Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học sinh học phần: Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10
Hiện nay, khoa học kĩ thuật có tốc độ phát triển cực kì nhanh chóng. Cứ khoảng 4- 5 năm thì khối lượng tri thức lại tăng gấp đôi. Trong sự phát triển chung đó thì Sinh học có gia tốc tăng lớn nhất. Sự gia tăng khối lượng tri thức, sự đổi mới khoa học Sinh học tất yếu đòi hỏi sự đổi mới về phương pháp dạy học, đào tạo thế hệ trẻ.
Trên đà phát triển đó, hiện nay ngành Giáo dục và Đào tạo đang tập trung vào việc đổi mới phương pháp ở các cấp bậc học. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã và đang trở thành một phong trào nổi trội mà tất cả những người làm công tác giáo dục hưởng ứng một cách tích cực. Bản thân tôi cũng là một trong những người được xã hội tôn vinh là “Kĩ sư tâm hồn”, cũng ôm ấp trong mình biết bao nhiêu là ước mơ sẽ góp phần đào tạo một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, thành thục các kĩ năng sống, đáp ứng với yêu cầu mới của xã hội hiện nay.
Với bộ môn sinh học mà tính thực nghiệm được gắn liền với các bài giảng hàng ngày thì việc định hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng phải có sự khác biệt nhiều so với các môn học khác. Ngoài các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên như: Thảo luận nhóm, Nêu vấn đề.Nhằm nâng cao khả năng tiếp thu, tính chủ động, sáng tạo trong học tập bộ môn Sinh học của học sinh thì việc gắn các kiến thức, ứng dụng thực tế bộ môn vào các bài giảng hàng ngày trong giảng dạy Sinh học ở các trường THPT hiện nay ít được chú trọng, nếu không nói là bỏ quên. Đối với môn Sinh học : các khái niệm, quy luật, các hiện tượng .nhiều khi rất trìu tượng, khó hiểu, khô cứng làm học sinh khó tiếp thu, dễ nhàm chán, đặc biệt với các học sinh có tư duy không tốt sẽ có xu hướng dẫn đến sợ bộ môn Sinh học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học sinh học phần: Sinh học vi sinh vật - Sinh học 10

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BẢO LÂM TRUNG TÂM GDNN-GDTX BẢO LÂM ********* GIẢI PHÁP HỮU ÍCH TÍCH HỢP CÁC CÂU HỎI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC PHẦN “SINH HỌC VI SINH VẬT” SINH HỌC 10. Người thực hiện: Phạm Thị Thủy Chức vụ: Giáo viên Tổ: GDTX Bảo Lâm, tháng 4 năm 2017 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A.ĐẶT VẤN ĐỀ Lí do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Phạm vi đề tài Nội dung đề tài B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1.Cơ sở lí luận của đề tài 1.1 Vì sao cần tích hợp các câu hỏi liên quan đến thực tiễn đời sống trong giờ dạy bài học về “Vi sinh vật”- sinh học 10 1.1.1: Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp 1.1. 2: Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các nội dung học với thực tiễn đời sống 1.1.3: Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thông qua các tình huống giả định bằng các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống 2. Thực trạng sử dụng các câu hỏi liên quan thực tiễn đời sống 3. Nội dung vấn đề 3.1. Một số hình thức áp dụng các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống trong tiết dạy: 3.1.1 Đặt tình huống vào bài mới 3.1.2 Lồng ghép tích hợp kiến thức có liên quan đến thực tiễn đời sống về môi trường vào bài dạy 3.1.3 Liên hệ kiến thức có liên quan đến thực tiễn đời sống trong bài dạy 3.2. Hệ thống các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho các bài giảng phần “ Sinh học- vi sinh vật”- Sinh học 10 3.2.1 Hệ thống các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho các bài giảng thuộc Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật 3.2.2 Hệ thống bộ câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho các bài giảng thuộc Chương II: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật 3.2.3 Hệ thống bộ câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống dùng cho các bài giảng thuộc Chương III: Virut và bệnh truyền nhiễm 4.Tự đánh giá C. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO TÍCH HỢP CÁC CÂU HỎI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG NHẰM TĂNG HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC PHẦN “ SINH HỌC VI SINH VẬT” SINH HỌC 10 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Lí do chọn đề tài Hiện nay, khoa học kĩ thuật có tốc độ phát triển cực kì nhanh chóng. Cứ khoảng 4- 5 năm thì khối lượng tri thức lại tăng gấp đôi. Trong sự phát triển chung đó thì Sinh học có gia tốc tăng lớn nhất. Sự gia tăng khối lượng tri thức, sự đổi mới khoa học Sinh học tất yếu đòi hỏi sự đổi mới về phương pháp dạy học, đào tạo thế hệ trẻ. Trên đà phát triển đó, hiện nay ngành Giáo dục và Đào tạo đang tập trung vào việc đổi mới phương pháp ở các cấp bậc học. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã và đang trở thành một phong trào nổi trội mà tất cả những người làm công tác giáo dục hưởng ứng một cách tích cực. Bản thân tôi cũng là một trong những người được xã hội tôn vinh là “Kĩ sư tâm hồn”, cũng ôm ấp trong mình biết bao nhiêu là ước mơ sẽ góp phần đào tạo một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, thành thục các kĩ năng sống, đáp ứng với yêu cầu mới của xã hội hiện nay. Với bộ môn sinh học mà tính thực nghiệm được gắn liền với các bài giảng hàng ngày thì việc định hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng phải có sự khác biệt nhiều so với các môn học khác. Ngoài các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên như: Thảo luận nhóm, Nêu vấn đề...Nhằm nâng cao khả năng tiếp thu, tính chủ động, sáng tạo trong học tập bộ môn Sinh học của học sinh thì việc gắn các kiến thức, ứng dụng thực tế bộ môn vào các bài giảng hàng ngày trong giảng dạy Sinh học ở các trường THPT hiện nay ít được chú trọng, nếu không nói là bỏ quên. Đối với môn Sinh học : các khái niệm, quy luật, các hiện tượng..nhiều khi rất trìu tượng, khó hiểu, khô cứng làm học sinh khó tiếp thu, dễ nhàm chán, đặc biệt với các học sinh có tư duy không tốt sẽ có xu hướng dẫn đến sợ bộ môn Sinh học. Xuất phát từ những thực tế đó và với kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn sinh học, tôi nhận thấy để nâng cao hứng thú học bộ môn Sinh học của học sinh, từ đó dần nâng cao chất lượng bộ môn Sinh học ở trường phổ thông hiện nay , người giáo viên ngoài phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực cần khai thác thêm các hiện tượng, ứng dụng thực tiễn trong đời sống đưa vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn. Từ những lí do đó tôi chọn đề tài: “Tích hợp các câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học sinh học phần: Sinh học vi sinh vật- sinh học 10”. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng hệ thống một số câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống thuộc kiến thức bộ môn sinh học cho các bài giảng thuộc phần “Vi sinh vật”- Sinh học 10 trong chương trình THPT- ban cơ bản. Vận dụng hệ thống các hiện tượng, ứng dụng thực tế trong cuộc sống đã xây dựng để dạy học Sinh học nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. 3. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu. - Qua các tiết thực nghiệm trên lớp - Điều tra hiệu quả của phương pháp qua phiếu điều tra, qua chất lượng học tập của học sinh. 4. Phạm vi đề tài Đề tài nghiên cứu về vấn đề sử dụng kiến thức gắn với thực tế bộ môn để dạy học Sinh học theo hướng dạy học tích cực trong phạm vi dạy học các bài dạy về “Sinh học vi sinh vật” sinh học 10 cơ bản ở Trung tâm GDNN- GDTX huyện Bảo Lâm. 5. Nội dung đề tài Đề tài nghiên cứu về vấn đề sử dụng thí nghiệm một cách tích cực khi dạy các bài học về “Sinh học vi sinh vật” sinh học 10 ở Trung tâm GDNN- GDTX huyện Bảo Lâm trên các mặt: Lý luận về phương pháp. Hệ thống bộ câu hỏi có liên quan đến thực tiễn đời sống được khai thác nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lí luận của đề tài 1.1 Vì sao cần tích hợp các câu hỏi liên quan đến thực tiễn đời sống trong giờ dạy bài học về “Vi sinh vật”- sinh học 10. Để đáp ứng được phương pháp “Dạy học sinh học gắn với thực tế bộ môn” theo hướng dạy học tích cực” thì phải nói đến vị trí, vai trò của các ứng dụng sinh học trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Nếu các kiến thức thực tiễn được sử dụng theo đúng mục đích sẽ là nguồn HS khai thác, tìm tòi phát hiện kiến thức, giúp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học sinh học. Ứng dụng sinh học vào thực tế cuộc sống là một yếu tố đặc trưng trong hoạt động dạy học, giữ vai trò cơ bản trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học sinh học ở trường phổ thông. Đối với học sinh Trung tâm GDNN- GDTX huyện Bảo Lâm các em chưa có nhiều định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Người giáo viên dạy sinh học phải biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của học sinh, trong đó phương pháp dạy học bằng cách khai thác các hiện tượng, ứng dụng sinh học thực tiễn trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày để các em thấy môn sinh học rất gần gũi với các em. Giáo viên phải tổ chức được các hoạt động tự lực học tập cho học sinh theo những cơ sở lí luận sau: 1.1.1: Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp Với sự bùng nổ của các thành tựu khoa học trong các lĩnh vực: Vật lí, Sinh học, Hóa họcnên chương trình đào tạo cũng được phân chia thành các mảng kiến thức tương đối tách rời, cô lập với những khái niệm chi tiết khó nhớ. Xu hướng hiện nay trong dạy học sinh học nói riêng và trong các lĩnh vực khoa học nói chung, người ta cố gắng trình bày cho học sinh thấy mối quan hệ hữu cơ của các lĩnh vực không những của sinh học với nhau mà còn giữa các ngành khoa học khác nhau như: sinh học, toán học, vật lí,Khi dạy kiến thức sinh học bất kể từ lĩnh vực nào: Sinh học tế bào, sinh học vi sinh vật, di truyền học đều liên quan đến kiến thức vật lí, hóa học hay nhiều hiện tượng thiên nhiên, hoặc kiến thức thành phần hóa học của tế bào: gluxit, lipit, protein,đều liên quan đến kiến thức hóa học, nên khi sử dụng những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp sẽ làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy được sự liên hệ giữa các môn học với nhau. Ví dụ: khi học hóa học ta giải thích hiện tượng: Tại sao nước một số sông hồ có màu den đó là do H2S trong nước ao kết hợp với Fe để tạo thành FeS kết tủa, Thì với sinh học các em sẽ hiểu rõ hơn trong các môi trường kị khí như bùn trong các ao, sông, hồ một số vi sinh vật phân giải chất hữu cơ bắt nguồn từ xác thực vật, vận chuyển Ion và electron đến chất nhận electron cuối cùng là SO42- được gọi là hô hấp sunphat. Quá trình hô hấp này tạo ra khí H2S, khí này kết hợp với Fe có trong ao tạo ra Fes làm nước ao có màu đen. Tuy nhiên để dạy theo cách tích hợp như trên, người giáo viên phải biết chọn những vấn đề quan trọng, mấu chót nhất của chương trình để giảng dạy còn phần kiến thức dễ hiểu nên hướng dẫn học sinh về nhà đọc SGK hoặc các tài liệu tham khảo. Ngoài ra giáo viên phải chọn lựa các hiện tượng thực tiễn phù hợp với nội dung bài mới tăng hứng thú, say mê học tập, tìm hiểu bộ môn. Nếu người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp sử dụng các hiện tượng, ứng dụng thực tiễn, ngoài giúp học sinh chủ động, tích cực say mê học tập còn lồng ghép được các nội dung khác nhau như: bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người thông qua các kiến thức thực tiễn đó. Đây cũng là hướng đi mà ngành giáo dục nước ta đang đẩy mạnh trong các năm gần đây. 1.1. 2: Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các nội dung học với thực tiễn đời sống. Học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong quá trình dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hàng ngày. Rất nhiều kiến thức sinh học có thể liên hệ được với các hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta. Ví dụ: Tại sao dưa cà muối lại bảo quản được lâu? Giải thích:Khi muối dưa cà, axitlactic do vi khuẩn lactic tiết ra cùng với nồng độ muối cao kìm hãm sinh trưởng c
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_tich_hop_cac_cau_hoi_co_lien_quan_den.doc