Bài tập số 2 – Toán 1 – trang 88 như sau: +8 -7 -3 10 +2 1 + 5 + 8 - 10 - 5 9 - 2 + * Tôi đã hướng dẫn học sinh như sau: Phần a: Ta tìm hiểu “Lệnh” của bài toán bắt đầu từ đâu? (Từ số 10). Thực hiện phép tính theo mũi tên chỉ hướng và điền kết quả vào các hình tròn tiếp theo. Cuối cùng là điền kết quả vào ngôi sao. Lưu ý ta phải làm trình tự từ đầu đến cuối mới có kết quả, tức là muốn điền kế quả vào vòng tròn thứ 2 thì phải có kết quả ở vòng thứ nhất và tương tự cho đến hết. Đội nào điền đúng, nhanh đội đó thắng cuộc. Phần b: Cho ta biết số 5 trong vòng tròn được các mũi tên chỉ tới kết quả của các phép tính tương ứng. Ta phải tìm các số chưa biết trong ô trống và điền váo cho phù hợp. Với bài này giáo viên mở cho học sinh làm bằng những câu hỏi như: “10 trừ mấy bằng 5”, “2 cộng với mấy bằng 5”... Sau khi học sinh nắm chắc cách làm của 2 phần a, b nêu trên thì cho học sinh làm bài thông qua trò chơi: “Làm tính tiếp sức” như sau: + Mục đích: Rèn kỹ năng làm tính cộng, trừ trong phạm vi 10 + Yêu cầu trò chơi: Giáo viên chuẩn bị như sau: Hai hình vẽ trên bảng có nội dung như sau: +8 -3 +2 -7 a 10 b 5 + 8 - 1 + 9 - 2 + 10 - 5 - Cách tổ chức thực hiện: Phần a. Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 4 bạn chơi, các bạn còn lại cổ vũ. Sau khi có hiệu lệnh “Bắt đầu” của giáo viên thì em đầu tiên của mỗi đội viết kết quả vào vòng tròn thứ nhất rồi quay lại đưa bút cho bạn thứ 2 điền tiếp kết quả vào vòng thứ 2 ... cứ như vậy cho đến hết. Phần b: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 6 em (lưu ý không gọi những em đã chơi ở phần a mà cho cổ vũ). Đặt tên 2 đội là Thỏ và Sóc. Khi giáo viên ra lệnh “Bắt đầu” thì bạn đầu tiên của mỗi nhóm lên viết số thích hợp vào ô trống trong khung xuất phát, rồi nhanh chóng trao bút cho bạn thứ 3 ... Cứ như vậy cho đến hết. Trong khi hai đội chơi ở trên thì dưới lớp các bạn cổ vũ cho hai đội. + Cách đánh giá: Sau khi học sinh chơi xong, tôi cho các em nhận xét 2 đội điền đã đúng chưa, đội nào nhanh hơn? Đội nào làm đúng và xong trước sẽ được khen. Tôi còn cho các em giao lưu hỏi nhau về cách làm để điền được đúng như: Dưạ vào đâu bạn tìm đúng và nhanh được kết quả phép tính 10 - => 5? - HS đã trả lời đụa vào bảng cộng trong phạm vi 5 VD2: Bài số 2 – trang 83 – Toán 1 có nội dung sau: 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 9 - Trước hết cần cho học sinh hiểu rõ về: + Học sinh đọc lại yêu cầu của bài toán, tìm hiểu nội dung của bài toán (Viết số thích hợp vào ô trống). + Bài toán cho biết cái gì? hỏi cái gì? hướng giải quyết như thế nào? ... (bài toán cho biết số 10 gồm 1 và 9 nên viết 9 vào ô trống dưới số 1) tuơng tự như vậy ta tìm các số để viết vào ô trống dưới các số từ 2 đến 10 cho thích hợp. - Sau khi hiểu rõ cách làm bài toán thì tôi cho học sinh chơi trò chơi. + Mục đích: Củng cố về phép tính cộng trong phạm vi 10. + Nội dung trò chơi: Giáo viên chuẩn bị 2 bảng kẻ sẵn vào bảng phụ có nội dung như bài tập nêu trên. + Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 9 em tham gia chơi tiếp sức. Khi giáo viên hô “Bắt đầu” thì mỗi đội cử lần lượt các bạn lên viết kết quả vào bảng (cứ bạn thứ nhất làm xong thì truyền bút cho