Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả giờ đọc – hiểu về tác gia văn học trong chương trình ngữ văn THPT

1.1.1.Tác gia văn học:

 Tác gia là người sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ mang dấu ấn riêng của người cầm bút. Tác gia văn học khác tác giả văn học: Là người sáng tạo ra các giá trị văn học mới trong sự kết hợp với sự sáng tạo độc đáo của cá nhân, tác gia văn học là một đơn vị, một điểm nhìn, một bộ phận hợp thành quá trình văn học, là một gương mặt không thể thay thế tạo nên diện mạo chung của một thời kỳ hoặc một thời đại văn học.

 Trong chương trình Ngữ văn THPT, học sinh được học rất nhiều tác giả văn học bởi vì mỗi tác phẩm đều gắn liền với một tác giả cụ thể. Bên cạnh đó, các em sẽ được đi sâu vào tìm hiểu 6 tác gia lớn, đại diện cho từng giai đoạn của văn học Việt Nam, chia đều cho ở 3 khối lớp:

 - Khối lớp 10: Văn học trung đại (Tác giả Nguyễn Trãi, tác giả Nguyễn Du).

 - Khối lớp 11: Văn học trung đại (Tác giả Nguyễn Đình Chiểu), văn học hiện đại (tác giả Nam Cao).

 - Khối lớp 12: Văn học hiện đại (Tác giả Hồ Chí Minh, tác giả Tố Hữu).

 

doc 56 trang Phúc Lộc 31/03/2025 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả giờ đọc – hiểu về tác gia văn học trong chương trình ngữ văn THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả giờ đọc – hiểu về tác gia văn học trong chương trình ngữ văn THPT

