Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học một số nội dung của chương trình Toán Lớp 11
I-Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Trong đường lối xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, coi sự nghiệp giáo dục là quốc sách hàng đầu, là chìa khóa để mở đường cho sự phát triển kinh tế, ổn định đất nước và là một yếu tố đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người.Theo Luật giáo dục: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc’’. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học một số nội dung của chương trình Toán Lớp 11

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 11 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp dạy học môn toán lớp 11 Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 5 tháng 9 năm 2015 đến ngày 30 tháng 5 năm 2016 Tác giả: Họ và tên: Tạ Thị Hằng Năm sinh: 1986 Nơi thường trú: Số nhà 26/124 Trần Huy Liệu, Phường Trường Thi, Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Cử nhân Sư phạm Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường THPT Mỹ Lộc Địa chỉ liên hệ: Km số 4, xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định Điện thoại: 0942.893.459 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đồng tác giả: (Không) 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THPT Mỹ Lộc Địa chỉ: Km số 4, xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định Điện thoại: 0942.893.459 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I-Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Trong đường lối xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, coi sự nghiệp giáo dục là quốc sách hàng đầu, là chìa khóa để mở đường cho sự phát triển kinh tế, ổn định đất nước và là một yếu tố đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người.Theo Luật giáo dục: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc’’. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Tuy nhiên, những đổi mới này có đem lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên, những người trực tiếp thể hiện tinh thần đổi mới nói trên trong từng tiết học.Vì vậy trước nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó cho ngành giáo dục đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải nỗ lực hơn trong nhiệm vụ trồng người. Nhiều học sinh coi môn toán là môn học khó, khô khan chỉ toàn công thức và những con số tính toán đến đau đầu,. Chính vì vậy là một giáo viên toán tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để tạo cho học sinh hứng thú học tập? yêu thích môn toán? Từ đó giúp học sinh phát triển trí tuệ, rèn các thao tác tư duy cơ bản, khả năng giao tiếp ứng xử trong mỗi tiết học. Từ những lí do trên tôi không ngừng học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu sách, dự giờ trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp và qua thực nghiệm giảng dạy trên lớp của mình tôi nhận thấy rằng: Trong mỗi tiết học nếu xen kẽ các hoạt động nhóm sẽ giúp học sinh học tập tích cực chủ động, học sinh bộc lộ mình, tự học tập lẫn nhau, tự chiếm lĩnh kiến thức, tiết học sẽ không khô khan và nhàm chán. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học một số nội dung của chương trình toán lớp 11”. II-Mô tả giải pháp 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Trước đây đa số học sinh trường Trung Học Phổ Thông Mỹ Lộc đã có ý thức về tầm quan trọng của môn toán, tuy nhiên chất lượng học tập chưa cao, chất lượng đầu vào của học sinh lớp 10 thấp, nhiều em đỗ vào lớp 10 nhưng điểm toán dưới trung bình, học sinh chỉ làm được những bài tập theo mẫu, khả năng tư duy kém. Các em có quá nhiều kiến thức hổng vì vậy các em dễ chán nản và không thích học toán, trong mỗi tiết giáo viên phải tìm đủ mọi cách để các em chú ý và không làm việc riêng. Hơn nữa trong những tiết toán có nhiều công thức học sinh tiếp thu một cách thụ động nên rất nhanh quên và không muốn học.Vấn đề đặt ra để nâng cao chất lượng học toán là giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học trong mỗi tiết, một trong những phương pháp đó là tổ chức dạy học theo nhóm. Trước kia và hiện nay cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu về phương pháp này: Hoàng Lê Minh; Trịnh Thanh Nguyện; Bùi Văn Nghị,Hầu hết các tác giả đã cho thấy tính ưu việt của phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ. Tuy nhiên tổ chức hoạt động nhóm trong mỗi tiết học như thế nào là sự khéo léo tìm tòi, nghiên cứu của mỗi thầy cô giáo vừa đáp ứng được mục tiêu của tiết học vừa tạo hứng thú, tăng cường khả năng tự học cho học sinh. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến + Mục tiêu của đề tài - Đề xuất và tiến hành thực hiện các giải pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học. - Tăng cường năng lực tự học, năng lực làm việc theo nhóm. - Nâng cao năng lực tự nghiên cứu tài liệu của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Tạo hứng thú, niềm say với toán học cho học sinh - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của các giải pháp. + Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài - Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề xuất đến việc sử dụng hoạt động nhóm trong việc hình thành định nghĩa, khái niệm, củng cố lí thuyết, luyện tập trong giảng dạy bộ môn toán 11 và trong việc tự nghiên cứu hai chuyên đề ôn tập kì thi Trung Học Phổ Thông Quốc gia: Phương trình vô tỉ và hệ phương trình. + Phương pháp nghiên cứu: Điều tra thực tế, sưu tầm, tổng hợp tài liệu, phương pháp thực nghiệm. + Thời gian thực hiện đề tài: Từ năm học 2014-2015 đến nay. 2.1 Một số đặc điểm của phương pháp dạy học theo nhóm a) Bản chất phương pháp dạy học theo nhóm Phương pháp dạy học theo nhóm hay còn gọi là “phương pháp thảo luận nhóm”: Học sinh được phân chia thành những nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nhiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung trong thời gian nhất định. b) Ưu điểm phương pháp dạy học theo nhóm Học tập theo nhóm nuôi dưỡng một môi trường học tập có lợi, bởi học tập theo nhóm bao giờ cũng sôi nổi. Nó tạo cơ hội cho học sinh sử dụng các phương pháp, nguyên tắc diễn đạt ngôn ngữ. Các học sinh nhút nhát, thường là ít phát biểu trong lớp sẽ có môi trường động viên để tham gia xây dựng bài. Hơn thế nữa, hầu hết các các hoạt động nhóm đều mang trong nó cơ chế tự sửa lỗi và học sinh dạy lẫn nhau, theo đó các lỗi sai đều được giải đáp, mà thường là trong bầu không khí rất thoải mái. Với việc thảo luận cùng với các thành viên khác trong lớp và nhóm, nhiệm vụ học tập được giải quyết dễ dàng hơn. Thông qua trao đổi trong nhóm kết hợp được sức mạnh của từng cá nhân, dẫn đến sự hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong học tập. Trên cơ sở những hoạt động chung sẽ khơi dậy tinh thần tập thể, vì lợi ích của nhóm, của cộng đồng và xã hội. Trong các giờ học theo nhóm, cùng một đơn vị thời gian nhưng có thể huy động được nhiều học sinh tham gia vào các hoạt động học tập, điều này rất có ý nghĩa đối với việc tăng tính tích cực và tính năng động của người học. Khi học tập trong nhóm, học sinh sẽ thảo luận xoay quanh từng đề tài cụ thể. Hoạt động này không những lý thú mà còn tạo nhiều cơ hội cho các em học hỏi. Người học sẽ phải xử lý các tài liệu mới, sau đó tự mình tìm hiểu nó. Phương pháp học theo nhóm đã chuyển trách nhiệm phải hiểu được bài sang cho người học. Khi làm việc trong nhóm sẽ có sự so sánh thường xuyên các kết quả của từng cá nhân, học sinh sẽ có một ý niệm rõ ràng về giá trị chân thực của chính mình, lòng tự trọng, chính đó là điều kiện đầu tiên của sự trưởng thành về mặt nhân cách xã hội. Nếu xét các thành tố giáo dục, có tính đến yếu tố “dạy lẫn nhau”, hoạt động nhóm bao gồm tất cả những gì học sinh cần. Học sinh có cơ hội thực hành các kỹ năng trí tuệ bậc cao như kỹ năng sáng tạo, đánh giá, tổng hợp và phân tích. Các em cũng thực hành các “kỹ năng thông thường” như khả năng cùng làm việc và giao tiếp với nhau. Ngoài ra, hoạt động nhóm mang lại cho học sinh một cơ hội thuận lợi để làm quen với nhau. Nó cũng khơi dậy sự gắn bó tập thể, đặc biệt là khi có hiện diện yếu tố cạnh tranh, sẽ là một động cơ học tập rất mạnh. c) Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm - Giáo viên phân công nhóm hợp lí phù hợp với sơ đồ lớp học; trình độ học sinh. - Giáo viên quy định thời gian làm việc rõ ràng cho các nhóm. - Ban đầu học sinh chưa quen với cách làm việc theo nhóm phải hướng dẫn học sinh cách làm việc cách đặt ra các câu hỏi vấn đáp nhóm khác. - Giáo viên chú ý quan sát học sinh trong quá trình thảo luận để tránh một số học sinh lười học không tham gia thảo luận, và có biện pháp giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn. d) Các bước tổ chức hoạt động nhóm Các bước Giáo viên (GV) Học sinh (HS) Bước 1 Giao nhiệm vụ và hướng dẫn thực hiện - Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức - Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm - Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm, hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi vấn đáp nhóm vừa trình bày - Nhận xét, phát hiện vấn đề - Tham gia vào các nhóm, tổ chức nhóm - Thu thập thông tin, tái hiện tri thức chuẩn bị làm việc trong nhóm Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ nhóm - Khích lệ HS làm việc, khuyến khích sự tham gia của mỗi cá nhân HS vào các hoạt động học tập chung của nhóm. - Đưa ra những câu hỏi gợi ý khi thảo luận bế tắc hoặc đi chệch hướng. - Tự đặt mình vào các tình huống, đưa ra cách xử lý tình huống, trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm, xử lý thông tin. - Tự ghi lại ý kiến theo chủ kiến của mình, khai thác những gì đã hợp tác với bạn hoặc tham khảo thêm ý kiến của GV để bổ sung sản phẩm ban đầu của mình Bước 3 Báo cáo kết quả - Yêu cầu mỗi nhóm báo cáo kết quả. - Ghi lại những điểm nhất trí và chưa nhất trí, những khía cạnh mà các nhóm bỏ qua. - Tổ chức thảo luận toàn lớp sau khi mỗi nhó
File đính kèm:
to_chuc_hoat_dong_nhom_trong_day_hoc_mot_so_noi_dung_cua_chu.docx