bạn thứ 2 ... cho đến hết). + Cách đánh giá: Đội nào điền kết quả đúng, nhanh thì đội đó thắng cuộc và được khen. * Lưu ý: Trên đây là 2 ví dụ tiêu biểu cho dạng toán. Điền số thích hợp vào ô trống, còn nhiều bài khác nữa. 3. Loại trò chơi “Rèn tính nhẩm - phản xạ nhanh” - Ở nhóm trò chơi này giáo viên có thể áp dụng trong phần tìm hiểu bải, hướng dẫn gợi mở cho học sinh, định hướng cho học sinh làm bài - Trong mỗi bài tập trước khi học sinh làm bài, giáo viên cần “Khởi động” như vậy để học sinh tiếp thu chậm sẽ định hướng được cách làm, sau đó các em làm bài được tốt. * Lưu ý: Giáo viên không lạm dụng “Gợi mở” nhiều mà học sinh sẽ biết hết kết quả của bài tập, các em sẽ nhàm chán, không kích thích được sự tò mò, khám phá kiến thức của học sinh. - Sau đây là một ví dụ được gợi mở học sinh làm bài thông qua trò chơi. VD1: Bài tập 2 - Toán 1 - trang 70 có nội dung như sau: Tính: 6 + 1 = 5 + 2 = 4 + 3 = 1 + 6 = 2 + 5 = 3 + 4 = 1 + 7 = 7 - 5 = 7 - 4 = 7 + 1 = 7 - 2 = 7 - 3 = * Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài: - Yêu cầu học sinh nêu lại đề bài - Bài này cho ta biết cái gì? hỏi cái gì? Cho biết các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 7 và yêu cầu chúng ta tìm kết quả của các phép tính. - Để học sinh làm bài tốt thì giáo viên cho chơi trò chơi “Xì điện” nhằm gợi mở hướng làm cho học sinh, đặc biệt giúp học sinh tiếp thu chậm biết cách làm bài. + Mục đích: Luyện tập kỹ năng công, trừ các số trong phạm vi 7. + Nội dung: Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi để gợi mở học sinh chẳng hạn “6 cộng 1 bằng mấy?”, “7 trừ 6 bằng mấy?”, “5 cộng 2 bằng mấy”, “4 cộng 3 bằng mấy”. + Cách chơi: Cả lớp cùng chơi. Giáo viên sẽ hỏi các câu hỏi như trên, chẳng hạn “6 cộng 1 bằng mấy?” rồi chỉ một em bất kỳ trả lời, em này trả lời xong, giáo viên lại hỏi câu hỏi tiếp theo và chỉ em khác trả lời, em này trả lời xong, giáo viên lại hỏi câu hỏi tiếp theo và chỉ em khác trả lời, cứ như vậy cho đến hết 4 câu hỏi nêu trên. + Cách đánh giá: Em nào trả lời đúng, nhanh tôi cho động viên khen ngợi(theo hướng dẫn của TT22/2016) và cho cả lớp tuyên dương. - Sau đó tôi yêu cầu học sinh làm bài tập. VD2: Bài tập 2 - trang 80 - Toán 1 có nội dung sau: Số: 5 + ...... = 9 9 - ....... = 6 ......... + 6 = 9 4 + ...... = 8 7 - ....... = 5 ......... + 9 = 9 ...... + 7 = 9 ...... + 3 = 8 9 - ......... = 9 Tương tự như ví dụ 1 nêu trên giáo viên hướng dẫn học sinh như sau: - Yêu cầu học sinh nêu lại bài tập, yêu cầu của đề bài (Tìm số điền vào chỗ chấm) - Hỏi học sinh: Bài này cho ta biết gì? Hỏi gì? (Cho biết các phép tính cộng, trừ chưa hoàn thiện, yêu cầu ta phải dựa vào bảng cộng, trừ đã học tìm số thích hợp điền vào chỗ chấm để cho phép tính đúng). Hỏi học sinh hướng làm như thế nào và cho học sinh chơi trò chơi “Đố bạn tìm số chưa biết”, nhằm gợi mở hướng cho học sinh như sau: + Mục đích: Luyện tập tính nhẩm cộng, trừ trong phạm vi 9. + Nội dung: Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi điển hình để gợi mở cho học sinh, chẳng hạn “Tìm số sao cho lấy 5 cộng với số đó để bằng 9”, “Tìm số sao cho khi cộng số đó với 7 thì bằng 9”, “Tìm số sao cho lấy 9 trừ đi số đó thì được 