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả giờ đọc – hiểu về tác gia văn học trong chương trình ngữ văn THPT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT LÝ NHÂN TÔNG
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ ĐỌC – HIỂU VỀ TÁC GIA VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT
Tác giả: PHẠM THỊ QUỲNH
Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường THPT Lý Nhân Tông
Nam Định, tháng 5 năm 2016
 Sáng kiến :
	SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ ĐỌC – HIỂU VỀ TÁC GIA VĂN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT (BAN CƠ BẢN)
1.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
Phương pháp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong trường THPT. 
2.Thời gian áp dụng sáng kiến:
Năm học 2014 - 2015; năm học 2015 - 2016.
3.Tác giả: 
Họ và tên: Phạm Thị Quỳnh
Năm sinh: 14/03/1983
	Nơi thường trú: Nam Sơn - Yên Lợi - Ý Yên - Nam Định
Trình độ chuyên môn : Đại học Sư phạm Ngữ văn
Chức vụ: Giáo viên
	Nơi làm việc: Trường THPT Lý Nhân Tông
	Điện thoại: 0987221628
	Địa chỉ email: Phamquynh104@gmail.com.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
	Tên đơn vị: Trường THPT Lý Nhân Tông
	Địa chỉ: Xã Yên Lợi- Huyện Ý Yên – Tỉnh Nam Định
	Điện thoại: 03503. 963. 939
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1.1. Tác gia văn học trong nhà trường:
	1.1.1.Tác gia văn học:
	Tác gia là người sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ mang dấu ấn riêng của người cầm bút. Tác gia văn học khác tác giả văn học: Là người sáng tạo ra các giá trị văn học mới trong sự kết hợp với sự sáng tạo độc đáo của cá nhân, tác gia văn học là một đơn vị, một điểm nhìn, một bộ phận hợp thành quá trình văn học, là một gương mặt không thể thay thế tạo nên diện mạo chung của một thời kỳ hoặc một thời đại văn học.
	Trong chương trình Ngữ văn THPT, học sinh được học rất nhiều tác giả văn học bởi vì mỗi tác phẩm đều gắn liền với một tác giả cụ thể. Bên cạnh đó, các em sẽ được đi sâu vào tìm hiểu 6 tác gia lớn, đại diện cho từng giai đoạn của văn học Việt Nam, chia đều cho ở 3 khối lớp:
	- Khối lớp 10: Văn học trung đại (Tác giả Nguyễn Trãi, tác giả Nguyễn Du).
	- Khối lớp 11: Văn học trung đại (Tác giả Nguyễn Đình Chiểu), văn học hiện đại (tác giả Nam Cao).
	 - Khối lớp 12: Văn học hiện đại (Tác giả Hồ Chí Minh, tác giả Tố Hữu).
	1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học tác gia văn học:
	Ngày 05/5/2006, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 16/2006/BGDĐT nêu rõ những định hướng đổi mới phương pháp giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Trong đó, yêu cầu giáo viên tăng cường tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh, hướng dẫn phương pháp tự học cho các em.
	Theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học mà Bộ đề ra nằm phát huy vai trò của người học đã khiến mỗi người giáo viên phải tự tìm tòi những phương pháp mới, vừa đáp ứng với nhu cầu đổi mới, vừa phù hợp với đối tượng học sinh nhằm đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.
	Việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông là điều không hề đơn giản bởi tính chất đặc thù bộ môn đó là: tính công cụ,tính nhân văn. Tính công cụ thể hiện ở yêu cầu dạy cho học sinh năng lực sử dụng Ngữ văn như một công cụ giao tiếp, bao gồm các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Nghe gồm năng lực chú ý, nghe hiểu bài giảng, lời phát biểu, lời thảo luận Nói gồm năng lực phát biểu trên lớp, thảo luận, phỏng vấn, trả lời câu hỏi, kể chuyện thuyết minh vấn đề Đọc bao gồm đọc văn học và đọc các loại văn khác. Viết bao gồm năng lực viết các văn bản nghị luận xã hội, nghị luận văn học, viết bản tóm tắt, văn bản thuyết minh Các tính chất khác của môn ngữ văn: tính tổng hợp, tính thực tiễn, tính tri thức, tính thẩm mĩ, tính xã hội.
	Người giáo viên dạy Ngữ văn, ngoài việc tìm ra phương pháp mới truyền đạt kiến thức cho học sinh còn phải tìm tòi nghiên cứu về nhu cầu thẩm mỹ, tâm sinh lý lứa tuổi và đặc biệt quan tâm tới hứng thú của người học.Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy và học môn Ngữ văn phức tạp và công phu hơn rất nhiều so với các môn tự nhiên, đặc biệt là đổi mới phương pháp giảng dạy tác gia văn học.
	Ngoài việc truyền đạt kiến thức cơ bản, giáo viên cần giúp học sinh thấy được vai trò của từng tác gia trong nền văn học nước nhà, sức lan tỏa của quan điểm thẩm mỹ, quan điểm sáng tác của tác gia đó với các tác giả đương thời cũng như thế hệ sauĐó là những nhiệm vụ mà giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu, nếu không khéo léo sẽ rơi vào tình trạng khô khan, cứng nhắc; dẫn đến học sinh chán nản, mệt mỏi.Vì vậy , tôi đã cố gắng tìm tòi một phương pháp mới để khắc phục việc học sinh ngại học môn văn, đó là sử dụng kỹ thuật dạy học Sơ đồ tư duy.
1.2. Sơ đồ tư duy:
