Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lý 12 THPT và Chuyên đề địa lý địa phương tỉnh Nam Định

I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Mục đích đặt ra với dạy học Địa lí ở Trung học phổ thông (THPT) là phải góp phần hoàn thiện học vấn phổ thông cho học sinh (HS), đồng thời tạo điều kiện cho HS có thể tiếp tục học lên những bậc cao hơn trong lĩnh vực khoa học xã hội – nhân văn và khoa học tự nhiên; củng cố và phát triển bốn năng lực chủ yếu của HS đã được hình thành ở THCS, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của giáo dục và phát triển con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong quá trình học tập, sự hứng thú, say mê học tập của HS là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng dạy và học. Khi có hứng thú say mê trong học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại khi nắm bắt vấn đề nghĩa là hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú. Có nhiều cách để tạo hứng thú học tập cho HS trong giờ học địa lí, riêng đối với bản thân tôi đã áp dụng một trong những biện pháp để tạo hứng thú học tập cho HS đó là sử dụng ca dao, tục ngữ có liên quan đến nội dung bài học để giảng dạy.

 

doc 47 trang Phúc Lộc 31/03/2025 400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lý 12 THPT và Chuyên đề địa lý địa phương tỉnh Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lý 12 THPT và Chuyên đề địa lý địa phương tỉnh Nam Định

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lý 12 THPT và Chuyên đề địa lý địa phương tỉnh Nam Định
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lý 12 THPT và chuyên đề địa lý địa phương tỉnh Nam Định.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy Địa lí THPT.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 22/08/2015 đến 30/05/ 2016.
4. Tác giả:
 Họ và tên: Nguyễn Thị Trang.
 Sinh năm: 1989.
 Nơi thường trú: xã Hải Phú, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
 Trình độ chuyên môn: Cử nhân Địa lí.
 Chức vụ công tác: Giáo viên.
 Nơi làm việc: Trường THPT B Hải Hậu, Nam Định.
 Điện thoại: 0979 006 412.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 
 Trường THPT B Hải Hậu.
 Địa chỉ: Xã Hải Phú, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
 Điện thoại:(0350) 3874470.
I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Mục đích đặt ra với dạy học Địa lí ở Trung học phổ thông (THPT) là phải góp phần hoàn thiện học vấn phổ thông cho học sinh (HS), đồng thời tạo điều kiện cho HS có thể tiếp tục học lên những bậc cao hơn trong lĩnh vực khoa học xã hội – nhân văn và khoa học tự nhiên; củng cố và phát triển bốn năng lực chủ yếu của HS đã được hình thành ở THCS, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của giáo dục và phát triển con người Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
Trong quá trình học tập, sự hứng thú, say mê học tập của HS là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng dạy và học. Khi có hứng thú say mê trong học tập thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại khi nắm bắt vấn đề nghĩa là hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú. Có nhiều cách để tạo hứng thú học tập cho HS trong giờ học địa lí, riêng đối với bản thân tôi đã áp dụng một trong những biện pháp để tạo hứng thú học tập cho HS đó là sử dụng ca dao, tục ngữ có liên quan đến nội dung bài học để giảng dạy.
Việc sử dụng những câu tục ngữ, ca dao và những bài thơ, bài hát lồng ghép trong nội dung bài giảng bước đầu đã có những biểu hiện tích cực trong thái độ học tập của HS, tạo niềm thích thú, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học địa lí khối lớp 12. Chính vì lí do trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ trong dạy học Địa lý 12 THPT và chuyên đề địa lý địa phương tỉnh Nam Định” để ghi lại ý tưởng mà bản thân đã thực hiện trong quá trình giảng dạy địa lí ở trường THPT B Hải Hậu.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
1.1. Nội dung chương trình Địa lí lớp 12 THPT.
Địa lí 12 với nội dung tìm hiểu về đặc điểm địa lý Việt Nam. Chính vì vậy môn học cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về địa lý tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của quê hương, đất nước, những kĩ năng, kĩ xảo rất cần thiết trong đời sống. Đồng thời có khả năng to lớn trong việc bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan khoa học và những quan điểm nhận thức đúng đắn. Mặt khác, môn Địa lí cũng có nhiều khả năng hình thành cho học sinh nhân cách con người mới trong xã hội mới.
1.1.1. Về kiến thức.
Hiểu và trình bày được các kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; những vấn đề đặc ra đối với cả nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi học sinh đang sinh sống nói riêng.
1.1.2. Về kĩ năng.
 Củng cố và phát triển:
- Kĩ năng học tập và nghiên cứu địa lí: quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí; vẽ lược đồ, biểu đồ; phân tích, sử dụng bản đồ, Atlat, biểu đồ, lát cắt, số liệu thống kê...
- Kĩ năng thu thập, xử lí, tổng hợp và thông báo thông tin địa lí, trình bày các thông tin địa lí về một số vấn đề Địa lí.
- Kĩ năng vận dụng tri thức địa lí để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí và bước đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù hợp với khả nămg của học sinh.
1.1.3. Về thái độ, hành vi.
- Có tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và tôn trọng các thành quả của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân loại. 
- Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí.
- Có ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước; sẵn sàng tham gia vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng.
1.2. Thực tế giảng dạy tại trường.
Trong quá trình giảng dạy môn Địa lí tại trường, tôi nhận thấy rằng:
Vì nhiều nguyên do khách quan và chủ quan mà nhiều GV và HS còn coi nhẹ môn Địa lí xem đó là môn phụ, là môn học khô khan khó lĩnh hội kiến thức, các em chỉ quan tâm đến môn học mà các em đã định hướng cho nghề nghiệp tương lai sau này nên một số học sinh chưa thực sự hứng thú học, dẫn đến chất lượng học tập bộ môn còn thấp. 
Hiện nay dung lượng kiến thức trong từng bài, từng tiết học Địa lí rất dài và nặng, điều đó đã làm cho một bộ phận không nhỏ HS chưa thích thú với môn học, xem thường môn học nên chất lượng của môn Địa lí chưa cao. 
Đối với HS, các bài học lý thuyết là những nội dung “khó nhớ, dễ quên”, vì vậy muốn HS “dễ nhớ, khó quên” một bài học Địa lí cần gắn nội dung bài với thực tiến, với những điều gần gũi với các em. Đó chính là các bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ.