6”. + Cách chơi: Giáo viên chép sẵn ba câu hỏi điển hình để gợi mở cho học sinh, chẳng hạn “Tìm số sao cho lấy 5 cộng với số đó thì bằng 9” rồi chỉ vào bất kỳ em nào, em đó phải trả lời thật nhanh. Sau khi trả lời xong em đó có quyền hỏi câu hỏi thứ 2 ở trên bảng. “Tìm số sao cho khi cộng số đấy với 7 thì bằng 9” và chỉ vào em bất kỳ nào đó phải trả lời. Trả lời xong em đó phải làm như trên đến câu hỏi cuối cùng. + Đánh giá: Em nào trả lời, đúng, nhanh nêu câu hỏi rõ ràng, mạch lạc thì em đó nhất và được khen. - Lưu ý: Em nào trả lời sai thì phải chỉ em khác trả lời đúng. - Cuối cùng giáo viên nhận xét và yêu cầu học sinh làm bài. VD3: Bài tập 2 - trang 75 - Toán 1 có nội dung như sau: Tính: 1 + 7 = 6 + 2 = 5 + 3 = 4 + 4 = 7 + 1 = 2 + 6 = 3 + 5 = 8 - 4 = 8 - 7 = 8 - 6 = 8 - 5 = 8 + 0 = 8 - 1 = 8 - 2 = 8 - 3 = 8 - 0 = * Hướng dẫn học sinh làm bài như sau: - Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài, nêu lại yêu cầu đề bài và đọc lại đề bài. - Bài toán này cho ta biết gì? hỏi gì? hướng làm bài như thế nào? Bài toán cho biết các phép cộng, trừ chưa có kết quả? Yêu cầu ta tìm kết quả cho phép tính đó. Dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi 8 để giải. - Sau khi học sinh năm chắc cách làm bài thì giáo viên cho học sinh làm toán và chơi trò chơi. “nêu đúng kết quả” như sau: + Mục đích: Luyện tập, củng cố cho học sinh tính nhẩm cộng, trừ trong phạm vi 8. + Nội dung: Giáo viên chuẩn bị cho mỗi học sinh một bộ thẻ số gồm 10 thẻ có ghi các số từ 0 đến 9 như sau: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 + Cách chơi: Cả lớp cùng chơi. Khi giáo viên nói “7 cộng 2”, “1 cộng 7”, “8 bớt 7”, “8 trừ 1”, “6 cộng 2”, “2 thêm 6”... thì học sinh thi đua giơ các thẻ số có ghi kết quả tương ứng: 8, 8, 1, 7, 8, 8 ... cho đến hết. - Lưu ý: Sau khi giơ kết quả xong thì các em hạ tay xuống và thực hiện bài tập luôn vào vở, yêu cầu phải nhanh. + Đánh giá: Học sinh nào làm đúng nhiều lần thì được tuyên dương, khen ngợi. Nhận xét: - Qua 3 ví dụ trên, ví dụ 1 và 2 gợi mở hướng làm bài cho học sinh, đây là bước thay cho giáo viên làm mẫu trên bảng, sau đó yêu cầu học sinh làm bài, ở ví dụ 3 vừa đan xen vừa gợi mở, yêu cầu học sinh làm luôn, nhằm rèn luyện cho học sinh tính nhẩm phản xạ nhanh và nhanh nhẹn trong khi làm bài tập. - Rõ ràng qua ba ví dụ trên học sinh vừa học, vừa được chơi tạo ra không khí thoải mái mà hiệu quả lại cao. 4. Loại trò chơi: “Chỉ quan hệ và rèn tính nhẩm” - Tương tự như các loại trò chơi nêu trên, muốn học sinh chơi tốt các trò chơi trong phần này thì giáo viên phải hướng dẫn như sau: + Đọc kỹ đầu bài: Nêu được các phép tính trong đề bài + Phân tích đề bài: Cho cái gì? hỏi cái gì? hướng làm bài như thế nào? (Gợi mở cho học sinh thấy: Phần đầu bài cho, phần đầu bài hỏi tức là bắt các em tìm, hướng làm bài dựa vào cái gì đã học...) + Yêu cầu học sinh làm bài (thông qua trò chơi) + Giáo viên kiểm tra nhận xét, chữa bài, đánh giá chất lượng bài. - Với loại trò chơi này tôi đưa ra một số ví dụ tiêu biểu có thể tổ chức thành trò chơi toán học như sau: > 5 + 4 ........ 9 6 ...... 5 + 3 9 - 0 ........ 8 < 9 - 2 .........8 9 ....... 5 + 1 4 + 5 ....... 