- Trong quá trình tìm tòi phương pháp đổi mới cách dạy và học, tôi nhận thấy việc sử dụng Sơ đồ tư duy vừa mới, vừa hiện đại, lại rất khả thi, đang được nhiều trường THCS, THPT trong cả nước áp dụng. Qua việc tìm hiểu và vận dụng Sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học, tôi thấy phương pháp dạy học này đã thật sự đem lại “luồng sinh khí mới” cho học sinh trong quá trình dạy học bộ môn Ngữ văn. Bởi vì phương pháp này không chỉ lôi cuốn, hấp dẫn với học sinh, mà nó còn là một phương pháp dạy học hiệu quả, khoa học, dễ sử dụng và có thể sử dụng rộng rãi ở tất cả các khâu trong quá trình dạy học.
 	+ Khái niệm: 
Sơ đồ tư duy (Mindmap) là một công cụ tổ chức tư duyây l, đây phương pháp tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não, là cách để ghi nhớ chi tiết, tổng hợp hay phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não.
	Sơ đồ tư duy được khởi xướng từ Tony Buzan (chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu hoạt động của não bộ) từ những năm 70 của thế kỷ XX và nó đã trở thành một trong những phương pháp làm việc tích cực được sử dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. 
	Ở Việt Nam, lý thuyết này mới được biết đến trong vài năm trở lại đây, việc vận dụng nó còn chưa thực sự phổ biến, đồng thời các tài liệu nghiên cứu về phương pháp này cũng chưa phong phú cả về số lượng và chất lượng. Theo chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, bắt đầu năm 2010, dự án "Phát triển giáo dục THCS II" bắt đầu triển khai phương pháp dạy học sử dụng bản đồ tư duy đến các trường học và cơ sở đào tạo trong cả nước và từ đó đến nay, phương pháp này đã có tác dụng đáng kể trong việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và tương tác của giáo viên – học sinh.
+ Cấu tạo:
- Ở giữa sơ đồ là một hình ảnh trung tâm (hay một cụm từ) khái quát chủ đề.
- Gắn liền với hình ảnh trung tâm là các nhánh cấp 1 mang các ý chính làm rõ chủ đề.
- Phát triển các nhánh cấp 1 là các nhánh cấp 2 mang các ý phụ làm rõ mỗi ý chính.
 - Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục để cụ thể hóa chủ đề, nhánh càng xa trung tâm thì ý càng cụ thể, chi tiết. Có thể nói, Sơ đồ tư duy là một bức tranh tổng thể, một mạng lưới tổ chức, liên kết khá chặt chẽ theo cấp độ để thể hiện một nội dung, một đơn vị kiến thức nào đó.
Hình 1: Cấu tạo Sơ đồ tư duy
+ Các bước lập sơ đồ tư duy
Bước 1 : Xác định từ khóa
Mind Map được tạo thành bởi hầu hết các từ khóa (key word) nên nó tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho người học. Chỉ với những từ khóa là bạn đã có thể nắm bắt được hết nội dung của tất cả những điều mà bạn đang muốn ghi nhớ
Bước 2 : Vẽ chủ đề ở trung tâm.
- Bước này chúng ta sẽ sử dụng một tờ giấy trắng (không kẻ ô) đặt nằm ngang và vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy. Giấy trắng không kẻ ô sẽ giúp cho học sáng tạo hơn, không bị những ô vuông cản trở suy nghĩ của bạn. Vẽ trên giấy nằm ngang sẽ giúp người học có được không gian rộng lớn hơn để triển khai các ý.
- Người học cần vẽ chủ đề ở chính giữa tờ giấy, từ đó mới phát triển ra các ý khác ở xung quanh nó.
- Học sinh có thể tự do sử dụng tất cả các màu sắc mà mình thích, chủ đề trung tâm có thể là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt
- Chủ đề trung tâm cần gây sự chú ý để người đọc dễ nhìn nhận vấn đề.
Bước 3: Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)
- Tiêu đề phụ nên được viết bằng chữ in đậm nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật.
- Tiêu đề phụ nên gắn liền với trung tâm.
- Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm ngang, như vậy nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn.
Bước 4 : Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, 
- Ở bước này, chúng ta vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh cấp 2, v.v để tạo ra sự liên kết.
- Chúng ta nên vẽ nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho Mind map của chúng ta nhìn mềm mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn.
- Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa. Việc này giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một cách dễ dàng.
- Hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian và thời gian bất cứ lúc nào có thể.
- Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng 1 màu.
Bước 5: Thêm các hình ảnh minh họa
Ở bước này, chúng ta nên để trí tưởng tượng của mình bay bổng hơn bằng cách thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như lưu chúng vào trí nhớ mình tốt hơn vì não bộ của con người có khả năng tiếp thu hình ảnh cao hơn chữ viết. Bạn đừng ngại mình vẽ xấu, cứ vẽ theo những gì bạn nghĩ, những gì bạn liên tưởng, đôi khi càng hài hước càng giúp bạn nhớ chúng được lâu hơn.
Hình 2: Các bước vẽ Sơ đồ tư duy
+ Các quy tắc khi thực hiện sơ đồ tư duy :
 - Đừng suy nghĩ quá lâu mà hãy viết liên tục. Việc các bạn dừng lại để suy nghĩ một vấn đề nào đó quá lâu sẽ khiến cho những suy nghĩ tiếp theo của các bạn bị ngăn lại. Bạn mải lo cho vấn đề đó mà sẽ quên mất những vấn đề tiếp theo. Do đó, các ý nên được triển khai một các

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_so_do_tu_duy_nham_nang_cao_hie.doc