Trong quá trình giảng dạy Địa lí, tôi nhận thấy rằng bộ môn có nhiều nội dung gắn với thực tiễn cuộc sống. Đặc biệt về tự nhiên, về địa phương và thực tế cuộc sống. Những nội dung này được đúc kết thành những câu ca dao, tục ngữ.
Tuy nhiên khi sử dụng ca dao, tục ngữ phải khéo léo, linh hoạt, đúng nội dung, sát với bài học và xem ca dao, tục ngữ là phương tiện minh họa bài học.
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.
2.1. Yêu cầu khi sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ trong các bài học Địa lí 12.
2.1.1. Vai trò của thơ ca, ca dao, tục ngữ trong giảng dạy Địa lí 12.
a. Thơ: 
 Ở thể loại thơ, nhờ có vần điệu, ngôn ngữ hàm súc giàu hình ảnh nên giúp học sinh 
dễ nghe, dễ nhớ và khắc sâu được kiến thức. 
b. Ca dao. 
Ca dao là bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, có vần điệu, theo thể thơ lục bát, lục bát biến thức hay thơ bốn chữ, thơ năm chữ. 
Ca dao là thi ca truyền miệng mô tả phong tục tập quán, về thời tiết, khí hậu, những kinh nghiệm thiên văn học của người xưa.
c. Tục ngữ.
Tục ngữ là “câu nói có ý nghĩa, dễ nhớ vì có vần điệu, lưu hành bằng cách truyền miệng từ người này sang người khác từ nơi này đi nơi khác”.
Tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, là những nhận xét giải thích của nhân dân về các hiện tượng của tự nhiên liên quan đến thời tiết, khí hậu. 
Với đặc điểm ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh những câu tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác; được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại; được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp.
d. Vai trò của thơ ca, ca dao, tục ngữ trong giảng dạy Địa lí 12.
Các nhà nghiên cứu tâm lí học cho rằng hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm cá nhân trong quá trình hoạt động.
Sự hứng thú biểu hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của người học sinh. Trong bất cứ lúc nào nếu có hứng thú học tập HS sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động học của mình, làm nảy sinh sự mong muốn hoạt động một cách sáng tạo. Đối với hoạt động nhận thức sáng tạo, hoạt động học tập khi không có hứng thú kết quả sẽ không có gì cả, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực (chán học, không muốn học, sợ học).
Các kiến thức Địa lí mang nặng tính lí thuyết và một số bài học rất khó nhớ, khó nắm bắt được các nội dung cốt yếu của bài học. Vì vậy với những nội dung cụ thể thì việc lựa chọn phương pháp để truyền tải nội dung gặp nhiều khó khăn. Trong khi nếu chúng ta sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ vào môn học Địa lí sẽ đáp ứng được các nhu cầu trên, mặt khác việc dạy học bằng việc sử dụng ca dao, tục ngữ sẽ làm cho HS hứng thú hơn trong quá trình học tập.
Việc sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ vào trong bài học Địa lí là một cách làm cho đa dạng hóa các phương pháp dạy học, tránh hiện tượng HS bị nhàm chán với cách thức tổ chức lớp học. Góp phần đa dạng hóa các kênh thông tin làm cho bài học trở nên gần gũi hơn với cuộc sống, làm cho HS nắm bắt nhanh hơn, hiểu sâu hơn, dễ học thuộc bài.
Ngoài ra việc sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ vào trong dạy học Địa lí còn giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước, tự hào về kho tàng văn học dân gian của ông cha để lại, đã đúc kết được những kiến thức mà cho tới ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.
2.1.2. Yêu cầu và một số giải pháp khi sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ trong giảng dạy Địa lí 12.
a. Yêu cầu khi sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ trong giảng dạy Địa lí 12.
Bản thân của ca dao, tục ngữ có đặc điểm là câu nói ngắn, có ý nghĩa, có vần điệu nên khi nghe HS dễ nhớ. Khi dạy phần nội dung kiến thức mà GV lồng ghép, liên kết với kiến thức địa lí thì trong quá trình tư duy học sinh sẽ có sự gắn kết các kiến thức với ngôn ngữ của ca dao, tục ngữ như vậy sẽ vừa dễ hiểu và vừa dễ nhớ, tăng thêm phần thuyết phục cho bài học. Tùy từng bài, từng phần nội dung bài học mà tôi sử dụng những câu ca dao, tục ngữ có liên quan. 
Việc sử dụng thơ ca, ca dao, tục ngữ vào bài học Địa lí yêu cầu GV phải nắm vững các nguyên tắc sư phạm, nắm vững lí luận dạy học.
Khi đưa nội dung vào quá trình dạy học phải đảm bảo tính vừa sức của HS, tùy vào các tình hướng cụ thể, tùy vào nội dung cụ thể.
Phương pháp dạy học hiện đại với xu thế lấy HS làm trung tâm là phương pháp HS chủ động chiếm lĩnh tri thức. Ca dao, tục ngữ là một kho tàng kiến thức của nhân loại, được đúc kết và truyền miệng qua nhiều thế hệ.
Vì vậy, việc sử dụng ca dao, tục ngữ vào trong dạy học Địa lí là một phương pháp dạy học cụ thể chứ không đơn giản chỉ là một ví dụ minh họa cho bài học.Vậy trong quá trình dạy học ta phải biết cách dùng các câu thơ ca, ca dao, tục ngữ một cách linh động, hiệu quả.
Vì vậy phải để học sinh tự phân tích các câu ca dao, tục ngữ để tìm lấy tri thức. Đây là phương pháp dạy học nhanh và hiệu quả, đồng t

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_tho_ca_ca_dao_tuc_ngu_trong_da.doc