Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thông qua dạy học chủ đề xác suất
Có nhiều quan niệm khác nhau về hướng nghiệp. Theo từ điển tiếng Việt, hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp giúp đỡ HS làm quen tìm hiểu nghề, lựa chọn, cân nhắc nghề nghiệp với nguyện vọng năng lực sở trường của mỗi người với nhu cầu và điều kiện thực tế khách quan của xã hội. GDHN bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường, phối hợp với gia đình và xã hội nhằm trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS, từ đó giúp HS lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, quan niệm về giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội .
Như vậy, có thể hiểu, GDHN là hệ thống tác động sư phạm nhằm làm cho HS lựa chọn được một nghề hợp lí, hay GDHN là quá trình tác động nhiều mặt nhằm chuẩn bị cho HS chọn nghề nghiệp tương lai hợp lí để đi vào cuộc sống cho phù hợp với năng lực của bản thân và sự phân công lao động và nhu cầu nhân lực của xã hội. GDHN không chỉ định hướng cho HS chọn nghề mà còn giúp cho HS thực sự hiểu nghề, thích nghề và có năng lực theo đuổi nghề mà mình lựa chọn, hơn nữa còn là nhận thức về trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của bản thân mình với nghề đó.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thông qua dạy học chủ đề xác suất
ác, liên lạc với nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả. Các Website là kho dữ liệu khổng lồ giúp HS tự học hiệu quả. Với sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin, việc tích hợp GDHN trong dạy học chủ đề xác suất lớp 11 mang lại hiệu quả cao hơn; các em dễ dàng tìm hiểu ứng dụng của xác suất trong các ngành nghề mà mình muốn biết trên mạng internet; kiểm tra đối chứng với sở thích và khả năng của bản thân, Trong quá trình dạy học tích hợp GDHN giáo viên có thể hướng dẫn tìm kiếm các thông tin về các nghành nghề thông qua các địa chỉ trên internet. Ví dụ 1: Muốn trắc nghiệm bản thân phù hợp với những ngành nghề nào, tìm hiểu về các nghề trong xã hội, xu hướng phát triển.giáo viên có thể hướng dẫn học sinh truy cập vào website https://huongnghiepviet.com/trac-nghiem-huong-nghiep Ví dụ 2. Khi giao cho HS thực hiện các dự án học tập, GV có thể cung cấp cho HS các website có thể hỗ trợ dự án, hướng dẫn HS lên mạng internet tìm kiếm thông tin liên quan đến dự án. HS có thể sử dụng mạng Internet để lập các nhóm học tập, trao đổi các vấn đề, kết quả của dự án. Thiết kế tổ chức hoạt động dạy học tích hợp GDHN thông qua dạy học chủ đề xác suất. Căn cứ vào phân phối chương trình nội dung GDHN của lớp 11 theo chương trình GDPT 2018 và kế hoạch giáo dục bộ môn toán, tôi đã chọn các ngành kĩ thuật hàng không, ngành chứng khoán, ứng dụng CNTT, sản xuất kinh doanh để tiến hành dạy học. Tháng Chủ đề Gợi ý nội dung hoạt động Tiết 9 Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành giao thông vận tải và địa chất -Tìm hiểu thông tin về một nghề thuộc ngành giao thông vận tải hoặc địa chất -Liên hệ bản thân để chọn nghề 1 10 Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ -Tìm hiểu thông tin về một nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ -Liên hệ bản thân để chọn nghề 2 11 Tìm hiểu một số nghề thuộc ngành năng lượng , bưu chính - viễn thông, công nghệ thông tin -Tìm hiểu thông tin về một nghề thuộc ngành năng lượng , bưu chính- viễn thông, công nghệ thông tin -Liên hệ bản thân để chọn nghề 3 12 Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng -Tìm hiểu thông tin về một nghề thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng -Liên hệ bản thân để chọn nghề 4 Thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp GDHN trong nội dung bài học “ QUY TẮC TÍNH XÁC SUẤT” Hoạt động : Luyện tập quy tắc tính xác suất của biến cố Mục tiêu: Học sinh thấy hứng thú tìm hiểu nội dung bài toán Nội dung: GV: Trình