5 + 4 = VD1: bài tập 3 - toán 1 - trang 80 có nội dung như sau: - Với nội dung bài toán 3 - Yêu cầu học sinh nêu đề bài toán + Phân tích cho học sinh thấy bài toán có cái gì? hỏi cái gì? hướng giải quyết như thế nào? Bài toán cho phép tính ở bên phải, số cần so sánh ở bên trái, phép tính ở bên trái ta cần so sánh ở bên phải, phép tính ở cả hai bên phải và trái ta cần so sánh 2 phép tính này. Ta phải điền dấu vào cho phù hợp ở giữa. Dựa vào bảng cộng, trừ trong phạm vi 9, tìm kết quả các phép tính ở vế phải, vế trái, cả hai vế để so sánh. (Tức là thực hiện vế có phép tính rồi so sánh). - Yêu cầu học sinh làm bài thông qua trò chơi “Điền đúng, điền nhanh” như sau: + Mục đích: Luyện tập tính nhẩm cộng, trừ trong phạm vi 9 + Nội dung: Giáo viên chuẩn bị sẵn trên bảng hai hình có nội dung như bài toán nêu trên. + Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 6 em tham gia chơi. khi giáo viên hô “Bắt đầu” thì lần lượt em thứ nhất trong mỗi đội điền dấu thích hợp vào phép tính thứ nhất, sau đó trao bút cho em thứ 2, em này tiếp tục điền dấu thích hợp vào phép tính thứ 2 ... cứ như vậy cho đến hết bài. + Đánh giá: Đội nào điền đúng kết quả, điền nhanh là thắng cuộc và nêu được cách thực hiện bất kỳ phép tính nào do giáo viên yêu cầu thì được tuyên dương. Có khi tôi cho các em giao lưu với nhau như hỏi nhau nêu cách điền... VD2: Trò chơi “Đố bạn làm được” - Mục đích: + Ôn tập tổng hợp quan hệ thứ tự giữa các số trong phạm vi 10 + Hiểu quan hệ phép cộng, trừ và ý nghĩa của mỗi phép tính. - Nội dung trò chơi: Giáo viên cần chuẩn bị các thẻ và dấu như sau: 7 3 4 + - < > = Có thể chơi theo cặp giữa hai bạn hoặc chơi theo hóm 4 bạn, mỗi bạn 3 bộ (mỗi bộ gồm 3 số, một dấu cộng, một dấu trừ, một dấu bằng (=), một dấu lớn hơn (>), một dấu nhỏ hơn (<) như ở trên.) - Cách chơi: Các bạn tham gia chơi bài ngửa các thẻ bài và quay lưng lại với nhau. Sau 2 phút cần tìm cách sắp xếp các số và các dấu để: + Được phép tính đúng + Được kết quả so sánh giữa 3 số - Cách đánh giá: Bạn nào làm đúng và xong sớm nhất là người thắng cuộc. * Ghi chú: Tương tự như vậy ta có thể thay các số: 7, 3, 4 ở trên thành các số khác thì ta lại có trò chơi mới. VD3: Trò chơi “Hoa toả sắc” - Mục đích: + Củng cố phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100 + Củng cố tính chất giao hoán của phép cộng, quan hệ giữa phép tính cộng, trừ. - Nội dung trò chơi: Giáo viên vẽ sẵn trên khổ giấy lớn hai lọ hoa (chậu hoa) gồm một số bông hoa (như hình vẽ) dưới đây, tô màu đẹp. Viết ở bên dưới mỗi chậu một bộ các số và dấu như sau: 12 ; 17 ; 5 ; > ; = ; + ; - + Cạnh chậu 1 ghi: 12, 17, 5, các dấu >, =, +, - + Cạnh chậu 2 ghi: 15, 11, 4, các dấu <, =, +, - - Cách chơi: Chơi cá nhân (hoặc chơi theo nhóm 5 bạn tiếp sức) mỗi bạn lần lượt viết các phép tính đúng hoặc viết những kết quả so sánh đúng giữa các số đã cho vào từng bông hoa. - Đánh giá: Trong vòng 3 phút bạn nào (nhóm nào) viết được nhiều nhất và đúng thì thắng cuộc. * Chú ý: ta có thể thay đổi các ô và các dấu ghi cạnh mỗi chậu hoa để tổ chức trò chơi tương tự. + Cạnh chậu 1 ghi: 12, 17, 5, các dấu >, =, +, - + Cạnh chậu 2 ghi: 15, 11, 4, các dấu <, =, +, - - Cách chơi: Chơi cá nhân (hoặc chơi theo