chiếu silde một số hình ảnh người bán hoa quả Vào ngày mùa, hoa quả thường chín nhanh, người ta thường phải đóng hàng và vận chuyển trong những thùng xốp ( hay thùng caton), được chủ hàng bịt kín. Để đảm bảo kinh doanh không thua lỗ, những người buôn bán hoa quả cần phải chọn được những thùng quả có chất lượng tốt. Trong một số trường hợp, do kiểm tra không tốt, lấy được lô hàng kém chất lượng mà thua lỗ. Làm thế nào để chọn được thùng hàng tốt cho mình? Hoạt động : Chuyển giao nhiệm vụ . Bài toán : Một đại lý thu mua cam lớn, khi mua những thùng cam rất lớn được phân loại theo cách sau: Chọn ngẫu nhiên 20 quả cam làm đại diện. Nếu mà không có quả cam nào hỏng thì thùng cam được xếp loại 1; nếu mà có 1 hoặc 2 quả cam hỏng thì thùng cam được xếp loại 2, còn lại được xếp loại 3. Giả sử tỉ lệ cam hỏng là 3% . Bạn hãy giúp họ biết được tỉ lệ cách phân loại trên với: Cam được xếp loại 1. Cam được xếp loại 2. Cam được xếp loại 3. Sản phẩm dự kiến : Tỉ lệ cam hỏng là 3%, tức là xác suất lấy ra cam hỏng là 0,03; còn xác suất lấy ra 1 quả cam tốt là 0,97 Giả thiết thùng cam lớn nhất có nghĩa là phép lấy các quả cam ra là các biến cố độc lập. Gọi A là biến cố “ thùng cam xếp loại 1”, theo quy tắc nhân Ta có P(A) = (0,97)20 Gọi Gọi B là biến cố “ thùng cam xếp loại 2” B1 là biến cố “ Trong 20 quả lấy ra có 1 quả hỏng” Gọi B2 là biến cố “ Trong 20 quả lấy ra có 2 quả hỏng” Khi đó B = B1 È B2 , Trong đó B1 , B2 là hai biến cố xung khắc. Theo quy tắc cộng xác suất ta có P(B) = P(B1 ) + P(B2 ) . 20 Trong 20 quả cam lấy ra có 1 quả hỏng, tức là có 1 lần lấy ra cam hỏng và 19 lần lấy ra cam tốt; 20 quả cam hỏng có thể lấy ra theo C1 cách. Vậy theo quy tắc nhân 1 20 2 20 P(B ) = C1 .(0, 03).(0,97)19 ; P(B ) = C2 .(0, 03)2.(0,97)18 P(B) = P(B ) + P(B ) = C1 .(0, 03).(0,97)19 + C2 .(0, 03)2 .(0,97)18 1 2 20 20 Gọi C là biến cố" thùng cam loại 3" thì C là biến cố đối của A È B Vậy P(C) = 1 - P( A È B) do A, B là 2 biến cố xung khắc P( A È B) = P( A) + P(B) 20 20 Þ P(C) = 1- ((0,97)20 + C1 .(0, 03).(0,97)19 + C2 .(0, 03)2 .(0,97)18 ) Tổ chức hoạt động Chuyển giao Phương tiện, thiết bị dạy học: Máy chiếu, bảng phụ GV trình chiếu ví dụ, yêu cầu HS làm việc theo nhóm trong thời gian 5'. GV hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Nhóm trưởng chia nhóm thành 3 đội theo lực học từ thấp đến cao theo thứ tự làm 3 phần trong ví dụ, thống nhất để có đáp án chung và cử thư kí viết vào bảng phụ trong thời gian cho phép HS các nhóm quan sát và tiến hành thảo luận theo nhóm trong 7 phút Thực hiện GV quan sát HS hoạt động , hỗ trợ HS gặp khó khăn. Học sinh thảo luận nhóm Các nhóm thảo luận, thống nhất kết luận Báo cáo thảo luận GV yêu cầu nhóm hoàn thành bài trước tiên treo bảng phụ lên, các nhóm còn lại đổi bảng chấm chéo. Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả. GV yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá HS khác theo dõi, nhận xét, hoàn thiện sản phẩm. Đánh giá, nhận xét, tổng hợp GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất. Các nhóm đánh giá chéo lẫn nhau. GV đánh giá một số HS thông qua câu trả lời phản biện. Hoạt động : Mở rộng tìm tòi - Tích hợp GDHN Mục tiêu: Tìm hiểu về nghề quản trị kinh doanh. Chuyển giao nhiệm vụ Dự kiện bài toán đưa ra liên quan đến ngành nghề nào? Trình bày hiểu biết của mình về ngành nghề đó như: Đặc trưng của nghề Yêu cầu của nghề Xu hướng phát triển Trường đào tạo, khối xét tuyển, điểm chuẩn. Tổ chức hoạt động Chuyển giao Phương tiện, thiết bị dạy học: Máy chiếu, bảng phụ - GV trình chiếu ví dụ, yêu cầu HS làm việc theo nhóm trong thời gian 10 '. Nhóm 1: Vẽ sơ đồ tư duy trên giấy Nhóm 2: Vẽ sơ đồ tư duy trên phần mềm iMindMap - GV hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Nhóm trưởng chia nhóm thành 3 đội theo lực học từ thấp đến cao theo thứ tự làm 3 phần trong ví dụ, thống nhất để có đáp án chung và cử thư kí viết vào bảng phụ trong thời gian cho phép Thực hiện GV quan sát HS hoạt động , hỗ trợ HS gặp khó khăn. Học sinh thảo luận nhóm Các nhóm thảo luận, thống nhất kết luận Báo cáo thảo luận GV yêu cầu nhóm hoàn thành bài trước tiên treo bảng phụ lên, các nhóm còn lại đổi bảng chấm chéo. Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả. GV yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá HS khác theo dõi, nhận xét, hoàn thiện sản phẩm. Đánh giá, nhận xét, tổng hợp GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất. Các nhóm đánh giá chéo lẫn nhau. GV đánh giá một số HS thông qua câu trả lời phản biện. Sản phẩm dự kiến: Các sơ đồ tư duy học sinh vẽ trên giấy, điện thoại, máy tính Thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp GDHN với chủ đề “ ứng dụng của xác suất trong thực tiễn liên môn” ( Thời lượng 2 tiết) MỤC TIÊU Kiến thức Nắm được ý nghĩa xác suất của biến cố, các phép toán trên biến cố. Nắm được quy tắc cộng, quy tắc nhân xác suất Biết được đặc điểm, yêu cầu, nơi làm việc, các trường đào tạo nghề. ngành Sản xuất- kinh doanh, ngành chứng khoán, kỹ thuật hàng không, công nghệ thông tin. Năng lực: Năng lực tự học: Năng lực giải quyết vấn đề: Năng lực tự quản lý: Năng lực giao tiếp: Năng lực hợp tác: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Phẩm chất Chăm chỉ Trung thực. Trách nhiệm THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Kiến thức về định nghĩa xác suất, các phép toán, quy tắc tính xác suất Ti vi , Bảng phụ, giấy Ao, A3, A4, máy tính , wifi, internet, ĐTDD Dạy học theo trạm. Các bài toán về xác suất liên quan đến mỗi trạm. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 trạm mỗi trạm ứng với một nội dung TRẠM 1 TRẠM 2 TRẠM 4 TRẠM 3 Nhiệm vụ 1 : Giải quyết tất cả các bài toán trong mỗi trạm thời gian mỗi trạm 5 phút. Hoạt động: Khởi động TRẠM 1 GV: Trình chiếu side các dữ kiện liên quan đến nội dung của các trạm giới thiệu cho học sinh một số thông tin liên quan đến nội dung bài toán sẽ đưa ra trong mỗi trạm. NỘI DUNG TRẠM 1: CHỨNG KHOÁN Khi tham gia vào thị trường chứng khoán , có một số chỉ số thường xuyên được sử dụng như P/S, P/E, P/B, Các chỉ số này được dùng trong việc phân tích và định giá cổ phiếu. Chỉ số P/S (Price/Sales per Share – hay Price to Ratio) dùng để đo lường, định giá thị trường trả cho doanh thu trên mỗi cổ phần. Hoặc hiểu đơn giản là nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu đồng doanh thu từ doanh nghiệp. Hệ số P/S còn được sử dụng để phân tích, xác định các giá trị tương đối của cổ phiếu với quá khứ và với các công ty khác cùng ngành. Bài toán 1: Giả sử bạn chọn lựa ngẫu nhiên ba cổ phiếu thường là A, B và C từ trong số 500 cổ phiếu được sử dụng để tính số trung bình S&P ( Sandard& Poor’s) về 500 cổ phiếu. Xác suất để mức tăng hàng năm của cả ba cổ phiếu này sẽ cao hơn mức tăng của số trung bình S&P là bao nhiêu? Cho biết A, B, và C biểu thị các biến cố rằng từng cổ phiếu A, B và C có kết quả vượt trội số trung bình S&P, hơn nữa, giả sử rằng P( A) = P(B) = P(C) = 1 . 2 TRẠM 2 Nhiệm vụ 1: Vận dụng hiểu biết trên để giải bài toán 1. NỘI DUNG TRẠM 2: AN TOÀN CHO NHỮNG CHUYẾN BAY. 22 Máy bay thắng được trọng lực và bay lên được là nhờ lực nâng khí động lực học hay còn gọi là lực nâng Zhukovski. Là kết quả của sự chênh lệch áp suất không khí tại mặt trên và mặt dưới của vật thể (cánh máy bay) khi dòng khí chuyển động chảy bao bọc qua vật thể. Khi không khí chảy bao quanh hình khí động sẽ có lực nâng khí động lực học và đồng thời xuất hiện lực cản. Hình khí động học nào cho hiệu ứng lực nâng càng cao mà lực cản càng ít thì được coi là có hiệu suất khí động học càng tốt. Muốn có lực nâng đủ thì vận tốc và diện tích cán
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_giao_duc_huong_nghiep_cho_hoc.docx
- Nguyễn Văn Dũng-THPT Quỳnh Lưu 2. Lĩnh vực Toán học.pdf