nhóm 5 bạn tiếp sức) mỗi bạn lần lượt viết các phép tính đúng hoặc viết những kết quả so sánh đúng giữa các số đã cho vào từng bông hoa. - Đánh giá: Trong vòng 3 phút bạn nào (nhóm nào) viết được nhiều nhất và đúng thì thắng cuộc. * Chú ý: ta có thể thay đổi các số và các dấu ghi cạnh mỗi chậu hoa để tổ chức trò chơi tương tự. 5. Loại trò chơi: “Sắp xếp đúng kết quả” Cuối mỗi bài học (bài luyện tập) ta có thể khắc sâu kiến thức cho các em bằng những bài toán mở rộng (thông qua trò chơi) nhưng phù hợp với nội dung kiến thức trong bài học đó. VD1: Trò chơi: “Xếp trò chơi như vậy” - Mục đích: luyện tập ; làm phép tính cộng trừ trong phạm vi 9 - Nội dung trò chơi: + Giáo viên chuẩn bị 10 quân bài trong đó ghi các số và dấu như sau: = 8 2 + 6 - 6 9 = 3 + Bao nhiêu bạn (nhóm) chơi thì cần bấy nhiêu bộ quân bài như trên - Cách chơi: + Có thể chơi theo cá nhân hoặc chơi theo nhóm + Mỗi bạn (nhóm) phải dùng 10 quân bài trên để xếp thành 2 phép tính đúng. - Cách đánh giá: Bạn (nhóm) nào làm xong trước, đúng sẽ thắng cuộc và được tuyên dương. VD2: Trò chơi: “lắp hình” - Mục đích: rèn kỹ năng cộng, trừ trong phạm vi 9 - Nội dung trò chơi. + Chuẩn bị: 6 7-7 5 9-8 9-2 7 2+3 0 9 6+0 3 6 0+9 8 1+1 8-5 4 2+2 1 2 9-1 - Bao nhiêu nhóm chơi thì cần bấy nhiêu bộ bìa (mỗi bộ bìa gồm 9 tấm bìa như trên). + Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 đến 5 bạn. Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 bộ bìa như trên các nhóm thi đua ghép các tấm bìa với nhau sao cho mỗi phép tính ứng với kết quả đúng. 6+0 7 9-2 Ví dụ như: 5 Để tạo hình thành 1 hình vuông lớn như sau: 7 9-2 6 6+0 6 5 2+3 6 9 0+9 9-8 1 6 0 7-7 2+2 4 6 9-1 8 3 8-5 6 2 1+1 6 - Cách đánh giá: Nhóm nào ghép xong trước và đúng sẽ là nhóm thắng cuộc. 6. Loại trò chơi: Rèn tính nhẩm – Khả năng quan sát: VD1: Trò chơi: Con đường về đúng đích - Mục đích: Củng cố phép cộng trong phạm vi 10, rèn khả năng quan sát cho học sinh. 4 + 3 10 - 3 5 + 2 4 + 4 6 + 2 3 + 5 8 - 0 0 + 7 9 - 2 1 + 7 3 + 5 1 + 6 5 + 1 8 - 2 - Nội dung trò chơi: Chuẩn bị hai sơ đồ gồm các phép tính như hình vẽ sau: Cách chơi: - Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội chọn 3 bạn tham gia chơi, còn lại ở dưới cổ vũ cho 2 đội. Các em ở 2 đội quan sát kỹ sát sơ đồ, bàn nhau dể tìm đường về đích (đích là kết quả ), đánh dấu mũi tên vào các đường đi về đích. Chú ý: Từ 5 + 1 đi sang 3 + 5 là đường đi sai. Đáp án: Đường đi đúng là đường đi lối phép tính sai: 4 + 3 10 - 3 5 + 2 0 + 7 1 + 6 9 - 2 VD 2: Trò chơi: “Mở thành cứu công chúa” 1 8 3 4 2 7 9 6 10 Vẽ sẵn hình vẽ như hình trên. Bao nhiêu người chơi thì chuẩn bị bấy nhiêu hình vẽ - Cách chơi: Mỗi nhóm 4 người chơi, toà thành có 2 vòng, mỗi vòng thành có 4 cửa vào, trên đó ghi sẵn các số như hình vẽ. Công chúa đang bị giam giữ trong phòng có ghi số 10. Muốn đến được phòng công chúa, mỗi người tìm một cách chọn con đường đi qua 2 cửa sao cho khi cộng các số ghi trên các cửa đi qua phải có kết quả là 10. Mỗi phòng thành chỉ được đi qua 1 cửa. Chẳng hạn trong mỗi lượt đi, người chơi phải đi qua các cửa có các số 4 và 6 vì 4 + 6 = 10.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_mot_so_tro_choi_trong_day_toan.doc